Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Thị trường bật tăng trở lại, khối ngoại mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng trong phiên 7/7

Thứ 4, 07/07/2021, 15:44

Trên HoSE, khối ngoại đã mua ròng ấn tượng 2.081,34 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

Thị trường bật tăng trở lại, khối ngoại mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng trong phiên 7/7

Phiên giao dịch 7/7 đóng cửa với sắc xanh bao trùm, các chỉ số quay đầu bật tăng trở lại như chưa từng có phiên giảm điểm hôm qua. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 33,76 điểm (2,49%) lên 1.388,55 điểm; HNX-Index tăng 0,41% lên mức 319,83 điểm; UPCom-Index tăng nhẹ 0,08% lên mức 89,14 điểm.

Về giao dịch khối ngoại, họ tiếp tục mua ròng khá mạnh với giá trị hơn 2.035 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, VHM là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với giá trị xấp xỉ 310,6 tỷ đồng, xếp tiếp theo lần lượt là MBB (241,2 tỷ đồng), HPG (255,6 tỷ đồng)…

Trên HoSE, khối ngoại đã mua ròng ấn tượng 2.081,34 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

Thị trường bật tăng trở lại, khối ngoại mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng trong phiên 7/7 - Ảnh 1.

Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 7 liên tiếp với giá trị 47,27 tỷ đồng, áp lực chính từ việc xả cổ phiếu VND.

Thị trường bật tăng trở lại, khối ngoại mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng trong phiên 7/7 - Ảnh 2.

Trên UPCom, khối ngoại cũng mua ròng nhẹ 950,54 triệu đồng trong phiên hôm nay.

Thị trường bật tăng trở lại, khối ngoại mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng trong phiên 7/7 - Ảnh 3.

Phương Linh

2 Likes

Tạm thay đổi chính sách, VNDIRECT chỉ cho nhà đầu tư có tài khoản xem bảng giá chứng khoán

Thứ 4, 07/07/2021, 18:53

Động thái này được Ban lãnh đạo VNDIRECT tính đến sau phản ánh của nhà đầu tư về việc bảng giá có dấu hiệu chậm cập nhật trong phiên 6/7/2021.

Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ tốt nhất khách hàng có tài khoản giao dịch, VNDIRECT dự kiến tạm thời thay đổi chính sách bảng giá trong giai đoạn tới.

Theo đó, công ty sẽ có thể tạm thời ngắt tính năng đăng nhập hệ thống bảng giá của Công ty bằng tài khoản Facebook, Google và đề nghị nhà đầu tư đăng nhập bằng tài khoản VNDIRECT khi truy cập. Động thái này được Ban lãnh đạo VNDIRECT tính đến sau phản ánh của nhà đầu tư về việc bảng giá có dấu hiệu chậm cập nhật trong phiên 6/7/2021.

Theo thống kê của VNDIRECT, có khoảng 70% người dùng truy cập bảng giá VNDIRECT chưa có tài khoản giao dịch. Do đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ bảng giá phục vụ tốt nhất cho các nhà đầu tư là khách hàng có tài khoản giao dịch ở VNDIRECT, công ty dự kiến tạm thời thay đổi chính sách trong giai đoạn tới theo hướng chỉ mở bảng giá cho đối tượng người dùng là khách hàng có tài khoản tại đây.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Quyền Tổng Giám đốc VNDIRECT chia sẻ: “Chúng tôi muốn đảm bảo phục vụ tốt nhất cho nhà đầu tư là khách hàng có tài khoản mở tại VNDIRECT trước. Sau khi hệ thống được nâng cấp, chúng tôi sẽ xem xét mở lại cho cả các đối tượng không phải là khách hàng của VNDIRECT tham khảo bảng giá để tăng tính lan toả của thị trường đến cộng đồng”.

Trước đó, trong các phiên giao dịch từ 5/7/2021, do các hệ thống đang chưa hoàn toàn tương thích dẫn đến hiện tượng đăng nhập chập chờn, dữ liệu hiển thị chưa chính xác, chậm cập nhật trạng thái lệnh tại hầu hết các công ty chứng khoán lớn.

Trao đổi với báo giới, ông Lê Hải Trà - Tổng Giám đốc Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, hệ thống giao dịch mới trên HOSE vẫn vận hành ổn định. Hiện tượng lỗi có xuất hiện mang tính cục bộ tại một số công ty chứng khoán, do mỗi công ty lựa chọn và đầu tư một hệ thống công nghệ khác nhau. Hiện phía HOSE và FPT đang theo dõi sát sao để hỗ trợ các công ty chứng khoán gặp lỗi cục bộ khắc phục sớm nhất để đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư.

Từ phía cơ quan quản lý, đại diện lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng thông tin rằng, theo báo cáo từ HOSE, FPT, thì hệ thống giao dịch mới do HOSE, FPT xây dựng dựa trên phần mềm giao dịch của HNX cơ bản vẫn được vận hành ổn định, thông suốt từ ngày 05/7 đến nay. Mặc dù vậy, lỗi cục bộ đã xuất hiện từ hệ thống giao dịch của một số công ty chứng khoán. Theo báo cáo tình trạng lỗi xảy ra ở các công ty là khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở phân khúc nhận, trả lệnh từ công ty chứng khoán đến nhà đầu tư. Hiện các công ty chứng khoán cũng đang nỗ lực để khắc phục tình trạng tại công ty mình.

Minh Anh

2 Likes

Thuế thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng bằng lần

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt khá chủ yếu là do đà tăng trưởng kinh tế từ cuối năm 2020 và tăng thu từ một số nguồn thu do được hưởng lợi từ các chính sách tài khóa, tiền tệ của năm 2020, trong đó một số ngành đạt mức tăng trưởng cao, nóng như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô… góp phần quan trọng vào số thu trong 6 tháng đầu năm.

Thuế thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng bằng lần

Cụ thể khối các ngân hàng thương mại có số thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV/2020 và nộp sau quyết toán tăng 72,9% so với cùng kỳ; thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản tăng 61,7% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2021, sau đợt ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 năm 2020, hoạt động sáp nhập, hợp nhất, đánh giá lại tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng vốn tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ tương đương với tăng khoảng 3.500 tỷ đồng. Thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng gấp 2,47 lần cùng kỳ, tương đương tăng khoảng 2.600 tỷ đồng.

Thực hiện chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020, dẫn đến lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiêu thụ trong tháng 12/2020 tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ (theo quy định sẽ kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trong tháng 01/2021), dẫn đến số thu ngân sách từ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tăng thu 47,1% so với cùng kỳ.

Bên cạnh những yếu tố khách quan, có được kết quả trên là do ngành Thuế đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm ngành Thuế đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức để người dân, người nộp thuế (NNT) có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin về chính sách thuế và các hoạt động của ngành Thuế. Song song với đó, công tác hỗ trợ NNT được thực hiện phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19.

Đẩy nhanh việc triển khai hỗ trợ qua hình thức điện tử; hỗ trợ trực tuyến qua 479 kênh thông tin của toàn ngành Thuế; tổ chức hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp; thực hiện truyền thông trên website của cơ quan thuế các cấp và trên các nền tảng ứng dụng mạng xã hội các video clip về các nội dung hướng dẫn văn bản và các chính sách thuế… từ đó, đáp ứng nhu cầu số đông NNT cần nắm bắt thông tin về chính sách và thủ tục hành chính thuế.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra thống kê đến tháng 06 năm 2021 toàn ngành Thuế thực hiện được 32.209 cuộc thanh, kiểm tra, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2020. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế được 323.206 hồ sơ khai thuế, bằng 114,93% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 22.963 tỷ đồng.

Trong công tác quản lý nợ thuế, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện đồng bộ các biện pháp thu nợ, xử lý nợ thuế; xây dựng và giao chỉ tiêu thu nợ thuế đến từng cục thuế, giao tổng số tiền thuế nợ không vượt quá 5% so với tổng số thực thu ngân sách năm 2021.

Theo đó, ngành Thuế đã thực hiện rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ của từng người nộp thuế, tập trung phân loại những người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế và áp dụng các biện pháp xử lý nợ phù hợp đối với từng nhóm nợ, khoản nợ, từng đối tượng nợ thuế, đảm bảo công bằng trong việc chấp hành pháp luật thuế…

Thống kê đến ngày 30/6/2021, toàn ngành Thuế thực hiện thu hồi nợ thuế ước đạt 16.302 tỷ đồng, bằng 54,2% chỉ tiêu thu nợ được giao; triển khai Nghị quyết số 94/2019/QH14 và Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 cơ quan thuế đã thực hiện khoanh nợ tiền thuế đạt 2.172 tỷ đồng và xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp là 1.470 tỷ đồng.

Thái Quỳnh

1 Likes

Triển khai gói an sinh 26 nghìn tỷ: Nhận hồ sơ, trả lời và giải ngân trong 7 ngày

THỨ 5, 08/07/2021, 08:40

Chiều 7/7, Bộ LĐ-TB&XH đã họp báo công bố Quyết định 23/2021 của Thủ tướng ban hành cùng ngày về thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ), người sử dụng LĐ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ (gói an sinh trị giá 26.000 tỷ đồng). Theo lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, việc triển khai gói hỗ trợ an sinh lần này được rút kinh nghiệm sâu sắc từ thực tế triển khai gói an sinh lần 1 - với một số chính sách hỗ trợ không mấy thành công.

Triển khai gói an sinh 26 nghìn tỷ: Nhận hồ sơ, trả lời và giải ngân trong 7 ngày

Giảm thủ tục, tăng hậu kiểm

Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, việc triển khai các chính sách hỗ trợ lần này theo hướng giảm tối đa thủ tục, thời gian, để giúp NLĐ, doanh nghiệp (DN) tiếp cận nhanh nhất sự hỗ trợ của Nhà nước. Các hướng dẫn lần này được thiết kế trên cơ sở rút kinh nghiệm từ triển khai gói hỗ trợ lần 1 (theo Nghị quyết 42, trị giá 62.000 tỷ đồng). Ông Dung dẫn chứng về chính sách cho DN vay trả lương cho NLĐ, gói hỗ trợ lần 1 (dự kiến cho vay 16.000 tỷ đồng), Ngân hàng Chính sách xã hội mỗi tháng chỉ xét 1 lần, nay nhận hồ sơ là xét duyệt ngay, sau 4 ngày trả lời và giải ngân sau đó 3 ngày (tổng 7 ngày). Các điều kiện cho vay cũng đơn giản, thuận lợi hơn. “Gói vay trả lương cho NLĐ lần trước triển khai không đạt yêu cầu, vì điều kiện vay quá khắt khe, thủ tục phiền hà, không khả thi. Lần này thủ tục cho vay sẽ thông thoáng tới mức không còn gì để thông thoáng hơn. Chính sách lần này được thiết kế trên tinh thần mở hết cỡ cho người dân và DN dễ tiếp cận”, ông Dung nói. Tương tự, trước đây quy định NLĐ phải đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) tới tháng liền kề nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ, nhưng thực tế nhiều NLĐ nghỉ việc và dừng đóng BHXH từ đầu năm 2020 do dịch bệnh, nên gói an sinh trước nhiều NLĐ, DN không tiếp cận được, lần này chỉ tính tổng thời gian từng đóng BHXH từ trước tới nay.

Người đứng đầu ngành LĐ - TB&XH cũng tiếp tục khẳng định quan điểm: “Ai, cơ quan, tổ chức, địa phương nào chậm triển khai hỗ trợ là có lỗi với dân, nếu để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách là có tội với dân”. Những ngày qua, người dân, NLĐ tại nhiều địa phương đang rất khó khăn, mong chờ từng ngày được hỗ trợ. Ông Dung dẫn chứng, 21 công ty xổ số từ Bình Thuận trở vào có hơn 100.000 LĐ bị ảnh hưởng trực tiếp, chưa kể NLĐ các lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, khách sạn… Hiện tại, nguy cơ dịch lây lan vào khu công nghiệp, nhà máy nhiều LĐ rất rõ ràng. Riêng TPHCM có 1,6 triệu công nhân, Bình Dương 1,2 triệu, Đồng Nai hơn 1 triệu. Công nhân ở 3 địa phương này đã chiếm 1/4 tổng số công nhân cả nước. Do đó, tác động của dịch bệnh rất lớn, mong từng ngày được hỗ trợ. “Sau Quyết định 23 của Thủ tướng sẽ không cần thêm bất kỳ hướng dẫn nào nữa, căn cứ theo đó các đơn vị, địa phương triển khai. Giảm thủ tục đầu vào, tăng hậu kiểm. Gói hỗ trợ lần trước theo Nghị quyết 42 chúng tôi cũng thực sự chưa hài lòng, nên gói hỗ trợ lần này có kinh nghiệm hơn, đề cao giám sát và hậu kiểm”, ông Dung nói thêm.

