Anh A7 anh ý mạnh mẽ quá, sao em cứ thấy sợ sợ.
Ổng là vậy đấy theo thì có ăn… nhưng đã dốt mà cứ gân cổ lên cãi là y như rằng bị A7 lôi cả dòng họ ra chửi… Rất nhiều người trước ăn chửi lắm giờ giác ngộ…theo thành người. Còn bọn dốt thì dật dờ. Không thành nhà đầu tư lớn được
Hay
Bạn tự quyết định mình đọc sách
Bạn tự quyết định mình không đọc sách
Bạn tự quyết định mình giỏi hoặc dốt.
Đúng vậy.
KHOẢN LỢI KHỔNG LỒ = ĐỪNG BÁN.
Dễ mua.
Dễ bán.
Khó giữ.
Dưới đây là lý do.
- [ Phelps xem qua một ví dụ trong cuốn sách của mình mà đáng để nhắc lại ở đây. Giả sử một công ty có $ 10
trên mỗi cổ phiếu theo giá trị sổ sách và kiếm được 15 phần trăm trên số vốn đó. Vào cuối một năm, giá trị sổ sách sẽ là
$ 11,50 mỗi cổ phiếu, nếu cổ phiếu không trả cổ tức. Vào cuối năm thứ hai, nó sẽ là $ 13,22 và ở mức cuối năm thứ ba $ 15,20. “Trong năm năm, giá trị sổ sách của công ty sẽ tăng gấp đôi”,
Phelps viết. “Trong 10 năm, nó sẽ tăng gấp bốn lần. Trong 33 năm, nó sẽ tăng gấp một trăm lần.”
Nếu công ty đã trả cổ tức, câu chuyện sẽ hoàn toàn khác. Giả sử nó đã trả một phần ba số tiền kiếm được. Nó
sau đó sẽ mất 15 năm để tăng gấp 4 lần vốn của nó, không phải 10. Và trong 33 năm, nó sẽ tăng gấp 23 lần, thay vì là 100 lần. Cre: 100 Bagger. ]
-
A7 và cp L14
-
A Thông và cp HDG.
-
Waren Buffet - Munger và Danh mục lâu dài
-
Phillip Fisher và cp Motorola
-
Người thầy của những nhà đầu tư vĩ đại, người có ảnh hưởng nhất: Benjamin Graham và cp GEICO
HÌNH ẢNH BÊN DƯỚI LÀ THƯƠNG VỤ ĐẦU TIÊN KHI WAREN BUFFET CÒN NHỎ…VÀ BÀI HỌC NẾU GIỮ CP TỐT MÀ KHÔNG BÁN NÓ GIA TĂNG CHÓNG MẶT NHƯ THẾ NÀO
Lên.
TƯ DUY ĐẢO NGƯỢC.
Phân loại cổ phiếu thành vốn hóa lớn, сар, Mid cap, penny được đánh giá quá cao. Việc phân loại các doanh nghiệp thành tuyệt vời, tốt và khủng khiếp được đánh giá thấp.
Thường xuyên đúng hơn những người khác được đánh giá quá cao. Ít sai hơn những người khác được đánh giá thấp hơn.
Dự báo được đánh giá quá cao. Sự chuẩn bị được đánh giá thấp.
Sự tự tin được đánh giá quá cao. Sự khiêm tốn bị đánh giá thấp.
Niềm tin được đánh giá quá cao. Chủ nghĩa thực dụng bị đánh giá thấp.
Độ phức tạp được đánh giá quá cao. Tính đơn giản bị đánh giá thấp.
Khả năng phân tích được đánh giá quá cao. Hành vi cá nhân bị đánh giá thấp.
Có mức thu nhập cao được đánh giá quá cao. Khắc sâu thói quen tiết kiệm có kỷ luật là đánh giá thấp.
Cạnh tranh với các đồng nghiệp được đánh giá quá cao. Giúp đỡ đồng nghiệp của chúng tôi bị đánh giá thấp.
Giá trị ròng cá nhân lớn được đánh giá quá cao. Nghề nghiệp tốt bị đánh giá thấp.
Tài năng được đánh giá quá cao. Khả năng phục hồi bị đánh giá thấp.
Là nhà đầu tư tốt nhất được đánh giá cao. Là phiên bản chân thực nhất của chính bạn được đánh giá thấp.
Kiến thức được đánh giá quá cao. Trí tuệ bị đánh giá thấp.
Trí tuệ được đánh giá quá cao. Tính cách bị đánh giá thấp.
Kết quả được đánh giá quá cao. Quá trình bị đánh giá thấp.
Khả năng hoạt động trong ngắn hạn được đánh giá quá cao. Sự tuân thủ lâu dài đối với khoản đầu tư của một người- triết học của huyền thoại bị đánh giá thấp.
