Kiến thức cho người mới bắt đầu Nhà đầu tư F0!

Hành Trình trở thành nhà đầu tư thông minh!

Theo như tình hình tài khoản mở mới liên tục tăng mạnh thời gian gần đây và con số vẫn chưa ngừng lại, khi mà số lượng tài khoản người tham gia thị trường 10 tháng qua, bằng tổng số lượng của 9 năm vừa rồi. Để thấy rằng tiềm năng cũng như xu thế chung kênh chứng khoán vẫn là điểm thu hút hấp dẫn chu kỳ này. Thì nhu cầu tìm kiếm chén thánh, phương pháp, học hỏi kinh nghiệm người đi trước là tất yếu
Vì vậy cá nhân NC xin phép mở TOPIC chia sẻ kiến thức đầu tư chứng khoán cho người bắt đầu nhất là số lượng nhà đầu tư mới mở tài khoản đầu tư tiếp cận đến bộ môn đầu tư hấp dẫn không kém phần mạo hiểm này
Nội dung bài viết nhằm chia sẻ các kiến thức, phân tích tâm lý, thực chiến, phương pháp … của cá nhân với kinh nghiệm thời gian tham gia thị trường với vị trí Nhà tư vấn, Admin diễn đàn chứng khoán facebook lâu năm, Talkshow, hay cũng đã tự doanh đầu tư xuyên suốt thời gian qua. Cũng như những nhà đầu tư mới tham gia thị trường mình cũng đã từng tham gia mà không trang bị đủ kiến thức nên từng nếm cay đắng để rồi phải đọc sách vở, tự trang bị kinh nghiệm cho mình để sáng tạo ra phương pháp Vẽ Tranh Tím.
Topic sẽ không thể kéo dài nếu không có sự đóng góp cũng như hỗ trợ đóng góp của các thành viên khác, và cá nhân cũng sẽ tổng hợp sưu tầm nhiều bài viết hay lên đây để chúng ta cùng đọc và chiêm nghiệm cho mỗi người.
Xin cảm ơn!

53 Likes

Cảm ơn anh, theo dõi anh đã lâu.

1 Likes

BẠN CÓ NÊN ĐA DẠNG HÓA DANH MỤC VÀ TỐI ƯU KHOẢN LÃI KHI BẠN ĐÚNG?
Gần đây thấy khá nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường với tính trạng chung là show danh mục nắm rất nhiều cổ phiếu một lúc, vậy thực sự có tối ưu hiệu quả? Chúng ta cùng thảo luận vấn đề này như sau:

Khi bạn đã quyết định tham gia vào thị trường, Ta phải đối mặt với rất nhiều quyết định chứ không đơn giản là chỉ chọn mua cổ phiếu nào. Chúng ta phải quyết định nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu trong danh mục, quản trị danh mục ra sao,bạn sẽ mua dựa trên loại hành động giá nào và các khoản đầu tư nào tốt nên gia tăng, khoản đầu tư nào nên tránh xa.
Câu hỏi đầu tiên này sẽ được giải đáp hôm nay!
Đầu tiên chúng ta hiểu rõ là lợi ích của việc đa dạng hóa phù hợp sẽ mang đến lợi nhuận cao trong đầu tư cũng như phân tán rủi ro nhất định mà tất thảy nđt đều quan tâm, NHƯNG đa đạng hóa quá mức lại là cực kỳ rủi ro, quá phức tạp và khiến bạn mất đi sự tập trung trong khi lại không có được mức lợi nhuận cao tương xứng. Đúng như nguyên lý cái gì nhiều quá lại thành không tốt nữa…
Đa dạng hóa danh mục càng nhiều, bạn càng ít hiểu biết cũng như nắm rõ từng cổ phiếu đã mua trong danh mục. Bạn chỉ có thể đạt được tỷ suất sinh lợi lớn bằng cách tập trung danh mục vào một số cổ phiếu ngược lại tình trạng nhà đầu tư mới tham gia thị trường gần đây. Nói cách đơn giản là chúng ta chỉ bỏ tiền phân bổ vào vài cổ phiếu hiểu rõ nhất, am hiểu sâu sắc và chăm sóc theo dõi sát sẽ nắm và hiểu rõ tiền chúng ta có đặt chúng nơi, đúng chỗ.
Vậy khi đa dạng nắm quá nhiều cổ phiếu trong danh mục thì có bảo vệ chúng ta trước những cú giảm của thị trường không?

  1. Khi thị trường giảm thì 70-80% cổ phiếu sẽ giảm theo thị trường, vì vậy khả năng cao toàn bộ cổ phiếu trong danh mục sẽ giảm theo thị trường chung
  2. Lúc đó Bạn sẽ khó phân biệt đâu là cổ phiếu mạnh yếu khác nhau, để đưa ra quyết định bán cổ phiếu yếu và giữ lại cổ phiếu mạnh. Hay còn gọi là nhổ cỏ, giữ lại hoa…
    Khi có quá nhiều cổ phiếu, khi thị trường giảm, còn gây tác động lên tâm lý danh mục một màu đỏ từ trên xuống dưới.
    Bạn sẽ không kịp cắt lỗ một cách nhanh nhất có thể, hành xử chậm có thể làm khoản lỗ tăng thêm.