Lao động tự do ở đâu hỗ trợ tại đó

Với chính sách hỗ trợ nhóm LĐ tự do lần này, ông Đào Ngọc Dung cho biết, các cấp ngành đều rất quan tâm, vì chịu nhiều tác động, lại không có tích luỹ, không có thu nhập. Tuy nhiên, để hỗ trợ rất khó, do không có cơ sở dữ liệu, lao động tự do di chuyển nơi ở liên tục. Rút kinh nghiệm từ gói 62.000 tỷ đồng lần trước, lần này trao cho địa phương quyết định. “Thay vì phải xác nhận cả nơi thường trú tới nơi tạm trú như gói hỗ trợ trước, lần này các địa phương lập danh sách và hỗ trợ cho tất cả LĐ tự do đang có mặt trên địa bàn mình, kết nối dữ liệu để quận/huyện khác không cấp trùng. Nếu NLĐ di chuyển sang tỉnh khác, nơi họ tới vẫn áp dụng giãn cách, phong toả sẽ tiếp tục cấp hỗ trợ, nếu địa phương không áp dụng giãn cách sẽ không hỗ trợ nữa, vì họ vẫn được đi làm”, ông Dung nói thêm.

Về các thắc mắc vì sao hỗ trợ nghệ sĩ, theo người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH, nghệ sĩ và người hoạt động nghệ thuật được hỗ trợ lần này không phải là tất cả giới nghệ sĩ, chỉ khoảng 2.000 người đang hoạt động trong khoảng 100 đơn vị nghệ thuật công lập. Dù hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng thu nhập từ 3,7 triệu đồng/tháng trở xuống được hỗ trợ. Tương tự, với hơn 26.000 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ, chỉ hỗ trợ với người bị ảnh hưởng, phải dừng việc, không phải tất cả.

Về chính sách miễn đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và gia hạn thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất cho chủ sử dụng LĐ, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn cho biết: Dù miễn đóng hay gia hạn đóng BHXH, chế độ của NLĐ vẫn được đảm bảo đầy đủ. Trường hợp sau thời gian hoãn đóng, chủ sử dụng LĐ không nộp được tiền đã hoãn sẽ xử lý theo quy trình nợ đọng BHXH, vi phạm tới đâu xử lý tới đó, kể cả xử lý hình sự.

Theo Nghị quyết 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng LĐ gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, có 12 nhóm chính sách hỗ trợ được áp dụng, gồm hỗ trợ bằng tiền mặt, miễn và hoãn nộp BHXH, cho vay DN trả lương, hỗ trợ đào tạo lại LĐ.

Để được hỗ trợ, với NLĐ nghỉ việc không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, NLĐ cần đề xuất, cung cấp quyết định thôi việc, sổ BHXH, gửi về Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH các địa phương để được xét hỗ trợ. Với nhóm LĐ ngừng việc do cách ly y tế, nhiễm bệnh, cần cung cấp quyết định chữa bệnh, cách ly, xác nhận đóng BHXH của cơ quan BHXH. Trường hợp phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ cần cung cấp thêm giấy xác nhận mang thai của cơ sở y tế, hoặc giấy khai sinh, chứng sinh của con.

Với nghệ sĩ, người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật tại các đơn vị công lập, hồ sơ đề xuất hỗ trợ do các đơn vị sự nghiệp công lập trình. Với hướng dẫn viên du lịch phải nghỉ việc, cần cung cấp hợp đồng LĐ, thẻ hướng dẫn viên gửi về Sở VH-TT&DL.

2 Likes

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dành tất cả những gì tốt nhất cho TPHCM chống dịch

THỨ 5, 08/07/2021, 16:51

Kết luận cuộc họp trực tuyến sáng 8/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần “tất cả vì TPHCM” và yêu cầu dành tất cả những gì tốt nhất cho TPHCM phòng chống dịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dành tất cả những gì tốt nhất cho TPHCM chống dịch

Thủ tướng sẽ tiếp tục sát cánh hàng ngày, các Bộ trưởng phải trực tiếp chỉ đạo các nhiệm vụ trong lĩnh vực được giao để Thành phố thực hiện bằng được ưu tiên cao nhất lúc này là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, chống dịch hiệu quả, dứt khoát không để ai thiếu ăn, thiếu mặc và các nhu cầu tối thiểu, thiết yếu.

Sáng 8/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với TPHCM về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, sau khi Thành phố đề xuất và Thủ tướng đồng ý áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn Thành phố từ 0h ngày 9/7.

Tham dự cuộc họp tại các đầu cầu phía TPHCM có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và các Bộ trưởng dự cuộc họp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ.

8,7 triệu liều vaccine sẽ về Việt Nam trong tháng 7

Báo cáo tình hình, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhìn nhận, việc phòng chống dịch tại TPHCM không chỉ đơn thuần cho Thành phố mà còn quyết định thành công trong phòng chống dịch của cả nước, nhất là các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Bộ Y tế sẽ cử lực lượng (khoảng 10.000 cán bộ y tế) giúp Thành phố lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị… và thiết lập 24 đoàn công tác hỗ trợ.

Bộ trưởng khuyến nghị TPHCM áp dụng 3 hình thức giãn cách: Toàn Thành phố áp dụng theo Chỉ thị 16; một số khu vực nguy cơ cao thực hiện phong tỏa; khu vực vùng lõi áp dụng cơ chế như cách ly tập trung.

Với vùng lõi nên tiến hành xét nghiệm 3 ngày/lần, với khu vực nguy cơ cao thì 5 đến 7 ngày/lần, với khu vực khác thì tầm soát, lấy mẫu gộp (Bộ Y tế khuyến nghị lấy mẫu gộp 5), lấy mẫu theo hộ gia đình.

TPHCM chuẩn bị 50.000 giường điều trị, bố trí riêng các khu điều trị tập trung cho bệnh nhân không có triệu chứng (chiếm khoảng 70% tổng số ca nhiễm). Tất cả các bệnh viện trên toàn Thành phố sẵn sàng điều trị bệnh nhân nặng. Khu cuối cùng là điều trị bệnh nhân nguy kịch, gồm BV Chợ Rẫy, BV nhiệt đới TPHCM, BV 115, BV Nhân dân Gia Định.

Bộ trưởng cho biết, trong tháng 7, sẽ có 8,7 triệu liều vaccine về Việt Nam và sẽ ưu tiên cho TPHCM, các tỉnh lân cận có dịch; ưu tiên lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế; ưu tiên người trên 65 tuổi và có bệnh lý nền. Việc tiêm chia thành nhiều điểm nhỏ và chia theo khung giờ thay vì tập trung điểm lớn; bố trí 30 xe tiêm chủng lưu động cho một số khu vực dân cư.

Báo cáo phương án chuẩn bị thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TPHCM đã khảo sát, đánh giá khả năng đảm bảo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tại hơn 2.800 điểm cung ứng và 28.000 cửa hàng bách hóa. Thương nhân 3 chợ đầu mối được tập huấn, hướng dẫn tổ chức tiếp nhận thực phẩm bằng phương thức giao dịch trực tuyến. Những ngày qua, Thành phố đã khắc phục kịp thời tình trạng thiếu hụt hàng hóa, lương thực, thực phẩm tại một số thời điểm ở một số điểm bán, siêu thị; tổ chức các điểm bán hàng hỗ trợ, đi chợ thay, gia tăng mua sắm trực tuyến…

TPHCM cũng chuẩn bị khoảng 400 xe taxi phục vụ người dân có nhu cầu đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp cứu. Thay đổi phương thức làm việc cho các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn, số lượng người làm việc tại các công sở không quá 1/3, riêng lực lượng vũ trang và y tế duy trì 100% quan số.

Tận dụng tối đa 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16, TPHCM đã ban hành kế hoạch kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh với các đầu việc cụ thể, triển khai theo từng ngày để giao nhiệm vụ trực tiếp cho lãnh đạo quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai.

TPHCM đề nghị Bộ Y tế và các đơn vị liên quan hỗ trợ 500 chuyên gia, sinh viên ngành y tế công cộng, dự phòng để phục vụ công tác truy vết; 1.000 bác sĩ, 4.000 điều dưỡng để chuẩn bị phương án sẵn sàng điều trị cho 20.000 ca nhiễm.

Phải phát hiện ngay người dân thiếu thốn để hỗ trợ kịp thời

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, ngành công thương xác định nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là phối hợp cung ứng đầy đủ hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân TPHCM và các tỉnh phía Nam. Ngay chiều 7/7, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ đã lập Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này do một Thứ trưởng đứng đầu. “Xin cam kết với Chính phủ, Thủ tướng, Bộ sẽ phối hợp cùng các địa phương cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về phân luồng, phân tuyến bảo đảm lưu thông hàng hóa và phòng chống dịch, Bộ đã có các hướng dẫn cụ thể như cấp phù hiệu ưu tiên cho các xe vận tải theo hình thức trực tuyến bất kể ngày đêm; tạo “luồng xanh” không dừng nhưng lái xe phải đáp ứng quy định phòng, chống dịch, tiền kiểm tại nơi xuất hàng, hậu kiểm tại nơi nhận hàng, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các lái xe; ứng dụng công nghệ để giám sát hành trình, truy vết khi có vấn đề xảy ra…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong bối cảnh ngân sách gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, Bộ đang tích cực phối hợp, chỉ đạo các cấp, các cơ quan triển khai nhanh nhất các khoản chi thực hiện chính sách hỗ trợ người gặp khó khăn theo Nghị quyết 68 của Chính phủ; bổ sung hơn 7.650 tỷ đồng mua thêm 61 triệu liều vaccine…

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn khẳng định lực lượng công an đã tính toán các phương án, tình huống bảo đảm an ninh trật tự khi dịch kéo dài, tác động mạnh nhiều mặt tới đời sống xã hội và sẽ phối hợp tốt nhất với các cơ quan, địa phương trong công tác này.

Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, các phần mềm chống dịch đã tích hợp vào hồ sơ sức khỏe điện tử, trong đó khâu nhập dữ liệu và trả kết quả xét nghiệm đã bắt đầu chạy từ sáng 8/7. Hiện có gần 100 kỹ sư công nghệ thông tin tại Trung tâm công nghệ phòng chống COVID-19 quốc gia hỗ trợ TPHCM 24/24h. Một số ứng dụng đã nhanh chóng được phát triển để hỗ trợ TPHCM. “Chúng tôi coi phát triển công nghệ chống dịch cho TPHCM để sau này dùng cho toàn quốc. Đây là cơ hội tốt để hoàn thiện công nghệ cho nên anh em làm việc ngày đêm”.

Trước kiến nghị chi viện nhân lực của TPHCM, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định tinh thần “TPHCM thiếu bao nhiêu nhân lực, Bộ sẽ hỗ trợ bấy nhiêu”, Bộ phối hợp chặt chẽ, trao đổi rất cụ thể với Thành phố để chi viện, tăng cường lực lượng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, khi thực hiện giãn cách xã hội đối với thành phố 10 triệu dân, việc rất quan trọng là cung ứng hàng hóa, giúp giảm thời gian, hạn chế di chuyển cho người dân. Vấn đề nữa là cần duy trì sản xuất phải đáp ứng được điều kiện bảo đảm an toàn. Hệ thống chính quyền cơ sở phải kịp thời phát hiện người dân gặp khó khăn, thiếu thốn để hỗ trợ ngay.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng việc thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trên toàn địa bàn TPHCM là hết sức cần thiết. Thời gian qua, TPHCM đã rất quyết liệt trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhưng khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, Thành phố cần quyết tâm, thống nhất cao hơn nữa. Việc chi viện cho TPHCM cần căn cứ vào yêu cầu thực tế, tập trung đầu mối chỉ đạo thống nhất các hoạt động hỗ trợ nhân lực, vật tư, máy móc… trên cơ sở rà soát nguồn lực 4 tại chỗ của Thành phố. Việc triển khai hỗ trợ kịp thời, bảo đảm đời sống, an sinh xã hội cho người dân là hết sức quan trọng.

Quyết định khó khăn nhưng cần thiết

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc thực hiện Chỉ thị 16 với TPHCM là một quyết định rất khó khăn nhưng cần thiết và phù hợp trong lúc này, đã được cân nhắc kỹ lưỡng, trao đi đổi lại nhiều lần.

