Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Nhu cầu mua lại các công ty Việt Nam và Singapore tăng rất mạnh

Thứ 3, 06/07/2021, 15:34

Các công ty Nhật Bản đang bắt đầu tăng tốc việc mở rộng ra nước ngoài. Giá trị của các thương vụ mua bán và sáp nhập bên ngoài đã tăng vọt trong quý 2, tăng gần 6 lần so với mức ghi nhận trong thời kỳ đại dịch.

Báo Nhật: Nhu cầu mua lại các công ty Việt Nam và Singapore tăng rất mạnh

Japan Inc. là một thuật ngữ dành riêng cho Nhật Bản, xuất hiện vào khoảng cuối những thập niên 60, khi quốc gia này đang phát triển thần tốc.

Đặc điểm của kinh tế Nhật Bản thời bấy giờ là tư bản chủ nghĩa, thị trường tự do nhưng có sự tập trung và chỉ đạo một cách chủ động từ chính phủ và ngân hàng trung ương. Văn hóa doanh nghiệp cũng hình thành rõ nét nhờ vào giai đoạn này. Với những đặc điểm như vậy, cả nước Nhật giống như một tập đoàn khổng lồ, và thuật ngữ Japan Inc., ra đời từ đó.

Nikkei Asia đưa tin, Japan Inc. đã ghi nhận 182 thương vụ M&A trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, tăng 56% so với một năm trước, với tổng giá trị tăng 455% lên 2,16 nghìn tỷ JPY (19 tỷ USD), theo dữ liệu từ công ty tư vấn M&A Recof.

Điều này thể hiện sự khao khát tăng trưởng của Nhật Bản, đặc biệt khi họ đang phải đối mặt với tình trạng dân số ngày càng giảm. Việc triển khai vaccine được đẩy nhanh đã thúc đẩy sự lạc quan về kinh tế.

Doanh nghiệp Nhật Bản vốn đã hứng thú với hoạt động mua bán sáp nhập toàn cầu ngay từ trước khi Covid-19 bùng phát. Ngày càng nhiều công ty tìm cách đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và đầu tư ra nước ngoài. Vào năm 2019, tổng số vụ mua lại ở nước ngoài đạt mức cao nhất trong lịch sử là 826.

Sau khi đại dịch xảy ra, nhiều công ty đã phải trì hoãn hoạt động đầu tư do lo ngại về tình hình kinh tế toàn cầu và sự gián đoạn chuỗi cung ứng gia tăng. Nhiều doanh nghiệp cũng ưu tiên bảo vệ nhân viên và bảo toàn tiền mặt thay vì tăng cường đầu tư.

Tuy nhiên, khi việc triển khai vaccine được tăng tốc ở một số quốc gia, cùng với việc các siêu cường toàn cầu như Mỹ và Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi kinh tế, mối quan tâm đến hoạt động M&A xuyên biên giới ở Nhật Bản đang dần hồi phục.

Trong quý 2, các thương vụ mua lại ở nước ngoài đã tăng tốc. Số lượng giao dịch tăng 29% so với quý đầu tiên, tổng giá trị tăng 9%.

Tổng giá trị thương vụ trong nửa đầu năm 2021 đã đạt 4,1 nghìn tỷ JPY, ngang bằng với tổng giá trị thương vụ năm 2020 là 4,4 nghìn tỷ JPY.

BIZIT, công ty vận hành nền tảng đầu tư trực tuyến dưới sự tư vấn M&A toàn cầu của GCA Corp., cho biết: “Động lực cho các thương vụ mua lại ở nước ngoài đang bắt đầu tăng lên, với minh chứng là rất nhiều công ty truy cập vào nền tảng của chúng tôi trong 2-3 tháng qua”.

Thương vụ mua lại lớn nhất được công bố cho đến nay trong năm nay là của Hitachi. Công ty thiết bị điện này chuẩn bị mua lại nhà phát triển phần mềm GlobalLogic của Mỹ với giá 9,6 tỷ USD với mục tiêu thúc đẩy Lumada, nền tảng Internet of Things quan trọng của họ.

Một công ty điện tử Nhật Bản khác là Panasonic cũng có kế hoạch hoàn tất việc mua lại Blue Yonder, nhà phát triển hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của Mỹ, với giá 7,1 tỷ USD - thương vụ mua lại lớn nhất trong một thập kỷ.

Keishi Sakakibara, giám đốc phụ trách các thương vụ xuyên biên giới của Nihon M&A Center, công ty M&A độc lập lớn nhất Nhật Bản, cho biết: “Hầu hết các thương vụ đang được thực hiện là do các công ty Nhật Bản mua các nhà sản xuất phần mềm hoặc các công ty liên quan đến CNTT”.

Ông chỉ ra rằng các nhà sản xuất phần mềm dễ mua hơn so với các nhà sản xuất hàng hóa, vì “hạn chế đi lại khiến các công ty khó đến thăm các nhà máy ở nước ngoài”. Ông nói thêm: “Các công ty Nhật Bản do dự khi mua mà không thực sự nhìn thấy nhà máy và hoạt động của người bán.”

Tập đoàn đầu tư công nghệ SoftBank Group cũng đã bơm ra gần 3 tỷ USD nguồn vốn mới bằng cách mua 40% cổ phần của AutoStore, một công ty robot có trụ sở tại Na Uy chuyên về công nghệ tự động hóa nhà kho. Cùng nhau, họ đang tìm cách nắm bắt sự tăng trưởng trong thị trường hậu cần khi đại dịch thúc đẩy hoạt động mua sắm trực tuyến.

Trong khi các thương vụ lớn nhất chủ yếu bao gồm các công ty Nhật Bản mua lại các công ty phương Tây, các thương vụ nhỏ hơn ở châu Á vẫn đang tăng về số lượng.

BIZIT lưu ý rằng nhu cầu mua lại các công ty ở Singapore và Việt Nam rất mạnh. Cả hai quốc gia đều cho thấy khả năng phục hồi kinh tế nhờ thực hiện các biện pháp kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt.

Sakakibara của Trung tâm Mua bán sáp nhập Nihon hy vọng các thương vụ sẽ tiếp tục thành công khi các quốc gia mở cửa lại hoạt động nhập cảnh với mục đích kinh doanh và tốc độ tiêm chủng tăng nhanh.

Thái Quỳnh

2 Likes

Việt Nam được ADB hỗ trợ thêm 4,6 triệu USD nhằm phát triển khu vực tư nhân

Thứ 4, 07/07/2021, 10:38

Theo chuyên gia tại ADB, Việt Nam cần mở rộng vai trò của khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển của quốc gia để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030.

Vừa qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 4,6 triệu USD nhằm giúp Việt Nam tăng cường các quan hệ đối tác công-tư (PPP), phát triển khu vực tư nhân và cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Hỗ trợ kỹ thuật này sẽ cung cấp tư vấn về chính sách, giúp chuẩn bị dự án cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực thể chế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Khoản tài trợ bao gồm 2,7 triệu USD viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Canada và 1,9 triệu USD viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Australia, cả hai đều do ADB quản lý.

Chuyên gia về phát triển khu vực tư nhân của ADB, ông Donald Lambert nhấn mạnh: "Việt Nam đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ấn tượng trong 3 thập niên vừa qua với việc duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhờ những cải cách thể chế.

Để đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 6-7% và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam sẽ cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách kinh tế, mở rộng vai trò của khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển của quốc gia".

Trong giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã đầu tư khoảng 117 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng. Song, cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn tụt hậu so với các nước khác trong khu vực. Việt Nam sẽ cần huy động khoảng 237 tỷ USD trong giai đoạn từ 2021 tới 2030 để bù đắp sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng. Con số này cao hơn 49 tỷ USD so với quỹ đạo chi tiêu trước đây.

Theo đó, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 của Việt Nam đã ưu tiên gỡ bỏ những rào cản để mở cửa cho cạnh tranh và xây dựng một môi trường hỗ trợ nhằm tăng cường sự đóng góp của khu vực tư nhân vào nền kinh tế, gồm cả vai trò lớn hơn trong phát triển cơ sở hạ tầng.

Hà Trần

2 Likes

Khoảng 99% dự án điện than mới tại Việt Nam không có khả năng sinh lời

Hiện khoảng 24 GW công suất điện than mới tại Việt Nam đang được xây dựng hoặc trong quy hoạch. Song, 99% các dự án lại được đánh giá không có khả năng sinh lời.

Khoảng 99% dự án điện than mới tại Việt Nam không có khả năng sinh lời

Theo báo cáo của tổ chức tài chính Carbon Tracker công bố mới đây, việc đầu tư vào các nhà máy điện than nhìn chung không khả thi cả về mặt kinh tế lẫn môi trường. Carbon Tracker là tổ chức tư vấn tài chính chuyên phân tích tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng. Đặc biệt, 5 quốc gia châu Á sẽ có nguy cơ chịu thiệt hại về kinh tế nếu tiếp tục xây dựng các nhà máy điện than.

