[Kiến thức] Lehman brothers và khủng hoảng kinh tế 2008


Screen Shot 2023-01-30 at 13.41.41

Tìm hiểu sơ lược về khủng hoảng kinh tế 2008, cuộc khủng hoảng xoá sổ hơn 20 triệu việc làm và dồn khoảng 5000 người vào bước đường cùng, phải tự tử. Lúc đó tôi mới học lớp 2, tôi chỉ nhớ mẹ tôi mua nền nhà ở chợ giá 26 triệu đồng. Mãi đến sau này mới thấy kinh khủng khi hiểu được điều đó có ý nghĩa là gì.

Vào đề

BỐI CẢNH

Trở về năm 2000, khi bong bóng dotcom bị vỡ, chứng khoán Mỹ lao dốc. Năm 2001, khủng bố đánh sập tháp đôi, đẩy mọi người tới bờ vực của sự tuyệt vọng.

Giữa lúc người dân bi quan và sợ hãi, không biết nên đầu tư vào đâu. FED giảm lãi suất về 1%, kích thích nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và sản xuất.

Lãi suất thấp mà chứng khoán không hấp dẫn, tối ưu nhất là đầu tư vào nhà đất. Thị trường bất động sản những năm đó rất sôi động, người người vay mua nhà, giá nhà tăng rất nhanh. Người đẻ chứ đất không đẻ, việc sở hữu bất động sản về lâu dài luôn là lợi thế.
Nghĩ như vậy nên chị Vi, một dân thường đã đến vay của ngân hàng 1 tỷ để mua nhà, tài sản thế chấp là căn nhà định mua, hiện tại trị giá 2 tỷ. Ngân hàng vui vẻ giải ngân vì nếu chị Vi không trả được nợ, ngân hàng sẽ thu được căn nhà mà trong tương lai giá trị có thể lên đến 4 tỷ, 6 tỷ. Khoản vay này gọi là mortgage – vay thế chấp tài sản.

Có rất nhiều người nghĩ như chị Vi, nên nhu cầu vay tiền tăng nhanh chóng. Tuy nhiên room tín dụng của ngân hàng có hạn, trong khi khoản vay mua nhà của chị Vi sẽ tồn tại trong sổ sách của hàng ít nhất là 05 – 30 năm nữa, cản trở họ cho vay thêm khách hàng mới. Không thể đứng nhìn những đối thủ chiếm hết thị phần, ngân hàng đã bán những cái mortgage như của Vi cho Fannie Mae và Freddie Mac. Hai tổ chức này sẽ mua tất cả những cái mortgage đó, bất kể tốt (A) hay không tốt (B), họ gọi chung là MBS – Mortgage Backed Security. Sau đó MBS được đem đi phân phối cho nhà đầu tư, cụ thể là investment bank (trong đó có Lehman Brothers), các hedge funds, pension funds (quỹ), công ty bảo hiểm khắp nước Mỹ và trên thế giới.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò xếp hạng những khoản mortgage đó, họ hoạt động vì tính minh bạch của thị trường tài chính, vì lợi ích của các bên liên quan.

Thêm phần phức tạp cho sự việc vốn không hề đơn giản. Công ty bảo hiểm lại thức hiện thêm một nghiệp vụ là phát hành CDS – Credit Default Swap. Họ sẽ phải chi trả khi tổ chức phát hành MBS bị vỡ nợ. Khả năng vỡ nợ là rất thấp và trong tình hình tươi sáng như vậy, chẳng ai nghĩ nó sẽ xảy ra nên công ty bảo hiểm phát hành rất rất nhiều CDS.

Tổng kết lại, chúng ta có:

  • Chị Vi, người vay mua nhà.

  • Ngân hàng cho chị Vi vay tiền.

  • Investment bank và các nhà đầu tư khác.

  • Tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

  • Công ty bảo hiểm.

DIỄN BIẾN VÀ SỰ SỤP ĐỔ

Mọi việc đang được vận hành rất ổn định. Đặc biệt, họ còn áp dụng ballon payment, tức là người vay tiền chỉ cần trả lãi trong suốt kỳ thanh toán, khi khoản vay tới hạn mới trả tiền gốc. Ví dụ chị Vi vay 1 tỷ (lãi suất 1%) trong 10 năm, thì từ năm đầu tới năm thứ 9, mỗi năm chỉ cần trả 10 triệu tiền lãi, năm cuối cùng mới trả 1 tỷ. Gánh nặng tài chính không đáng kể càng khiến người vay tiền mạnh dạn hơn, tình hình kinh doanh của các tổ chức liên quan hết sức tươi sáng. Mặt khác, nhiều người có điểm tín dụng không tốt cũng được cho vay tiền luôn, với một mức lãi suất cao hơn.
Như đã nói trên, trong đám MBS có những khoản vay xếp hạng A, khả năng trả nợ tốt, thì lãi suất sẽ thấp. Những khoản vay hạng B rủi ro hơn thì lãi suất lại cao hơn. Đáng chú ý, những tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Moody’s, Fitch, S&P đã bị nghi ngờ gian lận khi xếp hạng tốt cho những khoản vay hạng C siêu rủi ro.

Tuy nhiên mọi thứ vẫn diễn biến tốt, thời kỳ 2004 - 2007, doanh thu của Lehman Brothers trên thị trường vốn tăng 56%, lợi nhuận kỷ lục trong các năm 2005 – 2007.

