Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Không đầu hàng trước đại dịch, doanh nghiệp ‘vừa sản xuất, vừa chiến đấu’

06/07/2021 14:41

Trước làn sóng tái bùng phát COVID-19, các doanh nghiệp đối diện với muôn vàn khó khăn song vẫn nỗ lực vừa sản xuất, vừa chống dịch với phương châm “chống dịch như chống giặc", thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ để duy trì tăng trưởng kinh tế.

Đợt tái bùng phát lần thứ 4 của đại dịch COVID-19 khiến cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn khi tốc độ lây lan nhanh, diễn biến dịch bệnh phức tạp hơn các lần trước.

Ngay khi dịch có xu hướng tấn công các khu công nghiệp, Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) đã tái lập hàng loạt biện pháp phòng dịch.

Ông Nguyễn Đặng Hiến - tổng giám đốc Bidrico, kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp TP.HCM - cho biết hiện doanh nghiệp này áp dụng biện pháp mạnh là mỗi ngày khai báo y tế hai lần đối với công nhân nhà xưởng lẫn các nhân viên kinh doanh, tài xế, nhân viên thị trường trên cả nước.

Trong đó, người lao động phải khai kỹ địa chỉ, tiếp xúc với ai, ở đâu… để dễ dàng truy vết khi có yêu cầu.

“Chúng tôi ứng dụng công nghệ, khai báo online, đảm bảo các biện pháp phòng dịch nên hoạt động sản xuất vẫn duy trì, đảm bảo đơn hàng lẫn công ăn việc làm cho người lao động” – ông Hiến nói.

Còn đối với lĩnh vực năng lượng, các doanh nghiệp cũng phải chuyển sang chế độ “thời chiến” để vừa chống dịch ở mức cao nhất, vừa đảm bảo tiến độ các công trình. Tại công trường xây dựng Dự án Nhà máy [điện gió Ea Nam] (Đắk Lắk) của Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) những ngày này, hàng trăm kỹ sư, công nhân đang ngày đêm thi công gấp rút dự án điện gió 400 MW.

Đây dự án điện gió quy mô lớn nhằm bổ sung nguồn năng lượng sạch cho lưới điện quốc gia, nhất là nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao của miền Nam trong những năm tới. Do đó, công trường phải đảm bảo tuyệt đối về các yêu cầu chống dịch, tránh để dịch bệnh làm chậm tiến độ xây dựng công trình khi thời hạn hết hiệu lực giá FIT (giá mua bán điện cố định theo quyết định 39) sắp đến gần.

Ngay tại chốt ra vào dự án, các bảo vệ đều đo thân nhiệt tất cả người ra vào, phát khẩu trang, rửa tay khử khuẩn cho tất cả các cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng siết kỷ cương để đảm bảo công trường không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Không đầu hàng trước đại dịch, doanh nghiệp ‘vừa sản xuất, vừa chiến đấu’ - Ảnh 2.

Tập đoàn Trung Nam cho biết doanh nghiệp này vừa chống dịch, vừa khẩn trương thi công dự án, đảm bảo đúng tiến độ - Ảnh: TRUNG NAM

Theo đại diện Tập đoàn Trung Nam, doanh nghiệp này đã phun khử trùng toàn bộ khu điều hành dự án, chuẩn bị nước muối loãng pha thêm gừng để các cán bộ, nhân viên súc họng 2 lần mỗi ngày. Đối với các cuộc họp, vị đại diện này cho biết đều đảm bảo giãn cách theo quy định, trong đó những cuộc họp trực tiếp đều bố trí không quá 15 người.

Đồng thời, doanh nghiệp này đã nghiêm cấm cán bộ, nhân viên tụ tập ở các quán cà phê, quán nhậu trên địa bàn trong thời gian này cũng như hạn chế tối đa các trường hợp nghỉ phép nếu như không có các lý do cấp thiết.

“Các biện pháp trên nhằm mục đích để công trường được an toàn, việc thi công đảm bảo tiến độ cũng như sức khỏe của tất cả các cán bộ, nhân viên đều đảm bảo trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh” – vị đại diện Trung Nam cho biết.

Quyết tâm đóng điện trước tháng 11 năm nay, đại diện Trung Nam cho biết cả công trường đang thi công tối đa công suất, đạt được tiến độ ấn tượng nên doanh nghiệp này đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch, đưa nguồn điện sạch từ năng lượng gió “đẩy” lên lưới điện quốc gia sớm nhất.