Lợi nhuận gộp được đánh giá quá cao. Lợi tức điều chỉnh theo căng thẳng bị đánh giá thấp hơn.
Tiềm năng tăng giá được đánh giá quá cao. Bảo vệ xuống cấp được đánh giá thấp.
Tối đa hóa lợi nhuận được đánh giá quá cao. Việc tránh bị hủy hoại được đánh giá thấp.
Tăng trưởng được đánh giá quá cao. Tuổi thọ được đánh giá thấp.
Nhiều mục nhập được đánh giá quá cao. Nhiều lần thoát bị đánh giá thấp.
Tỷ lệ giá trên thu nhập được đánh giá quá cao. Khoảng thời gian của lợi thế cạnh tranh là
đánh giá thấp.
Cre : Gautam Baid (The Joy of Compounding).
Đa tạ.
Thấy bảo làm NĐT sẽ rất buồn tẻ
Ngồi ôm cp như nhìn cỏ mọc mỗi ngày
Ko biết phải ko
Uống ruợu,xem sách.
gần đạt cảnh giới
BÀI 22/n: TƯ DUY ĐẮT GIÁ NHÀ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU.
Ông trùm dầu mỏ nước Nga Roman Abramovich nói: Đâu là sự khác biệt giữa một con chuột cống và một con Hamster? Chúng chẳng khác nhau gì đâu. Chỉ là vấn đề PR thôi .
***Hãy đọc đoạn đầu của bài “TẢN MẠN VỀ NHỮNG THÚ VỊ QUAN TRỌNG TRONG ĐẦU TƯ” ***
Câu hỏi ở đây là: Nếu ngay từ đầu nó là con Hamster thì bạn phải PR cho nó thành con gì?
John D. Rockefeller một đại tư bản của Mĩ nói:
KHÔNG SỞ HỮU GÌ, KIỂM SOÁT MỌI THỨ .
VD: Cách những nhà tư bản Mĩ, Nga vay tiền ngân hàng nhà nước lãi suất thấp, sau đó thâu tóm những tài sản nhà nước bị thanh lý rẻ mạt.
Để hình dung năm 1995 Abramovich mua 73% cổ phần cty dầu khí Sibneft với giá 100 triệu USD từ tiền vay ngân hàng và 3 năm sau cổ tức mà ông nhận được đã vượt quá 100 triệu USD. Sau này Gazprom của chính phủ phải mua lại số cổ phần này với giá 13 tỉ USD năm 2005.
Trên thị trường cổ phiếu:
Đại loại gần giống với #L14 vốn hoá 2k tỉ sở hữu 3 khu đô thị view giá tỉ đô, #DIG mua giá 9k tỉ bằng giá 1 khu NVY nhưng sở hữu 22 khu còn lại . Hoặc
#HDC anh Tuấn Anh định giá có 14.6k tỉ chưa tính các khu nhỏ khác nhưng đang được thị trường chào giá 5k tỉ vậy.!
Câu hỏi cho các đại cao thủ
CSV sút đi rồi trần lại đua
Ối nằm yên là giàu
NẾU DOANH NGHIỆP CÓ “CON HÀO KINH TẾ - MOAT” MẠNH. HÃY MUA NÓ .
MOAT?
Bí quyết làm cho DN có giá trị lâu dài?
Đâu là yếu tố quan trọng để một DN vượt trội hơn so với đối thủ ?
Làm thế nào để phát hiện một DN tuyệt vời đáng đầu tư ?
Câu trả lời : Lợi thế kinh doanh vượt trội so với đối thủ --> Con hào kinh tế (Moat) .
Vậy con hào kinh tế là gì ? - Nó phân thành 4 nhóm sau :
1- Hiệu ứng mạng
2- Quy mô - Sản xuất chi phí thấp
3- Tài sản vô hình
4- Chi phí chuyển đổi
5- Mô hình KD khác biệt
Thật tình những điều tôi viết này tôi ước mình đã được học sớm, vâng bây giờ tôi chia sẻ nó .
1, HIỆU ỨNG MẠNG là gì?
a, Mạng lưới người tham gia
Nó chẳng khác gì mạng internet hoặc mạng điện thoại, càng nhiều người tham gia vào thì càng dễ dàng sử dụng và tiếp cận được vấn đề người tham gia mong muốn, tức mang lại nhiều giá trị cho người tham gia và mạng ngày càng hoàn thiện giá trị hơn .
Bạn sẽ gọi điện thoại cho ai đó dễ dàng, nếu ít người tham gia mạng liền không tốt và bạn chẳng thể gọi điện được cho người mình muốn ( hãy nhớ lại thời dùng điện thoại cố định ). Tương tự internet cũng là mạng như thế .
