Mục tiêu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, ổnt đinh KT vũ mô. Lp 2023 đc chốt là 4,5%, chính phu đã chấp nhận lp tăng. Vnd năm nay sẽ mất giá khoảng 12% , vậy gửi bank ls 9% tưởng ngon nhưng hoá ra lại ko. Các lớp ts như bđs, vâng, cp se có dư địa tăng . Sẽ sớm thôi cơn điên sẽ quay trở lại.
Để Mị nói cho mà nghe
Thì em có nói giảm ngay đâu, mà giảm trong 15-20 năm, mỗi năm giảm nửa điểm. Ví dụ năm nay bơm 15% để tăng trưởng 6% thì năm sau phấn đấu chỉ dùng 14.5% để cũng đạt tăng trưởng GDP 6%. Năm sau nữa chỉ là 14% vốn đổi lấy 6% tăng trưởng và cứ như thế
Về biện pháp trong ngắn hạn là dùng nông nghiệp, nhưng ko định hướng xuất khẩu sang trung quốc. Đầu tư vào nông nghiệp thì 1 đồng mang lại hiệu quả 3-10 đồng là bình thường. Nhằm vào hoa, dược phẩm, tiền chất cho dùng trong hoá sinh ý.
Còn lâu dài phải nhờ đến ngành lọc hoá dầu, sắt thép nhưng tránh mảng đóng tàu. Rồi công nghệ IT nữa , bởi đó là những thứ chi phí thấp nhưng thu nhập cao. Và dễ dàng nhất chính là BĐS, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Túm váy lại: chính BĐS là mũi nhọn nâng cao hiệu suất sử dụng đồng vốn mà lại ít phụ thuộc nước ngoài nhất. Còn đua về mảng công nghiệp thì như bác nói là chính xác.
Càng nói tôi thấy b càng ko đúng. Về lâu về dài nền KT càng phìng to ra thì việc để tăng trưởng 1% GDP càng khó khăn ,càng phải bơm thêm nhiều tiền mới có thể đạt được. Sao mà có thể tăng gpd mà lại giảm mức cung tiền . Mơ à. Lại còn tăng trưởng dựa vào nông nghiệp ,lại mơ à . Biên ln của nông nghiệp thấp và giá thành SP tăng lên rất khó. Muốn cải thiện biên lợi nhuận nông nghiệp cần phải có công nghệ, chuyển đổi số … Các kiểu. Đầu tư những thứ đó cần thời gian ,nguồn lực. Doanh nghiệp VN lấy đâu ra. Nhìn trên sàn 2 thằng hng và hag đi…
Các bác phân tích rất hay, đọc rất thấm. Em có một thắc mắc dòng BDS đang rầm rộ vụ trả nợ trái phiếu đến hẹn và ngân hàng bị thắt room. Vậy liệu có kẽ hở nào nhà nước sẽ cho một số ngân hàng thu mua tài sản của các tập đoàn nợ nhiều với giá rẻ. Chứ ngoài ngân hàng thu mua thì tình trạng đóng băng khó thanh khoản ngay. Tài sản này sẽ vừa giải phóng được lượng tiền của ngân hàng và sau một vài năm lại tăng cung tiền đẩy giá BDS lên. Chính vụ Đại nam bán 2000 lô đất em mới liên tưởng vụ này. Dòng BDS bị ảnh hưởng quả bom TPDN thì những con L14, HDC, L18 ko có vay nợ trái phiếu lại sản phẩm dân sinh nổi trội tại địa phương riêng có ưu thế cạnh tranh thoát khỏi vòng xoáy được không, mời các bác cho ý kiến.
Để Mị nói cho mà nghe
Nghe bác nói mà em thấy buồn cho nền nông nghiệp nước nhà. Em đâu có hô trồng lúa trồng khoai sắn với dưa hấu, bưởi thanh long hay nuôi lợn nuôi gà …. Mấy mặt hàng sản xuất để bán cho thị trường trung quốc thì chưa hề có một thứ nào giúp cho người nông dân làm giàu đại trà cả. Chỉ thấy thi thoảng toàn xã hội hô nhau giải cứu dưa hấu, thanh long, chuối, lợn gà …. mà thôi.