    Khi nắm quá nhiều cổ phiếu chúng ta dễ bị lầm tưởng về sự an toàn rằng khi cổ phiếu giảm sẽ giảm bớt thiệt hại.
    Khi có nhiều cổ phiếu thì bạn có nhiều việc phải làm hơn, tốt nhiều thời gian hơn, có quá nhiều thứ phải lo và đọc như phải quan sát từng mã, hành động đưa ra bán cutloss hay chốt lời vì thế cũng chưa được nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng.
    Và quan trọng hơn hết là để muốn trở thành nhà đầu tư siêu hạng thì chỉ có thể tập trung đầu tư vào một vài cổ phiếu, tuân thủ các quy tắc mua và bán cùng với việc nhận định đúng đắn về xu hướng thị trường chung. Chỉ với vài cổ phiếu bạn có nhiều thời gian hơn để đọc và nghiên cứu, quan sát chúng hàng ngày.
    Vậy danh mục tối ưu hiệu quả chỉ nên có từ 3-5 mã cổ phiếu, nếu NAV lớn hơn rất nhiều thì có thể gia tăng thêm.
    Và sau đó Bạn có thể đọc phương pháp sau để cải thiện thêm hiệu quả giao dịch như sau :
    Và khi danh mục bạn chỉ có vài cổ phiếu là lựa chọn đầu tư tốt nhất thì chúng ta có thể dễ giá tăng lợi nhuận bằng cách mua thêm vị thế cổ phiếu chiến thắng.
    Khi cổ phiếu mới chớm tăng giá so với nền giá vừa mới mua, bạn có thể đặt tỷ trọng gia tăng thêm cổ phiếu đó để đạt lãi cao hơn. Nhưng luôn ghi nhớ là mua theo cách phân bổ giải ngân kim tự thấp của Jess livemore đã từng làm.
    Đó là tỷ trọng mua ban đầu luôn nhiều nhất, sau đó gia tăng vị thế khi điểm mua không quá xa điểm pivot, giúp tăng tỷ trọng nhưng giá trung bình lại gần nhất nền giá mua.
    Chính phương pháp này sẽ giúp bạn không còn cảm thấy thất vọng khi mua một siêu cố phiếu nhưng lại sở hữu số lượng cổ phiếu quá ít so với các có phiếu kém hiệu quả khác. Và cũng giúp bạn bán và loại bỏ các cổ phiếu yếu kém trước đó, nhổ cỏ và trồng thêm hoa. Ngoài ra còn giúp bạn tập trung hoàn toàn các khoản đầu tư tốt nhất, tối ưu lãi nhiều nhất khi bạn đúng thay vì việc đa dạng quá mức danh mức.
47 Likes

Cổ phiếu cũng như con người có tính chu kỳ, có thời sinh ra lớn lên, tạo đỉnh và suy thoái
Đó cũng là lý do triết lý đầu tư rất quan trọng đó là phù thịnh không phù suy
Và chính từ tính lặp đi lặp lại của cổ phiếu gắn liên với doanh nghiệp nên chúng ta phân ra làm 4 giai đoạn và hôm nay mình sẽ tổng hợp từng giai đoạn như sau:
GIAI ĐOẠN 1 - PHA THỜ Ơ: CỦNG CỐ

Giai đoạn 1 được xem như không có gì đáng chú ý đang xảy ra. Cổ phiếu đang trong giai đoạn bỏ mặc; chỉ có vài nhà đầu tư chơi lớn đang chú ý đến cổ phiếu, hoặc ít nhất, thị trường vẫn chưa quan tâm đến cổ phiếu của công ty. Trong giai đoạn 1, thu nhập, doanh thu và lợi nhuận của công ty có thể chưa rõ ràng hoặc thất thường cùng với giá cổ phiếu của công ty. Cũng có thể triển vọng chưa chắc chắn đối với công ty hoặc ngành công nghiệp của mình. Không có tác động tích cực nào để cổ phiếu thoát ra khỏi tình trạng ảm đạm của nó và thu hút khối lượng lớn các thể chế tham gia để đẩy giá cổ phiếu vào một xu hướng tăng giai đoạn 2.

Giai đoạn 1 có thể kéo dài rất lâu, từ vài tháng đến vài năm. Giai đoạn 1 cũng có thể được gây ra bởi một thị trường chung ảm đạm. Trong giai đoạn thị trường chung suy giảm, ngay cả những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt cũng có thể đi ngang trong thời gian dài hoặc thậm chí suy giảm cùng với thị trường chung. Bạn nên tránh mua trong giai đoạn 1 vì nó không có gì hấp dẫn; thậm chí nếu các yếu tố cơ bản của công ty trông hấp dẫn, bạn cũng nên chờ đợi và chỉ tham gia mua vào ở giai đoạn 2.

