Kiến thức quan trọng tromg giai đoạn sắp tới, ko hiểu rất dễ chết

Dậy đi ông cháu ơi, hay ông cháu chết con mẹ nó hàng lươn r

Để Mị nói cho mà nghe

Điểm qua tình hình thế giới

Sau khi nhận thấy mang sự sụt giảm cả thị trường chứng khoán ra doạ mà các ngân hàng trung ương ko nương tay. Giới tài chính bèn đi cửa ngách. Tổng giá trị thị trường chứng khoán thế giới là 60 ngàn tỉ đô. Tổng quĩ hưu cao gấp hàng chục lần như thế. Và có 1 cầu nối nho nhỏ giữa 2 mảng này gọi là LDI ( còn cầu khác em ko nói tới).

LDI là đầu tư theo hướng trách nhiệm pháp lí. Nó là khoản đầu tư của các quĩ hưu trí vốn bị ràng buộc bởi nhiều điều khoản nên lách luật bằng cách mua loại trái phiếu đảm bảo trả đủ tiền hưu cho dù trái phiếu chính phủ đang trả lãi suất âm hay vô cùng thấp. Nhược điểm của LDI là nó gắn theo điều kiện lãi suất, lãi suất cao thì phải tăng kí quĩ lên gấp bội.

LDI ở Anh là 1700 tỉ bảng, ở mĩ là 1800 tỉ bảng. Khi nước Anh tăng lãi suất, điều khoản kí quĩ buộc các quĩ lương hưu phải mang trái phiếu chính phủ ra bán như phá mả mà vẫn sắp vỡ nợ. Vậy là ngân hàng trung ương Anh buộc phải bơm tiền để cứu quĩ lương hưu.

Và thế là người ta hau háu soi vào FED. Quả nhiên hiện tượng FED rút củi đáy nồi giảm hẳn.Nếu 2 ngày đầu tuần FED hút về 180 tỉ đô thì đêm thứ 4 chỉ có 3 tỉ và đêm qua 6/10 chỉ rút có 2 tỉ đô. Nhìn sang tài khoản ngân hàng thì xoạy trục từ âm sang dương. Còn chỉ số tài chính quốc gia công bố ngày 30/9 là -0.0614 điểm, đến đêm qua đã là -0.0626 điểm. Chỉ số tài chính quốc gia mà dương tức đang xiết chặt tài chính, âm có nghĩa nới lỏng. Càng âm càng tháo khoán.

Và thị trường trái phiếu ngửi thấy ngay mùi vị FED có ý xoay trục. Lãi suất chính phủ 10 năm đang 3.90 liền rớt về thủng 3.70 %, bay hơn 20 điểm.

Túm váy lại: thị trường đang tràn trề hi vọng FED sẽ xoay trục. Còn trên thực tế FED phản ứng ra sao thì đành chờ các phiên họp vậy.

1 Likes

Nay tầm 15k tỷ thì ổn e nhỉ.

Vấn đề là đéo có tiền - tiền đéo có thì mua cái gì…

1 Likes

Bè lũ a7 quá kinh dị

1 Likes

Qúa khổ, nhục nhã cho nhà đầu tư theo cổ thiên thời DIG, L14, CEO…các cổ và thị trường phục hồi rất mạnh mà mấy cổ này ko xanh nổi…

nhà chủ tịt đăng ký mua 30tr cổ dig nếu mệnh giá dưới 30. cơ hội cho sâu bọ ăn theo nói leo rôi

Bác a7 ơi, bác có dùng fireant ko? E thấy có hình avatar và tên nick của bác trên fireant

đi nghe theo, k chết con này thì cũng chết con khác

Để Mị nói cho mà nghe

Phiên 21/10 đã đưa VNI về 1019. Vậy chúng ta nhìn giai đoạn tiếp theo như thế nào? Chỉ số là việc của mấy anh lái nên chúng ta ko bàn tới, mà chỉ luận về dòng tiền thôi.

Chúng ta đã nói tới 4 dòng tiền khả dĩ đổ vào VNI, tuy chúng đầy tiềm năng nhưng phụ thuộc khá nhiều vào khoai tây, tức phải tiến hành 1 số biện pháp nào đó để khoái tây nhìn 3 sàn VNI với ánh mắt thú vị. Giờ thì chúng ta nói tới dòng tiền thứ 5.