Đảm bảo “mục tiêu kép” của Chính phủ

Trong cuộc làm việc về kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp phía Nam mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết phương châm chống dịch của Việt Nam là “chống dịch như chống giặc” và biểu dương các doanh nghiệp đã có tinh thần “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”.

Nhắc lại nguyên tắc “mục tiêu kép”, Thủ tướng nhấn mạnh “mục tiêu kép” là nhiệm vụ khó nhưng phải thực hiện và phải chống được dịch để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo nguồn lực để chống dịch tốt hơn.

Với phương châm này, các doanh nghiệp cho biết đều nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”.

Theo đại diện Trung Nam, với nỗ lực thi công hiện nay, dự án Nhà máy Điện gió Ea Nam khi về đích đúng tiến độ sẽ bổ sung khoảng 1.173,6 GWh vào nguồn điện quốc gia mỗi năm. Trong thời gian thực hiện dự án, nhà đầu tư sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên 3.000 tỉ đồng vào ngân sách của địa phương, dự kiến nộp thuế GTGT khoảng 250 tỷ đồng/năm.

Theo vị này, vừa chống dịch, vừa hoàn thành dự án đúng tiến độ cũng là “mục tiêu kép” mà doanh nghiệp này đã vạch ra ngay khi khởi công dự án.

Không đầu hàng trước đại dịch, doanh nghiệp ‘vừa sản xuất, vừa chiến đấu’ - Ảnh 3.

Tập đoàn Trung Nam cho biết khi về đích đúng tiến độ, dự án điện gió Ea Nam sẽ bổ sung khoảng 1.173,6 GWh vào nguồn điện quốc gia mỗi năm - Ảnh: TRUNG NAM

Còn đối với khối doanh nghiệp sản xuất, ông Kanayama Jun - trưởng văn phòng đại diện của Tập đoàn Mitani Sangyo (Nhật Bản) - cho biết trước các diễn biến mới của dịch bệnh, tập đoàn này đã kích hoạt các biện pháp phòng dịch ở mức cao nhất.

Trong đó, các nhà máy đã thuê container để chứa các vật tư dự phòng như giường, chiếu, gối… và chuẩn bị các khu vực dự phòng sẽ sử dụng trong trường hợp dịch bùng phát để đảm bảo duy trì sản xuất.

Việc các doanh nghiệp đang áp dụng hàng loạt biện pháp phòng dịch đã phát huy hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế khi GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,64%. Đây là kết quả ấn tượng so với các nền kinh tế lớn trên thế giới trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Do đó, tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” sẽ không chỉ mang lại hiệu quả cho bản thân doanh nghiệp mà còn là động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

2 Likes

Thị trường “bốc hơi” hơn 56 điểm, khối ngoại trở lại mua ròng trong phiên 6/7

THỨ 3, 06/07/2021, 15:51

Khối ngoại có phiên mua ròng nhẹ 26,23 tỷ đồng. Trong đó, VHM là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với giá trị 86,4 tỷ đồng, xếp tiếp theo lần lượt là VCB (76 tỷ đồng), MBB (61,7 tỷ đồng)…

Phiên giao dịch 6/7 khép lại với áp lực bán tăng mạnh trên toàn thị trường. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 56,34 điểm (3,99%) xuống 1.354,79 điểm; HNX-Index giảm 2,82% xuống 318,51 điểm và UPCom-Index giảm 1,55% xuống 89,07 điểm.

Về giao dịch khối ngoại, họ có phiên mua ròng nhẹ 26,23 tỷ đồng. Trong đó, VHM là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với giá trị 86,4 tỷ đồng, xếp tiếp theo lần lượt là VCB (76 tỷ đồng), MBB (61,7 tỷ đồng)…

Trên HoSE, khối ngoại có phiên mua ròng nhẹ với giá trị 46,68 tỷ đồng.

Thị trường “bốc hơi” hơn 56 điểm, khối ngoại trở lại mua ròng trong phiên 6/7 - Ảnh 1.

Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị 13,64 tỷ đồng.

Thị trường “bốc hơi” hơn 56 điểm, khối ngoại trở lại mua ròng trong phiên 6/7 - Ảnh 2.

Trên UPCom, khối ngoại cũng bản òng 6,81 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

Thị trường “bốc hơi” hơn 56 điểm, khối ngoại trở lại mua ròng trong phiên 6/7 - Ảnh 3.