Hãy nhớ Định luật đầu tiên của Newton, luật quán tính. Một đối tượng chuyển động có xu hướng đi theo quán tính của nó. Nếu cổ phiếu của bạn bị mắt kẹt không biết khi nào tăng giá, hãy đoán xem đến khi nào có điều gì đó quan trọng làm giá thay đổi. Bạn sẽ không đạt được thành tích siêu hạng bằng cách ngồi chờ ôm đống hàng giảm giá đó. Để quay vòng đồng vốn nhanh và đạt được thành tích giao dịch siêu hạng, điều quan trọng là bạn tránh mua vào ở giai đoạn 1 và học cách phát hiện khi nào cổ phiếu vào xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2.

ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI ĐOẠN 1

  • Trong giai đoạn 1, giá cổ phiếu sẽ chuyển động đi ngang với biên độ hẹp dần, không có sự biến động lớn tăng giá hoặc giảm giá.

-Giá cổ phiếu sẽ dao động quanh đường trung bình di động 200 ngày (hoặc 40 tuần). Trong dao động này, đường giá đi lình xình không có xu hướng thực sự,dù là lên hay xuống. Gia đoạn này có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

  • Thông thường, nền tảng giá ở giai đoạn này diễn ra sau khi giá cổ phiếu suy giảm trong giai đoạn 4 trong vài tháng trở lên.

  • Khối lượng giao dịch trong giai đoạn này tương đối thấp so với khối lượng giao dịch trong đợt suy giảm ở giai đoạn 4 trước đó.

ĐỪNG CỐ GẮNG BẮT ĐÁY

Tôi có thể cho bạn biết từ kinh nghiệm cố bắt cá đáy ao - cố gắng mua một cổ phiếu tại đáy hoặc ở gần đáy sẽ làm cho ta bực bội mà không có kết quả tốt. Ngay cả khi bạn đủ may mắn để chọn mua chính xác tại đáy thì lợi nhuận đem lại cũng không đáng kể vì bạn phải chờ đợi giá cổ phiếu tăng mất nhiều tháng và trong một số trường hợp phải mất nhiều năm, bởi vì khi bạn mua một cổ phiếu gần dưới đáy, nó đang ở giai đoạn 4 hoặc giai đoạn 1 của chu kỳ giá, theo định nghĩa ở trên thì còn lâu nó mới vào giai đoạn tăng gía.

Mục tiêu của tôi không phải là mua cổ phiếu ở mức giá thấp nhất hoặc rẻ nhất mà là mua tại mức giá “đúng”, lúc này cổ phiếu đã sẵn sàng để di chuyển lên cao hơn đáng kể. Cố gắng chọn đáy là không cần thiết và lãng phí thời gian; bỏ lỡ các cơ hội lớn của bạn. Để đạt được thành tích siêu hạng, bạn cần phải tối đa hóa hiệu ứng của lãi kép; do đó, điều quan trọng là tập trung vào các cổ phiếu di chuyển nhanh chóng sau khi bạn mua chúng. Bạn phải tập trung vào các cổ phiếu di chuyển theo xu hướng giao dịch của bạn. Để thực hiện điều này, bạn nên chờ giai đoạn 2 tăng giá hình thành trước khi bạn đầu tư.

54 Likes

Warren Buffet từng nói : “rủi ro là bạn không biết mình đang làm gì”. Khi bạn hiểu điều mình đang làm, kiến thức, kỹ năng sẽ làm giảm rủi ro và đó không còn là đánh bạc.
Nhiều người cho rằng, đạt thành tích giao dịch siêu hạng là nhờ vào vận may. Ngược với quan điểm đám đông, chứng khoán không phải trò đánh bạc.
Thành công trên thị trường chứng khoán không phải là dựa vào may mắn. Ngược lại, khi bạn nỗ lực nghiên cứu và xây dựng một kế hoạch giao dịch tốt, bạn sẽ trở thành người may mắn.
BẠN CÓ THỂ BẮT ĐẦU VỚI SỐ VỐN NHỎ
Vẫn còn rất nhiều người đã bắt đầu bằng số vốn nhỏ và cuối cùng trở nên giàu có. Điều chúng ta thường hay mắc phải là bị những người khác thuyết phục rằng chúng ta không thể làm được. Nên nhớ, những người nói không thể làm được chính là vì họ cũng không làm được.
THÁCH THỨC LỚN NHẤT CỦA BẠN KHÔNG PHẢI LÀ THỊ TRƯỜNG
Con đường dẫn đến thành công trên thị trường chứng khoán không phải là một hệ thống hay chiến lược; nó ở trong bạn, và nó sẽ được nhận ra chỉ trong phạm vi mà bạn có thể kiểm soát và điều khiển cảm xúc của bạn khi bạn gặp phải những thách thức.