Dòng tiền này có chi phí rất rẻ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, bởi nó chỉ phụ thuộc vào chị Hồng. Hãy nhìn vào EU. Hơn 50 năm qua, sau khi mr Nixon xoá bỏ chế độ bản vị vàng, châu Âu đã âm thầm triển khai kế hoạch riêng của mình. Các văn bản pháp qui rất quan trọng, thế nhưng quyết định lại chính là những điều khoản ngầm, các luật bất thành văn. Trở thành đối tác thân thiết, bạn bè, hàng xóm hay kẻ xa lạ chính là dựa trên nhưng “lệ làng” như vậy.

Và 1 trong những luật bất thành văn của các nước phát triển G7 chính là: đảm bảo dự trữ vàng quốc gia tương ứng với trọng số GDP trên thế giới. Vậy là suốt từ những năm 80 thế kỉ trước, nước châu Âu nào thừa trọng số thì bán vàng như Anh, Hà Lan. Nước nào thiếu thì phải mua thêm như Ba lan, Séc, Hungary và sắp tới là Đan mạch. Tức ko phải đáp ứng ngay nhưng có lộ trình.

Nếu chúng ta muốn hoà nhập kinh tế với thế giới thì phải mua vàng, sao cho đảm bảo lượng vàng trong tay bằng 4% GDP. Ví dụ GDP 300 tỉ đô thì phải có 12 tỏi trump vàng, GDP 400 tỉ USD thì phải định hướng giữ 16 tỉ đô vàng trong két. Khi đó đám ETF mới thực sự coi rằng đổ tiền vào nền kinh tế nước ta là xứng đáng vì đồng nội tệ được đảm bảo bằng vàng.

Vì sao cần 4% GDP? Rất đơn giản, bởi lẽ trọng số đòn bẩy của vàng là 30 lần. Với mức tương đương 4% GDP, lượng vàng đó đã đảm bảo 120% GDP của đất nước đó tức đấy là quốc gia chơi được. Bản thân nước mĩ cũng ko thoát điều kiện này, và lượng vàng của họ đảm bảo 240% GDP, cao gấp đôi luật ngầm nói trên. Khiến qui ra thóc là 42 trump/oz.

Như vậy 1 khi chị Hồng hỗ trợ đất nước tham gia lệ làng thì chúng ta cần phải có 1 lượng vàng khá nhớn, tức phải bơm ra vài trăm ngàn tỉ đồng để mua vàng. Bơm tiền ra mà ko gây lạm phát thì phải để số tiền đó lưu thông trong hệ thống tài chính như cách FED đã làm. Trong giai đoạn 2008-2020, FED tăng tài sản từ 600 tỉ trump lên hơn 4000 tỉ đô mà ko hề tăng lạm phát.

Học theo FED, chị Hồng bơm tiền qua 6 đại lí chính là Vietcombank, Vietinbank, BID, Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng chính sách. Có thể bổ sung thêm MBB, HDB, STB vào đội ngũ trên vì những lí do khá rõ.

Khi dòng tiền chỉ chạy trong hệ thống tài chính thì trước hết nó ko ảnh hưởng tới lạm phát. Thứ 2 là nó làm tăng dòng vốn của toàn hệ thống ngân hàng lên để đáp ứng các tiêu chí Basel 2, Basel 3 hay luật Dod Frank. Vậy là các ngân hàng khỏi phải năm nào cũng ngồi hóng room, còn tiêu chí xài thế nào thì cứ theo lệ bé ngoan có kẹo, bé hư ko phiếu. Ngoan và hư là xét theo khía cạnh ko để tiền lọt ra khỏi hệ thống tài chính, chỉ loanh quanh với trái phiếu, cổ phiếu và BĐS. Thứ 3 là nó làm tăng tài sản như cổ phiếu chứng khoán và bất động sản mà vẫn kìm hãm lạm phát quanh 1% như nước mĩ giai đoạn 2008-2020. Thứ 4 là NHNN vẫn có thể dùng tín phiếu để điều tiết dòng tiền khi mua ngoại tệ