Đại dịch Covid-19 và giá năng lượng tái tạo rẻ là những yếu tố làm giảm 4% sản lượng điện than vào năm 2020. Song, lượng khí thải carbon liên quan đến năng lượng dự kiến sẽ tăng trở lại trong năm nay, chủ yếu là do tiêu thụ than ở châu Á.

Carbon Tracker dự báo, mục tiêu chung của việc chống lại sự nóng lên toàn cầu thông qua cắt giảm sản xuất than phụ thuộc gần như hoàn toàn vào sự phát triển ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khu vực ASEAN. Trong đó, 75% công suất than toàn cầu và 80% các dự án mới liên quan đến than đều thuộc khu vực này.

Nguồn: Carbon Tracker

Để đưa ra cái nhìn rõ ràng về rủi ro khi đầu tư vào năng lượng than, Carbon Tracker đưa ra phân tích về lợi nhuận hoạt động, nghĩa vụ tài trợ bằng nợ và thuế đối với 600 dự án có quy mô trên 30 GW tại 5 quốc gia: Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản, Ấn Độ. Nhìn chung, các dự án vận hành bằng than đều tồn tại nhiều hạn chế hơn cả.

Đồng thời, các nhà máy than hiện đang mất đi tiềm lực tài chính khi năng lượng tái tạo ngày càng trở nên “hợp túi tiền”, do giá tấm pin mặt trời đã giảm từ 106 USD/watt vào năm 1976 xuống còn 0,38 USD vào năm 2019. Theo như các quy định hiện hành về ô nhiễm môi trường và chính sách khí hậu, 77% các cơ sở chạy bằng than đắt hơn năng lượng tái tạo. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 98% vào năm 2026 và 00% vào năm 2030, khi công suất năng lượng tái tạo đạt 2.100 GW.

Đáng chú ý, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam có kế hoạch xây dựng hơn 600 nhà máy mới với tổng công suất hơn 300GW. Báo cáo nhấn mạnh, 92% các dự án này sẽ không mang lại lợi ích kinh tế, bất kể vẫn hoạt động bình thường. Thậm chí, các dự án có thể gây lãng phí đến 150 tỷ USD.

Nguồn: Carbon Tracker

Tại Việt Nam, gần 24 GW công suất điện than mới đang được xây dựng hoặc trong quy hoạch. Trong đó, Carbon Tracker đánh giá, 99% các dự án không có khả năng sinh lời trong điều kiện kinh doanh bình thường. Đến năm 2022, năng lượng tái tạo mới sẽ có khả năng cạnh tranh cao với các tổ máy điện than hiện có.

Hiện Trung Quốc là quốc gia sản xuất điện than lớn nhất thế giới, với công suất hoạt động là 1.100GW và 187GW đang được triển khai. Trong đó, 100% dự án mới được đánh giá không khả thi trên khía cạnh kinh tế.

Bà Catharina Hillenbrand Von Der Neyen, trưởng bộ phận Năng lượng và tiện ích tại Carbon Tracker cho hay, những “thành trì điện than” cuối cùng này đang đi ngược xu hướng toàn cầu. “Các nhà đầu tư nên cẩn trọng với các dự án điện than mới. Nhiều dự án trong số đó có thể gây thua lỗ ngay từ lúc bắt đầu”.

Báo cáo cảnh báo, khoảng 27% công suất điện than hiện đã không thể sinh lời, 30% còn lại gần hòa vốn, với mức lợi nhuận trên danh nghĩa tạo ra không quá 5 USD/MWh. Nếu thế giới đáp ứng các mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris, khoảng 220 tỷ USD sẽ bị “mắc kẹt” từ chi phí vận hành các nhà máy điện than trên toàn cầu.

Ước tính đến năm 2024, năng lượng tái tạo sẽ ít tốn kém hơn điện than ở các quốc gia lớn. Đến năm 2026, gần 100% các nhà máy điện than sẽ có chi phí vận hành đắt đỏ hơn so với việc xây dựng và vận hành các nhà máy năng lượng tái tạo.

Cuối cùng, báo cáo kết luận, sự cạnh tranh ngày càng tăng từ năng lượng tái tạo, cùng với việc xuất hiện các quy định mới, sẽ khiến việc sử dụng điện than tiếp tục suy giảm, làm sụt giảm lợi nhuận từ các nhà máy điện than.

Anh Vũ

2 Likes

Bộ Quốc phòng Mỹ hủy bỏ hợp đồng 10 tỷ USD với Microsoft

Thứ 4, 07/07/2021, 10:15

Năm 2019, Microsoft đã chiến thắng Amazon và giành được hợp đồng 10 tỷ USD này, tuy nhiên chiến thắng đó gây ra không ít tranh cãi.

Bộ Quốc phòng Mỹ hủy bỏ hợp đồng 10 tỷ USD với Microsoft

Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây đã chính thức hủy bỏ hợp đồng điện toán đám mây 10 tỷ USD đã được ký kết với [Microsoft] dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đây. Khi đó Microsoft đã được lựa chọn thay cho Amazon.

Theo CNN, vào ngày thứ Ba, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã ngừng lại việc thực hiện hợp đồng phát triển hạ tầng quốc phòng (JEDI) trước đây từng được ký kết với Microsoft. Thay vào đó, Bộ Quốc phòng sẽ tìm kiếm các lựa chọn từ đề xuất dự án của cả Microsoft và Amazon.

Nếu theo thỏa thuận trước đây, Microsoft sẽ xây dựng hệ thống lưu trữ điện toán cho dữ liệu quân đội và công nghệ nhạy cảm ví như trí tuệ nhân tạo cho Bộ Quốc phòng Mỹ, Microsoft sẽ có thể thu về đến 10 tỷ USD trong vòng 10 năm.

Năm 2019, Microsoft đã chiến thắng Amazon và giành được hợp đồng 10 tỷ USD này, tuy nhiên chiến thắng đó gây ra không ít tranh cãi bởi theo quan điểm của nhiều người, Amazon có thể coi như ứng viên tốt hơn cho dự án đó. Dịch vụ điện toán đám mây của Amazon (AWS) thường được coi như dẫn đầu thị trường trong ngành điện toán đám mây.

Amazon đã nộp đơn kiện lên Tòa án Liên bang Mỹ với quan điểm rằng Amazon đã thua do động cơ chính trị, rằng Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump không thích CEO của Amazon – ông Jeff Bezos cũng như báo Washington Post thuộc sở hữu của ông Bezos.

Tháng 3/2020, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết có thể sẽ xem xét lại quyết định trao hợp đồng 10 tỷ USD trên cho Microsoft. Giờ đây, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố sẽ hủy hợp đồng đó và lựa chọn hợp đồng mới với sự tham gia của cả Microsoft và Amazon.

Theo giải thích mới nhất từ Bộ Quốc phòng Mỹ, cơ quan này quyết định hủy hợp đồng bởi yêu cầu của dự án giờ đã khác và cần phải theo kịp những tiến bộ mới trong ngành, chính vì vậy cần phải có dự án mới để đáp ứng cho nhu cầu nay đã thay đổi.

Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định sẽ xem xét đề xuất từ cả Microsoft và AWS của Amazon đồng thời cũng chấp nhận hồ sơ từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác đáp ứng được yêu cầu của bộ.

Trong bài đăng trên trang blog doanh nghiệp vào ngày thứ Ba, Microsoft cho biết họ chấp thuận quan điểm của Bộ Quốc phòng Mỹ khi hủy bỏ hợp đồng và bảo vệ quan điểm rằng công nghệ của họ phù hợp nhất với yêu cầu của bộ.

“Bộ Quốc phòng Mỹ đương đầu với lựa chọn khó khăn: Tiếp tục với những gì đã kéo dài nhiều năm hoặc tìm hướng đi mới. An ninh của nước Mỹ quan trọng hơn bất kỳ hợp đồng đơn lẻ nào và chúng tôi tin Microsoft sẽ tốt khi nước Mỹ tốt”, bài đăng nhấn mạnh.

Theo Trung Mến

2 Likes

Phát hiện chấn động việc mua nhà ở thị trấn chỉ với 1 Đô-la: Thực sự có “miếng bánh trên trời” dễ ăn vậy ư?

Sự thật đằng sau những ngôi nhà giá rẻ này là gì?

Phát hiện chấn động việc mua nhà ở thị trấn chỉ với 1 Đô-la: Thực sự có “miếng bánh trên trời” dễ ăn vậy ư?