49 Likes

Welcome Bạn, nếu có thể chia sẻ cùng nhau

40 Likes

F0 giờ cáo phết

2 Likes

Khi tham gia thị trường bạn phải gạt bỏ cái " Tôi" bởi vì, chúng ta quan tâm việc kiếm được tiền chứ không phải để chứng minh đúng hay sai?
Cá nhân NC cũng thế tham gia diễn đàn là để chia sẻ, chứ không phải để chứng minh khoe mẽ, tiền kiếm được cho khách hàng và làm giàu tri thức tài sản cho bản thân mới quan trọng
Bạn phải xác định là :
1.Tự học hỏi để có nghiên cứu của riêng bạn và suy nghĩ cho chính mình
2. Không ai quan tâm đến tiền của bạn và tương lai của bạn nhiều như bạn làm.
3. Làm việc, nếm trải thất bại, và bạn sẽ thành công
4. Không ai giúp bạn giàu có trừ chính bản thân bạn
Cả cơ hội lẫn rủi ro đều đột nhiên xuất hiện trên thị trường. Phải nhanh chóng, hành động kiên quyết để khai thác hành động này và loại bỏ hành động khác.
Nếu bạn muốn gặt hái được nhiều thành công lớn trên thị trường, hãy quyết định ngay bây giờ rằng bạn sẽ tách giao dịch ra khỏi bản ngã của bạn. Điều quan trọng hơn là kiếm tiền hơn là suy nghĩ nó đúng

48 Likes

VTC zone là bên team a Tony đúng không?
Gặp nhau trên diễn đàn này kia mà chưa có dịp gặp gỡ giao lưu ngoài đời

39 Likes

PHONG CÁCH ĐẦU TƯ

Bạn thuộc phong cách đầu tư nào ? đã bao giờ bạn tự hỏi mình thuộc khẩu vị tố chất tính cách bản thân phù hợp phương pháp đầu tư như thế nào chưa ?

Có lẽ phong cách đầu tư được xây dựng trên đặc điểm tính cách và tâm lí mỗi người, tự mỗi người sẽ xây dựng nên Style đầu tư khác nhau. Ví dụ nếu bạn muốn giao dịch liên tục và không đủ kiên nhẫn chờ đợi kết quả trong vài tháng, một năm hoặc hơn thế nữa chắc hẳn bạn không thích hợp phong cách đầu tư giá trị.

Nếu không xác định được đâu là phòng cách phù hợp với bản thân thì khó có thể xác định lâu dài và tìm kiếm đc thành quả từ hành động trên phong cách đó. Đừng cố tìm " Chén thánh" thay vì vậy hãy tìm thứ phù hợp với chính bản thân mình ắt sẽ hiệu quả.

BỐN PHONG CÁCH ĐẦU TƯ CHÍNH

Tăng trưởng, giá trị, đà tăng trưởng và kỹ thuật

1. Đầu tư tăng trưởng là một trong những phong cách đầu tư được sử dụng phổ biến nhất. Các nhà đầu tư tăng trưởng tìm kiếm những công ty có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu lớn và lợi nhuận lớn. Ví dụ, lợi nhuận 4 quý gần nhất tăng trưởng 25%, ROE > 15%. Nhà đầu tư tăng trưởng xác định mua vào khi doanh nghiệp đang tang trưởng cao và ở trên đó cho đến khi thu được lợi nhuận nhờ tăng trưởng trong tương lai dài hạn. Các nhà đầu tư tăng trưởng sử dụng hầu hết thời gian để lựa chọn cổ phiếu. Khi đã lựa chọn được cổ phiếu thì sẽ xác định đánh theo quý và review khi mỗi kỳ báo cáo tài chính mới ra để xem xét doanh nghiệp có tiếp tục tăng trưởng nhanh chậm thế nào để thay đổi kì vọng từ mua sang bán.

Và tất nhiên những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì chắc hẳn sẽ có tốc độ tăng giá tương ứng, và rủi ro lớn ở phương pháp này là chỉ cần 1 quý tăng trưởng giảm tốc or giảm tăng trưởng thì cp có thể lao dốc rất mạnh. Vì niềm tin và kì vọng của thị trường vào doanh nghiệp đó thay đổi.

2. Đầu tư giá trị: Săn lùng những món hời, đãi cát tìm vàng

Các nhà đầu tư giá trị là những ông trùm chuyên soi cổ phiếu đãi cát tìm vàng. Nhà đầu tư giá trị sẽ kiếm đc cp có thể là có tài sản giá trị lớn đc bán ở mức giá rẽ. Hoặc giá cp giảm mạnh do doanh thu sụt giảm trong 1-2 quý gần nhất, những lý do đột biến làm giá cp lao dốc. Các nhà đầu tư thường mất lòng tin vào khả năng tăng trưởng của công ty và khi chuyện đó xảy ra, giá cổ phiếu sẽ tụt dốc, P/E giảm và cổ phiếu chuyển từ tăng trưởng thành giá trị.

