Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Phát lương thế này ở nhà tránh dịch lại đưa vào CK á .

2 Likes

Hà Nội gia hạn thuế cho 27.000 doanh nghiệp do dịch bệnh

Thứ 3, 03/08/2021, 15:00

Tính đến ngày 30/7/2021 - ngày cuối cùng nộp hồ sơ gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất, Cục Thuế Hà Nội đã tiếp nhận giấy đề nghị gia hạn của gần 27 nghìn doanh nghiệp, tổ chức với số thuế đề nghị gia hạn khoảng 7 nghìn tỷ đồng, số tiền thuê đất đề nghị gia hạn khoảng 1 nghìn tỷ đồng…

Hà Nội gia hạn thuế cho 27.000 doanh nghiệp do dịch bệnh

30/7/2021 là ngày cuối cùng nộp hồ sơ gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, đang thực hiện theo Chỉ thị số 17/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố để phòng, chống dịch COVID-19.

Để tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, Cục Thuế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 29592/CTHN-KK liên quan đến quy định xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND.

Theo đó, trường hợp người nộp thuế là tổ chức, cá nhân có trụ sở doanh nghiệp, địa chỉ (thường trú, tạm trú) nằm trong vùng bị cách ly, khu vực bị cách ly theo quyết định, thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do dịch Covid-19 nếu phát sinh nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian bị cách ly (bao gồm cả thời gian cách ly toàn xã hội theo văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, cách ly theo vùng, khu vực theo quyết định thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) không thể thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo đúng quy định pháp luật dẫn đến chậm nộp hồ sơ khai thuế thì không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Hết thời gian cách ly, nếu người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế thì xác định số ngày chậm nộp kể từ ngày kết thúc cách ly theo từng trường hợp cụ thể.

Các trường hợp trong thời gian giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhưng vẫn được hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường thì phải thực hiện các nghĩa vụ thuế theo đúng quy định pháp luật, nếu chậm nộp hồ sơ khai thuế, chậm nộp tiền thuế thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đây là một trong những giải pháp Cục Thuế Hà Nội thực hiện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng của dịch bệnh. Trước đó, Cục Thuế Hà Nội đã tích cực triển khai Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. Tính đến ngày 30/7/2021, ngày cuối cùng nộp hồ sơ gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP, Cục Thuế Hà Nội đã tiếp nhận giấy đề nghị gia hạn của gần 27 nghìn doanh nghiệp, tổ chức với số thuế đề nghị gia hạn khoảng 7 nghìn tỷ đồng, số tiền thuê đất đề nghị gia hạn khoảng 1 nghìn tỷ đồng; tiếp nhận giấy đề nghị gia hạn của gần 600 hộ kinh doanh với số tiền thuế đề nghị gia hạn hơn 12 tỷ đồng…

Theo Trần Hoàng

2 Likes

Bất chấp làn sóng dịch Covid-19 mới, con số tăng trưởng 6,5% của Việt Nam năm nay vẫn có cơ sở

Đại diện VinaCapital cho biết ông không thể nhìn thấy bất kỳ mối đe dọa tức thời nào đối với sức mạnh sản xuất của Việt Nam từ các nước láng giềng Đông Nam Á. Trong khi giám đốc KPMG lại tin tưởng vào mục tiêu GDP 6,5% của Việt Nam.

Chuyên gia quốc tế: Bất chấp làn sóng dịch Covid-19 mới, con số tăng trưởng 6,5% của Việt Nam năm nay vẫn có cơ sở

Theo trang tin InTheBlack (Úc), vào năm 2020, nhờ nền tảng sản xuất đang phát triển và nhu cầu trong nước mạnh mẽ, bất chấp đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 2,9%, cao hơn cả Trung Quốc.

Trong bảng xếp hạng về phản ứng đại dịch của gần 100 thị trường theo dữ liệu từ viện Lowy, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Sydney, New Zealand ở vị trí hàng đầu, theo sau đó là Việt Nam.

Kỳ quan kinh tế

Với việc các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ và logistics nói riêng đang phục hồi mạnh mẽ từ tác động của Covid-19, Ngân hàng Thế giới đã ước tính tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 từ 6% đến 6,5%. Tuy nhiên, sự gia tăng gần đây về số ca nhiễm Covid-19 có thể sẽ ảnh hưởng đến con số tăng trưởng kinh tế này.