Các MXH như Facebook, Twitter, Reddit cũng là mạng như vậy, giá trị sẽ tăng lên khi có nhiều người tham gia mạng, dù tài khoản của bạn cũng chỉ có liên hệ thường xuyên trên dưới 100 người ngoài kia .
b, Data
Nó giống như Google, Uber, Thế Giới Di Động, Ladaza, Tiki. Càng nhiều người tham gia tìm kiếm thì lượng dữ liệu tích lũy trên Google càng nhiều, như một vòng lặp càng thu hút nhiều người tham gia hơn, ngoài ra lượng data mà gg thu thập còn có dữ liệu cá nhân qua Gmail…vv , Uber cũng thế lượng data này chính là số lượng đầu xe, số lượng khách hàng, càng nhiều người tham gia thì sử dụng Uber càng dễ dàng . Thế Giới Di Động, Ladaza, Tiki nó hoạt động theo cách như vậy, data này chính là dữ liệu khách hàng, các sản phẩm bán trên đó…Càng nhiều người tham gia càng kích thích mua bán, càng tối ưu .
***Hào bảo vệ: Là người dùng không muốn rời mạng sang sử dụng mạng khác vì giá trị ít hơn .
2, QUY MÔ - SẢN XUẤT CHI PHÍ THẤP là gì?
Hãy tưởng tượng thế này, hai doanh nghiệp A& B cùng sản xuất một loại túi xách và cùng bán với giá 10 đ như nhau, nếu A có dây chuyền sản xuất được 2000 chiếc một năm trong khi B chỉ sản xuất được 1000 chiếc một năm và giả sử có cùng chi phí là 8 đ. Vậy mỗi chiếc túi có lợi nhuận 2 đ…Dòng tiền dn A sẽ là 20002 = 4000đ, dòng tiền dn B sẽ là 10002 = 2000đ, Trong thực tế nó diễn ra hoàn toàn khác…Vì quy mô A lớn nên nhập nguyên liệu nhiều, tất nhiên giá nhập sẽ rẻ hơn B, dòng tiền A lớn hơn B nên DN A sẽ có nhiều tiền đầu tư nâng cao công nghệ, năng suất, marketing…Khi đó để sản xuất gia tăng thêm 500 chiếc túi/năm sẽ tốn thêm ít chi phí, ít thời gian hơn B, trong khi B không thể nào sản xuất thêm được 500 chiếc túi bằng một nửa quy mô sản xuất của nó trong một năm, trừ phi B đầu tư lớn vào dây chuyền sản xuất… Từ đó để thấy Quy mô lớn có lợi thế hơn về chi phi sản xuất thấp. Tức lợi nhuận sẽ nhiều hơn .
Chúng ta sẽ thấy nó nơi Walmart, Netlix, HPG, VNM MWG, VCS…
Trên cơ sở chi phí cố định thấp, nó sẽ được hưởng lợi lớn từ quy mô. Đó là lý do các cty công nghệ cố gắng mở rộng quy mô phát triển nhanh chóng, không phải vì quy mô lớn mà là vì cách tốt nhất để bảo vệ lợi nhuận của họ .
Tuy nhiên nếu bạn sản xuất một sản phẩm độc quyền, là xu hướng kinh doanh trong thập kỉ tới thì không gì tuyệt vời hơn, bởi vì quyền định giá sản phẩm .
***Hào bảo vệ : Khi đối thủ muốn cạnh tranh chi phí bằng cách tăng quy mô thì cũng khó, vì cty có quy mô lớn, chi phí sản xuất thấp cũ có dòng tiền mạnh sẽ tăng chi tiêu cho nghiên cứu cải thiện chất lượng trải nghiệm người dùng, tăng năng suất, marketing …
3, TÀI SẢN VÔ HÌNH là gì ?
Cái này ai cũng biết nó là Thương hiệu và Bằng sáng chế…
Vd như Apple, Cocacola, Thế Giới Di Động, Dr. Thanh, Ladaza…Bạn luôn muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các cty này .
***Hào bảo vệ: Thời gian đáng kể và sự không chắc chắn khi muốn bắt trước .
Ngày nay Vị trí và thương hiệu có thể bị lung lay bởi không gian mạng vô tận, không giới hạn của internet, chi phí phân phối gần như bằng 0, đó cũng là cách mới để xây dựng thương hiệu nhanh hơn cách truyền thống .
4, CHI PHÍ CHUYỂN ĐỔI là gì?