Và lúc này NĐT giá trị lại coi đó là một món hời. NĐT giá trị sẵn sàng chấp nhận những cổ phiếu đó mua được giá rẽ và họ tin rằng giá trị doanh nghiệp sẽ phản ánh vào tương lai khi bắt đầu tăng trưởng, đột biến doanh thu lợi nhuận trở lại. Và chuyện gì cũng sẽ đến thị trường sẽ định giá lại doanh nghiệp khi có sự khởi sắc

3. Đầu tư theo đà tăng trưởng

Các nhà đầu tư theo đà tăng trưởng thích hành động. Họ cố gắng sở hữu những cổ phiếu đang tăng trưởng nhanh nhất trong những ngành phát triển vượt bậc nhất trên thị trường. Khi cổ phiếu hay ngành đó phát triển chậm lại, họ chuyển sang những cổ phiếu tốt nhất khác. Nói cách khác, họ giống như những vận động viên lướt sóng cưỡi lên những con sóng cao nhất và càng lâu càng tốt, rồi kịp thời nhảy ra trước khi sóng quăng họ vào đá.

4. Đầu tư kỹ thuật: Một biểu đồ đáng giá bằng hàng nghìn lời nói

Bất cứ phong cách đầu tư nào cũng có thể tận dụng phép phân tích kỹ thuật. Trên thực tế, hầu hết các chiến lược mua vào và bán ra đều được xây dựng dựa trên phép phân tích kỹ thuật.

Tuy nhiên các nhà đầu tư theo phân tích kỉ thuật Chart hoàn toàn sử dụng chart và các công cụ chỉ báo làm quyết định mua. bán và tìm kiểm chênh lệch trên đó. Họ không quan tâm đến doanh thu lợi nhuận, tỷ số P/E hay bất cứ gì liên quan đến góc độ phân tích cơ bản doanh nghiêp. Khi mua cổ phiếu, các nhà đầu tư chọn những mẫu biểu đồ thể hiện xu hướng tăng giá. Còn khi bán cổ phiếu, họ tin tưởng vào những mẫu biểu đồ thể hiện xu hướng giảm sự tin tưởng của các nhà đầu tư, khi đó, họ sẽ nhanh chóng bán ra. Đặc điểm nhà đầu tư theo kỷ thuật rất nhanh nhạy, mua bán thường xuyên nên đòi hỏi tốc độ và độ nhạy bén rất cao.

48 Likes

Bài viết thú vi, bác nhớ cập nhật thường xuyên cho anh em học hỏi nhé

2 Likes

Cứ mỗi ngày sẽ có những bài viết mới

41 Likes

GIAO DỊCH NHIỀU NĂM CHƯA HẲN ĐÃ THÀNH CÔNG
Trên thị trường chứng khoán, sử dụng các phương pháp giao dịch sai lầm sẽ không mang lại cho bạn thành công.
Nếu sai mà bạn không thay đổi thì bạn không bao giờ có được tỷ suất sinh lợi bền vững và bạn sẽ trở thành nhà giao dịch thua lỗ.
Phần đông các nhà giao dịch không viết nhật ký giao dịch, có thói quen xem xét lại các giao dịch quá khứ, lãng tránh làm điều này như một cách để quên đi các khoản lỗ. Vì thế, họ tiếp tục lặp lại các sai lầm vốn dĩ đã trở thành thói quen xấu.

47 Likes

Chúng ta vẫn hay được nghe về sự thành công của những nhân vật xuất chúng trên thị trường chứng khoán. Vậy đâu là cơ hội cho những người bình thường?

Đừng nghĩ là thiên tài thì không thua chứng khoán!

Nếu bạn nghĩ các thiên tài có thể vào thị trường chứng khoán rồi ung dung dùng trí tuệ siêu việt của mình để “hốt tiền” của thiên hạ thì đó có thể là một suy nghĩ sai lầm. Câu chuyện về Isaac Newton sẽ là một minh chứng thú vị nhất.

Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học… người Anh. Ông được đánh giá là người “vượt lên trên tất cả những thiên tài” và là nhà khoa học vĩ đại, có tầm ảnh hưởng lớn nhất.

Trong vật lý, ba định luật của Newton được coi là nền tảng trong suốt nhiều thế kỷ. Trong toán học, ông đã phát triển phép tính vi phân và tích phân cùng với Gottfried Leibniz. Năm 1703, ông được bầu làm chủ tịch của Hội Khoa học Hoàng gia Anh, một tổ chức của các nhà khoa học vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Năm 1705, ông được Nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ. Nhìn chung, ai cũng phải công nhận Isaac Newton là một thiên tài toàn diện và vĩ đại.

Tuy nhiên, cuộc đời đầy vinh quang đó lại có một chương khá buồn và lại có liên quan đến … thị trường chứng khoán. Isaac Newton kiếm được khá nhiều tiền và đầu tư gần như toàn bộ vào thị trường chứng khoán, cụ thể là cổ phiếu South Sea Bubble…và mất trắng.

Sau vụ thua lỗ khủng khiếp này nhà khoa học đáng kính đã phải thốt lên: “Tôi có thể đo đạc được lực chuyển động của các thiên thần nhưng chẳng thể nào đo đạc được sự điên rồ của con người".

Sai lầm đến từ đâu?