Long Nhật

3 Likes

Nhà đầu tư nội mở kỷ lục hơn 620 nghìn tài khoản chứng khoán sau 6 tháng đầu năm, lớn hơn tổng lượng tài khoản năm 2020 và 2019 cộng lại

THỨ 3, 06/07/2021, 16:08

Lũy kế 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới 620.683 tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng tài khoản mở mới trong cả năm 2020 và năm 2019 cộng lại.

Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết trong tháng 6, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 140.193 tài khoản chứng khoán. So với tháng trước đó, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng thêm hơn khoảng 26.500 tài khoản và đây là con số kỷ lục từ trước tới nay.

Trong số 140.193 tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới trong tháng 6 có tới 140.054 tài khoản từ các nhà đầu tư cá nhân và 139 tài khoản từ các tổ chức.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới 620.683 tài khoản chứng khoán, vượt 58% số lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020 (393.659 tài khoản mở mới trong năm 2020). Thậm chí, số tài khoản mở mới trong 6 tháng đầu năm 2021 còn lớn hơn tổng tài khoản mở mới trong cả năm 2020 và năm 2019 cộng lại.

Nhà đầu tư nội mở kỷ lục hơn 620 nghìn tài khoản chứng khoán sau 6 tháng đầu năm, lớn hơn tổng lượng tài khoản năm 2020 và 2019 cộng lại - Ảnh 1.

Việc nhà đầu tư nội ồ ạt mở tài khoản chứng khoán thời gian gần đây có nhiều yếu tố, trong đó đáng kể nhất là việc (1) Lãi suất huy động đang ở mức thấp; (2) Kênh trái phiếu doanh nghiệp bị siết lại vì Nghị định 81; (3) Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và là điểm sáng tăng trưởng kinh tế thế giới; (4) Định giá thị trường chứng khoán Việt Nam đang hấp dẫn so với các quốc gia trong khu vực; (5) Triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi trong 2 năm tới và (6) Người dân ít có sự lựa chọn kênh đầu tư.

Nhà đầu tư nội mở kỷ lục hơn 620 nghìn tài khoản chứng khoán sau 6 tháng đầu năm, lớn hơn tổng lượng tài khoản năm 2020 và 2019 cộng lại - Ảnh 2.

Sự nhập cuộc mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong nước đã giúp thị trường cân bằng lại áp lực bán ròng dữ dội của khối ngoại. Trong 6 tháng đầu năm, khối ngoại đã bán ròng gần 30.000 tỷ đồng trên HoSE, gần gấp đôi lượng bán ròng trong cả năm trước. Dòng tiền từ các nhà đầu tư “F0” cũng góp phần quan trọng giúp VN-Index bứt phá mạnh và vượt mốc 1.400 điểm. Thanh khoản thị trường cũng duy trì mức rất cao với giá trị giao dịch các phiên thường ở mức “tỷ đô”.

Tính tới cuối tháng 6, tổng số tài khoản chứng khoán nhà đầu tư trong nước hiện đạt hơn 3,39 triệu, tương đương khoảng 3,5% dân số.

Nhà đầu tư nội mở kỷ lục hơn 620 nghìn tài khoản chứng khoán sau 6 tháng đầu năm, lớn hơn tổng lượng tài khoản năm 2020 và 2019 cộng lại - Ảnh 3.

Cũng trong tháng 6, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 277 tài khoản, thấp hơn 156 tài khoản so với tháng trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 772 tài khoản chứng khoán tại Việt Nam.

Minh Anh

3 Likes

Trung Quốc mua gần 20 triệu USD lông gà, lông vịt của Việt Nam để làm gì?

THỨ 3, 06/07/2021, 15:09

Trung Quốc hiện là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất lông vũ từ Việt Nam.

6 tháng, Trung Quốc mua 4.000 tấn lông gà , lông vịt

Tháng 1/2020, Việt Nam đã thống nhất với trung Quốc về mẫu giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu lông vũ . Từ đó đến tháng 6/2021, đã có tổng cộng 20 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc.

Tại Việt Nam, lông vũ khai thác từ các loại gia cầm như gà, vịt là một loại sản phẩm “đồng nát”. Tuy nhiên, khi xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, mặt hàng không mấy giá trị này lại đem về nguồn thu khổng lồ.