Tin tức “Mua nhà với giá chỉ 1$” khi vừa được đưa ra đã gây chấn động trên mạng, nhiều cư dân mạng phải thốt lên rằng “Tiết kiệm chi phí quá!”

Thị trấn châu Âu thúc đẩy "nhà 1 Kuna"

Theo báo cáo của “Islander News”, thị trấn này nằm ở Legrad, Croatia, một thị trấn có độ bao phủ rừng rậm khá nhiều, ban đầu, nơi đây là trung tâm dân số lớn thứ hai ở Croatia, nhưng sau đó lại trở thành thị trấn biên giới với ít liên kết giao thông đến các thành phố khác, kết quả là tình trạng mất dân số nghiêm trọng đã xảy ra.

Để giải quyết tình trạng hiện tại, chính quyền địa phương đã cố gắng bán 19 căn nhà bỏ hoang với giá 1 Kuna, tức là khoảng 0.16$ cho một căn, với hy vọng điều này sẽ thu hút những người trẻ tuổi trở quay trở về quê hương. Ngoài ra, thị trấn cũng cung cấp tới 25.000 Kuna (khoảng 4000$) để làm chi phí sửa sang lại căn nhà.

Nếu chỉ xét về giá cả thì đây quả thực là miếng bánh từ trên trời rơi xuống. Tuy nhiên, không có bữa trưa thực sự miễn phí trên đời. Nếu bạn muốn sống trong thị trấn, bạn phải hứa sẽ sống ở đây ít nhất 15 năm, bạn phải dưới 40 tuổi và có khả năng tài chính.

Danijel Harmnicar, cư dân Legrad cho biết, “Văn bản quy định rằng bạn phải sống trong 15 năm, nhưng đây không phải là vấn đề gì cả. Một khi ngôi nhà được cải tạo, chúng tôi không có kế hoạch chuyển hay bán nó.”

Phát hiện chấn động việc mua nhà ở thị trấn chỉ với 1 Đô-la: Thực sự có “miếng bánh trên trời” dễ ăn vậy ư? - Ảnh 1.

Đô thị Legrad, Croatia

Bí mật đằng sau những ngôi nhà giá rẻ

Trên thực tế, không thiếu những ngôi nhà được định giá gần như cho không ở nhiều nơi như châu Âu, Nhật Bản… Chẳng hạn, thị trấn nhỏ Sambuca ở Sicilia đã đưa ra ưu đãi “mua nhà 1 Euro” vào năm 2019. Hàng chục ngôi nhà đã được bán với giá 1 Euro bắt đầu từ tháng Giêng. Những ngôi nhà này hầu hết là những công trình kiến trúc nhỏ hai tầng, diện tích từ 40 đến 150 mét vuông, có sân vườn riêng.

“Nếu bạn muốn mua một ngôi nhà, nó có thể thuộc về bạn ngay bây giờ.” Giuseppe Cacioppo, Phó thị trưởng của Sambuca nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn.

Sau khi thông tin mua nhà với giá chỉ 1 Euro ở Sambuca được lan truyền, một đêm nọ, những lời hỏi thăm từ khắp nơi đổ về, thậm chí có người còn bắt chuyến bay sớm nhất và vội vã đến thị trấn để xem nhà.

Đi bộ dọc theo phần phía nam của Sicilia, bạn sẽ đến một thị trấn nhỏ tên là Gangi. Kể từ năm 2015, khoảng 100 ngôi nhà đã được rao bán với giá 1 Euro, một số ngôi nhà được bảo quản tốt thì được bán với giá 100 Euro. Hầu hết những ngôi nhà này được xây dựng vào thế kỷ 19 và là những tòa nhà hai tầng bằng đá.

Phát hiện chấn động việc mua nhà ở thị trấn chỉ với 1 Đô-la: Thực sự có “miếng bánh trên trời” dễ ăn vậy ư? - Ảnh 2.

Một trong những ngôi nhà được bán với giá 1$

Có căn nhà rẻ như vậy không? Nếu xem kỹ các quy tắc mua bán nhà, không khó để nhận ra rằng miếng bánh “khủng” này không hề dễ nuốt.

Mặc dù giá nhà hấp dẫn nhưng đa số chúng đều ở vùng sâu vùng xa, hơn nữa còn có nhiều điều kiện bổ sung. Hầu hết các chính quyền địa phương hy vọng sử dụng các lực lượng xã hội để cải tạo cộng đồng nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của khu vực. Ví dụ, ở Sambuca, chủ sở hữu mới phải tân trang lại ngôi nhà với số tiền không dưới 15.000 Euro trong vòng 3 năm, nếu không tài sản sẽ bị thu hồi; đồng thời, giá bán cuối cùng của ngôi nhà thực tế là theo hình thức đấu giá từ 1 Euro, nếu người mua nhà đó không có đối thủ cạnh tranh mua với giá cao hơn thì ngôi nhà mới được bán với giá 1 Euro.

Nói cách khác, dù căn nhà có giá 1 Euro nhưng nếu để sử dụng bình thường thì chi phí cuối cùng cũng không hề nhỏ. Theo đó, có hai lý do khiến bất động sản ở một số thành phố được bán với giá vô cùng rẻ: đã bị bỏ trống lâu ngày, hoặc có những khiếm khuyết lớn cần được cải tạo, bảo dưỡng.

Vào cuối năm 2015, cũng có những ngôi nhà ở Detroit, Hoa Kỳ, được bán với giá 1$; Chicago, Hoa Kỳ đã thực hiện một giao dịch mua bất động sản trống với giá 1$ vào tháng 9 năm 2017; một thị trấn nhỏ ở New Brunswick, Canada cũng bán đất với giá 1$.

Phát hiện chấn động việc mua nhà ở thị trấn chỉ với 1 Đô-la: Thực sự có “miếng bánh trên trời” dễ ăn vậy ư? - Ảnh 3.

Đằng sau mức giá có vẻ miễn phí, có rất nhiều điều kiện bổ sung. Ví dụ, ở Detroit, mặc dù những ngôi nhà có giá từ 1-100$, nhưng tình hình thực tế là những ngôi nhà này không chỉ nứt nẻ, mà cộng đồng nơi đó cũng rất nghèo và có tỷ lệ tội phạm cao. Ngoài ra, khoản thuế thực tế mà người mua phải trả được tính dựa trên giá trị căn nhà là 60.000 USD.

Tại một số làng quê hẻo lánh hoặc vùng ngoại ô thành thị ở Nhật Bản, do tình trạng già hóa dân số nghiêm trọng, chính quyền địa phương cũng đã đưa ra chính sách giao nhà miễn phí nhằm thúc đẩy dân cư quay trở lại. Nhà tuy miễn phí nhưng cũng cần đáp ứng các điều kiện như cải tạo, định cư lâu dài, ngoài ra còn phải nộp thuế tài sản cố định, thuế quy hoạch đô thị… Nếu con cái được thừa kế tài sản thì cũng phải nộp thuế thừa kế cao…

Có vẻ như “ngôi nhà 1$” chưa bao giờ là “miếng bánh trên trời”, và mức giá đó của nó chủ yếu là để cứu những cộng đồng đang suy giảm. Nếu người mua không thể hoàn thành việc cải tạo và xây dựng lại theo yêu cầu, họ sẽ không được giảm giá; và nếu người mua hoàn thành việc cải tạo theo đúng kế hoạch, chi phí có thể sẽ vượt quá giá trị của chính căn nhà.

Theo Thiên Vy

2 Likes
1 Likes
1 Likes
1 Likes

HOẠ MI HÓT TRONG MƯA!

2 Likes

Chặn hành vi thao túng giá cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài

Thuỷ Tiên -

Nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm các giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam không nhằm mục đích tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán…

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 51/2021/TT-BTC hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thông tư quy định nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài, đại diện giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm các giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các giao dịch thực hiện bởi người có liên quan, nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan không nhằm mục đích tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán và các hành vi giao dịch bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp và quyết toán thuế, phí, lệ phí, giá dịch vụ liên quan đến hoạt động chứng khoán tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài, nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin về các giao dịch chứng khoán theo pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán…

Thông tư cũng quy định rõ về nghĩa vụ trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Khi cung cấp dịch vụ, tham gia đấu giá chứng khoán theo ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài thì công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải tách biệt riêng các lệnh giao dịch, chỉ thị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài với các lệnh giao dịch, chỉ thị đầu tư của nhà đầu tư trong nước (nếu có) và của chính mình, bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam; có trách nhiệm phân bổ công bằng và hợp lý tài sản cho từng khách hàng phù hợp với hợp đồng đã giao kết.

Thông tư 51/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 16/8/2021.