Theo các nhà nghiên cứu thì Newton đã phạm những sai lầm kinh điển như sau:

Quá tự tin (Overconfidence). Đây được coi là một trong những hội chứng tâm lý nguy hiểm nhất trong Tài chính hành vi (Behavioural Finance). Newton có quyền tự tin khi ông đã từng đạt được những thành tựu vô cùng to lớn trong Vật lý, Toán học… Tuy nhiên, có một thực tế khắc nghiệt rằng ngay cả khi đạt giải Nobel Kinh tế thì vẫn thua chứng khoán như thường. Kết quả đầu tư của Quỹ Long-Term Capital Management được các nhà kinh tế Myron Scholes và Robert Merton thành lập vào năm 1994 sẽ là minh chứng cho điều này.

Với công trình của mình về các chứng khoán phái sinh, Scholes và Merton dường như đã tìm ra một công thức mang lại một chiến lược kinh doanh vừa an toàn nhưng cũng vừa sinh lợi cao.Tuy nhiên, quỹ này thua lỗ đến 4.6 tỉ USD trong vòng chưa đầy bốn tháng và phải cần đến một gói cứu trợ tài chính để ngăn chặn sự sụp đổ. Thị trường tài chính đôi khi vận động khác với các mô hình khoa học.

Xác định thời điểm sai. Rõ ràng Newton đã vào cổ phiếu South Sea sau khi cổ phiếu này tăng đến hơn 400% so với mức đáy. Các nhà đầu tư khác đã đạt được mức lợi nhuận khủng khiếp và đang chốt lời mạnh mẽ.

Việc xác định cổ phiếu tốt là điều kiện cần nhưng rõ ràng thời điểm tốt mới là điều kiện đủ cho một vụ đầu tư thành công.

Không cắt lỗ quyết liệt. Cắt lỗ nói riêng và quản trị rủi ro nói chung là những bài học quá cũ. Tuy nhiên, nếu quên nó thì chắc sẽ khó sống lâu!

Nhà đầu tư “bình thường” cần những gì để thành công?

Ta có thể dễ dàng nhận thấy một thực tế là không có thần đồng trong đầu tư chứng khoán. Trong khi thần đồng toán học, thần đồng tin học… có thể thấy nhan nhản trên mặt báo thì thần đồng chứng khoán hầu như ít thấy vì chứng khoán cần sự kiên nhẫn, bình tĩnh và kỷ luật. Những thứ này chỉ có thể có khi có sự trải nghiệm cuộc sống chứ hầu như không thể sở hữu ngay khi mới vừa sinh ra.

Dĩ nhiên, sẽ không thể thấy được một người đần độn thành công lớn trong chứng khoán nhưng cũng không cần phải có IQ trên 130 để thành công trên sàn.

Những nhà đầu tư “bình thường” nên rèn luyện cho mình hai đức tính cần thiết là kiên nhẫn và kỷ luật. Đây là hai đức tính mà nếu thiếu nó thì ngay cả khi bạn thông minh như các thiên tài thì cũng phải sớm rời bỏ cuộc chơi.

48 Likes

Trích lại bài viết NC đưa ra quan điểm, nhận định một cách khách quan nhất, trên phân tích tính toán dựa trên kinh nghiệm những lần nhận định thị trường khi trước tết lúc Vnindex chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất lịch sử
Sự hoảng loạn, bi quan tột cùng của sợ hãi… của các bên, mọi thứ im lặng chờ ngày phán quyết

Những khuyến nghị khách hàng mua Trụ Vn30 giá giảm sàn đã minh chứng câu trả lời bảng điện thay cho lời muốn nói
Bài viết tuần trước vẫn còn đó, những comment cả chê bai, xỉa xói, tiêu cực, thậm chí chửi bắt đáy? … nhưng Ad vẫn luôn giữ nguyên 1 nhận định!
Đúng cho câu nói: Chứng khoán sinh ra trong sự sợ hãi lớn lên trong nghi ngờ …
Thật khó hiểu tâm lý nhà đầu tư khi 1200 điểm sẵn sàng mua vào hô lên 1300 hay thậm chí 1500
Vậy mà xuống 1000 đã vội vàng nhận định Dowtrend, tất thảy vĩ mô, thông tin tốt… lúc này chẳng còn giá trị nào ?

Vùng này nếu còn thì còn kỳ vọng cho năm 2021

Có ai cùng suy nghĩ ?

Đánh giá của cá nhân thời điểm hiện tại

Thông tin dịch ra đúng thời điểm khi thị trường giảm nhất, theo kinh nghiệm mỗi lần tin xấu nhất được tung ra mà thị trường giảm nhiều trước đó đã phản ánh phần nào, sau đó tin xấu cũng là đáy của Thị trường

Nhìn lại lịch sử để nhận định thị trường diễn biến hiện tại :

Lần 1: Vnindex giảm từ 940 điểm về 660 điểm ngày 31.3-01.04 là 280 điểm cũng là lúc ra thông tin giãn cách xã hội và sau đó thị trường tăng miệt mài kéo dài sóng 1 Vnindex tăng từ 660 điểm lên 900 điểm tăng 240 điểm tương ứng nhiều cổ phiếu tăng 50%-100%

