Kiến thức quan trọng tromg giai đoạn sắp tới, ko hiểu rất dễ chết

Gần đây nhất, việc DIC Corp không tổ chức thành công EGM 2022 vì không đủ túc số 50%, đồng thời có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật, không công bố Biên bản EGM, đã cho thấy tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhỏ lẻ tại DIC Corp nhiều khả năng hiện đã rất lớn .
Tính theo giá pha loãng sau các đợt DIC Corp trả cổ tức bằng cổ phiếu, giá điều chỉnh lô cổ phần này chỉ còn 16.400 đồng/CP . 07/10 90 triệu CP giá vốn 16k được phép giao dịch .
Việc phát hành riêng lẻ/ESOP giúp nhà chủ DIC Corp dễ dàng lấy lại tỷ lệ sở hữu, mà không cần mua gom giá cao trên sàn .
Bán CP qua sàn rồi mua lại qua phát hành thêm với ESOP giá rẻ :joy: :joy: :joy: , chơi như này thì nhà bác Tuấn vô địch thiên hạ :heart_eyes: :heart_eyes: , ai chơi lại .

Tuấn nào cũng tham như nhau haha

Doanh nghiệp bảo hiểm hưởng lợi lớn nhất từ lãi suất tăng khi tài sản 99% nằm ở sổ tiết kiệm và trái phiếu hưởng lãi cao. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh qua từng năm, toàn cổ phiếu cơ bản trả cổ tức cao. Dòng này không tăng thì thị trường này không nên đầu tư con nào hết: BMI BVH MIG…

Vậy thì cụ mua và bắm giữ lâu dài đi. Trong tương lại cụ sẽ đc như vậy mà. Mua phát hành thêm 15k sang năm lại chia 25 ,% giá vốn còn có 11, cũng sẽ như nhà bác tuấn thôi. Tại cứ thích lướt cơ

Mua đấy là mua phát hành riêng lẻ với Esop , mua được chắc em bán nhà em mua quá :grin: , nhỏ lẻ tuổi gì mà mua được , còn mua phát hành thêm thì thôi , mua xong giá nó chỉnh lại , hàng bị giam thêm mấy tháng :joy: :joy: :joy: :joy:

Thì đấy, cụ ko thích cầm lậu sao mà ăn được. Công ty đã nói rõ chia 25% cổ tức từ h đến 2025, chưa kể phát hành thêm. Thì cứ ôm thôi. Dig mới có hơn 600tr cổ thoii. Chia đến 2025 mới có tỷ cổ, số voi nvl hay vĩnh thì còn đặc chán.

Ngành nào hưởng lợi từ việc ngân hàng tăng lãi suất?

Doanh nghiệp bảo hiểm hưởng lợi lớn nhất từ lãi suất tăng khi tài sản 99% nằm ở sổ tiết kiệm và trái phiếu hưởng lãi cao. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh qua từng năm, toàn cổ phiếu cơ bản trả cổ tức cao. Dòng này không tăng thì thị trường này không nên đầu tư con nào hết: BMI BVH MIG…

Dương Trang | 07:46 27/09/2022

Theo chuyên gia, sau khi Ngân hàng Nhà nước có động thái tăng lãi suất, nhóm ngành bảo hiểm và một số nhóm ngành có lượng tiền mặt dồi dào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Ngành Bảo hiểm được hưởng lợi khi lãi suất ngân hàng tăng. (Ảnh: Int)

Vừa qua Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hoàn tất kỳ họp chính sách tháng 9. FED chính thức tăng lãi suất thêm 0,75%, qua đó đưa khung lãi suất điều hành lên 3-3,25%. Đồng thời, FED nâng dự báo khung lãi suất trong năm 2022 từ 3,4% (trong kỳ họp tháng 6) lên 4,4% trong kỳ này, cho tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong 2 kỳ họp còn lại của năm 2022.

Khi đồng USD được neo ở mức cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Để tránh tình trạng khối ngoại sẽ tiếp tục rút ròng và đồng thời ổn định tỷ giá USD/VND, tăng sức mạnh cho VND, Chính phủ đã quyết định tăng lãi suất điều hành. Theo đó, trần lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng đã tăng 0,3%/năm lên 0,5%/năm.

Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng 1%/năm lên 5%/năm. Sau thông báo của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại đã triển khai chính sách lãi suất tiền gửi mới.