Túm váy lại: chúng ta cùng chờ xem chị Hồng biểu diễn

4 Likes

bác thông tuệ thật :+1:nhà em thì chỉ đầu cơ nên chuyên nghiên cứu hành động giá là chính,bởi vậy có cái này hơi ngâu nhờ bác thông não với ạ.khi nhnn bán đô như ngu ý của em thì nó giả sử lúc đầu à 23.5k sau khi bán thì nó sẽ là 23,chứ nhỉ ,nhưng thực tế nó lại tăng 24.5 là sao hả bác,em chã hiểu

1 Likes

Nút thắt tỷ giá – lãi suất hiện tại muốn gỡ rối phải đến từ gỡ những điểm rối ở bên dưới tảng băng ngầm thanh khoản. Mà muốn gỡ rối ở tầng ngầm này cần “vốn mồi” để doanh nghiệp và ngân hàng có nguồn tiền luân chuyển lãi suất thấp. Thị trường tiền tệ không thể một mình nó giải quyết được câu chuyện này mà cần một mũi tiêm trợ lực từ phía Nhà nước, thông qua các gói cho vay lãi suất thấp tài trợ từ nguồn ngân sách.

Ngoài ra cũng cần có cách khơi thông cho dòng vốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Một trong số đó là nới lỏng điều kiện thành lập quỹ đầu tư trái phiếu chuyên đầu tư vào trái phiếu rủi ro cao. Có như vậy, những người không đủ điều kiện để mua trái phiếu sau Nghị định 65/2022/NĐ-CP mới có thể quay vòng tiền vào trái phiếu.

Và cuối cùng, những chính sách và định hướng chiến lược kinh tế cần có thông điệp rõ ràng hơn để giảm bớt yếu tố bất định về chính sách, để giảm tính bất ổn kinh tế, nhờ đó giảm tình trạng “trữ thanh khoản” của ngân hàng và doanh nghiệp.

Ở đây cần thấy là cái chu kỳ tăng giá đô la Mỹ và lãi suất không phải sẽ kéo dài mãi. Tùy vào yếu tố mùa vụ, cũng như biến động dòng tiền đầu tư, chuyển lợi nhuận về nước, kiều hối, nhu cầu vốn trong nền kinh tế, cũng như sự tự thân vận động của kênh trái phiếu mà diễn biến tỷ giá và lãi suất sẽ biến động theo.

Nếu lấy đỉnh dự đoán trung bình của lãi suất đô la ở Mỹ thì chúng ta còn cách nó khoảng 1,75-2%. Nghĩa là không quá xa nữa. Đô la Mỹ tăng mạnh do dòng vốn đảo ngược từ nhiều nước về lại Mỹ, nhưng tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2023 lại bị dự đoán thấp hơn một số đối thủ.

Vì vậy tốc độ “chạy vốn” ra khỏi các nền kinh tế khác có thể sẽ dừng lại và thậm chí đảo chiều trong nửa cuối năm sau, khiến đô la Mỹ không còn quá mạnh nữa. Hai điều này sẽ cân bằng lại áp lực tỷ giá và lạm phát hiện nay. Vì vậy, quan trọng là chúng ta không buông tay thả cho tỷ giá, lãi suất ra sao thì ra, mà là địch mạnh thì ta lùi một ít, cố thủ lại những chốt chặn quan trọng và cố gắng chống đỡ chờ tình hình thay đổi.

Điều quan trọng cần lưu ý là áp lực từ đô la Mỹ mạnh và lãi suất đô la Mỹ cao chỉ là yếu tố khách quan bên ngoài, trong khi áp lực thanh khoản thì lại có yếu tố chủ quan nội tại và vẫn cần tích cực tháo gỡ. Đó mới thật sự là tảng băng chìm, trong khi tỷ giá và lãi suất chỉ là bề nổi của câu chuyện.

Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên Đại học Bristol, Anh

1 Likes

Củi của Bác Trọng còn nhiều lắm. Dự là đốt đến sang năm không hết

Để Mị nói cho mà nghe

Do chúng ta neo VNĐ vào USD với biên độ 3%, khi USD tăng mạnh quá thì phải bán bớt dự trữ ngoại tệ. Từ đầu năm tới giờ USD tăng 16% so với Euro, 25% so với Yên Nhật. Nếu hoàn toàn giữ tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ thì chúng ta phải bán 39 tỉ đô theo tiêu chuẩn châu Âu, hay bán 68 tỉ USD từ góc độ người Nhật.