Thế nhưng, chia sẻ với InTheBlack, Giám đốc điều hành KPMG tại Việt Nam, Warrick Cleine lại cho rằng: “Con số tăng trưởng như vậy không phải là không có cơ sở”.

Thứ nhất, trong suốt năm 2020 và đầu năm 2021, Việt Nam đã quản lý kiểm soát Covid-19 tốt hơn hầu hết các quốc gia, bao gồm cả các nước Đông Nam Á là Indonesia và Philippines. Nền kinh tế của những quốc gia này hầu hết đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Thứ hai, trong vòng 20 năm trở lại đây, Việt Nam có cơ hội và đang hưởng lợi với tư cách là bên tham gia quan trọng trong chuỗi thương mại và sản xuất toàn cầu.

Thứ ba, Việt Nam ít phụ thuộc vào du lịch hơn các nước láng giềng. Trước khi Covid-19 diễn ra, Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự mất mát của du khách quốc tế, không giống như một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan.

Cuối cùng, thế hệ dân số trẻ của Việt Nam đang thúc đẩy một nền kinh tế trong nước hùng mạnh. Và điều này đã được chứng minh là một bước đệm để chống lại sự suy thoái toàn cầu.

Dân số trẻ của Việt Nam góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Một yếu tố khác có lợi cho Việt Nam là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Đây là một cơ hội giúp Việt Nam thu hút một thế hệ các nhà sản xuất nước ngoài mới. Xu hướng này bắt đầu từ hơn 10 năm trước, khi các nhà máy may mặc và giày cấp thấp bắt đầu tìm kiếm các nơi sản xuất thay thế cho Trung Quốc do chi phí tăng cao.

Giờ đây, với việc những gã khổng lồ công nghệ như Samsung và Apple dẫn đầu về việc đầu tư sản xuất ở Việt Nam, đồng thời các hiệp định thương mại tự do mới được ký kết, Việt Nam đang được hy vọng sẽ trở thành một trung tâm chính cho sản xuất công nghệ cao.

Michael Kokalari, nhà kinh tế trưởng của công ty đầu tư VinaCapital, cho biết, trước Covid-19, nhiều công ty thương mại quốc tế nghĩ rằng họ có một chuỗi cung ứng toàn cầu an toàn, cho đến khi đại dịch đã làm rõ hơn nguy cơ của doanh nghiệp khi phụ thuộc quá nhiều vào một số nhà cung cấp chính.

Giờ đây, với việc những gã khổng lồ công nghệ như Samsung và Apple dẫn đầu về việc đầu tư sản xuất ở Việt Nam, Việt Nam đang được hy vọng sẽ trở thành một trung tâm chính cho sản xuất công nghệ cao.

Theo nhận định của Kokalari, sở thích của người tiêu dùng ở Mỹ cũng đang bắt đầu thay đổi, họ dần ít sử dụng các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất. “Sự kết hợp của hai điều đó đã thúc đẩy xu hướng chuyển dịch sản xuất diễn ra nhanh hơn.”

Bên cạnh đó, đại diện VinaCapital cho rằng, ông không thể nhìn thấy bất kỳ mối đe dọa tức thời nào đối với sức mạnh sản xuất của Việt Nam như các nước láng giềng Đông Nam Á. Chẳng hạn, tắc nghẽn logistics là một vấn đề đối với Indonesia, hay chi phí cao và lực lượng lao động già đi là những thách thức mà Malaysia đang phải đối mặt.

Kokalari cho biết Việt Nam cũng có thể tiếp tục thu hút lao động giá rẻ từ lĩnh vực nông nghiệp, vốn vẫn chiếm khoảng 45% tổng số lao động. “Chỉ cần số người sẵn sàng chuyển từ trang trại đến nhà máy có nghĩa là vẫn có một lượng lớn công nhân ở Việt Nam trong vòng 10 năm tới”.

Cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài

Ủy ban Thương mại và Đầu tư Úc (Austrade) hình dung ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu của Australia trong rất nhiều lĩnh vực đa dạng như năng lượng, y tế, thực phẩm cao cấp và đồ uống.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể là một thị trường phức tạp để định hướng, Shannon Leahy, ủy viên thương mại Austrade tại Hà Nội, trả lời phỏng vấn tờ InTheBlack, việc có cố vấn về thị trường có kinh nghiệm văn hóa Việt Nam là rất quan trọng.

