Kịch bản nào cho index từ giờ đến cuối năm ? nhóm cp nào đáng quan tâm?

, , , , ,

VNINDEX CÓ THỂ HỒI PHỤC TỪ GIỜ ĐẾN CUỐI NĂM ? DANH MỤC CP ĐẦU TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI.

Nếu nhìn về tổng thể các loại hình tài sản ở thời điểm hiện tại chúng ta có thể nhận ra mối liên hệ mật thiết và nhiều yếu tố ủng hộ rằng lạm phát khả năng đạt đỉnh ngắn hạn và thị trường vẫn còn nhịp phục hồi từ đây đến cuối năm 2022.

  1. Chỉ số Dow Jones giảm thời gian gần đây và đang có tín hiệu phục hồi ngắn hạn – Việc gia tăng lạm phát và lãi suất đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Mỹ, tuy nhiên có vẻ ở thời điểm hiện tại, mọi yếu tố trên đã được thể hiện hết vào giá giảm thời gian qua

  2. Thị trường tiền điện tử cũng đang phục hồi sau khi Bit.coin giảm sâu về vùng 18,000$ thì nay đang giao dịch quanh mốc 21,000$ (Đây là thị trường vốn hoá bé nhất trong thị trường tài chính và thường sẽ thể hiện dòng tiền sớm nhất)

  3. Gía vàng có dấu hiệu đạt đỉnh ngắn hạn

  4. Giá dầu mỏ – Dầu có tín hiệu giảm từ đỉnh ngắn hạn và đây là yếu tố tích cực cho việc kéo giá sản phẩm xuống thấp lại và kiểm soát lạm phát không tiếp tục tăng nóng

  5. Chỉ số đồng Dollar Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt – Đây là yếu tố vẫn còn tiêu cực cho thị trường tài chính toàn cầu

Về bối cảnh trong nước nhiều khả năng NHNN sẽ không áp dụng chính sách thắc chặt tiền tệ vì:

(1) Chỉ số giá tiêu dùng bình quân nửa đầu năm 2022 dự báo ở mức 2.5% so với cùng kỳ thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ là 4%.

(2) Nhu cầu trong nước vẫn yếu và chưa phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch

(3) NHNN vẫn ưu tiên mục tiêu duy trì lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi.

VẬY NHÓM CP NÀO ĐÁNG CHÚ Ý TRONG THỜI GIAN TỚI:

Nhóm CP thủng đáy tháng 5 và đã back test đáy tháng 6 thành công : (Ngân hàng, CK, Thép, BĐS). Nhóm này nhiều khả năng vẫn sẽ hút tiền trong ngắn hạn.

Nhóm BĐS Khu Công Nghiệp: IDC, KBC, VGC

1. Nguồn cung KCN: vẫn còn hạn chế mặc dù thủ tục pháp lý được giảm bớt

Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, đến cuối năm 2021 có 397 KCN đã được thành lập (bao gồm 352 KCN nằm ngoài các KKT, 37 KCN nằm trong các KKT ven biển, 08 KCN nằm trong các KKT cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 122,9 nghìn ha. Trong đó, có 291 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 87,1 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 58,7 nghìn ha và 106 KCN đang trong quá trình xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 35,7 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 70,9%, xấp xỉ so với cuối năm 2020.

Trong 6 tháng 2022, Phó Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định thanh lập 9 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 2.472 ha, tổng vốn đầu tư các dự án đạt 29.411 tỷ đồng. Các dự án cũng quy định thời gian xây dựng từ 3-4 năm kể từ khi được thành lập và thời gian hoạt động kể từ 50 năm kể từ ngày thành lập. Chúng tôi cho rằng nguồn cung các khu công nghiệp mới này có thể sẽ đi vào hoạt động vào cuối 2023 đến năm 2025.

2. Nguồn cầu KCN: Tiếp tục thu hút các nhà đầu tư FDI

Theo JLL, dòng vốn FDI chảy vào bất động sản KCN và hoạt động sản xuất ở phía Bắc vẫn thể hiện mức tăng trưởng mạnh mẽ. Nổi bật là các dự án VSIP Bắc Ninh tăng vốn đầu tư thêm gần 941 triệu USD và dự án nhà máy chế tạo của Tập đoàn Goertek tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh tăng vốn gần 306 triệu USD. Tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp phía Bắc trong quý này duy trì ở mức 80%, tăng nhanh so với mức 75% cùng kỳ. Giá đất công nghiệp trung bình trong Q1/2022 đạt USD 109/m2/chu kỳ thuê (+9,2% YoY).

