Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

1 Likes

vợ nghe vua thì sướng cả một đời :rofl:

1 Likes

Cá không ăn muối Cá á á :grinning:

1 Likes

Đàn ông nông nổi giếng khơi
đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu :rofl:

1 Likes

Thôi đừng vụng trèo khéo chống đi anh á :grinning:

1 Likes

một trăm con gái
ko bằng hd đàn ông :rofl:

1 Likes

Thời kỳ 4. Rồi anh ơi :blush:

1 Likes

trai ah 5 thê bảy thiếp
gái ngoan kia chỉ được một chồng :laughing:

1 Likes

Thời đại này không phải sống trong ảo giác lạc hậu nữa anh ơi. :grinning:

2 Likes

thuyền theo lái
gái ngoan theo chồng…cấm cãi :rofl:

CÁ không ăn muối CÁ Á À A :grinning:

1 Likes

:rofl:

1 Likes

đàn ông mồm rộng thì sang
đàn bà mồm rộng tan hoang cửa nhà :rofl:

1 Likes

Con gái rộng miệng thì xinh. Con trai rộng miệng vỡ toang cả nhà á :grinning:

2 Likes

trai chăm vợ ốm gầy mòn
gái chăm chồng ốm béo tròn cối xay :rofl:

Tràng cảnh tức tràng thanh á :grinning:

1 Likes

Đùa vui với anh thật vui ạ. Em phải có việc bận rồi anh ạ. Chúc anh vui vẻ nhé.

2 Likes

nàng về nuôi cái cùng con
để a đi trảy nước non cao bằng

The Economist nói gì về vấn đề kinh tế quan trọng liên quan đến Intel, Ford, Apple… sẽ được thảo luận khi Phó Tổng thống Mỹ sang Việt Nam?

Vấn đề đó là gì mà lại ảnh hưởng đến những cái tên lớn như Nvidia, Intel, Samsung, TSCM… hay Apple, Ford?

The Economist nói gì về vấn đề kinh tế quan trọng liên quan đến Intel, Ford, Apple... sẽ được thảo luận khi Phó Tổng thống Mỹ sang Việt Nam?

Cuộc khủng hoảng của công ty này, cũng có thể chính là cơ hội của công ty khác. Sự thiếu hụt chất bán dẫn đã làm tăng giá trị của các công ty cung cấp chip cho mọi sản phẩm, từ máy trò chơi điện tử, đến ngành học máy và trung tâm dữ liệu, như công ty Nvidia.

Nhưng cơ hội bùng nổ cho người bán đồng nghĩa với sự khốn khổ về phía người mua. Các nhà sản xuất ô tô, là một trong những nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp nhất. Lợi nhuận của Ford, nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Mỹ, tính theo sản lượng, đã giảm một nửa trong quý gần đây nhất, trong bối cảnh tình trạng thiếu chip trên toàn cầu.

Các nhà phân tích cho rằng ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ, có thể sẽ chỉ sản xuất được chưa tới 5 triệu sản phẩm trong năm nay, vì thiếu hụt những thành phần nhỏ nhất - như chip. Tất nhiên, các nhà sản xuất ô tô không phải là công ty duy nhất rơi vào tình cảnh khó khăn. Apple và Microsoft cũng đã cảnh báo rằng họ sẽ bị ảnh hưởng.

Các chính trị gia cũng đang đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Chuỗi cung ứng liên quan đến chip sẽ hiện diện trong chương trình nghị sự vào cuối tháng này, khi Phó Tổng thống Mỹ, Kamala Harris, đến thăm Việt Nam, nơi có ngành công nghiệp điện tử phát triển mạnh mẽ.

Bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, cũng phàn nàn về thị phần nhỏ của châu Âu trong ngành sản xuất chip toàn cầu.

Sự thiếu hụt là kết quả của nhu cầu tăng đột biến. Sản xuất chip là một hoạt động kinh doanh có tính chu kỳ, đã tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ khi khoa học máy tính len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội. Xu hướng đó đã được đẩy mạnh bởi đại dịch.