Ông nói: “Cho dù đó là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của doanh nghiệp, hoặc với tư cách là nhà đầu tư, đối tác kinh doanh hay chính quyền cấp tỉnh địa phương thì các mối quan hệ bền vững sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và mở ra cơ hội”.

Leahy coi thị trường tiêu dùng Việt Nam là một điểm sáng cho các nhà đầu tư, đồng thời nhấn mạnh rằng quốc gia này có một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất trong khu vực.

Cụ thể, lĩnh vực tài chính Việt Nam đang ngày càng có nhiều hơn các công ty fintech. Còn trong lĩnh vực y tế, mạng lưới bệnh viện tư nhân trên toàn quốc đang có bước phát triển vượt bậc về công nghệ, với việc quản lý dữ liệu chuyển từ phương pháp xử lý truyền thống bằng giấy sang sử dụng dữ liệu đám mây.

Leahy nói: “Chúng tôi đang nhìn thấy cơ hội phát triển mạnh mẽ trong hầu hết các phân khúc thực phẩm cao cấp, bao gồm thịt, sữa, các loại hạt và thủy sản”.

Một báo cáo của KPMG với tiêu đề “Investing in Vietnam: Redrawing the Horizon, 2021 and Beyond”, cho biết năm 2017, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã đóng góp 40% vào GDP của Việt Nam. Năm 2019, tổng vốn đăng ký là 17 tỷ USD, trong đó lĩnh vực sản xuất chiếm 72%.

Có thể thấy, Chính phủ Việt Nam đã và đang ban hành các quy định thuận lợi nhằm nỗ lực cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và kinh doanh. Theo giám đốc KPMG, điều này có nghĩa là “bất cứ điều gì liên quan đến người tiêu dùng Việt Nam” đều thể hiện cơ hội đầu tư, cùng với các lĩnh vực như phát triển bất động sản và dịch vụ tài chính.

Với thế mạnh xuất khẩu, vị đại diện Austrade tin rằng việc đầu tư vào các khu công nghiệp và hậu cần ở Việt Nam sẽ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư doanh nghiệp và cổ phần tư nhân. “Đây là những lĩnh vực thực sự rất hot và không bị giảm giá trị do cuộc khủng hoảng Covid-19”.

Ngoài ra, Leahy còn tin rằng ngành năng lượng có tiềm năng trở thành làn sóng đầu tư quốc tế quy mô lớn tiếp theo. Việt Nam cần hơn 150 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng năng lượng trong vòng 20 năm tới để đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng của mình.

“LNG (khí thiên nhiên lỏng) sẽ sớm trở thành nguồn năng lượng quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam, mở ra cơ hội xuất khẩu và đầu tư lớn cho các công ty LNG nước ngoài” Leahy kết luận.

Quỳnh Anh

Doanh nghiệp & Tiếp thị

2 Likes

Không chỉ nhận nhập khẩu vaccine và thuốc trị Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam còn tự sản xuất

Tính đến ngày 2/6, Việt Nam đã có 36 công ty được phép nhập khẩu, kinh doanh vaccine. Không chỉ dừng lại ở đó, Vingroup đã ký kết thành công với doanh nghiệp Mỹ để nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng Covid-19. Ngoài ra, Thaiholdings và Tập đoàn Xuân Thành cũng đang đề xuất nhập thuốc trị Covid-19.

Làn sóng doanh nghiệp dược phẩm tranh thị phần về vaccine Covid-19

Covid-19 đã mang đến cơ hội hiếm có trên toàn cầu cho các nhà sản xuất vaccine cả mới và cũ. Hay như một chuyên gia từng nói: “Khi bạn tạo ra một sản phẩm về cơ bản mọi người trên thế giới đều muốn hoặc cần, bạn chắc chắn kiếm được bộn tiền”.

Hiện các “ông lớn” như Pfizer, Moderna, AstraZeneca hay Johnson & Johnson không chỉ đang phải đối mặt với các đối thủ Sanofi và GlaxoSmithKline, mà còn phải đối mặt với làn sóng khởi nghiệp như Novavax, CureVac và Valneva.