Cho nên em mới nhắc tới trồng hoa, dược liệu, tiền chất cho sản xuất công nghiệp. Thị trường là nhằm vào Âu mĩ. Chỉ có rót hàng vào những thị trường đó mới hỗ trợ cải thiện đời sống người nông dân.
Chúng ta nên học tập người Úc, qui hoạch nông nghiệp của người Úc rất đơn giản. Bọn họ chả lên kế hoạch trồng bao nhiêu đại mạch cao lương, nuôi bao nhiêu bò cừu gì hết. Qui hoạch nông nghiệp của người Úc chỉ có đúng 1 câu: làm sao thì làm, miễn là thu nhập của người nông dân cao hơn mặt bằng xã hội. Kết quả thu nhập trung bình xã hội 60.000 đô thì thu nhập của người nông dân Úc đã đạt 100.000 đô, thế là xong cả 1 chương trình nông nghiệp quốc gia. Tức là chính quyền đi làm thị trường, tìm kiếm đầu ra còn người nông dân chỉ việc ra sức trồng trọt chăn nuôi.
Cho nên việc của nhà nước là tìm mô hình trang trại đảm bảo lương của công nhân nông nghiệp từ 10 đến 20 triệu /tháng rồi nhân bản với những mặt hàng khác nhau. Còn việc trồng khoai lúa như hiện nay chỉ cần giữ an ninh lương thực thôi, xuất khẩu lúa mà nông dân ko giàu thì đừng có phát triển nữa. Và những mô hình trang trại như em nói ko thiếu đâu nhé. Nếu mọi người dám làm thì em sẽ chỉ cho. Khi đó bác sẽ biết thế nào là dùng nông nghiệp để cải thiện và hạ thấp tỉ trọng vốn trên tăng trưởng GDP
Thế thì chờ đến mùa quýt nhé. Đất nước đang phát triển cần kiến thiết hạ tầng trước tiên. Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công đó là bước đi đúng đắn.
Để Mị nói cho mà nghe
Thật xin lỗi, em ko hiểu tại sao bác lại thiếu lòng tin vào nông nghiệp như vậy. Chúng ta đều biết sự hao hụt nông sản sau thu hoạch ở nước ta đạt con số 20%, vậy chỉ cần khắc phục hiện tượng “mất mùa trong nhà” này là tương đương có thêm 20% sản phẩm để xuất khẩu. Năm 2021 ngành nông nghiệp chúng ta xuất khẩu 48.6 tỉ USD , như thế 20% nông sản sẽ là 9.6 tỉ đô la tương đương 3% GDP. Làm thế nào để hạn chế mất mùa trong nhà này?
Thứ nhất là làm hệ thống kho tàng chứa hàng, việc bảo quản tốt sẽ hạn chế sâu bọ chuột cắn phá, rơi vãi cũng như nấm mốc làm hư hỏng hàng.
Thứ hai là dịch chuyển thời điểm bán hàng để đạt biên lợi nhuận cao hơn. Tuần này giá cà chua ở chợ đắt tới 30-40 ngàn đồng/kg, em đành nhắm mắt nhắm mũi mua vì ko để mấy bố con chê tay nghề của mình. Nếu có sẵn nguồn cà chua bảo quản tốt và tung vào siêu thị thì giá 15k đảm bảo sẽ được các bà nội trợ hoan nghênh. Hay ví dụ như mùa vải chỉ bán được 10.000 đ/kg, nhưng dịch khỏi 45 ngày vụ mùa thì giá vải tăng gấp 3-5 lần cũng là hợp lí. Như vậy kho tàng ko chỉ lưu trữ mà còn làm biên lợi nhuận tăng vọt.
Thứ 3 là khâu chế biến nông sản từ sơ cấp tới thứ cấp, mỗi khâu chế biến đều làm tăng giá trị sản phẩm vài chục % tới gấp vài lần. Kể cả hoa quả khâu chế biến đóng túi như Vinamit đều mang lại giá trị gia tăng ko nhỏ. Vậy tại sao bác nói giá trị gia tăng mảng nông nghiệp là nhỏ đây?