1 Likes
2 Likes

Những doanh nghiệp được dự báo lợi nhuận bùng nổ quý 2

An Nhiên -

27 công ty dự kiến có tăng trưởng lợi nhuận dương trong quý 2, trong đó nhóm thép và ngân hàng được dự báo tiếp tục bùng nổ…

Tăng trưởng lợi nhuận ròng của nhóm ngân hàng 6 tháng đầu năm 2021.

SSI Research vừa có báo cáo ước tính kết quả kinh doanh quý 2/2021 của 33 doanh nghiệp niêm yết trong phạm vi nghiên cứu, trong đó có 27 công ty dự kiến có tăng trưởng lợi nhuận dương trong quý 2 và 6 công ty có dự kiến có lợi nhuận sụt giảm.

Các công ty có kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận dương bao gồm: ACB, BID, BSR, CTG, DGC, DRC, FPT, GAS, GMD, HAX, HDB, HPG, HSG, IMP, MBB, MSB, PLX, PNJ, SCS, TCB, TPB, VCB, VEA, VHC, VIB, VPB, VTP.

Các công ty có ước tính tăng trưởng lợi nhuận âm bao gồm: AST, DPM, NT2, PHR, PPC, PVS.

LỢI NHUẬN NHÓM NGÂN HÀNG VÀ THÉP TIẾP TỤC BÙNG NỔ

Ở nhóm ngân hàng, tiếp đà tăng của quý 1/2021, lợi nhuận tăng trưởng bứt phá trong quý 2/2021. MSB được dự báo dẫn đầu mức tăng trưởng lợi nhuận trong quý 2/2021. Ước tính lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 đạt 1,65 nghìn tỷ đồng, tăng 141% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 lợi nhuận trước thuế đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, tăng 187% so với cùng kỳ. Tăng trưởng được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ 10,5% so với đầu năm, cũng như NIM được cải thiện do lãi suất huy động thấp và nguồn tiền bổ sung từ phí trả trước của thỏa thuận bancassurance độc quyền được ký kết gần đây với Prudential. Thu nhập quý 2/2021 bao gồm khoảng 500 tỷ đồng phí trả trước bancassurance từ Prudential.

ACB có mức tăng trưởng lợi nhuận đứng thứ 2, ước tính lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 dự kiến tăng trưởng 58% so với cùng kỳ năm ngoái . Lợi nhuận diễn biến ấn tượng được giải thích bởi tăng trưởng tín dụng tăng 19-20% và NIM nới rộng so với cùng kỳ. Hoạt động bancassurance vẫn phát triển mạnh, với mức phí bảo hiểm tương đương hàng năm (APE) thuộc Top 3 trên thị trường. Cùng tăng trưởng 58% còn có VIB và TCB.

CTG có mức tăng trưởng lợi nhuận thấp nhất. Lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 ước đạt 5 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 13 nghìn tỷ đồng, tăng 74%. Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là + 4,8% và + 3,4% so với đầu năm, NIM được cải thiện do lãi suất huy động thấp và nguồn tiền bổ sung từ phí trả trước của thỏa thuận bancassurance độc quyền được ký kết gần đây với Manulife. CTG chưa hạch toán khoản phí trả trước này vào lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tăng và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu giảm so với quý 1/2021.

Trong khi đó, VPB lại có một bức tranh tương phản giữa kết quả của ngân hàng mẹ và FeCredit trong quý này. Ngân hàng mẹ có thể đạt lợi nhuận trước thuế cao từ 3,5 đến 4 nghìn tỷ đồng tăng 66 đến 90% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế dự kiến sẽ giảm sâu đối với FeCredit do gánh nặng trích lập dự phòng lớn. Trên cơ sở hợp nhất, VPB vẫn có thể đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 4,5 nghìn tỷ đồng tăng 23% so với cùng kỳ.

Với nhóm thép, ước tính lợi nhuận sau thuế của HSG trong quý 3/2021 theo niên độ tài chính của HSG, tương đương với quý 2/2021 thông thường sẽ tăng 390% so với cùng kỳ đạt 1,55 nghìn tỷ đồng. Điều này được thúc đẩy bởi sản lượng tăng mạnh đặc biệt là ở kênh xuất khẩu và giá thép tăng cao.

Còn HPG ước tính lợi nhuận sau thuế của HPG đạt mức cao kỷ lục mới là 9,7 nghìn tỷ đồng trong quý 2/2021, tăng 50%. Sản lượng thép thô ước tính tăng 60% so với cùng kỳ, nhờ sự đóng góp của 2 lò cuối của khu liên hợp gang thép Dung Quất. Ngoài ra, việc giá thép xây dựng và giá HRC tăng 50-80% so với cùng kỳ cũng giúp tăng đáng kể lợi nhuận cho công ty.

Một số doanh nghiệp khác cũng được dự kiến có mức tăng trưởng ấn tượng trong quý 2/2021 như GMD tăng 62%; PLX tăng 65-70%; PNJ tăng 438%; SCS tăng 30-40%; VHC tăng 47%…

NHIỀU DOANH NGHIỆP LỖ, LỢI NHUẬN TIẾP TỤC GIẢM DO DỊCH BỆNH

Ở chiều ngược lại, AST dự kiến sẽ lỗ 35 tỷ đồng trong quý 2/2021, kéo dài giai đoạn khó khăn sang quý thứ 5 liên tiếp do bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

SSI Research ước tính công ty mẹ PHR đạt lợi nhuận trước thuế 60 tỷ đồng (-81%so với cùng kỳ) do không có thu nhập từ bồi thường đất.

PPC lợi nhuận ròng trong quý 2/2021 ước tính giảm 50% so với cùng kỳ, chủ yếu là do sản lượng phát điện thấp. Sản lượng phát điện trong quý 2/2021 có thể giảm 47% so với cùng kỳ do các vấn đề kỹ thuật ở tuabin Phả Lại 2 (được biết sản lượng trong tháng 4-tháng 5/2021 giảm 47% so với cùng kỳ). Sự cố kỹ thuật từ Phả Lại 2 xảy ra từ tháng 3/2021 và dự kiến sẽ được khắc phục vào tháng 10/2021 (trường hợp xấu nhất là đến tháng 2/2022). Nhờ cổ tức nhận được từ HND (7,25% mệnh giá và tương đương 94 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế quý 2/2021 nhiều khả năng sẽ đạt mức tương đương với quý 1/2021, mặc dù thấp hơn nhiều so với quý 2/2020.

Theo quan điểm của SSI Research, PPC đã chi trả mức cổ tức bất hợp lý trong quý 2/2021 (976 tỷ đồng). Riêng khoản cổ tức này sẽ làm giảm tiền gửi ngân hàng của công ty xuống 619 tỷ đồng từ 1,6 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2021, và do đó khiến thu nhập từ lãi trong tương lai thấp hơn nhiều.

Lợi nhuận sau thuế quý 2/2021 của NT2 dự kiến sẽ giảm hơn 40% so với cùng kỳ do sản lượng phát điện thấp (-23% so với cùng kỳ), chi phí khí đầu vào cao (+ 26% so với cùng kỳ) và giá PPA điều chỉnh giảm. Do nhu cầu yếu ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nguồn cung dồi dào từ các nhà máy năng lượng mặt trời của đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, Đạm Phú Mỹ cũng được dự báo lợi nhuận quý 2 giảm 2%; PVS ước tính lợi nhuận của PVS sẽ thấp hơn so với quý 2/2020, do các mảng chính như tàu chuyên dụng, cho thuê FSO, EPC / ECPI và các mảng O&M bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch Covid -19 lần thứ 4 tại Việt Nam, khiến hoạt động đầu khí kém tích cực.

2 Likes

Tài khoản F0 mở mới kỷ lục tháng 6, thị trường đạt đỉnh

Khánh Hà -

Số liệu vừa công bố của Trung tâm Lưu ký cho biết trong tháng 6 vừa qua, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 140.054 tài khoản. Đây là ngưỡng cao kỷ lục lịch sử mới. Chỉ số VN-Index chỉ trong 2 ngày đầu tuần này đã bốc hơi 65,48 điểm…

Số liệu vừa công bố của Trung tâm Lưu ký cho biết trong tháng 6 vừa qua, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 140.054 tài khoản. Đây là ngưỡng cao kỷ lục lịch sử mới. Chỉ số VN-Index chỉ trong 2 ngày đầu tuần này đã bốc hơi 65,48 điểm.

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 619.911 tài khoản, tăng 58% so với số lượng của cả năm 2020 – năm thị trường đã lập kỷ lục lịch sử về số tài khoản cá nhân mới.

Ngược lại, số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 6 lại giảm. Nhà đầu tư cá nhân nước ngoài chỉ mở mới 280 tài khoản, trong khi tháng 5 là 423 tài khoản. Riêng với tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài đóng tài khoản nhiều hơn mở. Cụ thể, tài khoản mới mở là 25 nhưng tài khoản đóng lại 28.