Các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường hiện cũng đang phải đối mặt với những trở ngại đáng kể, như biến thể mới hay khả năng được công nhận của người dân. Song thống kê cho thấy, Novavax thậm chí được dự báo sẽ vượt Moderna để trở thành nhà sản xuất vaccine lớn thứ 2 tính theo doanh thu trong năm tới, với doanh thu ước tính là 17,9 tỷ USD.

Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu vaccine

Tại Việt Nam, tính đến ngày 2/6, đã có 36 công ty được phép nhập khẩu, kinh doanh vaccine. Các đơn vị có điều kiện tiếp cận nguồn cung vaccine phòng Covid-19 có thể trực tiếp làm việc với Bộ Y tế hoặc với một trong số 36 đơn vị này để nhập khẩu vaccine hợp pháp.

Trước đó, Bộ Y tế thông báo khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, tập đoàn, các địa phương tham gia nhập khẩu vaccine phòng Covid-19 vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp cận, đàm phán và nhập khẩu vaccine nên tiến hành trực tiếp, tránh qua bên thứ 3 để không gặp những rủi ro…

Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã nhấn mạnh, Bộ Y tế sẽ cắt giảm tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vaccine, đảm bảo an toàn vaccine và chống việc giả mạo vaccine.

Không chỉ nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam sẽ sản xuất vaccine…

Gần đây nhất, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thành công với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics của Mỹ, để nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng Covid-19.

Vaccine có tên là VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vaccine ARCT-154 của Arcturus) sẽ sử dụng công nghệ mRNA, tương tự như vaccine của Moderna và Pfizer/BioNTech. Arcturus sẽ tiến hành chuyển giao cho VinBioCare quy trình sản xuất, bao gồm: Bí quyết công nghệ; Đào tạo, chuyển giao, thực hành và kiểm định sản phẩm; cung cấp nguyên liệu đầu vào theo công nghệ độc quyền của Arcturus. Tiến độ chuyển giao dự kiến từ đầu tháng 8/2021.

Trước đó, Vingroup đã thành lập Công ty CP Công nghệ Sinh học VinBioCare để xây dựng nhà máy sản xuất vaccine tại Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại KCN Hòa Lạc.

Với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD, nhà máy này sẽ có diện tích 8,807m2 được xây theo tiêu chuẩn cGMP và GMP – WHO hướng tới năng lực sản xuất 200 triệu liều vaccine Covid-19 mỗi năm.

Hiện VinBiocare đã ký kết xong các hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị, công tác xây dựng nhà xưởng cũng đã cơ bản hoàn thành và việc lắp đặt thiết bị dự kiến sẽ kết thúc trong tháng 11/2021. Dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022 góp phần giúp Việt Nam tự chủ nguồn vaccine, thậm chí xuất khẩu.

… và nhập thuốc trị Covid-19?

Không chỉ có Vingroup, vừa qua CTCP Thaiholdings (THD) và Tập đoàn Xuân Thành cũng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất việc nhập khẩu thuốc REGEN-COV của Tập đoàn Regeneron, RonaPreve của Tập đoàn Roche và các hãng thuốc khác trên toàn thế giới có chứng nhận FDA của Mỹ, dùng để chữa Covid-19 cho các bệnh nhân theo hình thức tài trợ.

Thuốc REGEN-COV2 đang được nhiều quốc gia trên toàn cầu sử dụng điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Công ty CP Thaiholdings và Tập đoàn Xuân Thành sẽ phối hợp cùng các bộ phận chức năng của Bộ Y tế làm thủ tục nhập khẩu, bảo quản và phân phối đảm bảo đúng số lượng và đối tượng.

Thời gian nhập dự kiến từ 5-10 ngày. Nguồn kinh phí từ nguồn vốn của CTCP Thaiholdings và Tập đoàn Xuân Thành, cùng các nguồn vốn hợp pháp khác.

Liên quan đến những nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động cung cấp vaccine và thuốc điều trị Covid-19, ông Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam từng phát biểu, ông hy vọng Việt Nam sẽ có thể sản xuất quy mô lớn vaccine mRNA. “Nếu trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19, Việt Nam sẽ góp phần giải quyết được vấn đề nguồn cung trong nước cũng như khu vực”.