Theo Cục Thú y, trong 6 tháng đầu năm 2021 các doanh nghiệp đã xuất khẩu khoảng 5.000 tấn lông vũ sang các nước với trị giá hơn 20 triệu USD, trong đó thị trường Trung Quốc mua nhiều nhất, với hơn 4.000 tấn. Và Trung Quốc cũng là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất lông vũ từ Việt Nam. Còn trong năm 2020, 8.000/10.000 tấn lông vũ đã được doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu thành công sang Trung Quốc.

Lãnh đạo của Cục Thú y cho biết, lông vũ xuất khẩu phải được lấy từ gia cầm khoẻ mạnh trong vùng an toàn dịch bệnh và đảm bảo không có tạp chất. Bên cạnh đó, lông vũ cũng phải đảm bảo yêu cầu về điều kiện bảo quản, tiêu chuẩn độ đục, độ tiêu hao oxy…

Trung Quốc mua gần 20 triệu USD lông gà, lông vịt của Việt Nam để làm gì? - Ảnh 1.

Một cơ sở thu mua lông vũ tại Việt Nam.

Khi xuất khẩu lông vũ sang Trung Quốc, các doanh nghiệp bắt buộc phải xin giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu không có yêu cầu thì thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

Cục Thú y thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng.

Trường hợp sản phẩm động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

Ngoài Trung Quốc, thị trường Mỹ và EU cũng có nhu cầu nhập khẩu lông vũ rất cao. Tuy nhiên, các thị trường cao cấp này đang có yêu cầu kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu đối với lông vũ đã qua xử lý nhiệt, hóa chất sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước mất thêm nhiều chi phí và thời gian.

Lông gà, lông vịt dùng để làm gì?

Lông gà, lông vịt có thể được dùng làm nhiều việc khác nhau. Với những loại thông thường, có thể được sử dụng làm cầu lông, cầu đá hoặc các loại chổi lông gà, vịt để vệ sinh nhà cửa.

Trong khi đó, những loại lông vũ siêu mịn và nhẹ có khả năng tạo ra những “túi khí” nhỏ, giữ ấm cho cơ thể nên thường được dùng để làm nguyên liệu để sản xuất chăn cao cấp, làm quần áo hoặc các loại khăn lông phục vụ đời sống cá nhân. Những sản phẩm này sau khi hoàn thiện có giá cực cao, gấp hàng chục lần so với giá trị những mặt hàng tương tự trên thị trường.

Các loại lông gà, lông vịt sau khi được thu mua sẽ tiến hành sàng lọc, phân loại thành những loại khác nhau tùy thuộc vào kích thước lông. Sau đó, chúng sẽ được loại bỏ hết các rác bẩn bám vào lông rồi rửa sạch, đem phô khô. Trong quy trình phơi, người phơi cũng cần liên tục đảo để lông không bị bết và nhanh khô nhất.

Sau khi lông khô, đóng gói vào bao bì để mang đến các đại lý. Các đại lý thu mua hàng xong sẽ tiến hành sấy khô bằng máy, ép thành khối hoặc đóng gói theo yêu cầu của chủ thu mua, sau đó sẽ tiến hành xuất khẩu.

2 Likes

Kiểu này gà vịt lại đắt đỏ và không còn gà vịt để ăn á

1 Likes

Giống như có thời gian TQ chỉ thu mua móng trâu, móng bò, sừng trâu, sừng bò á…

1 Likes

Rồi có thời gian thu mua con đỉa. Mua một thời sau đó không mua nữa. TQ không mua con đỉa nữa thì bán cho ai nữa, rồi ruộng đồng nhung nhúc đỉa bơi…

1 Likes

Người nông dân không có thông tin sống theo kiểu thông tin bầy đàn. Thấy TQ thu mua được giá rủ nhau giết trâu, bò, gà, lợn… mua được thời gian, thấy VN bắt đầu mọi thứ tăng cao họ không mua nữa. Sừng, móng…trâu bò chất đầy kho cho nhau cũng không đắt, đem làm củi đun củi không cháy…Buồn thật là buồn đã nghèo lại càng nghèo thêm…

2 Likes

Sau 3 năm, vốn VinHomes lại lớn hơn Vingroup, giá trị của TCB vượt qua cả BIDV lẫn Vietinbank

THỨ 2, 05/07/2021, 17:02

Với việc tăng gần 7% trong phiên 5/7, vốn hóa Techcombank lần đầu vượt qua mốc 200.000 tỷ đồng.