Làn sóng nhà đầu tư cá nhân trong nước nhảy vào thị trường chứng khoán vẫn đang liên tiếp lập đỉnh cao lịch sử mới, cũng giống như chỉ số VN-Index. Điều này đẩy thanh khoản lên rất cao và khiến hệ thống giao dịch sàn HoSE nghẽn. Tuy nhiên đã có những lo ngại rằng không phải [dòng tiền F0] tạo nên thanh khoản kỷ lục như vậy, mà là việc sử dụng margin quá nhiều.

Hệ thống giao dịch mới của sàn HoSE vận hành từ đầu tuần đã thông suốt, nhưng thanh khoản vẫn chưa thể phục hồi trở lại. Phiên giao dịch hôm nay tổng giá trị hai sàn bao gồm cả thỏa thuận đạt 32.780 tỷ đồng, trong khi kỷ lục đầu tháng 6 vừa qua là 35.984 tỷ đồng. Mức khớp lệnh hôm nay đạt 30.913 tỷ đồng, vẫn thấp hơn kỷ lục 33.824 tỷ đồng trước đó.

2 Likes

Công ty chứng khoán đua nhau báo lỗi, nhà đầu tư bức xúc vì không thể bắt đáy

Thu Minh -

Hàng loạt công ty chứng khoán báo lỗi trong hai phiên giao dịch gần đây khiến nhà đầu tư bức xúc vì không thể bắt đáy…

Phiên giao dịch sáng nay (7/7) nhiều công ty chứng khoán như TCBS, SSI, VnDirect…bị “lag” khiến nhà đầu tư gặp khó không thể giao dịch như mong muốn. Riêng hệ thống SSI không thể đăng nhập được.

Phản ánh của nhiều nhà đầu tư cho biết thậm chí còn không đăng nhập được vào tài khoản giao dịch ở SSI hoặc đăng nhập vào được thì bị out ra vì hệ thống lỗi, lỗi không hiển thị danh mục cổ phiếu nắm giữ…

Trong thông báo gửi đến nhà đầu tư, SSI cho biết, hệ thống giao dịch của SSI đang có hiện tượng ghi nhận lệnh chậm và không cập nhật chính xác trạng thái lệnh. Bộ phận kỹ thuật của Công ty đang khắc phục sự cố. SSI xin lỗi và khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế đặt lệnh mới để tránh việc phát sinh lệnh không đúng như kỳ vọng.

Tình trạng lag diễn ra tương tự tại TCBS, nhiều nhà đầu tư phản ánh không vào được lệnh mua. Công ty chứng khoán này gửi thông báo đến nhà đầu tư: “Chúng tôi sẽ tạm ngừng dịch vụ kết nối tiền giữa Techcombank và TCBS cho đến khi có thông báo tiếp theo".

Với Vndirect trong phiên chiều hôm qua 6/7, nhà đầu tư đăng nhập vào hệ thống cũng bị đẩy ra liên tục, giá hiển thị không chính xác, đặc biệt vào phiên ATC nhà đầu tư “ngồi trên đống lửa” vì mua không được, bán cũng chẳng xong.

VnDirect cho biết, do những thay đổi liên quan tới việc nâng cấp triển khai hệ thống mới của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống giá đã xảy ra hiện tượng chậm cập nhật dữ liệu, dẫn tới giá dự khớp của một số cổ phiếu trong phiên ATC không chính xác.

Sau khi phát hiện lỗi, đội ngũ công nghệ đã nhanh chóng nhận diện nguyên nhân và lên phương án khắc phục ngay lập tức. “Hệ thống giá của VnDirect đã hoạt động hoàn toàn bình thường và sẵn sàng cho phiên giao dịch ngày mai”, VnDirect khẳng định.

Tuy nhiên, ghi nhận phiên giao dịch sáng nay, hệ thống của VnDirect vẫn có lúc bị đu đơ. “VND báo nhận lỗi phiên ATC tối qua. Sáng nay vẫn có tình trạng delay kết quả giao dịch ngay trong phiên. Chán thật sự, có tiền mà không dám bắt đáy…”, một nhà đầu tư bức xúc nói.

Sự cố giao dịch tại các công ty chứng khoán đã dấy lên những nghi ngờ về lỗi hệ thống của HOSE khi vừa triển khai hệ thống mới được ít hôm. Vào chiều ngày 6/7/2021, trên các trang mạng xã hội đã lan truyền một công văn về việc hệ thống của HOSE xảy ra lỗi vào phiên giao dịch xác định giá đóng cửa (ATC). Tuy nhiên, HOSE khẳng định không có văn bản nêu trên và đây là thông tin giả mạo. Hệ thống giao dịch của HOSE hoạt động hoàn toàn bình thường.

2 Likes

“Săn” cổ phiếu tăng trưởng: Tiêu dùng - bán lẻ hiện đại trong tầm ngắm

Thu Hà -

Việc tiếp nhận và khơi thông các nguồn lực từ hoạt động M&A được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong tương lai…

Dự kiến đến cuối năm 2021, sẽ có 1.100 cửa hàng VinMart+ tích hợp mô hình kiosk Phúc Long.

Sàng lọc các cổ phiếu có tiềm năng mở rộng thị trường, khả năng tăng doanh thu hoặc cải thiện lợi nhuận sẽ là chiến lược cốt lõi với các nhà đầu tư hiện nay, trong bối cảnh chỉ số chung của thị trường chứng khoán được dự báo tiếp tục đi lên nhưng đồng thời sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ.

ĐI TÌM CỔ PHIẾU TĂNG TRƯỞNG

Chỉ số VN-Index sẽ lên đến mốc 1.500 điểm vào cuối năm là kịch bản chung được nhiều công ty chứng khoán mới đây nhận định. Tuy nhiên, chứng khoán sẽ không “dễ ăn” như trước nữa, thay vào đó, các nhà đầu tư buộc lòng phải “đi săn” những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt.

Trong bối cảnh này, hàng loạt các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn mới đây được các nhà phân tích nâng mức định giá. Phổ biến trong số này không chỉ có những ngành nghề được hưởng lợi như ngân hàng hay chứng khoán, mà cả những công ty vốn hóa lớn trên thị trường. Điển hình trong số này là câu chuyện của tập đoàn Masan (mã cổ phiếu MSN).

Theo đó, Credit Suisse đã nâng mức giá mục tiêu của cổ phiếu MSN lên mức 137.000 trong báo cáo mới công bố vào ngày 7/7.

Trước đó, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đã nâng mức giá mục tiêu của MSN lên mức 142.500 đồng/cổ phiếu, tức cao hơn khoảng 30% so với thị giá ngày 6/7. Định giá mới được đưa ra sau thương vụ Masan vừa tăng tỷ lệ sở hữu tại The CrownX (TCX - nền tảng tích hợp mảng hàng tiêu dùng và mảng bán lẻ của Masan) từ 80,2% lên 84,9% và cập nhật tình hình kinh doanh của VinCommerce mới đây.

Tương tự, đầu tháng 7 vừa qua, Công ty chứng khoán HSC cũng khuyến nghị mua MSN với mức giá mục tiêu là 134.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên triển vọng khả quan của hoạt động bán lẻ. HSC dự báo con số tăng trưởng lợi nhuận ròng năm 2021 ước có thể tăng đến 108,9% và 95% trong năm 2022.

Trong khi đó, Công ty chứng khoán Mirae Assets đã nâng giá mục tiêu MSN từ 120.000 đồng/cổ phiếu trong báo cáo định giá hồi tháng 1, lên mức 131.000 đồng/cổ phiếu trong báo cáo công bố ngày 5/7. Ở thời điểm đầu năm, Mirae Assets đánh giá MSN là “Người khổng lồ thức giấc”.

Theo Mirae Asset, mức giá mục tiêu tăng lên là dựa trên phương pháp định giá tổng hợp năm mảng kinh doanh của Masan, bao gồm Sản xuất hàng tiêu dùng (MCH), Sản xuất và chế biến thịt mát (MML), Vật liệu công nghệ cao (MSR) và Bán lẻ hiện đại (Vincommerce) và Dịch vụ tài chính (dựa trên mối quan hệ với Techcombank, ngân hàng cũng vừa được hàng loạt định chế tài chính nâng mức định giá).

Tính riêng TCX, mức định giá cho nền tảng bán lẻ hiện đại này được xác định ở mức 7,3 tỉ đô la, dựa trên thương vụ Alibaba và các nhà đầu tư khác rót 400 triệu USD (tương đương 5,5% cổ phần). Đây cũng là mức định giá mà Masan đã đồng ý chi 50 triệu USD để mua cổ phần thứ cấp và bản thân TCX chi 350 triệu đô la mua lại cổ phiếu quỹ để nâng tỷ lệ sở hữu gần đây.