Theo JLL, các KCN phía Nam ở Bình Dương và Long An tiếp tục là điểm sáng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tiêu biểu là KCN VSIP 3, mặc dù mới khởi công nhưng đến nay đã có hơn 30 tập đoàn & công ty quan tâm tìm hiểu phát triển sản xuất, tương đương 175 ha đất công nghiệp. Long An cũng đón nhận dự án đầu tư nhà máy trị giá hơn 136 triệu USD của Coca Cola ở KCN Phú An Thạnh. Tỷ lệ lấp đầy đạt mức 85%. Giá thuê KCN vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh đạt mức120 USD/m2/chu kỳ thuê (tăng 9% so với cùng kỳ năm trước).



IDC:

IDC đang giao dịch tại PE 2022 lần lượt là 10,1x và PB là 3,1x. Giá thuê tại KCN Hựu Thạnh từ 120 USD/m2/chu kỳ thuê lên mức 130 USD/m2/chu kỳ thuê cho năm 2021 và Phú Mỹ II từ 100 USD/m2/chu kỳ thuê lên 125 USD/m2/chu kỳ thuê, bổ sung khu công nghiệp mới quy hoạch và 90 ha đất khu dân cư vào mô hình định giá. IDC với vị thế là một trong những nhà phát triển KCN lớn nhất Việt Nam với diện tích đất 875 ha, trong đó có 367,8 ha đất đã đầu tư hạ tầng sẵn sàng cho thuê, tập trung ở các khu vực Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Bình. Đồng thời, KCN Hựu Thạnh sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng của IDC trong 3-5 năm tới.

Giá thuê tại các KCN của IDC tăng tích cực trong năm 2022. Gía thuê tại KCN tại KCN Phú Mỹ 2 đã có mức tăng 20% trong những tháng đầu năm 2022, bên cạnh KCN Hựu Thạnh cũng có giá thuê đạt mức 130-140 USD/m2/chu kỳ thuê (+8% YoY).

Với lợi thế phần lớn diện tích đất đã được đền bù giải tỏa tại KCN Phú Mỹ II mở rộng và Hựu Thạnh giúp IDC cải thiện biên lợi nhuận khi giá thuê tăng.

Hồi tố từ ghi nhận đều sang 1 lần giúp lợi nhuận 2022 tăng mạnh. IDC sẽ thực hiện hồi tố việc ghi nhận đều trong 50 năm sang ghi nhận 1 lần đối với khu công nghiệp Nhơn Trạch V và Phú Mỹ II tương tự như KCN Mỹ Xuân A trong năm 2021. Dự báo lợi nhuận từ 2 KCN này đạt mức 1,6 nghìn tỷ đồng trong năm 2022.

Kế hoạch mở rộng quỹ đất tích cực. IDC có kế hoạch phát triển quỹ đất 2.000 ha – 3.000 ha tại các tỉnh thành như Tiền Giang, Hải Phòng, Hưng Yên… Quỹ đất này sẽ được bổ sung và cho thuê từ năm 2024 trở đi, giúp duy trì tăng trưởng sau khi KCN Hựu Thạnh dần lấp đầy.

Hết quý I, Tổng công ty Idico – CTCP (HNX: IDC) ghi nhận doanh thu 1.673 tỷ đồng, tăng 60% cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ các khoản chi phí, IDC lãi sau thuế 284 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần cùng kỳ năm ngoái, EPS đạt 851 đồng, là mức lãi cao kỷ lục theo quý của doanh nghiệp.

Như vậy với kế hoạch này, ngay quý đầu tiên của năm 2022, IDC đã hoàn thành được 50% mục tiêu về doanh thu và 15,3% mục tiêu về lợi nhuận trước thuế cả năm.

Ngoài mảng kinh doanh chính là cho thuê và quản lý hạ tầng Khu công nghiệp (KCN), IDC còn đầu tư vào các nhà máy thủy điện, kinh doanh điện, xây dựng, thu phí đường bộ và các dự án bất động sản dân dụng/thương mại. Các ngành kinh tế này sẽ hưởng lợi tích cực khi hoạt động kinh doanh trở lại bình thường và biện lợi nhuận được kỳ vọng sẽ cải thiện từ việc khôi phục các hoạt động kinh tế khi tỷ lệ tiêm chủng cao.