Anh Vũ

1 Likes

Quĩ Tiền tệ Quốc tế thông qua gói hỗ trợ lớn nhất lịch sử để giúp các nước đương đầu với COVID-19

Ngày 2/8 (theo giờ Mỹ), Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông qua một gói hỗ trợ nguồn tài chính lớn nhất lịch sử tổ chức này, trị giá lên tới 650 tỷ USD, để giúp các nước đang đối mặt với tình trạng nợ gia tăng và sụt giảm kinh tế vì đại dịch COVID-19.

Quĩ Tiền tệ Quốc tế thông qua gói hỗ trợ lớn nhất lịch sử để giúp các nước đương đầu với COVID-19

Trụ sở Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Washington D.C (Mỹ). Ảnh: IMF

Đây là lần đầu tiên kể từ khi IMF tung gói cứu trợ 250 tỷ USD, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, tổ chức cho vay lớn nhất thế giới này áp dụng quyền rút vốn đặc biệt (SDR).

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva đánh giá gói tài chính lịch sử 650 tỷ USD này như “một mũi vaccine tiêm đối với thế giới”, qua đó sẽ giúp tăng cường ổn định kinh tế toàn cầu.

Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là một dạng tiền dự trữ quốc tế do IMF xây dựng từ năm 1969, có vai trò bổ sung cho nguồn dự trữ tiền của các quốc gia thành viên. SDR được tạo ra để giải quyết những lo ngại về những hạn chế của vàng và đôla Mỹ với vai trò là phương tiện duy nhất để thanh toán các tài khoản quốc tế. SDR sẽ giúp tăng cường thanh khoản quốc tế bằng cách bổ sung thêm đồng tiền dự trữ tiêu chuẩn.

SDR về bản chất là một công cụ tiền tệ nhân tạo được IMF xây dựng và sử dụng từ một rổ các loại tiền tệ của những quốc gia quan trọng. Các quốc gia thành viên IMF có thể vay SDR từ dự trữ của IMF với lãi suất ưu đãi, chủ yếu với mục đích điều chỉnh, tạo ra vị thế có lợi cho cán cân thanh toán của họ.

Trong một thông cáo, IFM nêu rõ “đó là nỗ lực nhằm tăng cường tính thanh khoản toàn cầu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành”. Giám đốc điều hành Kristalina Georgieva nhấn mạnh: “Đây là quyết định lịch sử, lần phân bổ SDR lớn nhất trong lịch sử IMF và là liều vaccine tiêm vào cánh tay nền kinh tế toàn cầu trong hoàn cảnh khủng hoảng chưa từng có”.

Bà Kristalina Georgieva cho biết thêm việc phân bổ SDR trị giá 650 tỷ USD này sẽ có lợi cho tất cả các nước thành viên IMF, giải quyết nhu cầu dài hạn của thế giới về nguồn dự trữ, xây dựng lòng tin, đồng thời tăng cường khả năng phục hồi và tính thanh khoản của kinh tế toàn cầu. Theo bà Kristalina Georgieva, gói 650 tỷ này sẽ đặc biệt giúp ích cho những quốc gia dễ bị tổn thương nhất và đang chật vật đối phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng COVID-19.

Theo thông cáo trên, việc phân bổ SDR trị giá 650 tỷ USD này sẽ có hiệu lực từ ngày 23/8 tới.

Tiếp tục cập nhật…

2 Likes
1 Likes

Da! Em rất xúc động anh Vũ Thành Nguyên và các anh các chị nhà TM vẫn yêu thương và nhớ đến em ah. Em chân thành cảm ơn tới anh Vũ Thành Nguyên và anh Trẻ cùng các anh các chị nhà TM ạ. Em xin kính tặng video clip do em thực hiện ạ :blush:

2 Likes

IMF thông qua gói hỗ trợ tài chính lớn nhất lịch sử 650 tỷ USD, Việt Nam có thể nhận được bao nhiêu?

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông qua một gói hỗ trợ tài chính lớn nhất lịch sử tổ chức này, trị giá lên tới 650 tỷ USD.

IMF thông qua gói hỗ trợ tài chính lớn nhất lịch sử 650 tỷ USD, Việt Nam có thể nhận được bao nhiêu?

Gói hỗ trợ này hướng tới các nước đang đối mặt với tình trạng nợ gia tăng và sụt giảm kinh tế vì đại dịch Covid-19. Đây là lần đầu tiên kể từ khi IMF tung gói cứu trợ 250 tỷ USD, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, tổ chức cho vay lớn nhất thế giới này áp dụng quyền rút vốn đặc biệt (SDR).