Còn về đầu tư công cùng các mã hưởng lợi của nó và trái phiếu doanh nghiệp để các còm sau luận bàn tiếp.
Nên nhớ nông nghiệp chỉ để đảm bảo an ninh lương thực thôi. Chưa có nước nào hoá rồng từ nông nghiệp cả. Nhìn hàn, singapo, trung quốc…đừng ngáo và lý thuyết xuông nữa.
Ờ thì có ai dám bác bỏ chân lí này của bác đâu. Thế nhưng nó chỉ đúng trong dài hạn, còn ngắn hạn bác có thể chỉ cho em bất kì ngành công nghiệp nào có thể làm tăng trưởng 1% GDP chỉ trong 6 tháng? Duy nhất nông nghiệp có thể làm điều đó, và em cũng nói trong ngắn hạn thì nên đẩy mạnh vai trò của nông nghiệp hơn nữa. Gọi là lấy ngắn nuôi dài.
Trên thực tế, chúng ta ko chỉ dựa vào nông nghiệp bởi đã có sự lót ổ. Năm 2023 tới sẽ có bộ đôi Samsung và Apple trổ tài. Chính mặt hàng của Apple có thể nâng GDP 2023 thêm 10-15 tỏi trump nữa, tức 3-5%. Còn Samsung chỉ cần hồi phục thêm chút chút so với 2022 là ổn.
Với khối nội, đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng GDP thuộc về bộ đôi HPG và Viettel. Viettel là hưởng trái ngọt từ đầu tư ở nước ngoài tới lúc thu hoạch, tuy có bị ảnh hưởng bởi tỉ giá USD tăng mạnh. Còn HPG là nhờ ngành thép châu Âu rã đám trước giá điện tăng gấp 10 lần. Thép trung quốc cũng chịu giá điện tăng 15% đẩy chi phí lên.
Túm váy lại: trung quốc đã cho chúng ta bài học sâu sắc về việc BĐS có thể nâng GDP lên và hạ nó xuống dễ dàng như thế nào ở trong môi trường EM. Để còm sau chúng ta chém ró tiếp
Để Mị nói cho mà nghe
Ngành nông nghiệp có thể nhanh chóng tăng GDP, tuy nhiên nó có 1 điểm yếu chí mạng: khả năng liên tục. Ví dụ sau khi tăng 20% nhờ vào việc chống “mất mùa trong nhà” thì năm sau mảng này ko còn gì để đóng góp nữa bởi đã tận dụng 100% thu hoạch. Muốn tăng đóng góp thêm cho GDP ở năm thứ 2 thì nông nghiệp phải tăng sản lượng . Và đây chính là vòng kim cô của ngành nông nghiệp: giới hạn về diện tích đất. Ko có thêm diện tích là ko tăng nổi sản lượng nữa. Nói cho đúng hơn là đào ao nuôi cá thì mất ruộng trồng lúa, trồng rau thì khỏi trồng cây ăn quả nữa. Trong khi đó khối công nghiệp có thể dễ dàng tăng sản lượng nhờ có thêm nhà máy thứ 2, thứ 3 đến thứ N.
Hạn chế về đất của ngành nông nghiệp làm nổi bật một lĩnh vực khác : BĐS. Ngành BĐS có thể dễ dàng tăng giá đất từ 100 triệu /sào thậm chí 100 triệu/ha thành 100 triệu/m2. Tức là nó có thể biến tài nguyên nghèo thành tài nguyên giàu mà ko đòi hỏi phải xây nhiều nhà máy, ô nhiễm môi trường. Kinh nghiệm của trung quốc tăng trưởng GDP như tên lửa với lượng ngoại tệ FDI hạn chế đã chứng minh điều đó. Cho tới lúc này, FDI của trung quốc chỉ 1800 tỉ đô nhưng GDP đã tăng lên hơn 10.000 tỉ đô. Hiệu suất đó ko thể thiếu đóng góp của nhành BĐS
Mà lần sau tranh luận bác nên hạn chế chụp mũ. Chỉ có đám dốt nát con trâu trắng mới hay xài kiểu chụp mũ này để khoả lấp sự vô học vô văn hoá của mình. Bác đừng để tự đánh dồng mình với đám đó
để mị nói cho mày nghe, vén cái váy lên mà chạy
Bạn viết dài, nhưng trả có giá trị mẹ j. Sai bét tè lè nhè. Thoi tôi cũng ko còm b nữa.