Lần 2: Sau khi tăng mạnh thì Vnindex rơi vào

Sóng 2 hiệu chỉnh: Vnindex giảm từ 900 về 780 tương ứng 120 điểm và ra thông tin covid ở đà nẵng cũng như số ca bị tử vong, tin tức xấu nhất ra

Tiếp nối sóng 3 tăng là Vnindex từ 780 điểm kéo lên 1200 điểm tương ứng 420 điểm Nhiều cổ phiếu tăng 100%-200%

Lần 3: Hiện tại sóng 4 hiệu chỉnh đang diễn ra theo mẫu hình Ziczac ABC giảm giá, với đáy sóng C đang biến hóa khá tiêu cực khi mà

Tin tức covid cũng tiếp tục được đưa ra, các cổ phiếu dư bán sàn kèm thêm việc chiều này ngắt kết nối hệ thống và có thể ảnh hưởng tới phiên sớm mai

Vnindex đang tạm giảm gần 180 điểm từ 1200 điểm về gần 1020

Đánh giá trong 3 lần thì covid lần 1 với lần 2 tiêu cực hơn hiện tại

Đợt giảm này xảy ra nhanh hơn vì phần nào tâm lý nhà đầu tư mới bán kèm thêm việc margin thị trường thời gian qua

Theo kinh nghiệm của cá nhân trong những lúc tin tức xấu nhất ra, thì hạn chế đọc media với thông tin “có thể” lộ trình đã được set up từ trước kịch bản để lý giải cho đợt giảm và tạo tâm lý hoảng loạn gây thêm cho nhà đầu tư

Lần 1: Covid cả thế giới không biết về nó

Lần 2: Số ca nhiễm và số ca tử vong liên tục được công bố

Lần 3: Tin rằng chính phủ sẽ làm tốt với những kinh nghiệm trước đó và vacxin hiện tại phần nào đã phổ biến dần

41 Likes

Trích lại bài khuyến nghị phân tích rất nhiều Tranh Tím
Một thủ thuật bí mật trong Vẽ Tranh Tím
Theo Sóng Thủy Triều, Xác Định Đúng Thời Điểm Chân Sóng và Đếm Nền Giá Cổ Phiếu

Thời gian qua nếu Quý NĐT trên diễn đàn đều biết đến những bức Tranh Tím trong Triển Lãm Tranh chắc hẳn là vẫn còn ấn tượng với cổ phiếu HSG Tranh cuối và rất nhiều bức Tranh HDC, DIG, DGW,VND, DXG, GVR, DRC, VHM, POW, FRT…toàn là những siêu cổ phiếu từ chân sóng tăng từ 50%-400%

Khuyến nghị mua Ad NC Broker tại phiên 09.09 ngay chân sóng của cổ phiếu HSG với mức lãi hiện tại đạt ~35%
Cùng mình trao đổi về kinh nghiệm và Kỹ năng chọn đúng thời điểm của cổ phiếu chạy.
ví dụ minh họa thực hành là cổ phiếu HSG với mẫu hình VCP thu hẹp độ biến động

Sau khi xác định được giai đoạn 2 tăng giá của cổ phiếu thông qua các đặc điểm.

  1. Giá cổ phiếu đang ở trong xu hướng tăng rõ ràng, được xác định bởi đỉnh sau cao hơn đỉnh trước trong mô hình bậc thang.

  2. Đường trung bình động ngắn hạn nằm trên đường trung bình động dài hạn

  3. Khối lượng tăng đột biến vào những ngày giá mạnh và các tuần tăng giá mạnh, ngược lại khối lượng giảm trong quá trình giảm giá bình thường.

4.Có nhiều ngày và nhiều tuần giá và khối lượng trung bình tăng hơn so với số ngày và số tuần giá và khối lượng trung bình giảm. Thì việc sử dụng các mẫu hình xu hướng. Xem xét những gì xảy ra trong khoảng thời gian tăng tốc của giai đoạn 2

Những đợt thủy triều như những con sóng nhấp nhô liên tiếp làm mực nước cao hơn một cách đều đặn, xu hướng tổng thể là đi lên nhưng bên trong có các xung lực, hoặc các sóng nhấp nhô lên xuống. Nó ví tựa như lực cầu mua vào cổ phiếu đẩy giá nó theo từng đợt, nhấp nhô lúc mạnh lúc ngừng nghỉ chuyển động. Thể hiện cổ phiếu giá lúc tăng mạnh lúc điều chỉnh trở lại, lên xuống nhưng tổng thể vẫn là xu hướng chính tăng theo lý thuyết DOW.