“Đây là một quyết định lịch sử - phân bổ SDR lớn nhất trong lịch sử của IMF và là một phát súng nhắm vào nền kinh tế toàn cầu tại thời điểm khủng hoảng chưa từng có”, người đứng đầu IMF Kristalina Georgieva cho biết trong một tuyên bố. "Nó sẽ đặc biệt giúp các quốc gia dễ bị tổn thương nhất của chúng ta đang vật lộn đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19.

Chương trình, được ban điều hành IMF phê duyệt vào giữa tháng 7, sẽ được thực hiện vào ngày 23/8. Các SDR mới được ban hành sẽ được phân bổ cho các nước thành viên tương ứng với hạn ngạch IMF của họ, nhà cho vay cho biết.

Theo đó, các quốc gia mới nổi và đang phát triển sẽ nhận được tổng cộng khoảng 275 tỷ USD. Theo ước tính của Bloomberg, Việt Nam có thể nhận được khoảng 1,56 tỷ USD, Philippines nhận được 2,795 tỷ USD, Thái Lan nhận được khoảng 4,42 tỷ USD, Malaysia 4,94 tỷ USD, Indonesia 6,37 tỷ USD…

Tuy nhiên, “chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tham gia tích cực với các thành viên của mình để xác định các lựa chọn khả thi cho việc chuyển các SDR tự nguyện từ các nước thành viên giàu có hơn sang các nước thành viên nghèo hơn và dễ bị tổn thương hơn để hỗ trợ khả năng phục hồi của họ và đạt được tăng trưởng bền vững và linh hoạt”, bà Georgieva nói.

Ví dụ, các quốc gia giàu có có thể chuyển các SDR của họ bằng cách sử dụng các SDR do họ cấp để tài trợ cho Quỹ Ủy thác tăng trưởng và Giảm nghèo của IMF, quỹ này sẽ tăng nguồn cung các khoản vay cho các quốc gia có thu nhập thấp.

Thái Quỳnh

Nhịp sống kinh tế

2 Likes

Hồi xưa A hát bài này được người yêu duyệt đấy :smile:

2 Likes

Anh vẫn đứng ngoài đếm tiền á :blush:

2 Likes

Anh chắc hát hay á :blush:

1 Likes

:smile:

1 Likes

Nói ra sợ em cười

1 Likes

Hôm qua ai bắt đáy VCI 49x, TCB 49x hôm nay ngon lành quá ạ ,:blush:

2 Likes

Ck mãi cũng chán
Mình nói chuyện khác đi :smile:

1 Likes
1 Likes

Anh có đến nơi này hát cùng em được không á :blush:

2 Likes

Nhu cầu lớn kèm giá cước cao, nhóm cảng biển - vận tải biển tiếp tục báo lãi ấn tượng, Vinalines và Hải An tăng bằng lần

Thứ 4, 04/08/2021, 06:47

Nhu cầu lớn kèm giá cước cao, nhóm cảng biển - vận tải biển tiếp tục báo lãi ấn tượng, Vinalines và Hải An tăng bằng lần

Tiếp nối những thành công của quý 1, các doanh nghiệp ngành cảng biển, vận tải biển trên thị trường chứng khoán tiếp tục có quý 2 thăng hoa về lợi nhuận.

Tất cả các công ty đều ghi nhận tăng trưởng trên 2 chữ số, từ PV Trans (11%), Transimex (24%), Hải Phòng Port (27%), Gemadept (39%); cho đến nhóm cao hơn như Viconship (62%), Tân Cảng Logistics (71%), Sài Gòn Port (89%). Đáng chú ý nhất là hai trường hợp Xếp dỡ Hải An (154%) và Vinalines (226%).

Doanh thu của VIMC (Vinalines - MVN) tăng mạnh so với cùng kỳ (giai đoạn vẫn còn là Công ty TNHH MTV), nhờ đó thúc đẩy lợi nhuận gộp tăng theo. Biên lãi gộp cũng được cải thiện từ 17,6% lên 28,6%. Ngoài ra, hoạt động của các công ty liên kết, liên doanh cũng có lãi, so với cùng kỳ lỗ.