Trên thực tế, TCX bao gồm hai nền tảng nổi bật là Vincommerce (trước đó định giá khoảng 1 tỷ USD khi Masan nhận chuyển nhượng từ Vingroup) và Masan Consumer Holdings (giá trị vốn hóa khoảng 80.000 tỉ đồng trên sàn UpCom, tương ứng gần 3,5 tỉ đô la). Như vậy, giá trị của TCX đã tăng lên đáng kể sau khi “cộng gộp” hai mảng hoạt động kinh doanh này, thể hiện sự kỳ vọng tạo ra lợi nhuận trong tương lai.

Tuy nhiên, theo ông Danny Le, Tổng giám đốc của tập đoàn Masan, con số này vẫn chưa được phản ánh hết kì vọng khi nhìn vào kết quả kinh doanh dự kiến trong năm nay và tiềm năng tăng trưởng của nền tảng tích hợp offline-to-online. “Định giá hiện nay của The CrownX chưa phản ánh chính xác giá trị công ty”, ông cho biết.

Mới đây, lãnh đạo Masan cho biết The CrownX dự kiến sẽ tiếp tục nhận 300-400 triệu USD vốn đầu tư trong nửa cuối năm 2021. Về dài hạn, Masan đặt mục tiêu sẽ duy trì tỷ lệ sở hữu của MSN tại TCX tối thiểu ở mức 75%.
Có thể thấy thị giá MSN tăng mạnh sau những thương vụ M&A trong thời gian gần đây. Năm ngoái, Mitsubishi Materials Corporation (Nhật Bản) đã rót 90 triệu USD để mua 10% cổ phần của Masan High-Tech Materials (mảng khoáng sản), hay thương vụ mua lại 51% cổ phần của 3F Việt (đơn vị sản xuất thịt mát).

Thị giá MSN bắt đầu tăng từ đầu tháng 10 năm ngoái, chốt cuối năm đạt gần 89.000 đồng/cổ phiếu, tức đã tăng hơn 64%. Tính đến ngày 6/7, thị giá MSN hiện ở mức 109.000 đồng/cổ phiếu.

CƠ HỘI LỚN TỪ NỀN TẢNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI

Việc tiếp nhận và khơi thông các nguồn lực từ hoạt động M&A được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Về tổng thể, Masan vẫn đang tiếp tục tăng tốc xây dựng nền tảng “Point of Life”, mô hình phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng từ nhu yếu phẩm (như thực phẩm, đồ uống), đến các dịch vụ tài chính (thanh toán, mở thẻ tín dụng, đầu tư,…) và xa hơn là các nhu cầu khác (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí,…).

Cụ thể, Masan mới đây bắt tay hợp tác chiến lược với Phúc Long, thương hiệu chuỗi trà và cà phê hàng đầu trên thị trường, thử nghiệm mô hình kiosk Phúc Long tại cửa hàng VinMart+.

Theo thỏa thuận, kiosk Phúc Long sẽ chia sẻ 20% doanh thu với Vincommerce (VCM), tương đương với mức dự kiến khoảng 1 triệu đồng/ngày. Masan đặt mục tiêu đến cuối năm nay sẽ có khoảng 1.100 cửa hàng tích hợp, đồng nghĩa với biên Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của các cửa hàng này sẽ cải thiện thêm 4%. Tính đến cuối tháng 6/2021, đã có 50 cửa hàng VinMart+ thí điểm kiosk Phúc Long đi vào hoạt động.

Thử nghiệm thứ hai là việc đặt các điểm giao dịch của Techcombank cùng với kiosk Phúc Long tại VinMart+ ở Hà Nội, giúp khách hàng giao dịch thuận tiện và linh hoạt hơn so với truyền thống. Theo đó, Techcombank và Masan gọi đây là mô hình giao dịch một điểm đến đa tiện ích - CVLife (Convenient Life), mục tiêu là đáp ứng các nhu cầu từ sinh hoạt hằng ngày đến nhu cầu tài chính.

Cơ hội thứ ba đến từ tiềm năng của hàng hóa nhu yếu phẩm, hiện chiếm 50% thị trường bán lẻ Việt Nam và 25% chi tiêu tiêu dùng của người Việt, được mua sắm với tần suất hàng ngày nhưng khả năng tiếp cận kênh online còn hạn chế.

Cùng khoản vốn 400 triệu USD rót vào TCX, kế hoạch hợp tác với Alibaba và Lazada còn được kỳ vọng là “chất xúc tác” giúp Masan đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa ngành bán lẻ, tạo sự cộng hưởng từ những giá trị trong lĩnh vực bán lẻ offline hiện có.

Theo Công ty chứng khoán Bản Việt, lợi nhuận của MSN sẽ được cải thiện đáng kể nhờ khả năng thương lượng với nhà cung cấp, chia sẻ doanh thu từ kiosk Phúc Long và danh mục nhãn hàng riêng của VCM. Trong dài hạn, Masan đặt mục tiêu tổng biên lợi nhuận thương mại của VCM sẽ vượt con số 30%, so với mức 20% ở thời điểm hiện nay.

Cho đến nay, các kỳ vọng về tăng trưởng vẫn đang diễn tiến khả quan. Theo cập nhật mới, tăng trưởng doanh số tại các cửa hàng hiện hữu, doanh thu của VCM trong quý 2 ở mức tương đương so với cùng kỳ, dù số lượng cửa hàng giảm sau khi đã tích cực đóng các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả trong năm 2020.

VCM dự kiến lỗ ròng khoảng 1.000 tỉ đồng trong năm nay, giảm đáng kể so với mức lỗ 3.200 tỉ đồng trong năm ngoái. Số lượng điểm bán của VCM (VinMart và VinMart+) được dự kiến đạt con số 3.000 điểm bán vào cuối năm nay. Về dài hạn, VCM được kỳ vọng sẽ là hệ thống bán lẻ hiện đại dẫn đầu về quy mô, vừa có lãi.

“Năm 2021 là năm đánh dấu bước ngoặt của VinCommerce khi hệ thống bán lẻ này bắt đầu có lợi nhuận. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là tái mở rộng hệ thống điểm bán để xây dựng chuỗi bán lẻ dẫn đầu về quy mô, đồng thời duy trì đà cải thiện lợi nhuận. Đây chính là nền tảng để chúng tôi gia tăng đầu tư nhằm đẩy nhanh chiến lược tích hợp từ offline đến online (offline-to-online)”, ông Danny Le cho biết.

2 Likes

Cầu nâng giá ồ ạt, VN-Index lấy lại gần 34 điểm

Kim Phong -

Tâm lý hưng phấn gia tăng đáng kể trong phiên chiều khi nhà đầu tư chấp nhận nâng giá mua, đẩy giá nhiều cổ phiếu tăng mạnh hơn. Tuy nhiên thanh khoản phiên chiều không cao, nhưng khối ngoại tăng mua mạnh, chiếm tới gần 22% giá trị rổ VN30 chiều nay…

VN-Index nỗ lực tăng chiều nay, đã quay trở lại được mức điểm trước khi có cú sập ATC chiều hôm qua.

VN-Index nỗ lực tăng chiều nay, đã quay trở lại được mức điểm trước khi có cú sập ATC chiều hôm qua.

Tâm lý hưng phấn gia tăng đáng kể trong phiên chiều khi nhà đầu tư chấp nhận nâng giá mua, đẩy giá nhiều cổ phiếu tăng mạnh hơn. Tuy nhiên thanh khoản phiên chiều không cao, nhưng khối ngoại tăng mua mạnh, chiếm tới gần 22% giá trị rổ VN30 chiều nay.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn đã tăng đồng thuận hơn, là nguyên nhân chính giúp VN-Index lấy lại độ cao chóng vánh. VHM, VIC, VCB, VNM là những cổ phiếu đột biến trong đợt ATC gây ảnh hưởng rất lớn.

Phục thù đợt ATC hôm qua, riêng đợt ATC hôm nay, VN-Index nhảy dựng lên thêm gần 11 điểm. VIC đột biến tăng thêm 1.800 đồng chỉ ở lần khớp cuối, kéo giá tăng 1,79%. VHM bật cao thêm 1.100 đồng, chốt tăng 6,07%. VCB thậm chí đang từ giảm 1% so với tham chiếu được kéo vọt tăng 1,25% so với tham chiếu. VNM được kéo thêm 1.300 đồng, tăng chung cuộc 3,22%.