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 5/7, cổ phiếu Vinhomes tăng 0,4% lên 118.500 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, giá trị vốn hóa của Vinhomes đạt 390 nghìn tỷ đồng, nhỉnh hơn một chút so với mức 387 nghìn tỷ đồng của công ty mẹ Vingroup.

Như vậy, giá trị vốn hóa của Vinhomes sau 3 năm kể từ ngày lên sàn đã lớn hơn vốn hóa của công ty mẹ Vingroup, qua đó trở thành doanh nghiệp lớn thứ 2 trên thị trường chứng khoán, chỉ đứng sau Vietcombank (vốn hóa 421 nghìn tỷ đồng).

Khi mới lên sàn vào tháng 5/2018, vốn hóa của VinHomes từng có lúc đã lớn hơn 36 nghìn tỷ so với công ty mẹ nhưng sau đó luôn thấp hơn cho tới tận phiên hôm nay.

Phiên 5/7 cũng là cột mốc đáng chú ý của Techcombank khi cổ phiếu này tăng gần kịch trên lên 58.000 đồng, đưa vốn hóa lần đầu vượt mốc 200.000 tỷ đồng. Nếu đà tăng được duy trì, vốn hóa của ngân hàng này có thể đuổi kịp, thậm chí vượt Hòa Phát.

Hiện vốn hóa của Techcombank cũng đã vượt cả Vietinbank (195 nghìn tỷ) và BIDV (188 nghìn tỷ). Cách biệt vốn hóa giữa các cổ phiếu còn lại trong Top10 là không lớn.

2 Likes

Facebook kiện, đòi 4 người Việt bồi thường 36 triệu USD: Có thể thi hành án tại Việt Nam

THỨ 3, 06/07/2021, 08:32

Theo chuyên gia, việc Facebook kiện 4 người sống ở Việt Nam không phải chuyện đùa, bởi khả năng những người này thua kiện rất cao. Bản án này được tuyên ở Mỹ nhưng vẫn có thể được thi hành ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Facebook kiện, đòi 4 người Việt bồi thường 36 triệu USD: Có thể thi hành án tại Việt Nam

Bị đơn nên thuê luật sư tại Mỹ

Facebook vừa nộp đơn kiện lên tòa án tại bang California (Mỹ) để chống lại 4 người đang sống tại Việt Nam. Theo đơn kiện, nhóm bị đơn đã dùng thủ đoạn chiếm tài khoản để quảng cáo, livestream bán hàng trái phép… Facebook cáo buộc nhóm bị đơn đã thu bất chính 36 triệu USD (827 tỷ đồng) nên đề nghị tòa án tuyên 4 người trên vi phạm pháp luật bang California; yêu cầu họ bồi thường 36 triệu USD. Trước thông tin này, nhiều người cho rằng đây là chuyện đùa, vì bị đơn đều sống ở Việt Nam nên Mỹ không thể làm gì.

TS Trần Thúy Hằng, giảng viên Đại học Luật Hà Nội, đánh giá, đây là một vụ kiện dân sự với bị đơn là công dân Việt Nam không thường trú ở Mỹ. Do đó, tòa án tại California phải thông báo cho bị đơn về việc tham gia phiên tòa thông qua thủ tục ủy thác tư pháp theo Luật Tương trợ tư pháp của nước ta cũng như Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 1965.

“Sau khi nhận được thông báo, các bị đơn có thể lựa chọn tham gia hoặc không. Tôi cho rằng, việc các bị đơn vắng mặt là sự lựa chọn không khôn ngoan vì như vậy, khả năng thua kiện rất cao. Nếu không thể tham gia, các bị đơn tại Việt Nam có thể ủy quyền cho luật sư tại Mỹ”, bà Hằng nói.

Theo bà Hằng, trong vụ kiện dân sự của Facebook, các bị đơn người Việt Nam vẫn đang ở trong nước và chưa có bản án của tòa án tại Mỹ kết luận về vi phạm cũng như yêu cầu phải bồi thường thiệt hại. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chưa thể tiến hành bảo hộ công dân.

Bà Hằng khuyên: “Các bị đơn cần tham vấn các luật sư có kiến thức về pháp luật nước Mỹ trước khi đưa ra quyết định có tham gia vào phiên tòa này hay không. Trước một nguyên đơn có đầy đủ năng lực tài chính và sự am hiểu về pháp luật, chúng ta cần cân nhắc khả năng thua kiện và bản án sẽ được thi hành theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam”.