Trong một xu hướng tăng dài hạn sẽ luôn có các hành động giá ngắn hạn hoặc trung hạn gọi là các con sóng bao gồm sự kéo ngược lại pull back của giá và gia cố lại nền giá. Những động thái ngắn hạn này có thể kéo dài 4 hoặc 5 tuần hoặc kéo dài hơn trong nhiều trường hợp khác nhau. Thông thường, các hình mẫu cơ bản hình thành trong giai đoạn 2 tăng giá kéo dài từ 5 đến 26 tuần. Trong những giai đoạn cơ bản này, cổ phiếu về cơ bản sẽ đi ngang trong một thời gian, như thể nó bắt được hơi thở của nó trước khi thực hiện cú đẩy tiếp theo cao hơn. Sự đi ngang của giá giai đoạn này khác hoàn toàn với sự đi ngang ở giai đoạn 1. Cổ phiếu lúc này ở giai đoạn 2 tăng giá, nó tăng dần từng nấc theo kiểu bậc thang, nền sau cao hơn nền trước. Điều này sẽ tiếp tục xảy ra trong cả giai đoạn 2.
Thủ thuật đếm nền giá để bắt nhịp sóng:💪

Sự liên tưởng về chuyển động của giá cổ phiếu qua bốn giai đoạn trong chu kỳ của nó như là đường đi lên xuống của một ngọn núi, từ các vùng đất bằng phẳng đến đỉnh núi và trở lại vùng đất bằng phẳng một lần nữa. Khi đi lên núi ở bên trái sường núi, giai đoạn 2 sẽ luôn có những khu vực nơi con đường bằng phẳng hoặc cao cao lên một chút. Đây là nơi các nhà leo núi sẽ xây dựng một lều trại, nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của việc leo lên đỉnh núi. Đó cũng chính là điều xảy ra với một cổ phiếu. Sau khi đi lên, một số nhà đầu tư mua trước đó có lợi nhuận và chốt lãi, gây ra sự điều chỉnh tạm thời, lúc đó cổ phiếu tạo một nền giá mới. Nếu cổ phiếu đang thực sự ở giữa một cái gì đó đáng kể, xu hướng dài hạn sẽ tiếp tục. Việc tạm dừng ngắn hạn cho phép cổ phiếu tiêu hóa đà tăng trước đó của nó để nó có thể tăng cao hơn khi nó nổi lên từ giai đoạn tích luỹ trước đó.

Khi đi lên tại một số điểm, đà tăng bị dừng lại; cổ phiếu nghỉ ngơi và đạt đỉnh. Điều này cũng giống như khi leo đến đỉnh và không còn núi nữa để leo lên, bây giờ phải quay xuống. Nói chung, điều này xảy ra sau khi có 3 đến 5 nền giá được hình thành dọc theo đường đi trong giai đoạn 2 tăng giá. Các nền giá sau ở giai đoạn này giống với giai đoạn tích lũy của cổ phiếu trước đó và trở nên quá rõ ràng, làm thu hút nhu cầu lớn trong giai đoạn cuối của xu hướng tăng giá.

Nền giá 1 và nền giá 2 thường hình thành sau khi thị trường kết thúc một đợt điều chỉnh, đây là thời điểm tốt nhất để mua vào trong một xu hướng mới. Khi cổ phiếu tạo ra một loạt các nền giá dọc theo giai đoạn 2 tăng giá, nền giá thứ 3 trở nên rõ ràng hơn một chút nhưng thường vẫn có thể giao dịch mua vào được. Theo thời gian nền giá thứ 4 hoặc thứ năm 5 hình thành ,xu hướng đang trở nên cực kỳ rõ ràng nhưng đang ở phần cuối của chu kỳ. Vào lúc này, các nền giá thất bại xảy ra thường xuyên hơn. Một số cổ phiếu có thể bật và kết thúc sau khi chạy nước rút và sụt giảm mạnh tại đỉnh. Bởi vậy, việc đếm nền giá sẽ không cho bạn biết một cổ phiếu đã đạt đỉnh hay còn lên cao hơn nữa. Tuy nhiên nó cung cấp một cách nhìn tuyệt vời để bạn biết được cổ phiếu đang ở đâu trong giai đoạn 2 tăng giá !

Trích một phần trong Giao dịch như một phù thủy chứng khoán

45 Likes

1 trong những cách anh thấy khá hay đó Là quản lý tài khoản theo tuần bằng cách so sánh với biến động tăng giảm trong 1 tuần của Vni! Nếu Vni tăng mà danh mục tăng: Okie
Vni tăng mà danh mục không tăng hoặc giảm nhẹ. Xem xét cơ cấu lại danh mục về tỷ trọng!
Vni giảm mà danh mục đi ngang hoặc tăng thì rất ok!

Cuối tuần dành 30-60 phút làm việc thống kê này anh thấy rất bổ ích! Kể cả với danh mục cầm dài

10 Likes

Em view Vni nhịp tới sao em? Đã tạo đáy xong chưa?

2 Likes

Welcome a, dạo này thấy a đầu tư nhiều case thành công hơn trước hẳn
Có bài viết hay kinh nghiệm nào chia sẻ lên topic này cho mọi người cùng đọc nhé
Nhớ là a có topic F319 tôi đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào, nếu được a copy chia sẻ mấy bài đó nguyên văn, giữ lại cảm xúc dâng trào, khoảnh khắc suy nghĩ tư duy đó lên đấy để cảm nhận, chiêm nghiêm lại nhé a
Tks a, have nice weekend

43 Likes