Thủ tướng cơ bản đồng tình với các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm tại cuộc họp, với quyết tâm và đồng thuận rất cao, trên tinh thần đoàn kết thống nhất, chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm. Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với các cơ quan tiếp thu các ý kiến, xây dựng văn bản chỉ đạo sau cuộc họp theo tinh thần ngắn gọn, đơn giản, rất cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, rõ việc, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá.

Căn cứ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, các văn bản, quy định, hướng dẫn chung, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, TPHCM và các bộ ngành cùng vào cuộc, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, tổ chức thực hiện hiệu quả, thiết thực để đạt mục tiêu đề ra.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung, tại buổi làm việc Thủ tướng nêu rõ, các ý kiến đều đánh giá rất cao sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp TPHCM, sự vào cuộc của các bộ, các ngành, sự hưởng ứng của nhân dân, nhờ đó Thành phố đã đạt một số kết quả nhất định trong thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua.

Phải tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thành công Chỉ thị 16 trong đợt chống dịch này. Khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức làm tốt, những mô hình hay, những điển hình tiên tiến; phê bình, nhắc nhở, kiểm điểm, xử lý những người làm không tốt, thực hiện chưa đúng, không nghiêm, vi phạm các quy định.

Về mục tiêu, các ý kiến đều thống nhất khẳng định quyết tâm rất cao trong kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại TPHCM và các tỉnh lân cận; chăm lo, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, an toàn của người dân là trên hết, trước hết, dứt khoát không để ai thiếu ăn, thiếu mặc và các nhu cầu tối thiểu, thiết yếu, không để xáo trộn cuộc sống của nhân dân. Thủ tướng yêu cầu chuyển tải mạnh mẽ tinh thần của cuộc họp tới toàn dân, toàn hệ thống chính trị, với yêu cầu suy nghĩ phải kỹ, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa, có trọng tâm trọng điểm.

Về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thống nhất quan điểm “chống dịch như chống giặc”, thực hiện mục tiêu kép nhưng trong lúc này, TPHCM ưu tiên cao nhất cho công tác chống dịch để đưa Thành phố trở lại bình thường. Những nơi an toàn, điều kiện cho phép phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, không cực đoan cũng không chủ quan, không thỏa mãn với những kết quả đã đạt được.

Quan điểm thứ hai, càng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, càng phải đoàn kết, thống nhất, giữ vững nguyên tắc, phát huy trí tuệ tập thể, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe ý kiến, chọn giải pháp tốt nhất để tổ chức thực hiện, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân để chống dịch, ổn định tình hình. Xem khó khăn, thách thức là động lực để vươn lên, phấn đấu, khẳng định và trưởng thành. Phải bình tĩnh, kiên trì, bản lĩnh để thực hiện bằng được các mục tiêu, giải pháp đã đề ra nhưng linh hoạt, sáng tạo, căn cứ tình hình cụ thể. Việc chống dịch lần này ở TPHCM là chưa có tiền lệ, phải bám sát tình hình thực tế, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện dần, không cầu toàn, không nóng vội. Về các vấn đề chuyên môn, các bộ ngành phải hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, kịp thời và điều chỉnh thường xuyên nếu tình hình thay đổi.

Thứ ba, phải rà soát, điều chỉnh, tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, tăng cường kiểm tra, giám sát trong thực hiện Chỉ thị 16, tránh chồng chéo, dẫm chân lên nhau, tránh bỏ sót nhiệm vụ. Chính phủ tiếp tục phân công Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phối hợp, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại TPHCM. Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục sát cánh hằng ngày với TPHCM và yêu cầu các Bộ trưởng dành thời gian, trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực được giao.

Thủ tướng yêu cầu, công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành phải nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả hơn trong tình hình mới. Các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, sinh phẩm, vật tư y tế phải ưu tiên đáp ứng tối đa và theo yêu cầu của Thành phố; các Bộ trưởng quyết định ngay theo thẩm quyền được giao, không xin ý kiến nhiều.

Chính phủ tiếp tục ưu tiên vaccine cho TPHCM và các địa phương trong khu vực. Tổ chức tiêm nhanh chóng, kịp thời, an toàn, hiệu quả. Cần nghiên cứu, đánh giá kỹ hơn về biến chủng mới của virus để có đối sách ứng phó phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả hơn

Về các thủ tục, quy định, tinh thần là không cầu toàn, không nóng vội, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện dần. Quan trọng nhất là vì lợi ích chung, vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết;…

Thủ tướng nhấn mạnh, đặc biệt quan tâm tới người lao động mất việc, người nghèo, người yếu thế ở TPHCM theo tinh thần Nghị quyết 68 của Chính phủ nhưng triển khai hết sức linh hoạt để không ai thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu cầu thiết yếu tối thiểu.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện Chỉ thị 16 tại TPHCM cần khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả hơn ở các cấp, các ngành. Với các ổ dịch lớn, trên cơ sở các kinh nghiệm đã tích lũy được, phải có biện pháp, giải pháp khoanh vùng thật nhanh, thật gọn, giải quyết dứt điểm, nghiên cứu các cách làm mới trên cơ sở khoa học, thực tiễn, bảo đảm an toàn cho người dân. Đẩy mạnh công tác vận động, khuyến cáo người dân tích cực thực hiện đúng các giải pháp phòng chống dịch. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong phòng chống dịch và đẩy mạnh chuyển đổi số.

Chỉ thị 16 hạn chế tối đa di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác, Bộ trưởng Bộ GTVT chủ trì, phối hợp hết sức tỉ mỉ với TPHCM để phân luồng, phân tuyến căn cứ vào tình hình dịch tễ từng khu vực, bảo đảm giãn cách xã hội nhưng không gây ách tắc giao thông.

Thủ tướng nhất trí với ý kiến của Bộ trưởng Y tế là cần chuẩn bị cho phương án cao hơn, có thể đến 50.000 ca mắc; đồng thời lưu ý bệnh viện là pháo đài chống dịch, không để lây lan dịch bệnh từ bệnh viện. Còn có ách tắc trong khâu thẩm định, đánh giá trang thiết bị y tế nhập khẩu phục vụ chống dịch, Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế phải tháo gỡ ngay vướng mắc, xem lại toàn bộ quy trình công nhận trong bối cảnh “chống dịch như chống giặc”.

Lực lượng công an đóng vai trò nòng cốt, phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ COVID-19 cộng đồng để giữ vững an ninh trật tự, bảo đảm an toàn xã hội, thực hiện đúng yêu cầu của Chỉ thị 16, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Song song với kêu gọi, vận động nhân dân tự giác thực hiện các biện pháp: Hành chính, biện pháp kỹ thuật và các biện pháp khác để quản lý thật chặt, “đã giãn cách phải thực hiện nghiêm”. TPHCM cần rà soát thật kỹ các địa bàn, cơ sở còn yếu để tăng cường lực lượng chuyên trách.

Coi trọng vai trò truyền thông trong tổ chức thực hiện Chỉ thị 16, Thủ tướng nhấn mạnh, vào thời điểm này, đây là một lực lượng tuyến đầu, phải được ưu tiên trong tác nghiệp để phản ánh đúng tình hình, thông tin khách quan, trung thực, thuyết phục. TPHCM cần nghiên cứu tổ chức họp báo hằng ngày để thông tin kịp thời, chính xác, đúng định hướng đến người dân.

TPHCM phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản đến 50.000 ca nhiễm để bố trí đủ nguồn lực. Chỉ đạo phải tập trung, thống nhất, giữ đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, lấy hệ thống chính trị cơ sở làm pháo đài chống dịch, vận động người dân hợp tác, hưởng ứng, chia sẻ, phát huy tốt đa vai trò của các tổ COVID-19 cộng đồng.

Việc chi viện, hỗ trợ phải tập trung, thống nhất, Thủ tướng đề nghị TPHCM cử một cán bộ làm đầu mối chỉ đạo để điều phối công tác này, “khi nào cần hỗ trợ, cần cái gì, bao nhiêu phải rất rõ ràng”.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo việc bảo đảm lưu thông, cung ứng hàng hóa, bám sát tình hình, không gây xáo trộn cuộc sống của nhân dân do thiếu các nhu yếu phẩm.

Kêu gọi, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Đài Truyền hình, Đài phát thanh của Thành phố nghiên cứu có chương trình văn hóa phục vụ nhân dân trong lúc giãn cách xã hội để người dân được thưởng thức “món ăn” tinh thần.

Thủ tướng nêu rõ, nơi nào đủ điều kiện, bảo đảm an toàn thì tiếp tục tổ chức sản xuất, khuyến khích các nhà máy cho công nhân ăn nghỉ tại chỗ để duy trì hoạt động trong 15 ngày giãn cách, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất. Tăng cường hình thức làm việc trực tuyến.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế có hướng dẫn rất cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình cách ly tại nhà, trên tinh thần tự nguyện; thiết lập các đường dây nóng để người dân gọi khi cần thiết.

Nhấn mạnh tinh thần “tất cả vì sức khỏe của nhân dân và vì sự phát triển của TPHCM”, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tổ chức thực hiện thật tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc, nếu vượt quá quy định thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Theo Chinhphu.vn

2 Likes

Kiều hối về TP HCM tăng 22,34% so với cùng kỳ năm ngoái

Thứ 5, 08/07/2021, 19:25

Chỉ tính riêng tại TP HCM, lượng kiều hối đổ về trong nửa đầu năm 2021, lượng kiều hối đổ về TP HCM đạt 3,2 tỉ USD, tăng 22,34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngày 8-7, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước phụ trách chi nhánh TP HCM, cho biết trong nửa đầu năm 2021, lượng kiều hối đổ về TP HCM đạt 3,2 tỉ USD, tăng 22,34% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là mức tăng trưởng khả quan trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19.

Trước đó, các chuyên gia dự báo cả năm nay lượng kiều hối về TP HCM sẽ đạt khoảng 6,5 tỉ USD, sau khi tăng 15% lên mức kỷ lục 6,1 tỉ USD vào năm ngoái. Như vậy, đến thời điểm này, lượng kiều hối đổ về TP HCM đã đạt khoảng 50% kế hoạch.

Kiều hối tiếp tục chảy mạnh về TP HCM

Về phía các ngân hàng thương mại, theo ghi nhận, lượng kiều hối chảy về qua kênh ngân hàng tiếp tục khả quan bất chấp dịch Covid-19.

Như tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), trong nửa đầu năm, doanh số kiều hối tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường châu Á, châu Mỹ vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng lượng kiều hối chảy về Việt Nam qua ngân hàng này.

Ông Trần Minh Khoa, Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Sacombank (công ty con của Sacombank), phân tích dù tình hình dịch bệnh khó khăn nhưng kiều hối về vẫn khả quan do nhiều nguyên nhân. Cụ thể, tình hình vắc-xin tại các nước phát triển có diễn biến tốt, do đó nhiều người Việt Nam ở nước ngoài có thể đi làm và kinh doanh trở lại để tăng thu nhập. Trong khi đó, họ không thể về Việt Nam hằng năm theo kế hoạch nên chuyển tiền về thay vì mang tiền mặt về như mọi năm.

“Một số thị trường như Hàn Quốc, cơ quan chức năng ngày càng cởi mở, cho phép các công ty chuyển tiền tham gia vào thị trường chuyển tiền kiều hối thay vì chỉ có ngân hàng thương mại như trước đây. Trong khi các ngân hàng như Sacombank đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ trong chuyển tiền như chuyển tiền số, chuyển tiền bằng ứng dụng điện thoại, API 24/7, giúp thời gian chuyển tiền nhanh hơn trước đây, giống như chuyển tiền trong nước” - ông Trần Minh Khoa phân tích.

Theo Thái Phương

2 Likes

Vợ các tỷ phú ngân hàng đang sở hữu khối tài sản ra sao?

Phu nhân các chủ tịch ngân hàng như Techcombank, VPBank, VIB,…đều đang nắm giữ lượng lớn cổ phiếu, thậm chí còn nhiều hơn cả lượng cổ phiếu mà chồng của họ sở hữu. Trong đó, vợ ông Hồ Hùng Anh và vợ ông Ngô Chí Dũng đều nằm trong top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Vợ các tỷ phú ngân hàng đang sở hữu khối tài sản ra sao?

Vợ tỷ phú Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank với khối tài sản trên 10 nghìn tỷ

Cổ phiếu TCB của Techcombank là một trong những cổ phiếu ngành ngân hàng tăng giá mạnh nhất trong vòng 1 năm trở lại đây. So với hồi đầu năm, giá cổ phiếu TCB đã tăng 80% và so với cách đây 1 năm đã tăng gần 3 lần.