Hay như tại Xếp dỡ Hải An (HAH), việc đầu tư thêm hai tàu Haian East và Haian West trong tháng 4 đã giúp nâng cao năng lực vận tải. Lợi nhuận từ đội tàu tăng mạnh so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động khai thác tàu của Hải An trong quý 2 ghi nhận 442 tỷ đồng, tăng 95%. Doanh thu khai thác cảng đạt 80 tỷ đồng, tăng 29%.

Sài Gòn Port (SGP) và Tân Cảng Logistics (TCL) là hai doanh nghiệp dịch vụ khai thác cảng tại khu vực TP HCM. Doanh thu của hai công ty này tăng trưởng tương đối tốt. Trong đó, Sài Gòn Port tăng thêm 141 tỷ đồng (tức 60%), công ty liên doanh liên kết của Sài Gòn Port cũng từ lỗ chuyển thành lãi lớn.

Viconship (VSC) khai thác các cảng GreenPort, bãi container và vận tải container đường bộ, doanh thu tăng 21% nhưng lợi nhuận tăng mạnh hơn nhờ giảm giá vốn và tiết kiệm chi phí hoạt động. Gemadept (GMD) ghi nhận tăng trưởng hoạt động kinh doanh thông thường, đồng thời lợi công ty liên doanh liên kết tăng. Cảng Hải Phòng (PHP) cho biết sản lượng hàng hoá thông cảng tăng lên dẫn đến lợi nhuận tăng. Lợi nhuận PV Trans (PVT) tăng nhờ giá cước biến động tốt và bổ sung thêm lợi nhuận từ các tàu đầu tư mới.

Nửa đầu năm 2021, Vinalines - Hải An - Sài Gòn Port là những doanh nghiệp lợi nhuận trước thuế tăng 3 chữ số. Các doanh nghiệp còn lại tăng trưởng từ 30 - 50%.

Đông A

2 Likes

Nhà đầu tư cần biết gì khi quyết định “xuống tiền” với cổ phiếu Bất động sản?

Thứ 4, 04/08/2021, 14:57

Nếu BĐS hữu hình quan trọng nhất là quỹ đất thì mỗi khi quyết định “xuống tiền” với cổ phiếu BĐS, nhà đầu tư nên quan tâm nhất tới việc doanh nghiệp đó đang sở hữu những dự án nào, cơ sở pháp lý và mức độ quan tâm đến cổ đông của doanh nghiệp

Nhà đầu tư cần biết gì khi quyết định

Với việc chiếm đến 24,5% vốn hóa thị trường – chỉ đứng sau nhóm cổ phiếu ngân hàng, Bất động sản là một trong nhóm ngành quan trọng bậc nhất, luôn có ảnh hưởng mạnh đến diễn biến thị trường chứng khoán.

Thống kê trong 2 quý đầu tiên của 2021, giữa bối cảnh thị trường chứng khoán thăng hoa và bứt phá ngoạn mục lên trên ngưỡng 1.400 điểm, nhóm cổ phiếu Bất động sản tỏ ra yếu thế hơn khi không có nhiều mã đột phá, mặt khác còn có sự phân hóa giữa các cổ phiếu.

Chia sẻ trong buổi tọa đàm trực tuyến mới đây được tổ chức bởi VTV Digital và CTCK SSI, ông Vũ Ngọc Quang – Chuyên gia phân tích cổ phiếu của SSI Research cho rằng, đà tăng của nhóm cổ phiếu bất động sản đã dần bắt nhịp trở lại với thị trường từ sau quý 2. Điều này xuất phát từ chu kỳ kế toán đặc thù của các doanh nghiệp BĐS khi lợi nhuận sẽ ghi nhận khi các dự án được bàn giao mặc dù đã bán trước đó vài năm, từ đó khiến chu kỳ kinh tế dài hơn các ngành khác. Do đó, mức độ tác động và bắt nhịp của cổ phiếu BĐS trở nên chậm hơn.

Về mối quan hệ giữa hai kênh là đầu tư BĐS và đầu tư chứng khoán, ông Nguyễn Thái Phiên - Phó tổng giám đốc NovaGroup cho rằng, thực chất đây là hai kênh bổ trợ và mang tính chất tương hỗ nhau, tùy thuộc khẩu vị của các nhà đầu tư. Trong thời gian vừa qua, dưới tác động của Covid-19 và sự thăng hoa của chứng khoán đã hút lượng lớn dòng tiền, thị trường BĐS cũng chững lại từ khoảng tháng 5/2021.

