Kiến thức chứng khoán - Giá FIT là gì?

:bulb:Kiến thức chứng khoán - Giá FIT là gì ?

  • Khi phân tích ngành Điện thì chúng ta cũng đã ngay rất nhiều về cụm từ “Giá FIT” nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hiểu rõ được giá FIT hay chưa hiểu được lợi thế mà nó mang lại cho các doanh nghiệp Điện thì hãy theo dõi bài viết này nhé.

  • Thuật ngữ “Feed-in Tariffs” (FIT) đề cập đến phát triển NLTT và hiện đã phổ biến trên toàn thế giới. Giá điện FIT có thể được hiểu là biểu giá điện hỗ trợ, nó được ban hành đầu tiên tại Mỹ vào năm 1978. Đây là một cơ chế đưa ra nhằm khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), tăng khả năng cạnh tranh của các nguồn năng lượng này với các nguồn năng lượng truyền thống trong phát điện. Cơ chế giá điện FIT thường được áp dụng trong các hợp đồng có thời hạn từ 10 - 25 năm, có thể phân biệt theo loại công nghệ, quy mô dự án, chất lượng tài nguyên cũng như vị trí dự án,… và giá điện FIT cũng có thể được hiệu chỉnh định kỳ. Giá điện FIT hàm chứa 3 yếu tố cốt lõi để phát triển nguồn NLTT, đó là: (i) một sự đảm bảo để nguồn NLTT kết nối với lưới điện; (ii) một hợp đồng mua bán điện dài hạn; và (iii) một mức giá bán điện hợp lý cho nhà đầu tư.

:white_check_mark:Giá FIT tại Việt Nam

  • Ngày 10/9/2018, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg (Quyết định 39) về điều chỉnh giá FIT so với Quyết định 37 cho các dự án điện gió có ngày vận hành thương mại trước ngày 01 tháng 11 năm 2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Cụ thể:
  • Đối với các dự án điện gió trong đất liền: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện bằng VNĐ, tương đương 8,5 UScents/kWh.

  • Đối với các dự án điện gió trên biển: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện bằng VNĐ, tương đương 9,8 UScent/kWh.

:white_check_mark:Khó khăn

  • Thị trường NLTT cần có các chính sách đủ dài và tương đối ổn định với thủ tục pháp lý rõ ràng để tăng sự quan tâm của các nhà đầu tư, cơ chế giá điện FIT ở nước ta trong thời gian qua chưa đưa ra được định hướng lâu dài.

:white_check_mark:Cải thiện

  • Đảm bảo kiểm soát được sự gia tăng công suất điện từ NLTT, cũng như đảm bảo kiểm soát được chi phí tổng thể của chính sách.

  • Thiết kế linh hoạt theo từng loại dự án cụ thể cũng như quy mô của các dự án để có thể điều chỉnh.

  • Việt Nam có thể xem xét duy trì song song cả cơ chế giá điện FIT cho các dự án quy mô nhỏ và hình thức đấu giá đối với các dự án có quy mô lớn.

  • Cơ chế phải kiểm soát được sự phát triển tại từng khu vực, từng vùng, miền theo từng giai đoạn. Tránh việc chỉ tập trung tại các vị trí thuận lợi cho việc kết nối lưới.

:point_right:Góc nhìn cá nhân

  • Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc đẩy nhanh sự tham gia của các nguồn NLTT cho phát điện đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc đáp ứng nhu cầu điện năng mà còn đảm bảo cho phát triển bền vững của nền kinh tế.

Để thúc đẩy phát triển NLTT cho phát điện, cơ chế giá mua bán điện FIT là một công cụ quan trọng được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam trong thời gian qua cũng đã áp dụng FIT để kích thích phát triển NLTT và chúng ta cũng đã đạt được những kết quả khả quan nhất định. Nhưng có thể thấy, qua giai đoạn 10 năm triển khai, cơ chế giá FIT được ban hành cũng còn có nhiều hạn chế, bất cập.

  • Từ đó cần có những chính sách thúc đẩy phát điện từ NLTT nói chung và giá điện FIT nói riêng, nhằm đảm bảo sự phối hợp tối ưu giữa các nguồn năng lượng truyền thống và tái tạo trong phát điện cũng như khuyến khích phát triển NLTT một cách bền vững và có hiệu quả.

#dien #GiaFIT #FIT #nganhdien

1 Likes

FIT hôm nay 29.5.2023 trần rồi