Với đà tăng mạnh như vậy, khối tài sản của gia đình ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank cũng tăng vọt.

Mặc dù là Chủ tịch của ngân hàng nhưng ông Hùng Anh chỉ trực tiếp nắm giữ 39 triệu cổ phiếu, trong khi đó, các thành viên khác trong gia đình lại nắm giữ lượng cổ phiếu nhiều hơn. Hiện trong gia đình Chủ tịch Techcombank, vợ và mẹ của ông Hùng Anh là 2 người sở hữu nhiều cổ phiếu TCB nhất, mỗi người sở hữu hơn 174 triệu đơn vị, tương đương 4,98% vốn cổ phần ngân hàng.

Vợ của ông Hồ Hùng Anh tên là Nguyễn Thị Thanh Thủy, tương tự như phu nhân các tỷ phú khác, dù sở hữu khối tài sản khủng như trên nhưng bà Thủy khá kín tiếng trên truyền thông.

Bên cạnh sở hữu hơn 174 triệu cổ phiếu TCB, bà Thủy còn sở hữu hơn 5,6 triệu cổ phiếu MSN của Masan. Ước tính theo thị giá hiện nay, khối tài sản của bà Thủy có giá trị hơn 10.000 tỷ đồng, nằm trong top 13 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, bà Thủy cũng là 1 trong 3 vị phu nhân giàu nhất, cùng với vợ ông Phạm Nhật Vượng và vợ ông Trần Đình Long.

Có rất ít thông tin về vị phu nhân của tỷ phú Hồ Hùng Anh. Được biết, bà là Giám đốc của Công ty TNHH Việt Thành – Sài Đồng. Công ty này hoạt động ngành nghề chủ yếu là quảng cáo, ngoài ra còn đăng ký kinh doanh bất động sản, môi giới, hoạt động sáng tạo, nghệ thuật,…

Cách đây 2 năm, doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Thủy lộ diện tại một buổi gặp gỡ với Học viện Phật giáo Việt Nam. Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, sáng ngày 8/3/2019, tại chùa Huê Nghiêm (Quận 2, TPHCM), Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng chứng minh, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM đã có buổi gặp gỡ doanh nhân Phật tử Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, pháp danh Hạnh Đăng. Phật tử Hạnh Đăng với tư cách cá nhân đã đến thăm và vấn an sức khỏe Hòa thượng, đồng thời tác bạch cúng dường số tiền 5 tỷ đồng vào quỹ đời sống Tăng Ni sinh nội trú tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM - cơ sở 2 (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh). Trước đó, năm 2018, bà Thủy cũng từng cúng dường 5 tỷ đồng cho đời sống Tăng Ni của Học viện với tâm nguyện để Tăng Ni sinh viên chuyên tâm tu học.

Vợ ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT VPBank cùng khối tài sản hơn 8.600 tỷ

Tại VPBank, vợ ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch HĐQT cũng đang sở hữu lượng cổ phiếu lớn của ngân hàng. Hiện vợ ông là bà Hoàng Anh Minh sở hữu hơn 121 triệu cp VPB, trong khi ông Dũng sở hữu nhỉnh hơn một chút với hơn 121,6 triệu đơn vị.

Cổ phiếu VPB cũng là một trong những cổ phiếu ngân hàng “hot” nhất thời gian qua. Đóng cửa phiên giao dịch 8/7, giá cổ phiếu VPB đứng ở mức 69.300 đồng/cp, tăng hơn 2 lần so với đầu năm và tăng hơn 3 lần trong vòng 1 năm qua.

Ước tính theo thị giá hiện tại, số cổ phiếu VPB mà bà Hoàng Anh Minh đang sở hữu có giá trị gần 8.600 tỷ đồng, là người giàu thứ 18 trên sàn chứng khoán Việt Nam, đứng ngay sau ông Ngô Chí Dũng (thứ 17).

Bà Hoàng Anh Minh cũng là một người kín tiếng, gần như chưa từng xuất hiện công khai trước truyền thông.

Vợ các Phó Chủ tịch HĐQT VPBank cũng có tài sản hàng nghìn tỷ

VPBank đang có 2 Phó chủ tịch là ông Bùi Hải Quân và ông Lô Bằng Giang. Vợ của 2 vị lãnh đạo ngân hàng này đều đang sở hữu nhiều cổ phiếu VPB hơn chồng.

Bà Nguyễn Thu Thủy, vợ ông Lô Bằng Giang hiện nắm giữ tới hơn 75,3 triệu cổ phiếu VPB, có giá trị hơn 5.200 tỷ đồng. Trong khi đó, ông Giang chỉ sở hữu vỏn vẹn 3 triệu cổ phiếu, giá trị thị trường đạt 211 tỷ đồng.

Tương tự, hiện bà Kim Ngọc Cẩm Ly, vợ ông Bùi Hải Quân sở hữu hơn 106 triệu cổ phiếu VPB, tương đương giá trị hơn 7.300 tỷ đồng. Trong khi đó, ông Quân chỉ trực tiếp sở hữu 57,9 triệu đơn vị, có giá trị hơn 4.000 tỷ đồng.

Bà Kim Ngọc Cẩm Ly và bà Nguyễn Thu Thủy đang lần lượt đứng thứ 21 và 27 trong top người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Vợ ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT VIB có tài sản hơn 3.800 tỷ

Vợ của đại gia Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT VIB cũng sở hữu lượng cổ phiếu VIB không kém gì so với chồng.

Hiện bà Trần Thị Hảo Hiền, vợ ông Vỹ nắm giữ hơn 77,16 triệu cổ phiếu VIB, tương đương tỷ lệ sở hữu 4,96%. Trong khi đó, ông Vỹ nắm giữ 77,5 triệu cp, tương đương tỷ lệ 4,99%.

Chốt phiên giao dịch ngày 8/7, giá cổ phiếu VIB đứng ở mức 51.400 đồng/cp , tăng hơn 2 lần kể từ đầu năm. Ước theo mức giá hiện nay, khối tài sản của bà Thảo Hiền có giá trị hơn 3.800 tỷ đồng, đứng thứ 38 trong top người giàu sàn chứng khoán Việt Nam.

Thu Thủy

Nhịp sống kinh tế

2 Likes

Đấy đấy vợ các tỷ phú ngân hàng ôm nhiều như thế tại sao chúng ta có cơ may mắn tại sao chúng ta lại không ôm nhiều nhỉ …:blush:

2 Likes
2 Likes

Dự báo lợi nhuận 9 ngân hàng

Thứ 5, 08/07/2021, 13:29

BIDV được dự báo lãi trước thuế tăng 51% quý II, trong khi Vietcombank tăng 11%. Phần lớn các ngân hàng tư nhân được kỳ vọng lợi nhuận tăng trên 30%.

Dự báo lợi nhuận 9 ngân hàng

Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research công bố ước tính lợi nhuận của 9 ngân hàng trong quý II và nửa đầu năm. Một số nhà băng được dự báo tăng trưởng cao trong quý II có thể điểm tới như MSB tăng 141%, Techcombank, ACB và VIB 58%, BIDV, tăng 51%, HDBank 45%…

ACB ( HoSE: ACB ): Lợi nhuận trước thuế quý II được dự báo tăng 58% so với cùng kỳ năm trước nhờ tín dụng tăng 19-20% so với cùng kỳ và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) nới rộng so với cùng kỳ. Hoạt động bancassurance vẫn phát triển mạnh, với mức phí bảo hiểm tương đương hàng năm (APE) thuộc top 3 trên thị trường.

HDBank ( HoSE: HDB ): Mặc dù tăng trưởng tín dụng so với đầu năm dự kiến chậm hơn so với các ngân hàng khác do hạn mức tín dụng được cấp ban đầu thấp hơn, nhưng tăng trưởng so với cùng kỳ tương đối đáng kể, khoảng 19%, giúp tăng trưởng thu nhập lãi thuần ổn định ở mức 19-20% so với cùng kỳ. Trong khi đó, thu nhập từ phí tăng mạnh do HDBank đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bancassurance kể từ quý IV/2020. SSI Research kỳ vọng thu nhập phí ròng sẽ tăng gấp đôi so với quý trước và tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ. Do đó, lợi nhuận trước thuế quý II dự kiến đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 45%.

MB ( HoSE: MBB ): SSI Research kỳ vọng lợi nhuận trước thuế trong quý II sẽ đạt 4.000 tỷ đồng đến 4.500 tỷ đồng, tăng 37-50% so với cùng kỳ do tăng trưởng tín dụng và tiền gửi của ngân hàng mẹ tính đến hết tháng 5 đạt mức tăng lần lượt là 10% và 6% so với đầu năm 2021. Trong khi đó, nợ xấu được kiểm soát (dưới 1% tại ngân hàng mẹ) và NIM tiếp tục tăng.

Dự báo lợi nhuận 9 ngân hàng - Ảnh 1.

MB được dự báo tăng lợi nhuận 37-50% trong quý II. Ảnh: MB.

MSB ( HoSE: MSB ): Lợi nhuận trước thuế quý II ước đạt 1.650 tỷ đồng, tăng 141% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, lãi trước thuế đạt 2.800 tỷ đồng, cao hơn 187% so với cùng kỳ. Tăng trưởng được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ 10,5% so với đầu năm, cũng như NIM được cải thiện do lãi suất huy động thấp và nguồn tiền bổ sung từ phí trả trước của thỏa thuận bancassurance độc quyền được ký kết gần đây với Prudential. Thu nhập quý II bao gồm khoảng 500 tỷ đồng phí trả trước bancassurance.

Techcombank ( HoSE: TCB ): SSI Research kỳ vọng Techcombank có thể đạt 5.700 tỷ đồng lãi trước thuế trong quý II, tăng 58% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng xấp xỉ 12% so với đầu năm. Lãi suất huy động thị trường đã giảm xuống mức thấp kể từ quý III năm ngoái và vẫn duy trì ở mức thấp kể từ đó. Tuy nhiên trong môi trường này, Techcombank đã tỏa sáng nhờ những lợi thế đáng kể thông qua lượng tiền gửi không kỳ hạn CASA phong phú, khả năng cung cấp nguồn vốn chi phí thấp và đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp cho các nhà đầu tư đại chúng, giúp cải thiện NIM và thu nhập từ phí.

VIB ( HoSE: VIB ): Tín dụng và tiền gửi từ khách hàng dự kiến tăng 8,3% và 11% so với đầu năm vào cuối tháng 6 năm 2021. Nợ xấu giảm xuống 1,2% vào cuối quý II so với 1,73% vào cuối quý I. Mặc dù tăng trưởng tiền gửi nhanh hơn tăng trưởng tín dụng, NIM không chịu gánh nặng do phần lớn tiền gửi của khách hàng mới là ngắn hạn (dưới 6 tháng). Theo đó, SSI Research ước tính lãi trước thuế quý II đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ.

VPBank ( HoSE: VPB ): Kết quả của ngân hàng mẹ và FE Credit trong quý này sẽ là một bức tranh tương phản. Ngân hàng mẹ có thể đạt lợi nhuận trước thuế cao từ 3,5 đến 4 nghìn tỷ đồng (tăng từ 66% đến 90% so với cùng kỳ). Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế dự kiến sẽ giảm sâu đối với FE Credit do gánh nặng trích lập dự phòng lớn. Trên cơ sở hợp nhất, VPBank vẫn có thể đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 4.500 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ.

BIDV ( HoSE: BID ): SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế quý II đạt 3.850 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng 7% so với đầu năm (cao hơn mức 2,35% trong 6 tháng đầu năm 2020) và NIM nới rộng so với cùng kỳ.

Vietcombank ( HoSE: VCB ): SSI Research ước tính lãi trước thuế quý II đạt 6.400 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng khoảng 8,6% và tăng trưởng tiền gửi tăng không đáng kể so với đầu năm. NIM trong quý II tiếp tục cải thiện lên xấp xỉ 3,3% so với 3,16% trong quý I. Hệ số CIR ước tính là 33,5%, trong khi nợ xấu vẫn dưới 1% và chi phí tín dụng giảm so với quý trước. Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức gần 5% so với đầu năm.

Theo Trâm Anh

2 Likes

Lạm phát quan trọng với xu hướng thị trường chứng khoán nhưng không phải là tất cả

Thứ 5, 08/07/2021, 16:03

Cậu chuyện lạm phát tại Mỹ hay Việt Nam, cũng như thái độ của nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay được phân tích dưới góc nhìn của chuyên gia Phạm Lưu Hưng.