Nhiều người Việt bị tòa án nước ngoài xử thua

Được hỏi nếu trường hợp 4 người Việt Nam nói trên thua kiện, bản án sẽ được thi hành ra sao, bà Hằng cho rằng, nguyên đơn (Facebook) cần thực hiện thủ tục xin công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Việc xin công nhận và cho thi hành bản án này tại đâu phụ thuộc vào bị đơn hoặc tài sản của bị đơn có thể được dùng để đảm bảo thi hành án hiện đang tồn tại trên lãnh thổ quốc gia nào.

Các bị đơn trong vụ kiện của Facebook gồm Nguyễn T, Lê K, Nguyễn Quốc B và Phạm Hữu D. Theo nguyên đơn, từ tháng 10/2020, Lê K phát triển một ứng dụng có tên “Ads Manager” và tải lên Google Play Store. Tháng 1/2021, nó được đổi tên thành “Ads Manager for Facebook”. Khi cài đặt, ứng dụng yêu cầu người dùng nhập thông tin tài khoản quảng cáo Facebook, qua đó chiếm đoạt tài khoản. Sau đó, nhóm này sử dụng thông tin để đăng nhập, chạy quảng cáo trên Facebook và Instagram.

Một trong những hình thức quảng cáo phổ biến là chạy video livestream bán hàng. Thậm chí, nhóm 4 người Việt còn cho thuê lại các tài khoản có thể chạy quảng cáo livestream hoặc quảng cáo cho các trang web bán dịch vụ tới người dùng ở Mỹ, Châu Âu, Việt Nam…

Facebook cho rằng, bằng những cách trên, 4 bị đơn người Việt đã chiếm đoạt khoảng 36 triệu USD…

TS Hằng nói thêm, giả sử tài sản của các bị đơn đều hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam, Facebook cần làm các thủ tục để xin công nhận và cho thi hành bản án dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam. Việc này có khả năng vì nó không nằm trong các trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam theo Điều 440 và 470 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

“Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong các điều kiện. Để được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, các bản án của tòa án nước ngoài cần thỏa mãn các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự về loại bản án, trình tự thủ tục, không rơi vào các trường hợp không được công nhận và cho thi hành…”, bà Hằng nói.

TS Hằng cho biết, hằng năm, Bộ Tư pháp nhận được nhiều đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có nhiều vụ bị đơn người Việt thua kiện và thực tế, đã có trường hợp doanh nghiệp Việt Nam phải thi hành án.

Bà Hằng lấy ví dụ: “Một doanh nghiệp hàng không của ta đã bị tòa án Ý tuyên thua kiện, phải bồi thường hàng triệu USD nhưng doanh nghiệp không có tài sản tại Ý. Phía nguyên đơn sau đó đề nghị Pháp công nhận bản án tại nước này vì 2 nước có tương trợ tư pháp với nhau. Lúc này, doanh nghiệp hàng không của Việt Nam buộc phải thi hành án để giữ tài sản tại Pháp”.

Theo Gia Bình

3 Likes

Người VN cứ nghĩ Facebook họ cho tham gia và thoải mái bán hàng, thoải mái lấy trộm nick của mọi người có nhóm bạn lớn giả mạo để bán hàng giả, rồi v.v. và v.v…Fecebook họ không biết gì. Tất cả mọi hoạt động của mọi người, từ gửi trong message, đến gọi hội thoại họ nắm được hết (tất cả các hoạt động họ mã hoá hết, xong gửi ngay đến một nơi có bộ phận họ mở mã hoá ra xem và xem…)

2 Likes
2 Likes
2 Likes
2 Likes

Mọi người hãy bình tĩnh, không bán tháo còn hàng còn tiền ạ. Chúc mọi sự may mắn.

2 Likes

Đây là lúc chọn mua mã khoẻ mạnh, dòng tiền vào lớn, làm ăn tốt và đồng hành cùng với doanh nghiệp.

2 Likes

Vững tin lên là lúc mua thêm gia tăng.
VCI, TCB hãy cùng đồng hành cùng doanh nghiệp, là con chim đầu đàn …

2 Likes

Vẫn là CK, NH… đưa VNI lên!

2 Likes
1 Likes
1 Likes