Diễn biến đột ngột cuối phiên chiều nay ở mức độ nhẹ hơn một chút so với ATC hôm qua (VN-Index bị đánh gục gần 33 điểm), nhưng cùng một kiểu giao dịch dồn lệnh đột biến. Thanh khoản đợt ATC ở các cổ phiếu được đẩy giá lên khá lớn, ví dụ VCB giao dịch 69,2 tỷ đồng, VIC khoảng 47,5 tỷ, VHM gần 62,8 tỷ, VNM hơn 48,6 tỷ đồng…

Tính chung rổ VN30 đợt ATC giao dịch khoảng 1.090 tỷ đồng. Đây không phải là mức giao dịch lớn. Đúng hơn cả phiên chiều nay, thanh khoản có phần thấp. Cụ thể, sàn HoSE buổi chiều chỉ khớp được 10.198 tỷ đồng, giảm 30% so với chiều hôm qua. Giao dịch khá yếu khiến sàn HoSE phiên này giảm thanh khoản 9%, đạt 24.505 tỷ đồng.

Đặc biệt rổ VN30 buổi chiều giao dịch yếu, với 6.479 tỷ đồng, nghĩa là trong đợt khớp lệnh liên tục chiều, giá trị chỉ khoảng 5.389 tỷ đồng. Thế nhưng biến động của VN30-Index rất mạnh. Chỉ số này cuối phiên sáng tăng 0,78% nhưng đóng cửa tăng 3,38%. Độ rộng của rổ này áp đảo với 26 mã tăng/3 mã giảm, trong đó MWG và PNJ tăng kịch trần.

Độ rộng sàn HoSE cũng tốt lên đáng kể khi có 147 mã tăng/226 mã giảm (cuối phiên sáng mới có 67 mã tăng/304 mã giảm). Độ rộng thay đổi như vậy chứng tỏ đà hồi giá đã xuất hiện đồng loạt chiều nay.

Khi giá phục hồi tức là nhà đầu tư phải nâng giá mua lên mới có thể kéo tăng. Thanh khoản phiên chiều thấp cho thấy phía bán cũng không gây áp lực nhiều. Vì vậy lực cầu không gặp phải khối lượng bán cản lớn.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng không còn vai trò áp đảo trong chỉ số hôm nay. Dẫn đầu là VHM, tiếp đó là GAS rồi mới đến TCB. BID cũng khá mạnh khi tăng 3,41%, CTG tăng 3,86%, HDB tăng 4,29%, MBB tăng 4,99%, STB tăng 2,31%, TPB tăng 2,6%, VCB tăng 1,25%, ACB tăng ,53%… Nhóm giảm còn VPB giảm 0,42%, VIB giảm 1,39%.

Nhìn chung các nhóm cổ phiếu còn hút khách như chứng khoán, thép đều bật lên mạnh. VN30-Index tăng 3,38% nhưng 14 cổ phiếu trong rổ mạnh hơn chỉ số.

Điều hấp dẫn chiều nay một phần đến từ lực cầu rất mạnh của khối ngoại. Chỉ riêng với các mã thuộc VN30, khối ngoại giải ngân thêm tới 1.420 tỷ đồng, tức là chiếm xấp xỉ 22% tổng giá trị khớp của cả rổ buổi chiều. Đây là tỷ trọng rất lớn. Cả phiên rổ VN30 được mua 2.760 tỷ đồng và mức ròng là 1.577 tỷ đồng.

Toàn sàn HoSE phiên này khối ngoại giải ngân 3.719,4 tỷ đồng và mua ròng 2.081,3 tỷ đồng. VPB, CTG vẫn bị bán ròng, nhưng mua áp đảo là VHM, MBB, HPG, VNM, STB, MSN, SSI. Đây là các cổ phiếu được mua ròng trên 100 tỷ đồng, trong khi phiên sáng chỉ mới có 3 mã. HDB, KBC, NVL, GEX, KDH, GAS cũng là những cổ phiếu được mua cực tốt, quanh mức 50 tỷ đồng trở lên.

VN-Index lấy lại 33,76 điểm hôm nay sau khi để mất 56,34 điểm hôm qua. So với đỉnh hôm 2/7, chỉ số này vẫn đang thấp hơn 31,72 điểm tương đương 2,23%. VN30 mạnh hơn, chỉ còn thấp hơn đỉnh 1,2%.

2 Likes

7 THÁNG 7, 16:23

Máy bay chiến đấu Su-30 của Nga đánh chặn máy bay do thám của Mỹ trên Biển Đen

Máy bay của Hoa Kỳ không được phép xâm phạm biên giới quốc gia của Nga

Máy bay chiến đấu Su-30

© Alexander Ryumin / TASS

MOSCOW, ngày 7 tháng 7. / TASS /. Các máy bay chiến đấu Su-30 của Nga đã đánh chặn một máy bay tuần tra hàng hải đa nhiệm vụ Boeing P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ trên Biển Đen, Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Quốc gia Nga đưa tin hôm thứ Tư.

Các trạm radar của Nga đã phát hiện một mục tiêu trên không tiếp cận biên giới quốc gia của Nga. Tuyên bố cho biết các máy bay chiến đấu Su-30 của lực lượng phòng không và hàng không hải quân cảnh báo phản ứng nhanh của Hạm đội Biển Đen đã phải tranh giành để xác định mục tiêu.

“Các phi hành đoàn của máy bay chiến đấu Nga đã xác định mục tiêu trên không là một chiếc máy bay Boeing P-8 Poseidon và che khuất nó trên Biển Đen”, Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Quốc gia cho biết.

Nó nhấn mạnh rằng máy bay thuộc về Hoa Kỳ không được phép xâm phạm biên giới quốc gia của Nga.

2 Likes

7 THÁNG 7, 13:04 Đã cập nhật 13:17

Rogozin thông báo rằng một vật thể không xác định sẽ tiếp cận ISS vào ngày 8 tháng 7

Đồng thời, Tổng giám đốc Roscosmos lưu ý rằng không có mối đe dọa nào

Trưởng phòng Roscosmos Dmitry Rogozin Mikhail Metzel / TASS

Người đứng đầu Roscosmos Dmitry Rogozin

© Mikhail Metzel / TASS

MOSCOW, ngày 7 tháng 7. / TASS /. Một vật thể không xác định sẽ tiếp cận Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào chiều thứ Năm, các kiểm soát viên của Nga đang theo dõi tình hình, không có mối đe dọa nào. Điều này đã được thông báo vào thứ Tư bởi Tổng giám đốc của Roscosmos Dmitry Rogozin.

"Theo phía Mỹ, phương pháp tiếp cận của ISS với vật thể vũ trụ UNKNOWN được dự đoán vào ngày 08/07/2021 lúc 16:16:05 DMV. Khoảng cách tối thiểu là 4,8 km. UNKNOWN được dự đoán vào ngày 08/07/2021 lúc 16:16:05 UHF. Khoảng cách tối thiểu là 4,584 km. Xác suất va chạm là 3,12E-11 ", Rogozin viết trên [kênh Telegram] của mình .

Người đứng đầu Roscosmos nhấn mạnh, phía Nga chỉ đồng ý về đánh giá khoảng cách. “Chúng tôi không xác nhận mối đe dọa, chúng tôi tiếp tục quan sát”, ông giải thích.

Trước đó, người đứng đầu trung tâm thông tin và phân tích của TsNIIMash JSC (thuộc Roscosmos) Igor Bakaras trong một cuộc phỏng vấn với TASS [cho biết] , Hệ thống cảnh báo tự động của Nga về các tình huống nguy hiểm trong không gian gần Trái đất (ASPOS OKP) vào năm 2020 đã ghi nhận 220 cách tiếp cận nguy hiểm của ISS với các mảnh vỡ không gian. Năm ngoái, các chuyên gia đã phải điều chỉnh quỹ đạo của trạm hai lần để tránh va chạm với các mảnh vỡ không gian.

2 Likes

7 THÁNG 7, 15:06

Công nghệ “xanh” để sản xuất dầu

Là một trong những nhà sản xuất vật liệu hỗ trợ hàng đầu của Nga - FORES LLC - triển khai các công nghệ mới vì an toàn môi trường và cố gắng tuân thủ các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm

© Marina Moldavskaya

Giảm lượng khí thải carbon, tập trung vào công nghệ xanh, quan tâm đến môi trường là những vấn đề nằm trong chương trình nghị sự hiện nay của các công ty - các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Nhà sản xuất phụ tùng FORES [LLC] của Nga dự định giảm đáng kể lượng tài nguyên tiêu thụ vào năm 2021 bằng cách chuyển sang một công nghệ khác. Nó sẽ cho phép không chỉ cải thiện tính thân thiện với môi trường của sản xuất mà còn giảm chi phí của nó. Theo Tổng giám đốc FORES Sergey Shmotiev, khối lượng tài chính dự kiến ​​cho chương trình chuyển đổi trong năm nay sẽ vượt quá 217 triệu rúp.