Có đến hàng vạn bài nói về [lạm phát] kể từ tháng 4. Và đây là những quan sát của tôi về câu chuyện chẳng bao giờ có hồi kết này bắt đầu bằng câu chuyện lạm phát trên thế giới và sau đó đến Việt Nam.

Một năm của những dự báo… xa thực tế

Tại Mỹ, cứ mỗi lần công bố CPI (chỉ số giá tiêu dùng), PPI (chỉ số giá sản xuất) thì nỗi sợ hãi lại được nhân lên gấp bội với nhà đầu tư khi mà các số liệu thường vượt rất xa dự báo của các chuyên gia.

Dưới đây là một ví dụ. Thăm dò vào ngày 10-13/5 của Reuters về chỉ số giá cơ bản PCE (core PCE Price index - chỉ số lạm phát mục tiêu của Fed, thường được công bố vào cuối tháng, chứ không phải chỉ số CPI thường được công bố vào đầu tháng) ở đâu đó 2,4% và 41 kinh tế gia trưởng của các tổ chức tài chính quốc tế vẫn nghĩ rằng phải vượt qua 2,8% mới làm Fed quan ngại và có thể thay đổi chính sách. Thực tế, con số của tháng 4 được công bố là 3,1%. Sau đó 2 tuần, Fed cũng chỉ đơn giản nâng mức dự báo lạm phát từ 2,0-2,3% lên 2,9-3,1% cho năm 2021, nghĩa là nâng gần 1 điểm % so với phiên họp cách đây 3 tháng.

Tôi thì không thấy sợ. Chỉ thấy ngạc nhiên là tại sao hàng chục nhà kinh tế, chuyên gia của các tổ chức tài chính hàng đầu phố Wall, với mức lương cao ngất ngưởng, với hàng chục năm kinh nghiệm chỉ để dự báo chỉ số giá của một tháng với số liệu rất minh bạch và chi tiết để làm mô hình, mà lại liên tục dự báo sai khá xa như vậy.

Lý do có vẻ vẫn do Covid-19. Do trong giai đoạn dịch bệnh thì cơ quan phân tích kinh tế (BEA – thuộc Bộ Thương mại Mỹ) cũng ngừng việc lấy số liệu giá trực tiếp (nói nôm na là các cộng tác viên sẽ trực tiếp ra chợ để hỏi giá) mà dùng các hình thức khác. Nên số liệu nhiều khi thiếu, không đầy đủ, gián tiếp tạo ra một sự thiếu tin cậy nhất định và làm giảm tính chính xác của các mô hình dự đoán. Cũng may thị trường dường như cũng hiểu điều này nên phản ứng đối với việc lạm phát tăng vượt dự báo có vẻ không được ưng ý những người bi quan.

Lạm phát “this”, lạm phát “that”

Mặc dù cùng dưới cái tên lạm phát nhưng mỗi ngân hàng trung ương lại quan tâm đến các chỉ số khác nhau. Nào là chỉ số giá tiêu dùng CPI, rồi chỉ số CPI cơ bản (loại trừ lương thực thực phẩm, năng lượng) hay cả một chỉ số phức tạp như đã nói ở trên, core PCE. Để tăng thêm tính dự báo, người ta còn quan sát cả chỉ số giá sản xuất (PPI) như một chỉ báo sớm, nhưng nhìn chung tính truyền dẫn (pass-through) của PPI sang CPI là khá hạn chế, nên nhiều khi việc biết sớm cũng không mang lại tác dụng gì đặc biệt. Các chỉ số này biến động mỗi nước một hướng, trong khi ở Mỹ chỉ số CPI cơ bản tăng lên mức cao nhất trong 29 năm, còn ở Việt Nam chỉ số CPI trung bình lại ở mức thấp nhất trong 5 năm gần đây.

Điểm làm cho các chỉ số về lạm phát khác nhau liên quan đến cách tính (ví dụ Việt Nam tính theo trung bình chỉ số trong 12 tháng) và đặc biệt là quyền số của các mặt hàng trong rổ hàng hóa. Dưới đây là một ví dụ so sánh giữa rổ CPI của Mỹ và Việt Nam.

Nhìn vào tỷ trọng của rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng này có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt của một quốc gia phát triển và một quốc gia đang phát triển. Cụ thể, tỷ trọng ăn uống trong chi tiêu của người Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với người Mỹ. Ví dụ điển hình là đối với tỷ trọng của thịt lợn: Việt Nam ước tính khoảng 3,39%, còn Mỹ là 0,32%, nghĩa là tỷ trọng thịt lợn ở Việt Nam gấp 10 lần ở Mỹ. Ở chiều ngược lại thì chi phí nhà cửa, đi lại của Mỹ lớn hơn nhiều so với Việt Nam. Và tôi hy vọng sau khi nhìn bảng này, chúng ta sẽ quen dần với việc các chỉ số giá của các quốc gia không thể đi cùng pha.

Lạm phát quan trọng với xu hướng thị trường chứng khoán nhưng không phải là tất cả - Ảnh 2.

Xu hướng của lạm phát: Mãi mãi là bao xa, mà tạm thời là bao lâu?

Khoảng nửa năm nay, dù bạn chẳng quan tâm đến kinh tế học thì cũng biết là lãnh đạo Cục dự trữ Liên bang Mỹ nhắc đi nhắc lai là xu hướng lạm phát chỉ là tạm thời. Nghe mãi cũng quen. Và rất nhiều người tin. Nếu bạn không tin thì có thể xem thăm dò ý kiến của Bank of America Merrill Lynch vừa thực hiện với 224 nhà quản lý quỹ - quản lý khoảng 660 tỷ USD, trong đó tới 72% người tin vào câu chuyện lạm phát chỉ là tạm thời.

Vậy tạm thời là bao lâu? Đây mới là vấn đề quan trọng. Nói đơn giản thì nó giống như một công ty dầu đá phiến phải suy nghĩ xem liệu “chiếc” giá dầu 75 đô 1 thùng có bền vững không, có phải do cung cầu thực tế tương tác với nhau mà ra, hay chỉ do các nước OPEC “hờn dỗi” nhau mà thành. Chẳng may lao ra đào đá phiến thì họ lại hòa giải, giá rơi về 50 thì sao?

Với một nhà kinh tế học, có lẽ 1 năm cũng chỉ là thoáng qua. Nếu năm 2022 lạm phát thấp hơn năm 2021 (khả năng rất cao, khi mặt bằng giá năm 2021 đang ở đỉnh nhiều năm) thì đâu có gì phải vội vàng thay đổi chính sách tiền tệ, khi mà ai cũng biết cuốn cẩm nang của Fed viết rõ ràng là họ quan tâm nhiều hơn đến việc tạo công ăn việc làm.

Và thật sự thì lạm phát thường cũng chẳng kéo dài được quá lâu, và nó sẽ trở nên xấu xí khi bắt đầu ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu của sự tăng giá do mở cửa trở lại, có thể thể một anh chàng nào đó vẫn sẵn sàng đổ đầy bình để chở bạn gái đi đi chơi xa trên chiếc xe ga, vì niềm vui của chuyến đi đó vượt xa mấy đồng bạc lẻ. Nhưng rồi giá xăng cứ tăng mãi và chàng trai có lẽ cũng cảm thấy có các lựa chọn khác cũng chẳng kém vui hơn mà lại “nhẹ ví”. Đó là lúc người tiêu dùng cũng phản ứng lại bằng cách giảm tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ có mức tăng quá cao, làm giảm nhiệt lạm phát.

Với tính “ảo diệu” của khái niệm lạm phát tạm thời như đã nói ở trên, có lẽ chúng ta cần một kế hoạch, một kịch bản để đối phó với lạm phát, mà thực ra là xem khi nào Fed thắt chặt chính sách tiền tệ (rút lại các chương trình mua trái phiếu, tăng lãi suất). Vậy thử lấy kịch bản vừa được Goldman Sachs công bố cho uy tín:

Nhìn chung Goldman Sachs dự báo là đến tầm tháng 8 (khi có “đại hội võ lâm” của các nhà kinh tế học tại Jackson Hole), hoặc phiên họp tháng 9, thì Fed sẽ bắt đầu bàn về việc rút dần việc mua trái phiếu và bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2021 với mức giảm khoảng 15 tỷ đô qua mỗi phiên họp (nghĩa cuối năm 2022 là xong, giảm từ 120 tỷ USD về 0), và như thế sang năm 2023 việc bắt đầu bàn tới việc tăng lãi suất là đúng kế hoạch.

Nhưng như Mike Tyson đã từng nói “ai cũng có kế hoạch cho đến khi nhận cú đấm vào giữa mặt”. Thời đại của Covid-19 đã cho thấy mọi thứ đều có thể diễn biến rất nhanh, từ tăng trưởng mạnh đến suy thoái chỉ cần một quý, và ngược lại tăng trưởng hai con số có thể đến bất cứ lúc nào. Và kết quả phiên họp của Fed đêm qua lại là một ví dụ, giống như “một cú đấm vào mặt”, khi biểu đồ dot plot của Fed (biểu đồ gồm các dấu chấm ở trên, thể hiện kỳ vọng của các thành viên trong Ủy ban thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) về mức lãi suất tại một mốc thời điểm nào đó) cho thấy có thể có tới 2 lần tăng lãi suất trong năm 2023, thay vì mọi chuyện sẽ diễn ra kể từ năm 2024. Cụ thể số lượng thành viên hội đồng thị trường mở (FOMC) cho rằng sẽ tăng lãi suất trong năm 2023 là 13/18 (con số này trong phiên họp tháng 3 là 7/18).

Cũng xin lưu ý là Chủ tịch Fed sau đó đã trấn an thị trường rằng đừng nên quá quan tâm đến biểu đồ này vì nó khá nhạt nhẽo và “thiếu muối” (take with big grain of salt). Trong quá khứ, người tiền nhiệm Janet Yellen cũng nói một điều tương tự vào năm 2014, và cuối năm 2018 chính Powell cũng cho rằng thỉnh thoảng biểu đồ khá “loạn chưởng” (source of confusion). Ngoài ra, việc “chấm” này thực hiện trước khi họp, nên cũng có thể hiểu các thành viên đôi khi sẽ đổi ý trong quá trình diễn ra phiên họp sau khi nghe ý kiến từ các thành viên khác và cập nhật thêm thông tin. Tuy nhiên, dù rằng trong 18 thành viên hội đồng thì chỉ có 11 người có quyền bỏ phiếu (voting member), thì vẫn có đa số (6/11) cho rằng lãi suất sẽ tăng và điều này mang lại một mối lo ngại.

Một lưu ý khác cho câu chuyện này là thời gian qua có rất nhiều lãnh đạo của Fed đưa ra các tuyên bố trái chiều nhau về thời điểm rút lại các chính sách nới lỏng tiền tệ. Và lãnh đạo Fed cũng có ông “this”, ông “that” (nghĩa là có ông diều hâu, ông bồ câu, ông có quyền bỏ phiếu, ông dự thính), nên nếu không có thời gian thì bạn cũng chỉ cần quan tâm tới ý kiến của lãnh đạo Powell, chứ chẳng cần phải nghe nhiều cho thêm nhiễu thông tin. Cũng mở ngoặc là bình tĩnh xem xét thấu đáo luôn là một điều tốt, và mặc dù trong mấy tháng qua việc hô hào dọa nạt tăng lãi suất thì lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rơi 1 mạch về 1.3% (giảm tới 40 điểm phần trăm kể từ ngày FED cập nhật biểu đồ dot plot) và thị trường chứng khoán Mỹ thì liên tục đạt các đỉnh mới. Phải chăng, đây mới là “một cú đấm vào giữa mặt”, như anh Mike Tyson nói ? Rằng chỉ cần chủng virus Delta hay Gamma hay Lambda nào đó là đủ để cho quá trình hồi phục kinh tế chậm lại và lãi suất chẳng còn lý do để tăng, giống như một người đi ngược dòng nước, không tiến được thì sẽ phải lùi?

Lạm phát quan trọng với xu hướng thị trường chứng khoán nhưng không phải là tất cả - Ảnh 4.

Nhà đầu tư Việt phải làm sao?

Những ám ảnh về lạm phát ở Việt Nam có từ hàng chục năm trước khi có thị trường chứng khoán. Những thế hệ nhà đầu tư đã mang theo nỗi ám ảnh này vào cùng giao dịch của thị trường trong thời kỳ 2007-2011 với 2 lần lạm phát đạt đỉnh. Lạm phát cao, tiền đồng mất giá, lãi suất tăng… không chỉ khiến cho tăng trưởng kinh tế chậm lại, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết xấu đi, mà còn khiến cho các nhà đầu tư rút khỏi thị trường khi lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí tài chính, chưa kể đến việc xiết chặt cho vay chứng khoán làm tình hình trở nên tệ đi khi thanh khoản ở mức thấp.

