Khu Công nghiệp Đà Nẵng Di Dời Cơ Hội Sẽ Đến Với Doanh Nghiệp Nào?

Di dời khu công nghiệp Đà Nẵng nhiều cơ hội được mở ra

Khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng có diện tích 50,1 ha, có 37 doanh nghiệp trong nước, 9 đơn vị FDI đang hoạt động. Vị trí của khu công nghiệp này nằm ở trung tâm thành phố, gần sông Hàn, gần biển, trục giao thông huyết mạch Ngô Quyền đi Cảng Tiên Sa và sân bay. Việc có một khu công nghiệp nằm sát trung tâm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sống của người dân.

Vì lý do này, Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã quyết di dời khu công nghiệp này.

Quyết định này sẽ mở ra làn sóng dịch chuyển của các cơ sở sản xuất kinh doanh sang các khu công nghiệp lân cận. Từ đó, tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho những doanh nghiệp sở hữu bất động sản công nghiệp tại các KCN không nằm trong diện di dời

Vậy các doanh nghiệp sẽ dịch chuyển sẽ đi đâu?

Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đà Nẵng, còn 2 khu công nghiệp còn khả năng tiếp nhận là Liên Chiểu và Hòa Cầm. Tuy nhiên, dựa trên định hướng quy hoạch hạ tầng, vị trí địa lý, KCN Liên Chiểu và Hòa Khánh sẽ có thể được doanh nghiệp ưu tiên hơn.

Bởi theo kế hoạch của Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa sẽ hạn chế dần việc nhận tàu hàng, chuyển sang chỉ tiếp nhận các tàu chở khách du lịch. Dòng hàng hóa này sẽ được điều chuyển về Cảng Liên Chiểu. Khoảng cách từ cảng này đi ra KCN Liên Chiểu là gần nhất, kế đến là KCN Hòa Khánh (chỉ mất có 8,5km, chưa đầy 15p di chuyển bằng ô tô).

Hiện Cảng Liên Chiểu vẫn đang được xây dựng. Theo cập nhật mới nhất, tiến độ thi công Cảng Liên Chiểu đến thời điểm này đã đạt khoảng 55,2%. Cụ thể, hạng mục đê, kè chắn sóng đã thi công đạt 45,7%; Hạng mục Nạo vét luồng tàu và khu nước thi công đạt 54,1%; Hạng mục đường giao thông và hệ thống thoát nước thi công đạt 66,1%. Dự kiến sẽ hoàn thành hợp đồng trong tháng 11/2025.

Báo cáo mới đây của HHV cũng cho biết, đường ven biển nối cảng Liên Chiểu có điểm đầu khớp nối với đường ngoài cảng Liên Chiểu, điểm cuối giao với tuyến đường tránh Nam Hải Vân - Túy Loan, có tổng mức đầu tư 1.203 tỷ đồng. Tuyến đường dài gần 3 km, rộng 30 m, gồm 6 làn xe, được khởi công vào tháng 9/2023, đã hoàn thành 30% khối lượng, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2025.

Cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp nào?

Qua khảo sát thực tế, các bất động sản công nghiệp của Searefico (Hose: SRF) tại khu công nghiệp Hòa Khánh đang cho thấy tiềm năng lớn. Với sức hấp thụ cao và nhiều hạng mục mới đang triển khai.

Cụ thể, mới cuối tháng 3/2024, công ty đã khánh thành kho Searee (hạng mục 1 & 2) và chưa đầy một tháng sau đó dự án đã cho thuê được toàn bộ.

Theo ban lãnh đạo chia sẻ tại đại hội cổ đông hồi đầu năm nay, giá cho thuê của SRF đang cao hơn 20% so với khu vực. Khả năng hấp thụ tốt như vậy chủ yếu là do hạ tầng của SRF đang mới hơn so với các cơ sở khác trong chính khu công nghiệp Hòa Khánh. Đồng thời, nằm ngay vị trí đắc địa thuận lợi di chuyển. Thực tế báo cáo tài chính Quý 2 cũng đã cho thấy điều này.

Điểm đáng chú ý là công ty đang có kế hoạch triển khai thêm 10.000m2 văn phòng, kho, xưởng hỗn hợp. Mô hình này đang rất phù hợp trong bối cảnh doanh nghiệp muốn mở các hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng vốn FDI quay trở lại nhưng vẫn đang cán đáng bài toán chi phí.

Theo một số nguồn tin, dự án này có thể sẽ khởi công trong quý 3/2024. Với tốc độ thi công và khả năng hấp thụ tốt, ước tính đến tháng 6/2025, tổng thu nhập của SRF từ mảng này có thể tăng gấp đôi.

Bên cạnh đó, mảng kinh doanh lõi cơ điện công nghiệp và công nghệ của SRF đang được cải thiện tốt với biên lợi nhuận tăng lên đáng kể, nhờ vào định hướng chuyển dịch từ phân khúc dân dụng sang khách hàng công nghiệp.

Mảng panel và sản xuất máy lạnh công nghiệp vẫn còn ở bước đầu của giai đoạn phục hồi, dự kiến thời gian tới sẽ còn nhiều cơ hội phát triển, khi mà áp lực chi phí đầu vào (chủ yếu là tỷ giá, sắt thép, hóa chất) hạ nhiệt.

Nhìn chung, SRF đang là một cổ phiếu phù hợp với xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp hưởng lợi từ dòng vốn FDI tại Đà Nẵng, và có năng lực cốt lõi trong lĩnh vực thi công công trình công nghiệp và công nghệ. Điểm nhấn là Searefico còn sở hữu công nghệ độc quyền để sản xuất máy móc lạnh công nghiệp cũng như panel lạnh, qua đó khép kín chuỗi giá trị tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng biệt trên thị trường.

3 Likes