Tuy nhiên, lãnh đạo NovaGroup kỳ vọng tăng trưởng BĐS sẽ quay trở lại sau khi dịch bệnh dần được kiểm soát và dòng tiền giữa chứng khoán và BĐS sẽ cân bằng trở lại. Đặc biệt khi mà các doanh nghiệp đã chuẩn bị các kế hoạch kỹ lưỡng trong 3 tháng cuối năm 2021 nhằm bù đắp phần giảm tốc trong giai đoạn hiện tại.

Nhìn rộng ra về 3-5 năm tới, thị trường BĐS vẫn đang trong giai đoạn đi lên ổn định, những yếu tố về dịch bệnh chỉ là nhất thời trong ngắn hạn. Mặt khác, “nhu cầu về nhà ở, du lịch là bất biến và nền tảng của con người, do đó ngành BĐS chắc chắn sẽ duy trì chu kỳ tăng trưởng tốt trong trung và dài hạn” - ông Phiên đánh giá.

Nhà đầu tư cần quan tâm gì khi quyết định đầu tư cổ phiếu BĐS?

Khuyến nghị lựa chọn cổ phiếu, ông Quang cho rằng mua cổ phiếu BĐS tương tự như đi đầu tư BĐS. Nếu BĐS hữu hình quan trọng nhất là quỹ đất thì mỗi khi quyết định “xuống tiền” với cổ phiếu BĐS, nhà đầu tư nên quan tâm nhất tới việc doanh nghiệp đó đang sở hữu những dự án nào và cơ sở pháp lý để triển khai các dự án đó. Một điều quan trọng nữa cần chú ý là yếu tố lãnh đạo của doanh nghiệp, liên quan đến chiến lược quản trị công ty và mức độ quan tâm đến cổ đông.

Nói cụ thể hơn về khả năng pháp lý, ông Phiên đưa ra 3 vấn đề chính cần xem xét đó là (1) uy tín của chủ đầu tư; bên cạnh đó là (2) hỏi chính chuyên viên tư vấn BĐS về 4 trụ cột bao gồm tính pháp lý của chủ đầu tư, phê duyệt về quy hoạch, tính pháp lý về đất – loại hình và giấy phép xây dựng. Mặt khác, (3) cần thu thập thêm các thông tin chính thống về quy hoạch được công bố đại chúng trên các trang tin của địa phương.

"BĐS luôn là kênh an toàn để đầu tư"

Ông Quang nhìn nhận những ảnh hưởng của làn sóng dịch bệnh Covid-19 khiến lượng tiền nhàn rỗi tìm kiếm các kênh đầu tư trên thị trường. Và BĐS luôn là một trong số những kênh được nhà đầu tư đánh giá là an toàn sẽ hút được dòng tiền lớn. Cộng thêm các yếu tố về cầu nhà ở lớn trong khi nguồn cung chưa theo kịp; và quan trọng là cơ sở hạ tầng dần được hoàn thiện giúp BĐS kỳ vọng sẽ đột phá mạnh mẽ trong thời gian tới.

Đặc biệt, câu chuyện đầu tư công được xem yếu tố quan trọng nhất đối với BĐS tới đây. Thị trường miền nam trước đây đã bị bỏ quên về đầu tư công thì hiện tại sắp đón nhận dòng vốn giải ngân trở lại, đặc biệt là các cao tốc, sân bay giúp kết nối cơ sở hạ tầng. Xuất phát từ đây, ông Phiên khẳng định chủ đầu tư BĐS có thể đa dạng hóa nguồn hàng và khu vực khi mà các đô thị lớn hiện đang khó khăn trong cơ sở pháp lý. Ngoài ra, sản phẩm sẽ được đa dạng hơn cho các nhà đầu tư.

Những yếu tố về giá cả nguyên vật liệu tăng phi mã do méo mó cung cầu và đứt gãy sản xuất bởi dịch bệnh, theo ông Phiên, chủ yếu sẽ chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhỏ. Trong khi các doanh nghiệp lớn đã có nhiều năm kinh nghiệm cũng như đối tác lâu năm và nguồn cung ổn định sẽ không chịu tác động quá nặng nề.

Phương Linh

2 Likes