“Đây là một khái niệm về đầu tư có trách nhiệm - cách tiếp cận này cho phép bạn tính toán sự cân bằng giữa các chỉ số chính. Chúng tôi đưa vào mô hình kinh doanh sự tăng trưởng năng suất lao động với cải thiện hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm tác động đến môi trường” Shmotiev nói.

Cách tiếp cận khoa học

FORES LLC đã sản xuất proppants (vật liệu ở dạng hạt nhỏ được sử dụng trong sản xuất dầu và khắc phục vết nứt trong giếng do nứt vỡ thủy lực - TASS lưu ý) từ năm 2000. Công nghệ này được phát triển bởi các nhà khoa học của Ural và bao gồm nhiều công đoạn: nghiền nguyên liệu tự nhiên - đá nghiền, cát và đất sét nung ở nhiệt độ cao; tạo hạt của bột tạo thành với nước và nung ở nhiệt độ cao của các hạt tạo thành. Năng lực sản xuất - hơn 100 nghìn tấn sản phẩm mỗi tháng. Tháng 3 năm nay, tổng chỉ tiêu sản phẩm xuất xưởng đạt 8 triệu tấn.

Công ty có bốn đơn vị sản xuất ở vùng Sverdlovsk (Asbestovskoe, Sukholozhskoe, Kuryinskoe và Kamensk-Uralskoe), ba kho ký gửi ở Nizhnevartovsk, Nyagan và Pyt-Yakh (Khanty-Mansiysk Autonomous Okrug), và một trung tâm nghiên cứu ở Yekaterinburg. Một số doanh nghiệp cũng hợp tác với FORES.
Công ty chúng tôi đã trở thành chỗ dựa đáng tin cậy cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga. Để duy trì vai trò lãnh đạo của mình, chúng tôi tiếp tục phát triển. Tự mình và cùng với các đối tác tin cậy, chúng tôi cập nhật thiết bị sản xuất và hệ thống môi trường, cải tiến công nghệ và chất lượng sản phẩm.

Mikhail Lovkov

Giám đốc điều hành của FORES

Công nghệ bền vững

Như đã nói trên FORES, năm nay tất cả các doanh nghiệp của công ty sẽ chuyển sang phương thức sản xuất vật liệu “khô”. Phương pháp này loại trừ các đơn vị máy sấy phun tháp (BRS) khỏi dây chuyền sản xuất.

Công nghệ trước đây ngụ ý việc sử dụng nguyên liệu thô với nước, được cung cấp cho các khớp nối và được phun với sự trợ giúp của các vòi phun. Một hạt ủng hộ được hình thành trong dòng ngược lại của các sản phẩm đốt cháy khí tự nhiên. Phương pháp này được gọi là “ướt”, và với việc sử dụng các bộ ghép nối nhanh, các doanh nghiệp FORES đã làm việc trong khoảng 15 năm - khi đó công nghệ này được coi là tối ưu nhất.

© Marina Moldavskaya

Hôm nay công ty đang nói về cường độ năng lượng cao của các bộ ghép nối nhanh. Hoạt động của nó đòi hỏi nguồn lực và chi phí tài chính đáng kể, điều này làm tăng nghiêm trọng chi phí sản xuất. Khi sử dụng công nghệ này, cần một lượng lớn nước, lần đầu tiên được chuẩn bị đặc biệt, và sau khi hoàn thành các chức năng của nó, nó sẽ được bay hơi.

Chúng tôi tiêu thụ nước, trả tiền cho nó, và sau đó ném nó vào không khí, sử dụng các nguồn năng lượng cho quá trình bay hơi. Đó là các câu lạc bộ hơi nước có thể được nhìn thấy phía trên doanh nghiệp, và họ đã đặt ra câu hỏi từ một số người dân. Và chúng tôi đã phải giải thích rằng đây không phải là khí thải, rằng không có lý do gì để lo ngại. Nhưng với tư cách là một công ty có trách nhiệm, chúng tôi tiến hành từ tiền đề rằng nước là một nguồn tài nguyên hữu hạn phải được tiếp cận một cách rất hợp lý. Chúng tôi đã tìm kiếm các giải pháp trong một thời gian dài, xem xét các phương án, vật liệu khác nhau sẽ cho phép chúng tôi đạt được các chỉ số cơ bản khác nhau về hiệu quả năng lượng.

Tatiana Sarapultseva

nhà sinh thái học trưởng của FORES

Phương pháp “khô” có thể giảm tiêu thụ điện 3 lần, tiêu thụ khí đốt - một nửa và 25 lần để giảm khối lượng nước, điều này cũng sẽ giảm lượng hơi nước thải vào khí quyển. FORES có kế hoạch đạt được các chỉ số hiệu quả năng lượng mới vào năm 2022.

Chủ đầu tư có trách nhiệm

Công ty cố gắng tuân thủ các nguyên tắc của Đầu tư có trách nhiệm (ESG-investment), một trong số đó là giảm tác động đến môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Kể từ năm 2018, FORES đã và đang thực hiện một chương trình toàn diện bao gồm các biện pháp bảo vệ môi trường, giám sát môi trường, hiện đại hóa thiết bị sản xuất và cơ sở xử lý. Vào năm 2019, công ty đã báo cáo về các khoản đầu tư hơn 3 tỷ rúp vào việc cải tạo các cơ sở sản xuất. Số vốn tài trợ cho chương trình hiện đại hóa giai đoạn 2020–2021 Không được công bố. Đầu tư vào các biện pháp bảo vệ môi trường và cải thiện tính thân thiện với môi trường của sản xuất RỪNG cho giai đoạn từ năm 2019 ước tính khoảng 600 triệu rúp.

Chương trình đầu tư vào các biện pháp môi trường được cấu trúc theo cách hiện đại hóa các hệ thống một cách toàn diện và từng cái một, theo từng bộ phận. Các dự án đầu tư về môi trường đã được hoàn thành ở Asbestos, Sukhoy Log và Kurya. Năm nay, nó có kế hoạch hiện đại hóa hệ thống xử lý ở Kamensk-Uralsky. Hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường được thực hiện trong sản xuất được khẳng định bằng kết quả của năm. Chúng tôi ghi nhận sự giảm lượng phát thải các chất vào không khí ở các thành phố có sự hiện diện của chúng tôi. Giảm phát thải được xác nhận bởi các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của các tổ chức được công nhận ở cả ranh giới của các khu bảo vệ vệ sinh và tại các nguồn

Tatiana Sarapultseva

nhà sinh thái học trưởng của FORES

Vì vậy, để thu giữ các hạt bụi mịn - nguyên liệu thô có giá trị nhất - và giảm thiểu phát thải vào khí quyển, các thiết bị công nghệ tại mỗi doanh nghiệp đều được trang bị hệ thống hút bụi. Chúng là hệ thống hút bụi với chức năng lọc không khí tiếp theo. Đồng thời, bụi silicat bị thu giữ được quay trở lại chu trình sản xuất, giúp máy có thể hoạt động thực tế mà không lãng phí. Hiệu quả làm sạch không khí đạt 99%.

Một bước nữa hướng tới việc quản lý tài nguyên cẩn thận tại các doanh nghiệp FORES là xử lý nước sinh hoạt và nước mưa: sau khi lọc, chúng đạt yêu cầu kỹ thuật về nước và được đưa đi sản xuất. Các nhà máy xử lý nước thải đặc biệt hoạt động ở Asbestos và trong bộ phận Sukholozhsky. Công ty cũng giám sát tình trạng của đất và mức độ ô nhiễm tiếng ồn trên lãnh thổ của các doanh nghiệp của mình và trong ranh giới của các khu bảo vệ vệ sinh của họ. Một cuộc thanh tra đột xuất của Rosprirodnadzor vào tháng 4 năm nay một lần nữa xác nhận rằng tiêu chuẩn khí thải cho phép không bị vượt quá và các yêu cầu về tính toán chất thải từ sản xuất FORES được tuân thủ đầy đủ.

© Marina Moldavskaya

So với năm 2018, công ty đã tăng gấp đôi đầu tư vào hoạt động quản lý chất thải. Kết quả là khối lượng rác thải tại 4 nhà máy FORES ở vùng Sverdlovsk đã giảm gần một nửa. Điều này đạt được thông qua sự ra đời của các hệ thống thu gom và xử lý riêng biệt các loại chất thải khác nhau. Ví dụ, các doanh nghiệp của công ty đã nhận được giấy phép sản xuất phụ gia khoáng để xây dựng hỗn hợp từ chất thải sản xuất.

Đến nay, các dự án lớn nhất từ ​​chương trình đầu tư vào hoạt động môi trường đã hoàn thành và hiện nay FORES đang ghi nhận xu hướng tích cực trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Sau khi thực hiện chương trình, công ty sẽ có thể duy trì mức độ tác động môi trường cho phép với khả năng tăng năng lực sản xuất.

2 Likes
2 Likes