KienlongBank ngày 23/9 điều chỉnh tăng lãi suất huy động với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Với kỳ hạn ngắn 1-5 tháng, lãi suất được điều chỉnh tăng kịch trần lên 5%/năm, tương ứng thêm 1% so với trước; kỳ hạn 1 tháng tăng thêm 0,2-0,5%. Lãi suất các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và 13 tháng cũng được điều chỉnh tăng 0,2%.

BacABank cũng điều chỉnh lãi suất huy động kỳ hạn dưới 1 tháng lên kịch trần là 0,5%/năm. Các kỳ hạn từ 1-6 tháng tăng thêm 0,5-0,8% lên 4,5-4,8%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,3% lên 6,8%/năm. Kỳ hạn 12-36 tháng tăng thêm 0,2% lên lần lượt là 7,1%/năm và 7,2%/năm.

Theo chuyên gia của SSI, việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến thị trường nói chung và các ngành nói riêng. Tuy nhiên mỗi ngành sẽ có tác động khác nhau. Nhóm ngành Bảo hiểm và một số nhóm ngành có lượng tiền mặt dồi dào được hưởng lợi từ câu chuyện tăng lãi suất huy động.

Về mặt lý thuyết thì nhóm Bảo hiểm sẽ hưởng lợi chính vì là đây là những doanh nghiệp cầm tiền và gửi tiết kiệm nhiều nhất. Vì ngành bảo hiểm là ngành kinh doanh tiền, họ huy động tiền qua các sản phẩm bảo hiểm (bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ,…). Hơn nữa, ngành bảo hiểm kinh doanh chắc chắn đa phần các doanh nghiệp sẽ gửi tiết kiệm và mua trái phiếu, ít khi đầu tư cổ phiếu và các tài sản rủi ro.

SSI cho rằng động thái tăng lãi suất tiền gửi sẽ tạo tiền đề cho các ngân hàng thương mại tăng lãi suất đầu ra, ngoại lệ vẫn giữ ổn định đối với một số các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên. Do đó, các doanh nghiệp hưởng lợi từ động thái này không phải là doanh nghiệp có lượng tiền gửi lớn nhất, mà là các đơn vị đang có quy mô tiền ròng lớn nhất (tiền, tương đương tiền trừ đi các khoản vay nợ có lãi suất) do cần bù trừ với tác động từ khả năng ngân hàng tăng lãi suất đầu ra.

SSI đã thống kê các đại diện đang thuộc top doanh nghiệp có lượng tiền ròng lớn nhất trên 3 sàn. Cụ thể:

Nhóm ngành ảnh hưởng ngắn hạn bởi câu chuyện tăng lãi suất, đó là nhóm Ngân hàng. Theo đó, mô hình kinh doanh của ngành ngân hàng bao gồm phần chính là huy động và cho vay ăn chênh lệch lãi suất. Việc tăng lãi suất huy động sẽ làm tăng chi phí bắt đầu tăng lên trong khi chủ trương của Chính phủ và Thủ tướng cũng đã yêu cầu không tăng lãi suất cho vay và thậm chí sẽ giảm lãi suất cho vay với những nhóm ngành bất lợi từ đợt COVID để kinh tế phục hồi.

Tiếp theo là nhóm Chứng khoán và Bất động sản: trong tài sản bao gồm tài sản an toàn và tài sản rủi ro. Khi tăng lãi suất huy động thì sẽ tăng lãi suất an toàn lên dẫn đến việc huy động tài sản an toàn như kênh gửi tiết kiệm sẽ tăng lên và điều tất yếu thì tài sản rủi ro như chứng khoán bất động sản sẽ bị bán và chuyển dần qua tài sản an toàn nên sẽ những bất lợi trong ngắn hạn.

Cuối cùng là nhóm Bảo hiểm, Xây dựng hạ tầng, Điện năng, Nông nghiệp… và những nhóm ngành hưởng lợi từ câu chuyện lãi suất.

bọn đa cấp này còn lập nick ảo khen thằng Tuấn tử tế nữa mới sợ á

1 Likes

Ko chơi lại thì nghỉ thôi)))) ai bảo các ông bán nhà mà chơi)))) dù sao chứng khoán vẫn là kênh hấp dẫn


Lãnh đạo là tay chơi cổ phiếu nhé ae :))

cho điểm 10? quá chuẩn . DIG 120 tranh nhau múc giờ 30 còn chê . nó phản ánh BĐS giai đoạn tới . có khi 30 vẫn đắt