Đó là câu chuyện của ngày xưa, khi lạm phát trên thế giới dễ dàng được “nhập khẩu” vào Việt Nam và được thổi phồng lên khi tiền Việt mất giá mạnh. Vào thời điểm đó, các mục tiêu lạm phát không có nhiều ý nghĩa, khi lần lượt bị vượt qua và có lúc Chính phủ phải đặt ra các mục tiêu như CPI tăng khoảng 15-17% trong năm. Lạm phát không phải lúc nào cũng mang nghĩa xấu, và lạm phát kỳ vọng sẽ quan trọng hơn nhiều so với con số lạm phát mà chúng ta nghe hàng tháng. Trong năm 2021, kỳ vọng lạm phát vẫn ở mức dưới 4% (tính trung bình) và chưa có lý do gì để lãi suất có thể tăng vọt khiến nhà đầu tư có thể hoảng sợ. Mặt bằng lãi suất thấp sẽ tiếp tục khiến kênh đầu tư chứng khoán trở nên hấp dẫn và tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường vốn nói chung, khi mà số tài khoản đầu tư chứng khoán hiện chỉ chiếm 3,5-3,6% dân số (trong khi tỷ lệ này ở các nước xung quanh đều là hai con số).

Nói một cách rộng hơn, lạm phát là quan trọng đối với xu hướng của thị trường, nhưng việc phân tích chỉ dùng một chỉ số kiểu “all-in” như vậy chỉ phù hợp với những giai đoạn sơ khai của thị trường. Ví dụ như vào thời điểm này điều được quan tâm hơn là việc liệu có sự thắt chặt nguồn tiền cho vay chứng khoán, không chỉ do những lo ngại về bong bóng tài sản hoặc đơn giản hơn là đây là thời điểm cuối quý, và các công ty chứng khoán cần phải đảm bảo các chỉ số an toàn tài chính. Những lo ngại này là có cơ sở, nhưng ảnh hưởng như thế nào tới thị trường thì có thể khác so với trước đây. Ví dụ như P/E thị trường vẫn còn ở khá xa so với mức đỉnh của năm 2018 hay dòng tiền margin hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ không quá cao trong giao dịch hàng ngày khi mà thanh khoản của thị trường đã lên mức thứ nhì ASEAN.

So sánh quy mô GDP, vốn hóa thị trường, giá trị giao dịch của một số nước ASEAN. Đơn vị: tỷ USD. Nguồn: CEIC

Thay lời kết luận, tôi xin mượn lời thày giáo môn Toán kinh tế nói với tôi vào cái ngày tôi được thông báo mình điểm trung bình tối đa (100) khi kết thúc khóa học, một điều mà mấy ông sinh viên châu Á vẫn thường đạt được khi mà họ giỏi làm việc với số, hơn là với chữ: “Cậu giải quyết vấn đề như một cái máy”. Nghe xong đúng là từ đó trong tôi bừng nắng hạ. Có lẽ đây là một cái dở của kinh tế học, khi đưa quá nhiều toán vào, khiến người ta dừng suy nghĩ và giải quyết các vấn đề kinh tế như giải một bài toán, với những công cụ toán cao cấp long lanh khó hiểu, và cứ chìm sâu vào tháp ngà ảo tưởng.

Tự xem xét mọi vấn đề bằng cái đầu của mình, lật lên lật xuống, suy nghĩ thấu đáo, không quá phụ thuộc vào những công cụ mà nhiều khi chẳng biết nó được dựa trên những giả định gì. Điều đó không chỉ đúng với nhìn nhận về lạm phát, mà đối với mọi vấn đề, để có thể tự tin mà nói như chàng người tuyết Kimi “Leave me alone, I know what I am doing”, chứ đừng trở thành một nhà kinh tế vừa ngộ chữ vừa có niềm tin vào những ngọn nến xanh đỏ.

Theo Phạm Lưu Hưng

2 Likes

Vì sao nắm trong tay 177 tỷ USD, là người giàu thứ 2 thế giới Elon Musk vẫn ở nhà thuê?

Thứ 5, 08/07/2021, 12:45

Có con nhỏ lại giàu có, vì sao Elon Musk vẫn chọn ở nhà thuê?

Vì sao nắm trong tay 177 tỷ USD, là người giàu thứ 2 thế giới Elon Musk vẫn ở nhà thuê?

Mới đây, tờ Teslarati tìm hiểu và biết rằng Elon Musk đang sống trong một căn nhà làm sẵn rộng khoảng 37 m2, có thể di chuyển được do Boxabl phát triển. Đáng chú ý hơn, căn nhà đó được Musk thuê lại từ SpaceX.

Theo Teslarati, một nguồn tin nói rằng ngôi nhà này là một Boxabl Casita (nhà mini “xếp hình”) thực thụ. Nó có thể dễ dàng di chuyển và lắp đặt và cũng có thể được đặt ở những vị trí mới tương đối dễ dàng. Như có thể nhìn thấy trong hình dưới đây, ngôi nhà giống như Elon Musk đang ở có thể được kéo đi bởi một chiếc xe ô tô Tesla.

Thông tin này càng được củng cố hơn khi chính Musk đã xác nhận ông đang ở thuê và mới rao bán nốt căn nhà cuối cùng tại San Francisco Bay vốn được thuê làm sự kiện. Nếu bán đi, “căn nhà sẽ ít được sử dụng trừ khi người mua có một gia đình đông con cháu. Đây là điều có thể xảy ra”.

Trên thực tế, ông đã thực hiện kế hoạch bán gần hết nhà cửa kể từ 1 năm trước như một cách để bác bỏ những chỉ trích về sự giàu có của ông.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là tại sao một người giàu thứ 2 thế giới, nắm trong tay 177 tỷ USD Elon Musk lại muốn đi thuê nhà, chưa kể ngôi nhà đó chỉ rộng 37m2?

Câu trả lời được Musk giải thích là: “Thực tế, tôi sẽ trở thành một người không sở hữu bất kỳ tài sản nào trừ lượng cổ phiếu ở các công ty do tôi đang lãnh đạo. Nếu công việc căng thẳng cần phải tập trung, tôi ngủ ở ngay nhà máy hay văn phòng cũng chẳng sao. Nhưng vì có các con nên tôi cần một không gian rộng hơn cho chúng. Thuê nhà hoặc thứ gì đại loại như vậy sẽ là phương án giải quyết hợp lý”.

Ngoài ra việc bán hết nhà cửa và tài sản “là để tự do… Tôi không cần tiền mặt. Tôi cống hiến hết mình cho Sao Hỏa và Trái Đất. Những gì bạn sở hữu sẽ chỉ nghiền nát bạn. Sự giàu có khiến người ta cảm thấy chán nản. Sau khi bán tài sản, những người khác sẽ không còn công kích”.

Nhìn chung, với Musk, việc ông dần bán đi hết tài sản thể hiện rõ cam kết sẽ chinh phục Sao Hỏa. Thậm chí trong một bài phỏng vấn với tờ VanityFair, Musk nhấn mạnh rằng: “Tôi muốn được chết trên Sao Hỏa chứ không phải chỉ là đặt chân lên đó”.

“Tôi muốn làm rõ rằng mình rất nghiêm túc về vấn đề này. Số tiền mà tôi thu được từ việc bán các tài sản sẽ không dùng cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Mọi người sẽ thấy giờ tôi không còn tài sản gì cả”.

Khi tài sản của Elon Musk vượt nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos lần đầu tiên vào ngày 7/1, vị CEO này đã thay đổi bài đăng ghim trên trang Twitter của mình thành một dòng tweet được đăng hồi năm 2018. Trong đó, ông hứa sẽ dùng một nửa tài sản của mình để xây dựng thành phố Sao Hỏa, “để đảm bảo sự tiếp tục cho sự sống của tất cả các loài trong trường hợp Trái đất va chạm với một thiên thạch khổng lồ hoặc chiến tranh thế giới thứ 3 nổ ra hủy diệt tất cả”.

Nhà sáng lập SpaceX cũng nói rằng ông lên kế hoạch đưa 1 triệu người lên Sao Hỏa vào năm 2050 và xây dựng một đội ngũ gồm 1.000 tàu Starships để đưa người lên đó. Musk nhắm tới việc phóng 3 tên lửa SpaceX hiện đang phát triển để sử dụng cho mục đích “du lịch” từ Trái Đất lên Sao Hỏa.

Nguồn: Tổng hợp

2 Likes

Trở thành ‘cá voi’ lớn nhất thế giới với hơn 24 nghìn tỷ USD tài sản, số tiền các NHTW tung ra đã đi đâu về đâu?

Fed, ECB và BOJ đã chi 9 nghìn tỷ USD để hỗ trợ thị trường kể từ khi đại dịch bùng phát. Vậy số tiền này có ý nghĩa như thế nào?

Trở thành 'cá voi' lớn nhất thế giới với hơn 24 nghìn tỷ USD tài sản, số tiền các NHTW tung ra đã đi đâu về đâu?

Kể từ khi đại dịch bắt đầu lây lan cho đến nay, các ngân hàng trung ương ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã chi tới 9 nghìn tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế. “Làn sóng” tiền đó đã biến Cục Dự trữ Liên bang (Fed), NHTW châu Âu (ECB) và NHTW Nhật Bản (BOJ) trở thành những con cá voi trên thị trường, nâng tổng giá trị tài sản mà họ đang nắm giữ lên 24 nghìn tỷ USD.

Giờ đây, những cuộc thảo luận đang chuyển hướng đến việc các NHTW sẽ giảm bớt quy mô của những chính sách kích thích tiền tệ khổng lồ và thách thức đối với nền kinh tế sau động thái đó.

Giá trị tài sản mà 3 NHTW lớn đã mua có quy mô tương đương với rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới cộng lại.

Vậy toàn bộ số tiền mà các NHTW hỗ trợ thị trường đã đi về đâu?

Rõ ràng rằng, họ đã mua rất nhiều trái phiếu để giúp chính phủ tài trợ cho các gói kích thích kinh tế.

Trở thành cá voi lớn nhất thế giới với hơn 24 nghìn tỷ USD tài sản, số tiền các NHTW tung ra đã đi đâu về đâu? - Ảnh 2.

Fed đã mua một lượng lớn trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp, nhiều hơn so với các NHTW khác, với kỳ vọng hỗ trợ một lĩnh vực vốn đã gây rất nhiều vấn đề trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trên thực tế, số tiền Fed chi cho loại tài sản này đủ để mua hơn 1 triệu căn nhà ở New York. Một số quan chức Fed cho rằng chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp chính là lĩnh vực họ cần giảm quy mô trước tiên.

Trong khi đó, ECB và BOJ lại đưa ra hướng đi tích cực hơn với các khoản vay, giúp các doanh nghiệp hoạt duy trì hoạt động, người lao động giữ được việc làm và ngăn chặn tình trạng nợ xấu chồng chất đối với các ngân hàng. Hiện tại, ở Nhật Bản, khoản vay mới được triển khai sẽ hỗ trợ mọi doanh nghiệp ngừng hoạt động kể từ mùa thu năm 2003 chi trả các khoản nợ.

Các ngân hàng trung ương thực sự “nợ” những gì?

Các NHTW thực hiện theo các quy tắc kế toán cơ bản. Do đó, toàn bộ số tài sản hàng nghìn tỷ USD đều phải được thanh toán phù hợp. Trong thời kỳ đại dịch, phần lớn trong số đó đã trở thành tiền gửi ngân hàng, khiến những nhà băng “tràn ngập” trong thanh khoản.

Trở thành cá voi lớn nhất thế giới với hơn 24 nghìn tỷ USD tài sản, số tiền các NHTW tung ra đã đi đâu về đâu? - Ảnh 3.

Việc bơm tiền vào nền kinh tế sẽ là chìa khóa để duy trì sự hồi phục khi các NHTW rút lại các biện pháp kích thích. Tại châu Âu và Mỹ, tiền gửi của chính phủ và tiền lưu thông do công chúng nắm giữ cũng đang tăng lên.

Khoản tiền kích thích khổng lồ có thực sự hỗ trợ nền kinh tế, hay chỉ có lợi cho định giá tài sản?

Rõ ràng rằng, nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn hiện tại nếu các NHTW không nhanh chóng vào cuộc để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính. Hơn nữa, các chính phủ sẽ không thể tài trợ cho các khoản chi tiêu về y tế và phúc lợi nếu không có sự trợ giúp của NHTW.