Nhóm Dầu khí: BSR, GAS

BSR:

Doanh thu thuần quý 1 đạt 34,783 tỷ đồng (+65,3% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 2,312 tỷ đồng (+25,1% YoY): 1) biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 9,7% trong quý 1/2021 xuống mức 7,5% trong cùng kỳ năm nay; 2) chi phí lãi vay giảm nhẹ 4,6% cùng kỳ; 3) Doanh thu tài chính tăng mạnh do chênh lệch tỷ giá đánh giá lại đạt mức 117 tỷ đồng; 4) Quý 1, BSR duy trì hoạt động vượt công suất thiết kế.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn dừng hoạt động đã khiến cho BSR liên tục đẩy công suất hoạt động nhà máy lên mức tối đa nhằm đáp ứng và cung cấp sản phẩm ra cho thị trường trong nước. Đây cũng là một lợi thế mà chúng tôi đánh giá giúp cho doanh thu của BSR tiếp tục bùng nổ và duy trì ở mức cao trong năm 2022.

Bên cạnh đó, tình hình chiến sự căng thẳng và vẫn chưa có hồi kết của Nga và Ukraine đã khiến cho giá dầu thế giới liên tục đẩy lên những vùng giá cao. Và đây cũng là một điểm cộng tích cực đến doanh thu của BSR trong năm 2022.

5 tháng đầu BSR lãi gần 7nghìn tỷ. Nếu duy trì được chênh lệch chỉ số Crack Spread cao năm nay hoàn toàn BSR có thể cán mốc lợi nhuận loanh quanh đâu đó 16-17 nghìn tỷ.

EPS dự phóng đạt 4,375 tỷ đồng tương ứng với mức P/E dự phóng đạt ở mức 6,3x thấp hơn mức P/E trung bình 3 năm của doanh nghiệp. Vì vậy đánh giá khả quan cho BSR với triển vọng tăng giá của giá dầu thế giới trong năm 2022

Quý 1 chỉ là khởi động 1 chu kỳ bùng nổ doanh thu và lợi nhuận của BSR. Như dòng đạm từ quý 2 năm 2021. Thông thường khi DN báo lãi bùng nổ 1 quý từ HĐKD cốt lõi có thể duy trì ít nhất 4-6 quý thậm chí hơn nếu yếu tố ngành thuận lợi.

Nên nhìn vào HĐKD của DN theo chu kỳ dài và nhìn bức tranh dài hạn của nó. Sau đó mới nhìn vào chi tiết và ngắn hạn. Làm ngược lại sẽ dễ mắc sai lầm

Việc BSR tăng từ 17 lên 33 rồi chỉnh về vùng 21-22 thì cũng không có gì quá ghê gớm trong 1 chu kỳ dài hạn tăng giá của CP Vì tất cả những CP muốn đi xa cần phải có quá trình thu gom của tổ chức. Quá trình này bao hàm cả những pha rũ bỏ để loại bỏ những NĐT đu bám theo.

Việc thị trường điều chỉnh và giá dầu giảm là cơ hội cho những pha rũ bỏ đó.

GAS:

Hoàn thành 64,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 4 tháng GAS công bố kết quả ước thực hiện 4 tháng đầu năm với tổng doanh thu đạt 37,460 tỷ đồng và lãi sau thuế 4,544 tỷ đồng. Trước đó kết quả kinh doanh Q1/2022 cũng rất khả quan với mức doanh thu 26.7 ngàn tỷ đồng, tăng 53% so cùng kỳ. Lãi ròng theo đó tăng trưởng 69%, đạt 3,428 tỷ đồng và cũng là kết quả kinh doanh theo quý cao nhất từ 2018 đến nay.

So với mức lợi nhuận dự báo, GAS đã hoàn thành 28,3% sau 4 tháng.

Các dự án LNG tiếp tục được triển khai ổn định theo kế hoạch đề ra. Tập trung đầu tư dự án kho LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải và các dự án thành phần, sẵn sàng nhập khẩu vào 2023. Trong quý 1/2022, GAS đã thành lập Công ty Kho cảng LNG Sơn Mỹ, chuẩn bị cho công tác triển khai Dự án kho cảng nhập LNG Sơn Mỹ vào năm 2023.

Dự kiến góp vốn tỷ lệ 51% vào dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn. Thông tin này được Lãnh đạo công ty chia sẻ tại phiên họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2022. Dự án Đường ống dẫn khí Lô B Ô Môn có tổng mức đầu tư quy đổi 28.788 tỷ đồng. Với nỗ lực triển khai các dự án thượng nguồn và hạ nguồn (nhà máy điện) của chuỗi dự án, dự kiến Chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn sẽ có quyết định đầu tư vào tháng 7/2022 và có dòng khí đầu tiên vào khoảng quý 4/2025.