120 về 60 thấy rẻ quá, húc múc xúc, về 30 lại tiếp tục thấy rẻ húc múc xúc tiếp, cho đến khi nó về giá trị thực là khoảng 2x thôi :slight_smile:

1 Likes

đắt chán nha bác, có bắt đáy cũng đừng thèm DIG, thiếu gì con. Nó về 20k sớm. Nhường cho các cao thủ đu đỉnh DIG bán nhà vào mua kkk.
30 về 20 là giảm có 50% nữa thôi. chắc mấy ổng gồng đc

Dig bẩn dig xấu từ a-z rồi; đủ các kiểu; mn ko phải trẻ trâu nữa nên ông ko cần mất công đi khuyên họ; chơi thì chịu; nếu ông có ý tốt thì phan tich một dnghiep dang dtu 5-10 năm xem sao de anh em theo; còn ko thì đi làm viec khác

Thế sao lạp pic bảo anh em cbi bắt đáy dig; gioi thì phan tích 1 con cầm dài 5 năm xem nào;

Ngu, vào đọc Pic chưa? cả 20 cổ trong ấy và tao nói rõ DIG không ưu tiên ?

5 năm ai chả phân tích được, :)) bởi 5 năm sau đúng sai thì có ai biết ai nữa đâu.

Không hiểu rõ vấn đề thì ai đó phím hay như nào thì mày cũng đu đỉnh thôi.

Liệu có hay không thằng Ăn Bẩn lợi dùng tín nhiệm, hô hào để lừa đảo Fo. Thu phí room trốn thuế nhà nước. Rất cần các Fo là luật sư, phóng viên, nhà báo vào điều tra cặn kẽ để làm rõ

Nó về 20k sớm, năm sau về 10-1x. rồi đi ngang vài năm. 2025 ae giàu hết, cổ đông DIG còn chưa về nổi bờ, 2025 lúc đó có giá 30k cho mà chốt là vui rồi

1 Likes

Lãi suất tăng, nhóm doanh nghiệp dự trữ nguồn tiền mặt dồi dào kỳ vọng hưởng lợi lớn

25-09-2022 - 00:06 AM | Thị trường chứng khoán

[Chia sẻ21](javascript::wink:

ĐỌC BÀI - 9:18

Lãi suất tăng, nhóm doanh nghiệp dự trữ nguồn tiền mặt dồi dào kỳ vọng hưởng lợi lớn

Việc dự trữ được nguồn tiền mặt dồi dào có thể giúp nhiều doanh nghiệp phòng thủ tốt và thậm chí hưởng lợi khi lãi suất tiết kiệm tăng.

[TIN MỚI](javascript:void(0))

  • Chỉ sau vài tháng giông bão, cổ phiếu “trà đá” lại tràn ngập thị trường

Chỉ sau vài tháng giông bão, cổ phiếu “trà đá” lại tràn ngập thị trường

  • Ông Petri Deryng: Việt Nam là một trong những thị trường tốt nhất thế giới, PYN Elite Fund đầu tư nhắm tới dài hạn với lợi nhuận 200-300%

Ông Petri Deryng: Việt Nam là một trong những thị trường tốt nhất thế giới, PYN Elite Fund đầu tư nhắm tới dài hạn với lợi nhuận 200-300%

Hành trình tìm kiếm động lực tăng trưởng của MWG

Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày 20 - 21/9, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định lần thứ 3 liên tiếp nâng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản. Chủ tịch Jerome Powell cam kết Mỹ sẽ “đè bẹp” lạm phát, đồng thời phát tín hiệu trong thời gian tới lãi suất có thể tăng mạnh mẽ hơn nữa so với dự báo của nhà đầu tư.

Ngay sau đó, lần đầu tiên sau 2 năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định tăng loạt lãi suất điều hành gồm trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn. Cụ thể, từ ngày 23/9, trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng sẽ tăng thêm 1 điểm phần trăm lên 5% một năm. Riêng quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa cho tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5% một năm.

Với khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, trần lãi suất được nâng từ 0,2% lên 0,5% một năm. Bên cạnh đó, hai loại lãi suất điều hành khác gồm lãi suất tái cấp vốn; tái chiết khấu cũng tăng thêm 1 điểm phần trăm, lên tương ứng 5% một năm và 3,5% một năm. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng tăng từ 5% lên 6% một năm.