Tuy nhiên, nhiều loại tài sản như cổ phiếu công nghệ và bất động sản cùng những người sở hữu đã ghi nhận lợi nhuận tốt hơn nhiều so với thu nhập trung bình của người lao động trong năm qua. Fed cũng công bố dữ liệu cho thấy người giàu đang trở nên giàu hơn và người nghèo thậm chí tiếp tục tụt lại phía sau trong thời kỳ đại dịch.

Những đợt bơm tiền ồ ạt sẽ còn kéo dài bao lâu?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Một số ý kiến lo ngại rằng lạm phát sẽ tăng đột biến do số tiền quá lớn được bơm vào nền kinh tế. Trong khi đó, số khác lo sợ về ảnh hưởng quá lớn của các NHTW trên thị trường tự do, chẳng hạn BOJ sở hữu gần một nửa số trái phiếu chính phủ Nhật Bản đang lưu hành.

Trở thành cá voi lớn nhất thế giới với hơn 24 nghìn tỷ USD tài sản, số tiền các NHTW tung ra đã đi đâu về đâu? - Ảnh 4.

Trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản đã mua trái phiếu và bảng cân đối kế toán hiện còn lớn hơn quy mô nền kinh tế. Trong khi đó, Fed và ECB sẽ phải tiếp tục mua tài sản với tốc độ hiện tại trong nhiều năm mới có thể “đuổi kịp” BOJ. Do đó, có thể thấy, họ có thể vẫn chưa vượt quá “room” chính sách.

Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?

Tháng trước, Fed cho biết sẽ bắt đầu thảo luận về việc giảm quy mô mua tài sản. Kể từ đó, một loạt quan chức NHTW đã nhắc đến thời điểm và cách thức thực hiện bước đi này có thể sẽ với tốc độ chậm. Có thể, họ muốn thị trường tài chính dần quen với ý tưởng này.

Trong khi đó, BOJ đang giảm mức chi tiêu đối với các quỹ ETF. Tuy nhiên, họ cam kết sẽ tiếp tục mua trái phiếu trong thời gian cần thiết để thúc đẩy lạm phát, vốn vẫn còn cách xa mục tiêu. ECB cũng cam kết sẽ hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa và cảnh giác với những lời chỉ trích về việc giảm quy mô kích thích quá sớm sau cuộc khủng hoảng gần nhất.

Hiện tại, 3 NHTW này vẫn đang chi hàng trăm tỷ USD mỗi tháng để hỗ trợ chính phủ khắc phục hậu quả của đại dịch. Ngoài ra, trong khi việc giảm tốc độ mua tài sản có thể sắp được thực hiện, đặc biệt là Fed, thì việc đảo ngược chính sách và bán chứng khoán vẫn là một điều khá xa vời. Việc đưa thế giới thoát khỏi những gói kích thích khổng lồ như vậy sẽ định hình bối cảnh kinh tế và thị trường trong nhiều năm tới.

Tham khảo Bloomberg

2 Likes

Đấy đấy các gói của Chính phủ tài trợ cho mọi lĩnh vực sẽ vào chứng khoán (bao gồm nhiều thể loại…) để giúp cho Chính phủ nâng tầm cao các doanh nghiệp cũng như thế đứng vững chãi các vị lãnh đạo của hệ thống mới được bầu lên …
P/S: cứu cánh sự nhàn rỗi cho mọi người, hơn nữa ở trong nhà trading CK tránh được con ma Covy nó VỒ vào mình…

2 Likes

NƯỚC NGOÀI!

1 Likes

Gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68: Hành động nhanh chóng của Chính phủ Việt Nam là một điểm sáng

THỨ 5, 08/07/2021, 20:20

Nghị quyết 68 hướng đi đúng đắn để đảm bảo rằng những người cần được hỗ trợ hơn sẽ nhận được hỗ trợ và không bỏ lại ai ở phía sau trong đại dịch Covid-19 này.

Gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68: Hành động nhanh chóng của Chính phủ Việt Nam là một điểm sáng![Gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68: Hành động nhanh chóng của Chính phủ Việt Nam là một điểm sáng - Ảnh 1.]

Ông André Gama, phụ trách chương trình về An sinh xã hội, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam.

Đánh giá cao Nghị quyết 68 của Chính phủ về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19, ông André Gama, phụ trách chương trình về An sinh xã hội, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, trong phần trả lời báo chí dưới đây còn nhấn mạnh thêm rằng hành động nhanh chóng này của Chính phủ Việt Nam là một điểm sáng hiện nay.

“Chúng tôi kêu gọi Chính phủ và người dân Việt Nam không nên nhìn nhận gói hỗ trợ này, và cả các biện pháp hỗ trợ khác đối với đại dịch Covid-19, trên khía cạnh chi phí, mà nên coi đó là sự đầu tư để bình ổn nguồn thu nhập gia đình, cuộc sống của người lao động; bình ổn nền kinh tế thông qua việc hỗ trợ tiền mặt, thu nhập cho các gia đình để có thể tiếp tục mua hàng, mua dịch vụ, từ đó nền kinh tế có thể tiếp tục được duy trì và hồi phục từ những tổn thất do đại dịch gây ra”.

Để những gói hỗ trợ đối với người lao động có thể phát huy được hiệu quả và hỗ trợ thiết thực hơn ILO sẽ có những khuyến nghị gì đối với Chính phủ Việt Nam, thưa ông?

ILO thường xuyên cập nhật về tình trạng của các gói hỗ trợ mà các quốc gia thành viên triển khai để đối phó với Covid-19. Từ đó, xác định ra đâu là những cách làm tốt nhất. Dĩ nhiên, việc hỗ trợ này phụ thuộc rất lớn vào tình hình của mỗi quốc gia; nên những biện pháp được áp dụng ở châu Âu nơi có tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm xã hội ở mức rất cao có thể không phù hợp với những quốc gia có bộ phận phi chính thức lớn như Việt Nam.

Tuy nhiên, chúng tôi có thể thấy rằng, các biện pháp càng mang tính đại chúng và sử dụng các chương trình, các kênh sẵn có để hỗ trợ thường đảm bảo sự công bằng tốt hơn và có hiệu quả tốt hơn.

Dĩ nhiên, các chương trình mang tính đại chúng, toàn dân, có tính chất bao cấp có thể khá tốn kém do các chương trình này hướng tới tất cả dân số. Do vậy, với trường hợp như của Việt Nam, có thể có phương án tương tự thay thế như là các chương trình dành cho toàn bộ người lao động trong một ngành nào đó hoặc tại một khu vực địa lý nào đó.

Thưa ông, vì sao lại cần phải thay các chương trình hỗ trợ đại chúng bằng các chương trình dành cho toàn bộ người lao động trong một ngành nào đó hoặc tại một khu vực địa lý nào?

Lý đó đó là, rất khó có thể xác định và tiếp cận được người lao động trong nền kinh tế phi chính thức. Từ những dữ liệu mà chúng tôi thu thập được trên thế giới thấy rằng, họ là một trong những nhóm lao động đang phải chịu thiệt hại nhiều nhất từ những tác động về mặt kinh tế của đại dịch Covid-19. Do đó, đây là vài điểm cần lưu ý khi thiết kế, triển khai các biện pháp phản ứng với đại dịch.

Đồng thời, chúng tôi cũng cho rằng, đây cũng là thời điểm chúng ta nên nhìn lại những hỗ trợ đang có, nhất là những hỗ trợ thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Bây giờ là lúc chúng ta cần cùng nhau xem xét cả hệ thống và cùng tìm ra cách để cải thiện; làm cho hệ thống trở nên vững mạnh hơn, có khả năng phản ứng, chống chịu tốt hơn với các cú sốc; để nếu có thể xảy ra khủng hoảng lần tới, Việt Nam sẽ có một hệ thống tốt hơn, sẵn sàng hơn, có khả năng nhanh chóng hỗ trợ người dân và cả nền kinh tế.

Với gói hỗ trợ 26.000 tỷ này, Chính phủ Việt Nam đã giảm 2/3 thủ tục và điều kiện để hỗ trợ. Theo ông, việc đó có tạo điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động được tiếp cận và hỗ trợ hay không?

Chúng tôi cho rằng đây chắc chắn là hướng đi đúng đắn. Với những gì diễn ra trên thế giới, chúng tôi rút ra rằng khi các thủ tục hành chính phức tạp, rất nhiều người, đặc biệt là những người đang cần được hỗ trợ nhiều hơn, khó có khả năng hoàn thành các giấy tờ yêu cầu như là xác nhận họ đang làm trong ngành nghề, lĩnh vực nào đó, vậy nên khiến họ khó có thể nhận được hỗ trợ.

Vì vậy, việc giảm thiểu các thủ tục hành chính là một bước đi quan trọng. Trong quá trình thực hiện, chúng ta cần tiếp tục xem xét xem liệu giảm như vậy đã đủ chưa, hay vẫn cần tiếp tục giảm thiểu hơn nữa trong tương lai. Nói cho cùng, đây là hướng đi đúng đắn để đảm bảo rằng những người cần được hỗ trợ hơn sẽ nhận được hỗ trợ và chúng ta không bỏ lại ai ở phía sau trong đại dịch Covid-19 này.

Theo Dũng Hiếu

2 Likes

7 lĩnh vực Nhà nước sẽ nắm từ 65% vốn điều lệ trở lên

Thứ 5, 08/07/2021, 16:18

Nhà nước nắm từ 65% vốn điều lệ trở lên tại doanh nghiệp thuộc 7 lĩnh vực, theo tiêu chí phân loại DNNN và DN có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.

7 lĩnh vực Nhà nước sẽ nắm từ 65% vốn điều lệ trở lên

VietinBank đã có chốt chặn đối với hoạt động thoái vốn sở hữu cổ phần Nhà nước tại ngân hàng giai đoạn 2021-2025 (ảnh: CTG)

Đây là nội dung được nêu tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg quy định Tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), DN có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025 do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/8/2021.

Quyết định này quy định tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở rà soát kế hoạch duy trì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chuyển đổi sở hữu (bao gồm hình thức cổ phần hóa, bán toàn bộ DN, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), sắp xếp lại (bao gồm hình thức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản), thoái vốn đối với DNNN, DN có vốn Nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Quyết định nêu rõ tiêu chí phân loại theo ngành, lĩnh vực đối với DNNN, DN có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn như sau:

Những DN thực hiện chuyển đổi sở hữu, thoái vốn, Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên, hoạt động trong 7 ngành, lĩnh vực: Quản lý khai thác các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ khai thác khu bay; khai thác khoáng sản quy mô lớn theo quy định hiện hành về phân loại quy mô mỏ khoáng; tài chính, ngân hàng (không bao gồm bảo hiểm, chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính)…

Những DN thực hiện chuyển đổi sở hữu, thoái vốn, Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ, hoạt động trong 7 ngành, lĩnh vực: Khai thác, sản xuất, cung cấp nước sạch và thoát nước đô thị nông thôn; sản xuất hóa chất cơ bản; vận chuyển hàng không; đầu mối nhập khẩu xăng dầu chiếm thị phần từ 30% trở lên, có vai trò đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, bình ổn thị trường; sản xuất thuốc lá điếu…

Những DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong 13 ngành, lĩnh vực: Đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh; sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và cung ứng dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về điện lực; kinh doanh xổ số; in, đúc tiền, sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng; tín dụng chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo hiểm tiền gửi và mua bán, xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng…

Đối với các DN không hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc tiêu chí phân loại nêu trên, theo Quyết định, sẽ sử dụng một trong các tiêu chí sau để thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn. Cụ thể,

Sản xuất xi măng chiếm thị phần từ 30% trở lên, trong đó có khai thác mỏ nguyên liệu thuộc địa bàn trọng yếu về an ninh quốc phòng.

Trồng và chế biến cao su hoặc cà phê tại các địa bàn chiến lược; miền núi; vùng sâu; vùng xa gắn với quốc phòng an ninh.

Các DN sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích có tỷ trọng doanh thu từ hoạt động công ích trên tổng doanh thu của DN 3 năm liên tiếp liền kề trước thời điểm xem xét chuyển đổi đạt từ 50% trở lên.

Các DN có giá trị văn hóa; giá trị lịch sử; giá trị kiến trúc có vai trò quan trọng đối với quốc phòng an ninh; thực hiện nhiệm vụ chính trị hoặc phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương trong từng thời kỳ.