Triển vọng lạc quan Năm 2022 được dự báo sẽ là năm khả quan cho GAS bởi các yếu tố: (1) Chúng tôi dự báo mức giá dầu Brent trung bình sẽ ở mức 90 USD/ thùng (+32% CK); (2) Sản lượng tiêu thụ khí hồi phục sau dịch.

Với dự báo trên, kỳ vọng GAS sẽ ghi nhận 95.738 tỷ đồng doanh thu (+21,2% CK), LNST đạt 12.119 tỷ đồng, tăng trưởng 39,7%

Định giá GAS theo phương pháp so sánh mức P/E của chính doanh nghiệp trong quá khứ. Với mức dự báo LNST năm 2022 đạt 12.119 tỷ đồng, EPS của GAS đạt 6.332 đ/cp. Đánh giá rủi ro thị trường hiện tại, mức P/E mục tiêu của GAS năm 2022 sẽ hướng về mức +1 Std tương ứng 19,61 lần, kỳ vọng GAS có thể đạt mức giá 124.100 đ/cp.

Nhóm Điện: REE, VSH, HDG

VSH:

Lợi nhuận kinh doanh tăng mạnh 286% và 248% trong năm 2021 và quý 1.2022: doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 1,611 tỷ và 451 tỷ đồng, tăng 51% và 286%. Trong Quý 1.2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng mạnh 324% và 248% khi đạt 808 tỷ và 441 tỷ đồng.

Công suất và sản lượng điện tăng mạnh khi nhà máy Thượng Kon Tum đi vào hoạt động từ 4.2021: Đây là nhà máy có công suất 220MW và đặc biệt là sản lượng điện thiết kế trung bình hàng năm là 1,080 triệu kwh, khi đi vào hoạt động đã đưa kết quả kinh doanh của công ty lên tầm cao mới với doanh thu dự báo tăng 300%, lợi nhuận giai đoạn 2021-2025 dự báo tăng trưởng kép ở mức 15%/năm.

Thời tiết tiếp tục ủng hộ thủy điện: Tổng cục khí tượng thủy văn dự báo ENSO có khả năng tiếp tục duy trì trạng thái La Nina đến tháng 11.2022 với xác xuất 55%-65%: Trạng thái này đưa đến lượng mưa trong kỳ cơ bản xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm từ 10%-25%, có tháng cao hơn đến 30%-35%. Như vậy khả năng các nhà máy thủy điện của VSH sẽ tiếp tục được hưởng lợi khi nguồn nước tiếp tục dồi dào hơn.

Nhu cầu điện trong dài hạn vẫn tăng mạnh: Giai đoạn 2021 - 2025, EVN dự báo 2 kịch bản nhu cầu phụ tải điện: Phương án cơ sở, tăng trưởng nhu cầu điện khoảng 8,6%/năm và Phương án cao (với kịch bản kinh tế phục hồi mạnh sau COVID-19, đồng thời có xem xét đến khả năng có làn sóng dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam) tăng trưởng 9,4%/năm. Theo EVN, với hai kịch bản tăng trưởng này, hệ thống điện sẽ bảo cung ứng đủ điện trong toàn bộ giai đoạn 2021 – 2025.

Kết hợp các Phương pháp định giá DCF_FCFF và so sánh PE,PB, EV/EBITDA giá trị cổ phiếu được xác định ở mức 44,800 đồng, tương ứng với PE 2022 ở mức 9.8 lần.


REE:

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, năm 2022 Cơ điện lạnh REE đặt mục tiêu đạt 9.247 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 59,2% so với doanh thu đạt được năm 2021. Kế hoạch lãi sau thuế tăng trưởng 11,1% lên mức 2.061 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến mảng cơ điện lạnh sẽ đạt mức tăng trưởng 116% về doanh thu, lên 3.930 tỷ đồng và lợi nhuận cũng sẽ tăng trưởng mạnh gần 120% lên 214 tỷ đồng. Mảng bất động sản cũng dự kiến đóng góp hơn nghìn tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế giảm 12,6% về mức 550 tỷ đồng. Mảng năng lượng ước tính đóng góp hơn 1 nghìn tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 17,3% so với năm 2021 với doanh thu ước tính hơn 4.100 tỷ đồng. Mảng ngành nước cũng dự kiến đạt 154 tỷ đồng doanh thu và mang về khoảng 307 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

• Trong Q1/2022, doanh thu đạt 2.045 tỷ đồng, + 73% YoY và + 8% theo quý. Đáng chú ý, mảng năng lượng tăng gần gấp 4 lần so với năm 2021. Trong khi đó, mảng cho thuê văn phòng đi ngang và mảng M&E giảm.

