I. Cơ cấu doanh thu của VLB:
-
Trong năm 2022, Công ty đã ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.274.618 triệu đồng, tăng 35,32% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính đến từ sự phục hồi đầu tư công trong nước, việc xây dựng các công trình đã trở lại trạng thái bình thường sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Doanh thu từ tiêu thụ đất và đá tăng mạnh 32,77% so với năm trước, và là mảng đóng góp lớn nhất với 68,06% trên tổng doanh thu.
-
Lợi nhuận sau thuế (LNST) năm 2022 âm 120 tỷ do phải nạp bổ sung 270,4 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (giai đoạn từ năm 2014 đến 2021) trong quý 2 và quý 3/2022 theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai và thông báo của Cục thuế Đồng Nai, cộng với thuế tài nguyên tăng (áp dụng giá tính thuế tài nguyên theo giá bán sản phẩm cao nhất sau khi so sánh giữa giá sản phẩm bán ra của công ty và giá Ủy ban tỉnh như kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính)
II. Điểm nhấn đầu tư:
-
Kế hoạch đầu tư công trong năm 2023: Về giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2023, báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, tổng kế hoạch vốn đã giao năm 2023 là 804.420,3 tỷ đồng (bao gồm kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2023 là 51.542,7 tỷ đồng, kế hoạch vốn giao trong năm 2023 là 752.877,5 tỷ đồng (không bao gồm 12.887,2 tỷ đồng chưa giao).
-
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/8/2023 là 352 nghìn tỷ đồng tăn trưởng 23.1% so với cùng kỳ. Trong đó, Vốn đầu tư thực hiện tăng trưởng mạnh ở ngành giao thông vận tải đạt 48.724 nghìn tỷ đồng chủ yếu các tuyến cao tốc, kỳ vọng sẽ giải ngân tầm 100.000-110.000 tỷ đồng hết năm nay sẽ được đẩy mạnh hơn ở 4 tháng còn lại.
-
Việt Nam đặt mục tiêu có khoảng hơn 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025, tăng lên từ mức 1.729km vào giữa năm 2023. Với giả thiết suất đầu tư 1km đường cao tốc ở Việt Nam khoảng 14 triệu USD/km (ước tính của bộ GTVT, chưa tính trượt giá), tổng số vốn đầu tư hơn 1.200 km đường cao tốc này sẽ là hơn 400 nghìn tỷ đồng -> nhu cầu lớn về đá, nhựa đường và xi măng là nguyên vật liệu chính.
-
Theo Bộ Giao thông Vận tải, nhu cầu đá xây dựng cho thi công sân bay Long Thành (giai đoạn 1), đường Vành đai 3 – TP HCM và cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng lần lượt là 18 triệu m3, 4,4 triệu m3 và 3,4 triệu m3. Tuy nhiên, trữ lượng và công suất khai thác đá xây dựng tại Đồng bằng sông Cửu Long khá hạn chế và cần phải huy động từ các khu vực lân cận. Vì thế, những mỏ đá tại 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai sẽ được hưởng lợi chính nhờ vị trí thuận lợi và trữ lượng khai thác lớn.
-
Những mỏ đá của VLB có trữ lượng khai thác lớn nhất so với doanh nghiệp cùng ngành, các mỏ đá của VLB có trữ lượng lớn và thời gian khai thác dài ít nhất 10 năm tới:
-
VLB là doanh nghiệp có mỏ đá lớn nhất trong các công ty niêm yết với tổng công suất 5,7 triệu m3/năm. Các mỏ đá của VLB chủ yếu tại tỉnh Đồng Nai bao gồm Thạnh Phú 1, Tân Cang 1,Thiện Tân 2, , Soklu 2 & 5,. Đây đều là các mỏ được đánh giá có vị trí thuận lợi khi ở gần các khu vực trọng điểm kinh tế như TP.HCM, Bình Dương; sân bay Long Thành với lợi thế:
-
Vị trí mỏ đá Tân Cang 1 gần QL51 - thuận tiện vận chuyển đến các công trình trong khu vực; Bên cạnh đó, mỏ đá Thạnh Phú cũng có sẵn hệ thống bến thủy nội địa để vận chuyển đá sang khu vực miền Tây Nam Bộ.
-
Chất lượng cụm mỏ đá Tân Cang được đánh giá có độ cứng cao cung cấp chủ yếu cho các dự án cầu, đường.
III. Định giá:
Với công suất 5.7 triệu m3/năm của VLB thì ước tính doanh thu (DT) mảng đá đạt 1.300 tỷ tăng 30% + DT mảng VLXD tầm 200 tỷ thì ước đạt doanh thu năm 2023 đạt 1.550 tỷ đồng, LNST ước đạt 200 tỷ đồng với EPS forward là 4.300 đồng/cp → giá kỳ vọng 47.000 đồng/cp dự địa upside 16% so với giá đóng cửa ngày 18.9.2023
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487