Nó giống như việc tôi muốn chấm dứt dùng fb luôn nếu có thể, nhưng khi dùng Twitter tôi sẽ không có bạn bè dù Twitter tốt hơn nhiều lần… Nó gọi là chi phí chuyển đổi khi không được giá trị gì khi chuyển khỏi nền tảng có sẵn, hoặc giống như Word, Excel, PowerPoint, Adobe… tất cả thứ này được những cty này miễn phí cho các trường đại học, sinh viên được đào tạo sử dụng thành thạo nó, nên khi doanh nghiệp muốn chuyển đổi sang sản phẩm khác dù tốt hơn là rất khó, vì mất thời gian, chi phí đào tạo, mà những người khác họ vẫn quen với cách dùng cũ, họ không muốn chuyển đổi những thứ quen thuộc .
Hay như Netlix họ thu phí tính ra một tháng rất thấp, đó là lý do người dùng không muốn chuyển sang dùng thứ khác, vì không nhận được nhiều giá trị, nhiều phim ảnh như Netlix, ngay cả khi đối thủ muốn áp dụng mô hình này như Netlix cũng khó làm được vì khi này dòng tiền mạnh sẽ cho phép Netlix cải thiện trải nghiệm chất lượng nhiều hơn .
***Hào bảo vệ: Vấn đề chi phí chuyển đổi không lớn đối với một người, nhưng với một DN quy mô hàng nghìn người dùng trên một nền tảng nhất định, việc chuyển đổi đồng nghĩa với việc mất hàng nghìn giờ năng suất. Nhiều khi chi phí chuyển đổi không cao nhưng chi phí sử dụng cũ quá thấp và giá trị sử dụng quá lớn. Hoặc đối thủ phải trả tiền cho khách hàng để đổi lấy việc họ từ bỏ thứ quen thuộc sang dùng sản phẩm của mình. Tuy nhiên việc chuyển đổi đa số là không thể .
5, MÔ HÌNH KINH DOANH KHÁC BIỆT là gì?
Hãy nghĩ ngay đến Netlix, Apple, Tesla với mô hình kinh doanh khác biệt .
Tesla đã tự xây dựng hệ thống phân phối của riêng mình mà không thông qua đại lý - kiểm soát được bán hàng, tăng dòng tiền từ bán hàng trực tiếp và các dịch vụ của mình, Tesla cũng xây dựng rất nhiều trạm xạc điện miễn phí nhằm thu hút nhiều người sử dụng xe của mình hơn . Đó là lý do mô hình của họ đã thành công .
*** Hào bảo vệ: Các đối thủ cũ như Toyota, GM, rất khó bắt trước mô hình vì nó sẽ cần một lượng tiền đầu tư vô cùng lớn, cũng như thời gian lớn… đều này sẽ ăn mòn ngay lập tức các nội tại công ty này .
Trên đây là 5 con hào lớn bảo vệ doanh nghiệp duy trì giá trị lâu dài… Nếu một doanh nghiệp thỏa mãn 2 hay nhiều hơn thì cổ phiếu của nó đáng nắm giữ lâu dài .
Note: Nếu bạn đã đọc đến đây tư duy này là của bạn. Hãy like, share, nếu hay. Cảm ơn !
ĐÁNH CHỨNG BẰNG CẢM XÚC LÀ DỞ
1 - Thích lãnh đạo nên mua, mua vì ba chữ cái, mua vì có người quen đang mua - Dở
2 - Mua vì thị giá nó nhỏ nó có thể tăng to lên, còn những cổ có thị giá cao 200, 300 nó không còn khả năng tăng - Dở
3 - Cổ của nhóm này đội nọ tốt cũng không mua vì gét người đó, vì xem mình không hề thua kém người đó - Dở
4 - Khi phát hiện mình sai mà không chịu sửa - Dở
5 - Cổ lên thì vui, xuống thì buồn, chửi lùa gà úp bô - Dở
6 - Lạm dụng TA, suốt ngày nhảy nhót, lướt lát ăn vài % - Dở .
Note : Chỉ số tính lạm phát còn thấp (lạm phát ẩn cao kinh khủng nếu tính cả BDS) nhìn biểu đồ lạm phát bên dưới thì còn bơm tiền còn mệt lạm phát mới phi lại đỉnh 2008, 2011. Kinh tế đóng băng trì trệ đang ở vị thế 180 độ so với thời 2011-2012, mỗi ngày có hàng ngàn DN vừa và nhỏ chết, không bơm tiền cứu kinh tế thì kinh tế chết luôn. Hệ quả tăng trưởng M2 sẽ trên 25-30%… các ngành sản xuất dịch vụ hết dư địa tăng, sắt thép đã qua thời kỳ đỉnh giá biên lợi nhuận giảm, ngân hàng nợ sấu tăng cao gặm nhấm vcsh… cả xã hội lao vào múc cổ BDS trú ẩn chờ lạm phát thổi giá tài sản của họ tăng phi mã giàu sang .