• LNST công ty mẹ tăng 67% so với cùng kỳ lên 693 tỷ đồng và -12% theo quý do lợi nhuận mảng điện tăng gấp đôi. Hơn một nửa lợi nhuận của mảng thủy điện đến từ VSH - 204 tỷ đồng, và đây cũng là động lực chính trong mảng năng lượng.

• Mảng cho thuê văn phòng và mảng nước hoạt động ổn định, lần lượt chiếm 20% và 12% tổng lợi nhuận. Ngược lại, mảng M&E tiếp tục bị ảnh hưởng bởi khó khăn của ngành xây dựng và chỉ đạt 10 tỷ đồng, -60% YoY trong Q1/2022.

Giá thị trường điện tiếp tục duy trì mức giá cao, cụ thể như sau:

Giá mua điện bình quân của các nhà máy điện tính tại điểm mua bán điện trong tháng 5/2022, tiếp tục duy trì đà tăng và ở mức cao: 1.798 đồng/kWh; trong khi đó giá mua điện bình quân tháng 4/2022 ở mức: 1.756 đồng/kWh (chưa gồm: tổn thất trên hệ thống điện)

Mảng thủy điện - Có khả năng tiếp tục hưởng lợi từ thời tiết La Nina trong 6 tháng cuối năm 2022

• Theo NOAA và Cục Quản lý Khí tượng & Thủy văn Việt Nam, xác xuất La Nina tiếp diễn trong nửa cuối năm 2022 là khoảng 58%-81%.

• VSH cũng là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính trong mảng năng lượng, đóng góp hơn một nửa lợi nhuận cho mảng thủy điện với LNST đạt khoảng 204 tỷ đồng. Lợi nhuận của VSH tăng trưởng đáng kể nhờ (1) Đóng góp mới từ nhà máy Thương Kon Tum – dự án được xây dựng 10 năm, bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2021, (2) Điều kiện thủy văn thuận lợi có lợi cho các nhà máy do tích lũy được nhiều nước hơn để sản xuất điện, (3) Giá bán trên CGM (Thị trường phát điện cạnh tranh) cao, giúp công ty đạt biên lợi nhuận cao trong Quý 1/2022

Mảng bất động sản & cho thuê văn phòng – Không còn khoản thu bất thường từ VIID trong năm 2022; E-town 6 sẽ bắt đầu cho thuê vào cuối năm 2023.

Lợi nhuận 2022 từ mảng này sẽ giảm do không còn khoản thu bất thường từ VIID trong năm 2022. Trong Q4/2021, REE ghi nhận 175 tỷ đồng khi thoái vốn khỏi VIID.

Theo ĐHCĐ 2022, E-town 6 dự kiến sẽ ra mắt trong Q4/2023. Etown-6 (40.000 m2 diện tích cho thuê) dự kiến sẽ ra mắt trong Q4/2023 và sẽ tăng tổng diện tích cho thuê của REE từ 133.000 m2 lên 173.000 m2. Điều này có thể bù đắp một phần triển vọng kém khả quan của mảng thủy điện khi El Nino diễn ra trong giai đoạn 2023-2024 theo tham khảo dự báo của NOAA.

Mảng M&E có thể ít tác động tiêu cực đến tổng lợi nhuận của REE

Thị trường bất động sản gặp nhiều thách thức và giá vật liệu xây dựng leo thang ảnh hưởng đến sự phục hồi của xây dựng khu dân cư và cơ điện.

Khoản đầu tư công Sân bay Long Thành đang là tâm điểm. Ngày 18/5/2022, Phó Thủ tướng Phan Văn Thanh cho biết, việc giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành phải hoàn thành trước ngày 30/6/2022, trong khi kế hoạch thiết kế/xây dựng nhà ga sẽ bắt đầu vào Q4/2022. REE có nhiều kinh nghiệm với các dự án M&E nhà ga hàng không, do đó chúng tôi kỳ vọng REE có thể trở thành nhà thầu cho hợp đồng M&E sân bay Long Thành.


5 Likes

Lâu quá mới thấy bác viết bài trở lại. Thôi để đọc từ từ. Bài này uy tín quá

BĐS KCN + ĐTC cơ hội cho nửa cuối năm 2022

VSH case này rất hay, bác nào cho mình xin ý kiến về em này

Nhờ ad view PHR giúp mình ạ