Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nói chung, ngành xuất khẩu gạo nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Mỗi năm Gạo Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Xếp thứ 3 trong top các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan.
I. TỔNG QUAN 2022:
Xuất khẩu gạo đạt 7,13 triệu tấn tương đương 3,46 tỉ USD tăng 13,8% về khối lượng và 5,1% về kim ngạch so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân 486 USD/tấn. Năm 2022 là năm nhành công lớn của ngành xuất khẩu gạo trong vòng 10 năm gần đây.
Với các thị trường xuất khẩu gạo lớn như: Philippines là quốc gia Việt Nam xuất khẩu khẩu gạo lớn nhất chiếm 44,9% tổng sản lượng xuất khẩu, song song với đó VN cũng quốc gia mà Philippines nhập khẩu gạo lớn nhất chiếm 83,4% lượng nhập khẩu. Tiếp theo là Trung Quốc 12% tổng sản lượng xuất khẩu, Bờ Biển Ngà ~9% xuất khẩu. Ngoài ra còn có các nước Đông Nam Á như: Indonesia, Singapore, Malaysia… và các đối tác thương mại Liên Minh Châu Âu.
II. TRIỂN VỌNG 2023
a.Tình hình chung:
Q1/2023 xuất khẩu tăng trưởng mạnh đạt 1,79 triệu tấn tăng 68.3% về lượng so với tháng trước, riêng tháng 3/2023 đạt 900 nghìn tấn. Năm 2023 dự có nhiều cơ hội đột phá, xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,5-7 triệu tấn trong đó khoảng 3 triệu tấn gạo chất lượng cao.
Giá bán đạt bình quân 3 tháng đầu năm 2023 đạt 531 USD/tấn cao hơn Thái Lan 15-27 USD/ tấn, Ấn Độ 40-50 USD/ Tấn dự giá sẽ tiếp tục duy trì ở mức kéo dài 2023.
b. Các yếu tố hổ trợ:
• Dự trữ lương thực tăng:
Theo Bộ nông nghiệp Mỹ ( USDA), Quý 1/2023 Các quốc gia như Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Liên Minh Châu Âu, Philippines,… tăng cường dự trữ lương thực cho giai đoạn năm mới và đây chính là các đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam.
• Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng nguồn cung:
Ấn độ : nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài làm chậm tiến độ gieo trồng cộng thêm mưa nhiều trong thời gian thu hoạch làm ảnh hưởng lên năng suất vì vậy nông dân đã giảm diện tích gieo cấy 380.00 ha. Để đảm bảo an ninh lương thực chính phủ Ấn độ vẫn đang duy trì cấm vận xuất khẩu gạo 100% đối với gạo tấm, áp thuế là 20% đối với gạo trắng để đảm bảo an ninh lương thực.
Trung Quốc: là nước xuất khẩu gạo thứ 2 của Việt Nam cũng là nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới đã đang hứng chịu hậu quả của hạn hán làm sản lượng thâm hụt, cần tăng nhập khẩu.
Các nước Châu Âu: tăng nhập khẩu gạo thay cho lúa mỳ do khủng hoảng chính trị, căng thẳng Nga- Ukraine kéo.
Việt nam: Trong bối cảnh đối thủ cạnh tranh lớn và đối tác nhập khẩu đang gặp khó khăn lớn về sản lượng gạo thì ngược lại nước ta có yếu tố đang ổn định, thuận lợi. Dự báo thuỷ văn 2023 ổn định, từ mưa nhiều chuyển sang trung tính, kèm theo tình hình các bệnh trên cây lúa giảm như bệnh: hạt lép, rầy. Đặc biệt Đồng Bằng Cửu Long là vựa lúa lớn nhất Việt Nam nơi cung cấp chính chiếm 90% lượng xuất khẩu gạo với hệ thống kênh rạch chằng chịt, phù xa phì nhiêu, màu mở nhất Đông Nam Á đây là lợi thế lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
=> Với mức thuế cao và giảm sản lượng xuất khẩu của Ấn Độ kỳ vọng sẽ có sự chuyển dịch xuất khẩu gạo. Năm 2022-2023 bo cung thiếu hụt gạo trên thế giới như Trung Quốc… Tất cả yếu tố trên hổ trợ trên dự xuất khẩu gạo VN sẽ được hưởng cạnh tranh hơn trên thị trường xuất khẩu.
• Chi phí đầu vào giảm:
Giá cước vận chuyển 2 tháng đầu năm 2023 ghi nhận giảm mạnh do bối cảnh lạm phát cao và nhu cầu chi tiêu giảm.
Châu Âu nới lỏng lệnh trừng phạt mở cửa cho các nhà xuất khẩu Nga, nguồn cung phân bón dự tăng. Q1/2023 giá phân bón giảm mạnh, giảm 50-70% từ đỉnh 2022 => Cải thiện biên lợi nhuận doanh nghiệp.
• Mở rộng đối tác thương mại:
Nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo từ các ký kết hiệp định thương mại: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVTFTA). Bruxelles cấp hạn ngạch 80.000 tấn với Thuế 0%.
Hiệp định đối tác kinh doanh khu vực RECP.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Vương Quốc Anh và Bắc Ai Len
=> Bộ tài chính và các ban ngành đang tích cực quan hệ đối tác ký kết mở rộng thị trường đưa gạo Made in Việt Nam ra thế giới.
Cổ phiếu quan sát: TAR, LTG, PAN