Nhưng trên thực tế media nói chúng ta mới bán có 21 tỉ đô la thôi, còn kém xa lượng cần thiết để ổn định tỉ giá. Vì vậy đành phải chấp nhận vừa bán ngoại tệ, vừa giảm giá VNĐ, vừa nới biên độ từ 3 lên 5%.

Bán ngoại tệ là cách nhanh nhất mà cũng lười nhất. Còn nhiều biện pháp hay hơn nhiều áp vào nền kinh tế. Ví dụ GDP chúng ta chỉ tăng 7%/năm, thế nhưng ngân hàng tăng trưởng tín dụng 14% vẫn thòm thèm. Tức là có 7% ko phát huy tác dụng. Vậy NHNN đặt tiêu chí mỗi năm giảm khoản chênh này đi nửa phần trăm, do đó coi như đồng VNĐ mạnh lên nửa phần trăm. Sau 10 năm chúng ta có đồng tiền tăng giá 5% tương đương ko phải bán 30 tỉ đô để bình ổn tỉ giá.

4 Likes

ôi tuyệt quá…cảm ơn Mị đã thông não :+1:

Để Mị nói cho mà nghe

Nói chung bài báo nói nghe cũng hay, nhất là vấn đề thanh khoản. Còn chuyện đồng bạc xanh mạnh lên tới bao giờ thì nằm ngoài quyền tài phán của FED. Bởi nó phụ thuộc cả chính sách zero-COVID của trung quốc và cuộc chiến U cà. Nếu bệnh dịch ở trung quốc mạnh lên, đồng CNY yếu di tức USD mạnh lên. Chỉ cần súng đạn nổ to hơn ở U cà là đồng Euro tụt dốc tức đồng bạc xanh mạnh lên. Do đó chúng ta ko đặt ra barem thời gian ở đây.

Còn vấn đề trái phiếu em ko dám chém ró nhiều, chỉ nói 1 câu : vận dụng kinh nghiệm từ trung quốc

Để Mị nói cho mà nghe

Vào lúc VNI lại giảm về 1018 trong phiên 21/10 thì càng nổi bật câu hỏi: chúng ta mua chỉ số hay mua cổ phiếu? Nếu các bác mua chỉ số thì cứ việc bán, còn nếu mua cổ phiếu lại là chuyện khác.

Về vĩ mô. GDP tăng trưởng mà VNI xấu sẽ dẫn đến 1 trong 2 khả năng: hoặc VNI sẽ tốt lên theo GDP, hoặc VNI sẽ kéo GDP chìm xuống cho ngang bằng với nó. Chọn cái nào là việc của các bác.

Vấn đề ở đây chỉ là: với các bác đang ôm lỗ thì sao? Nó liên quan khá nhiều đến chuyện các bác đang cầm giữ cổ gì. Về tổng thể, năm 2020 đến mr Buffett còn phải chứng kiến cổ phiếu OXY mình mới mua 1 năm trước giờ đã mất 87% giá trị, media hô hoán ông ta sắp mất quần đùi. “Thần chứng khoán” khi gặp gió ngược còn gặp cảnh ấy thì các bác vẫn thấy mình may chán.

Vấn đề là sau 2 năm mã OXY đã đưa mr Buffett về bờ và bây giờ lại có cơ gấp 5 gấp 3 vào năm 2025. Cho nên mong các bác xem xét kĩ cổ phiếu mình đang nắm có hưởng lợi khi lãi suất tăng hay ko, khả năng về bờ và tăng trưởng ra sao. Cái đó mỗi bác tự xét nên em ko dám có ý kiến ý cò gì cả.

4 Likes

Mơ à mà có quân điểm tăng trưởng tín dụng tăng tương đương vơi tăng trưởng GDP. Ko có chuyện đó đâu nhé. Bơm cật lực 15 % tín dụng mới tăng nổi 6% GDP nhea

1 Likes

Thầy 7 đi bụi rồi ag

Càng lúc càng cần nhiều tiền bơm ra hơn trước để đạt 1% tăng trưởng Gdp :relieved: vậy hướng giải quyết của chính phủ là gì?