Nương theo tình hình này, công ty bảo hiểm đã tham lam vô độ khi trên 1 hợp đồng vay mua nhà, họ đã phát hành tới 31 cái CDS. Họ tin tưởng rằng những ngân hàng như Lehman Brothers là vô cùng vững mạnh, không thể phá sản được.

Vật cùng tất biến, vật cực tất phản. Khi bong bóng đã quá lớn, FED tăng lãi suất lên khoảng 5% cuối năm 2005. Ballon payment trở thành con dao hai lưỡi, áp lực lãi vay và tiền gốc sắp đến hạn khiến người vay như chị Vi điêu đứng. Người muốn mua nhà (cầu) không còn nhiều nữa, cung nhà tăng, điều tất yếu là giá nhà sẽ giảm. Không muốn trả một số tiền lớn cho một căn nhà không còn giá trị như trước, Vi tuyên bố “Tui bể nợ rồi, mấy người lấy nhà đi!”. Vi toang.

Ngân hàng ôm rất nhiều căn nhà như vậy, rao bán để lấy tiền mà chả ai mua cả, giá nhà tiếp tục lao dốc. Ngân hàng cũng toang.

Nhà đầu tư mua MBS thua trắng. Mà tiêu biểu nhất là Lehman Brothers.

Lúc này đáng ra những công ty bảo hiểm phải đứng ra chi trả, tuy nhiên số tiền vượt ngoài sức tưởng tượng của họ chứ đừng nói đến chi trả. Trên 2000 tỷ USD tài sản thực, họ phải chi trả đến 62.000 tỷ USD (hơn GDP toàn cầu thời điểm đó).

FED phải hạ lãi suất, bơm tiền cứu nền kinh tế, cứu công ty bảo hiểm, cứu Fannie Mae, Freddie Mac,…

Và đó là cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Lehman Brothers không phải là nguyên nhân mà chỉ là một mắc xích trong chuỗi thất bại dài mà thôi.

Chú thích:

Bong bóng dotcom: bong bóng thị trường cổ phiếu khi các cổ phiếu của các công ty công nghệ cao, nhất là các công ty mạng, thậm chí là chỉ cần có chữ .com trong tên là sẽ được đầu cơ.

Investment bank: Ngân hàng đầu tư, là trung gian tài chính để thực hiện bảo lãnh, làm trung gian giữa các tổ chức phát hành chứng khoán và nhà đầu tư

Hedge funds: Các quỹ phòng hộ, quỹ tự bảo hiểm rủi ro hay quỹ đối xung là các quỹ đầu tư tư nhân được quản lý chủ động.

Pension funds: Quỹ hưu trí, còn được gọi là quỹ hưu bổng ở một số quốc gia, là bất kỳ kế hoạch, quỹ hoặc chương trình cung cấp thu nhập hưu trí. Các quỹ hưu trí thường có số tiền lớn để đầu tư và là nhà đầu tư chính trong các công ty niêm yết và tư nhân.

MBS – Mortgage Backed Security Bảo đảm thế chấp là một khoản đầu tư tương tự như trái phiếu được phát hành dựa trên cơ sở một hoặc một nhóm các khoản thế chấp.

CDS – Credit Default Swap - hoán đổi rủi ro vỡ nợ) là một công cụ bảo hiểm rủi ro, ví dụ như nhà đầu tư mua trái phiếu của một công ty, họ có thể bảo hiểm cho việc công ty phát hành trái phiếu bị phá sản bằng cách mua CDS cho trái phiếu đó

Ballon payment (Khoản trả nợ tăng vọt) là lần chi trả lớn ở cuối kì vay của một khoản vay nợ tăng vọt, như là vay thế chấp, vay thương mại, hay những dạng vay dư nợ giảm dần khác.

6 Likes

Liệu rằng năm 2023 có như năm 2008 không?

4 Likes

Sự kiện SBV phá sản gợi nhắc chúng ta về chủ đề này, rất khó để đo lường ảnh hưởng, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia nhận định thì khả năng domino là khá thấp do ngành ngân hàng hiện tại có nhiều tiến bộ về cơ chế, khả năng thanh khoản và quy mô của SBV là không lớn.

4 Likes

Đây là hệ luỵ tất yếu của việc tăng lãi suất nhanh của FED

  • Làm giảm thị giá trái phiếu mà ngân hàng đang nắm giữ
  • Ngân hàng nhận tiền gửi của các start-up công nghệ, crypto → họ gặp khó thì họ rút tiền
  • Ngân hàng cũng cho vay các start-up nói trên, họ gặp khó và không trả được nợ

Thị phần của SVB không lớn, FDIC mạnh tay xử lý có thể là một tín hiệu tốt. Còn ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam như thế nào, hãy chờ-và-xem

4 Likes

dự đoán thứ hai thế nào đây ae

3 Likes

xanh doji rồi thứ 3 giảm

3 Likes

Oh, bài lên từ 30/01, Gia Cát Dự đây chứ đâu :grinning:

4 Likes

bài này viết từ vụ ngân hàng thuỵ sĩ rồi, mình re-up từ nhóm HSX O’clock của mình trên facebook

4 Likes

topic này cũng hay mà sao mọi người ít đọc nhỉ, không thích ak

4 Likes

waiting for event of default

4 Likes

Đang quan tâm đến động thái của Warren Buffett hơn là FED họp lãi suất, tin lãi suất thời điểm này không quan trọng

3 Likes