Cũng tại Quyết định, các công ty nông, lâm nghiệp, DN quốc phòng an ninh, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, Công ty mua bán nợ Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện sắp xếp theo quy định khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, có thể xác định tới đây, nhiều doanh nghiệp lớn trong nhóm 7 ngành, lĩnh vực sẽ không còn phải “bàn tới lui” chuyện thoái vốn Nhà nước nữa. Hoạt động tăng vốn của doanh nghiệp nếu có nhu cầu, cũng sẽ khó có cơ hội phát hành / huy động vốn tư nhân để tránh pha loãng giảm tỷ lệ nắm giữ vốn từ 65% theo quy định.

Điển hình như trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, CTG) hiện đang có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước 64,46%, không chỉ không còn “cửa” huy động vốn tư nhân, sẽ phải có cơ chế phát hành phù hợp cho cổ đông hiện hữu để đảm bảo tỷ lệ Nhà nước kiểm soát lợi ích kinh tế tối thiểu ở mức “sàn”. Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, VCB) hay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, BID) sẽ còn cơ hội để bán vốn cho các cổ đông chiến lược tỷ lệ lớn, lần lượt xấp xỉ 10% và 15% - theo dư địa hiện còn để đảm bảo thực thi theo quy định. Đây là cơ hội rộng rãi để bứt phá cho 2 ngân hàng này trong cuộc đua tăng vốn tới đây, nếu cổ đông Nhà nước chấp thuận thoái bớt vốn, giảm tỷ lệ, qua đó tăng quy mô và nguồn lực đột phá hơn nữa cho Vietcombank và BIDV.

Hàng không, cảng hàng không thuộc nhóm Nhà nước nắm sở hữu từ 65% vốn điều lệ

Hay như trường hợp của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), quyền kiểm soát của SCIC tại đây với hiện hữu 86,19%, sẽ khó có thể thay đổi thoái bớt vốn tỷ lệ lớn dưới 65%; tương tự là khó có thể nghĩ đến kịch bản chuyển nợ thành góp vốn cổ phần cho tư nhân vào cuộc tái cấu trúc tài chính Tổng Công ty. Điều này trên thực tế cũng đã được khẳng định qua phương án Ngân hàng cam kết cho vay và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu mà Vietnam Airlines đang tiến hành.

Với cảng hàng không, ACV- Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Nhà nước hiện đang nắm hơn 95% (Bộ Giao thông Vận tải), hay ở nhóm đầu mối nhập khẩu xăng dầu chiếm thị phần từ 30% trở lên mà Nhà nước nắm tỷ lệ sở hữu thấp hơn từ 50% tới 65% như PLX- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước đang giữ hơn 75,8% và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đang nắm giữ hơn 5,80%, thì dư địa để tìm kiếm đối tác cổ đông chiến lược, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài theo mong đợi của doanh nghiệp, trên cơ sở kế hoạch thoái vốn Nhà nước, vẫn còn rất lớn.

Theo Lê Mỹ

2 Likes

Hộ chiếu Việt Nam quyền lực như thế nào hậu Covid-19?

Hộ chiếu Việt Nam đứng thứ 94 trong bảng xếp hạng, được quyền vào 54 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không cần xin visa trước.

Hộ chiếu Việt Nam quyền lực như thế nào hậu Covid-19?

Vừa qua, công ty tư vấn và cư trú toàn cầu Henley & Partners đã công bố danh sách những hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2021. Theo đó, bảng xếp hạng hộ chiếu Henley nhận định, nếu không tính đến các hạn chế tạm thời, một lần nữa Nhật bản lại đứng đầu bảng xếp hạng với hộ chiếu có thể cung cấp quyền miễn thị thực hoặc xin thị thực tại chỗ khi đến 193 khu vực trên thế giới.

Henley Passport Index là bảng xếp hạng hộ chiếu toàn cầu theo sự tự do đi lại cho công dân được thực hiện bởi Công ty tư vấn và cư trú toàn cầu Henley & Partners, cung cấp hướng dẫn dễ dàng cho khách du lịch biết nơi nào họ có thể đến mà không cần xin visa.

Bảng xếp hạng này hoạt động từ năm 2006 và được xem là nguồn đáng tin cậy khi sử dụng dữ liệu từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) bao gồm 199 hộ chiếu và 227 điểm đến du lịch.

Bên cạnh đó, bảng xếp hạng được cập nhật theo thời gian thực trong suốt cả năm khi các thay đổi về chính sách thị thực có hiệu lực. Theo báo cáo của Henley & Partners, trong quý đầu tiên của năm 2021, mức độ di chuyển quốc tế chỉ bằng 12% mức trước đại dịch.

Vì vậy, sự khác biệt giữa khả năng tiếp cận du lịch trên lý thuyết và thực tế được cung cấp bởi những hộ chiếu quyền lực nhất là khá đáng kể. Thực tế, do Covid-19, người sở hữu hộ chiếu Nhật Bản chỉ được miễn thị thực đến ít hơn 80 khu vực, ngang bằng với xếp hạng chỉ số của Saudi Arabia hiện đang đứng ở vị trí thứ 71.

Đến nửa cuối năm, xếp hạng hầu như không thay đổi nhiều, với Nhật Bản vẫn giữ vững vị trí đầu tiên. Tiếp theo là Singapore với số điểm là 192. Hàn Quốc cùng Đức đồng vị trí thứ ba với điểm số 191.

Hầu hết các quốc gia đều hạn chế đi lại và nhập cảnh đối với khách nước ngoài do tình hình phức tạp của đại dịch Covid-19. Một số quốc gia còn yêu cầu khai báo y tế và xuất trình bảng kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính khi làm thủ tục nhập cảnh. Thậm chí, tại những quốc gia triển khai vaccine Covid-19 rất thành công như Hoa Kỳ và Anh cũng đứng ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng, cùng với Thụy Sĩ, Bỉ và New Zealand.

Nhìn chung, phần lớn các vị trí còn lại trong top 10 của bảng xếp hạng đều là các nước EU. Phần Lan, Italy, Luxembourg, Tây Ban Nha ở vị trí thứ 4; Áo, Đan Mạch ở vị trí thứ 5; trong khi Pháp, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Thụy Điển cùng đứng ở vị trí thứ 6.

Về tự do đi lại, 2 quốc gia đạt được thành công lớn nhất trong thập kỷ qua là Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Kể từ năm 2011, Trung Quốc đã tăng 22 bậc (từ vị trí thứ 90 lên thứ 68), trong khi UAE đã đi thẳng từ vị trí thứ 65 lên vị trí thứ 15.

Ông Christian H. Kaelin, Chủ tịch Henley & Partners nhấn mạnh, do đại dịch Covid-19 và việc áp dụng các hạn chế đi lại, khả năng di chuyển toàn cầu sẽ bị cản trở nghiêm trọng trong ít nhất là nửa cuối năm nay.

Nguồn: Henley

Đáng chú ý, theo bảng xếp hạng Henley Passport Index lần này, hộ chiếu Việt Nam đứng thứ 94 trên tổng số 199 khắp thế giới. Theo đó, công dân Việt Nam được miễn thị thực (visa), chỉ cần xin visa khi đến (visa on arrival) hoặc visa điện tử (eTA) với tỉ lệ thành công gần như 100% tại 54 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cụ thể, các điểm đến miễn thị thực với Việt Nam gồm: quần đảo Cook, Micronesia, Niue, Barbados, Haiti, Saint Vincent & Grenadines, Singapore, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Chile, Ecuador, Panama, Dominica.

Các điểm đến chấp nhận visa on arrival: quần đảo Marshall, quần đảo Palau, Samoa, Tuvalu, Iran, Kuwait, St Lucia, Maldives, Nepal, Tajikistan, đông Timor, Bolivia, quần đảo Cape Verde, quần đảo Comoro, Guinea-Bissau, Kenya, Madagascar, Malawi, Mauritania, Mauritius, Mozambique, Namibia, Rwanda, Senegal, Seychelles, Sierra Leone, Somalia, Tanzania, Togo, Uganda, Zambia.

Các điểm đến chấp nhận eTA: đảo Đài Loan (Trung Quốc), Sri Lanka.

Anh Vũ

Doanh nghiệp & Tiếp thị

2 Likes

8 THÁNG 7, 06:01

Chuyên gia cho biết chủng COVID Delta đã học cách ngụy trang thành các bệnh nhiễm trùng theo mùa

Yevgeny Timakov, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và vắc-xin, cho biết nó chỉ gây ra các triệu chứng tương tự, chẳng hạn như chảy nước mũi, không phải là điển hình của chủng Wuhan ban đầu và rối loạn ruột

MOSCOW, ngày 8 tháng 7. / TASS /. Yevgeny Timakov, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và vắc-xin, cho biết, biến thể Delta mới được phát hiện gần đây của coronavirus mới đã học cách ngụy trang thành các bệnh nhiễm trùng theo mùa.

"Chủng Ấn Độ đang học cách ‘ngụy trang’ thành các bệnh nhiễm trùng theo mùa thông thường. Tôi sẽ không nói rằng nó cố tình làm điều đó. Nó chỉ gây ra các triệu chứng tương tự, chẳng hạn như chảy nước mũi, không phải điển hình của chủng Vũ Hán ban đầu và rối loạn ruột . Về thực tế, đó là triệu chứng của ngộ độc thông thường vào mùa hè với các loại quả mọng hoặc tương tự, hoặc của nhiễm vi-rút rotavi-rút hoặc vi-rút ruột. Các triệu chứng rất giống nhau. Hoặc cảm lạnh thông thường do máy điều hòa không khí - chảy nước mũi, ho, ”anh nói.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng một bệnh nhân bị chủng Delta có thể phát triển tình trạng sức khỏe khá nghiêm trọng trong ba đến bốn ngày. Bệnh phát triển thành hai đợt do sinh vật này cần có thời gian để xác định vi rút.

"Nó có tiến triển theo hai làn sóng riêng biệt. Đột biến này có khả năng vượt qua hàng rào miễn dịch của chúng ta và sinh vật không thể xác định nó ngay lập tức. Vì vậy, bệnh cảnh lâm sàng tương đối nhẹ trong vài ngày đầu, khiến mọi người phần nào thư giãn. Tình hình Phần nào ổn định, với nhiệt độ cơ thể giảm xuống và một người cảm thấy khá khỏe, nhưng vi-rút vẫn tiếp tục nhân lên. Và trong khoảng thời gian từ bảy đến tám ngày, theo thống kê từ nhiều nguồn khác nhau, sinh vật cuối cùng xác định được vi-rút và tạo ra hyperimmune Ông giải thích: Tình trạng sức khỏe xấu đi và bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng trong vòng 3 đến 4 ngày.

1 Likes

8 THÁNG 7, 18:04

EU sẽ công nhận máy bay phản lực COVID-19 của Nga trừ khi có chướng ngại vật nhân tạo - Điện Kremlin

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov mô tả tuyên bố của Đại sứ EU tại Nga Markus Ederer về đề xuất của EU thảo luận về khả năng công nhận lẫn nhau đối với chứng chỉ COVID-19 là “rất đáng chú ý và rất tích cực”

MOSCOW, ngày 8 tháng 7. / TASS /. Liên minh châu Âu sẽ công nhận vắc xin COVID-19 của Nga trừ khi có những trở ngại nhân tạo về bản chất chính trị và vận động hành lang, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Năm.

“Rõ ràng là có thể có nhiều vị trí khác nhau, rõ ràng là cho đến nay cơ quan châu Âu vẫn chưa công nhận Sputnik của chúng tôi và công việc theo hướng này vẫn tiếp tục”, người phát ngôn Điện Kremlin nói với các phóng viên.

Peskov nhấn mạnh rằng đây là “một nỗ lực tỉ mỉ và khó khăn”. “Nhưng chúng tôi tin rằng nếu chúng ta gạt bỏ mọi định kiến ​​- dù là chính trị, giả tạo hay vận động hành lang - thì bằng cách này hay cách khác, công việc tỉ mỉ của chúng ta sẽ mang lại thành công và vắc-xin Nga sẽ được công nhận”, Peskov nói.

Theo người phát ngôn Điện Kremlin, Nga và EU có thể đạt được một thỏa hiệp. Ông cũng mô tả là “rất đáng chú ý và rất tích cực” tuyên bố của Đại sứ EU tại Nga Markus Ederer về đề xuất của EU đối với Bộ Y tế Nga để thảo luận về khả năng công nhận lẫn nhau chứng chỉ COVID-19.

Đề cập đến việc liệu Nga đã sẵn sàng công nhận chứng chỉ trên các mũi lao của các quốc gia khác hay chưa, Peskov nói rằng “tất cả những điều này cần được thảo luận.” “Mọi thứ phụ thuộc vào chi tiết và điều kiện, và điều quan trọng nhất là nói chuyện và khởi động các mối liên hệ trong lĩnh vực này.”

1 Likes