Để Mị nói cho mà nghe
Bác này nói như sách, nhưng xa thực tiễn cả vạn dặm. Dùng đầu tư công thì đúng rồi, nhưng triển khai ra sao lại là cả một vấn đề. Thứ nhất đầu tư công là cho dự án mới hay dồn sức để hoàn thiện những dự án đang dở dang? Nếu làm dự án mới thì khâu lập và phê duyệt dự án tốn thời gian, giải phóng mặt bằng càng nhiêu khê có khi vài năm chưa xong. Bài học kinh phí đầu tư công năm nay mãi chưa giải ngân nổi còn lù lù ra đó.
Thứ 2 đầu tư dự án mới thì phải có phân kì đầu tư, có khi lên tới chục năm. Tức số tiền giải ngân thực chỉ là 10-20% phê duyệt thì phát huy tác dụng được bao nhiêu đây? Còn làm dự án cũ thì tác dụng đã phản ánh vào giá các mã chứng khoán hết rồi , nên sẽ ko bế được VNI lên mấy đâu.
Thứ 3 đây là vốn cấp cứu, năm nay còn gắng gượng có, thế nhưng mấy năm sau thì móc đâu ra để triển khai tiếp. Nếu làm thế sẽ có hàng loạt dự án dở dang và chúng ta sẽ lâm vào tình cảnh “thấu chi chiến lược”, tiền ít mà bôi ra quá nhiều dự án nên dẫn tới đồng vốn ko phát huy được tác dụng.
Vì thế dùng biện pháp trọng cầu kiểu đầu tư công chưa hẳn đã là hay, chỉ để media nổ cho sướng tai chứ tác dụng ko thực sự cao mà chi phí lại tốn kém. Hiệu quả hơn là dùng các biện pháp trọng cung. Thứ nhất là triển khai đàm phán kí kết các FTA, đặc biệt là với châu Phi để họ tiêu thụ sản phẩm sắt thép, xi măng , phân bón, nhựa …. của chúng ta.
Biện pháp trọng cung thứ 2 là chấn chỉnh lại các văn bản pháp qui. Năm 2017, mr Trump ko cần bơm 1 xu nào vào nền kinh tế, thế nhưng chỉ với việc điều chỉnh văn bản pháp qui mà ông ta đã đẩy Dow Jones tăng từ 16.000 lên 20.000 điểm.
Biện pháp thứ 3 là tạo nắm đấm mới. Năm 1989, Đặng Tiểu Bình mở ra đặc khu Thẩm Quyến chỉ với 10 triệu đô là và 1 mớ chính sách hỗ trợ. Kết quả chúng ta đã thấy. Có nghĩa là biện pháp mới này ko hề đụng chạm hoặc sử dụng rất ít vốn ngân sách hiện tại nên ko hề va chạm với quốc hội, ko lấn quyền quốc hội. Có thể dùng đảo như Cù lao Chàm hay Côn đảo để triển khai khu kinh tế tự do này, ko phải đặc khu đâu nhé.
Tạm chém thế đã, có gì bàn kĩ sau
Múc đáy hôm 6/10 thì giờ chắc cũng tèo cmnr. Đm đáy đáy cái củ kiệu =)))))
có tin vui rôi. sau chất vấn lại phi mút chỉ
ôi. Mà thôi cũng mong thế chứ để nát nữa thì doanh nghiệp chết chắc
có bác nào nghiên cứu kos k thông não giúp e với
A7 ơi L14 rơi quá rồi, ra tay đc rồi