Đáng chú ý, việc tăng lãi suất lại tạo ra động lực tích cực cho nhóm cổ phiếu doanh nghiệp nắm giư nhiều tiền mặt. Thực tế, giá trị khoản mục tiền mặt - tài sản được xem là có tính an toàn cao trong giai đoạn trồi sụt như hiện tại. Như vậy, việc dự trữ được nguồn tiền mặt dồi dào có thể giúp nhiều doanh nghiệp phòng thủ tốt và thậm chí hưởng lợi khi lãi suất tiết kiệm tăng. Ngay trong phiên cuối tuần 23/9, loạt cổ phiếu các doanh nghiệp bảo hiểm hay những cái tên nắm giữ lượng tiền mặt khủng cũng đã tăng điểm tích cực, nhiều mã còn tăng kịch trần.

Lãi suất tăng, nhóm doanh nghiệp dự trữ nguồn tiền mặt dồi dào kỳ vọng hưởng lợi lớn - Ảnh 1.

Diễn biến tích cực của cổ phiếu bảo hiểm, BĐS KCN hay VEA trong phiên 23/9

Đại gia ngành ô tô đều đặn thu nghìn tỷ từ lãi suất gửi tiết kiệm hàng năm

Có thể lập tức kể tới “đại gia” ngành ô tô là Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM, mã chứng khoán: VEA). Ghi nhận tại thời điểm cuối quý 2/2022, VEAM đang nắm giữ gần 14.700 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi, tăng gần 2.500 tỷ so với hồi đầu năm và chiếm 49% tổng tài sản của doanh nghiệp. Lượng tiền gửi khổng lồ kể trên đã giúp VEAM kiếm thêm hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận tài chính hàng năm. Riêng trong năm 2021, VEAM đã thu về hơn 700 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng. Trong năm trước đó, lãi tiền gửi ngân hàng của VEAM thậm chí lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Trong trường hợp lãi suất tiền gửi nhích lên sẽ giúp VEAM thu về thêm khoản lợi nhuận không nhỏ từ tiền gửi ngân hàng.

Cơ cấu tài chính cũng tương đối lành mạnh khi nợ vay chỉ hơn 200 tỷ đồng. Đồng thời, VEAM hiện đang nắm giữ tới 30% vốn góp tại Công ty Honda Việt Nam, 20% tại Công ty Ô tô Toyota Việt Nam và 25% tại Công ty TNHH Ford Việt Nam – đều là những hãng xe có lượng tiêu thụ hàng đầu tại Việt Nam, do đó nghiễm nhiên “ngồi không” thì doanh nghiệp cũng thu hàng nghìn tỷ đồng từ các công ty liên doanh liên kết trên, kèm theo đó là lượng tiền không nhỏ đổ về từ cổ tức.

Nhóm bảo hiểm cùng kỳ vọng hưởng lợi lớn

Ngoài ra, một nhóm cổ phiếu được đánh giá có thể hưởng lợi lớn từ xu hướng tăng lãi suất ngân hàng là ngành bảo hiểm khi lợi nhuận đến từ 2 kênh đầu tư chủ yếu sẽ tăng lên khi nhiều công ty chủ yếu đầu tư bằng cách mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy lãi, một số còn có đầu tư cổ phiếu hay bất động sản nhưng tỷ trọng không lớn.

Theo thống kê tại thời điểm cuối quý 2/2022, số dư tiền, tương đương tiền, tiền gửi và trái phiếu của các công ty bảo hiểm thường chiếm phần lớn quy mô tổng tài sản, thậm chí trên 70% như trường hợp của BIC, ABI. Nổi bật nhất phải kể đến BVH khi tỷ lệ trên lên đến 89% với tổng lượng tiền và trái phiếu lên đến hơn 172.000 tỷ đồng.

Lãi suất tăng, nhóm doanh nghiệp dự trữ nguồn tiền mặt dồi dào kỳ vọng hưởng lợi lớn - Ảnh 2.

Đặc thù ngành bảo hiểm thường nắm giữ lượng lớn tiền gửi và trái phiếu

Ngoài xu hướng tăng lãi suất, cổ phiếu bảo hiểm còn được kỳ vọng với nhiều câu chuyện hấp dẫn đang chờ đợi như thoái vốn Nhà nước hay nới room ngoại. Bên cạnh đó, việc mở cửa nền kinh tế sẽ diễn ra mạnh mẽ trong nửa cuối 2022 sẽ giúp các hoạt động bán hàng hồi phục qua đó thúc đẩy doanh thu phí bảo hiểm.