Người tiêu dùng, gặp khó khăn trong việc mua sắm trực tiếp, đã chuyển sang mua sắm trực tuyến, trao đổi với đồng nghiệp qua các cuộc họp từ xa và dành hàng giờ xem phát video và trò chơi điện tử. Kết quả là nhu cầu về chất bán dẫn, cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu và các thiết bị điện tử tăng vọt, làm các nhà máy chip chóng mặt với các đơn đặt hàng.

Cuộc khủng hoảng đã gây ra ba hệ quả. Đầu tiên là sự bùng nổ đầu tư. Các nhà sản xuất lớn như Intel, Samsung và TSMC đang có kế hoạch chi hàng trăm tỷ USD để tăng công suất trong vài năm tới.

The Economist nói gì về vấn đề kinh tế quan trọng liên quan đến Intel, Ford, Apple... sẽ được thảo luận khi Phó Tổng thống Mỹ sang Việt Nam? - Ảnh 1.

Thứ hai, khách hàng của ngành công nghiệp chip cũng đang thích ứng dần với tình hình. Khi nhu cầu tăng mạnh trong đại dịch, các nhà sản xuất ô tô đã cắt giảm đơn đặt hàng với các nhà sản xuất chip. Với quy mô và tầm ảnh hưởng của ngành công nghiệp xe hơi, các công ty vốn là khách hàng thân quen của các nhà cung cấp chip. Nhưng khi nhu cầu tăng vọt, họ chưa chắc đã được ưu tiên, vì sự cạnh tranh về năng lực từ ngành công nghệ thậm chí còn lớn hơn và có ảnh hưởng hơn.

Tình huống khó khăn đã thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô kiểm soát chặt chẽ hơn đối với nguồn cung cấp các bộ phận quan trọng. Nối gót Tesla, Volkswagen đã công bố kế hoạch phát triển chip của riêng mình. Các công ty khác cũng đang tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nhà sản xuất chip.

Toyota đã vượt qua khủng hoảng thiếu hụt chip tương đối tốt, một phần là do họ cắt giảm đơn đặt hàng khi đại dịch xảy ra. Vào tháng 6, Robert Bosch, một nhà cung cấp phụ tùng ô tô lớn, đã cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất chip trị giá 1 tỷ EUR (1,2 tỷ USD) của mình ở Dresden. Do đó, các chuỗi cung ứng được thiết kế lại sẽ linh hoạt hơn.

Thứ ba, đáng lo là, khủng hoảng chip có thể làm gia tăng của chủ nghĩa công nghệ dân tộc. Mỹ đang có kế hoạch chi hàng tỷ USD để thu hút các nhà sản xuất chip từ Đông Á trở lại. Châu Âu muốn tăng gấp đôi tỷ trọng sản xuất chip toàn cầu, lên 20%, vào năm 2030. Ngay cả Anh cũng tuyên bố, việc thành lập một nhà máy sản xuất chip ở Wales được coi là một vấn đề an ninh quốc gia.

Có một số lập luận cho rằng, chip đang nắm vai trò quan trọng, như đầu tàu của một nền kinh tế, cũng giống với vị thế của các nhà máy lọc dầu hoặc nhà máy xe hơi trong thế kỷ 20. Đặc biệt, việc tập trung sản xuất ở một vài khu vực nhất định, như Đài Loan có thể gây ra rủi ro. Nhưng bài học từ các chính phủ của thế kỷ trước đã chỉ ra, trợ cấp quá mức cho ngành này, có thể dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, và sẽ là sai lầm nếu như các chính phủ tự cho mình là cứu tinh, và sử dụng ngân sách công để hỗ trợ các doanh nghiệp kém cạnh tranh.

Thái Quỳnh

2 Likes

Gia hạn hơn 67.000 tỷ đồng tiền thuế, thuê đất hỗ trợ DN gặp khó khăn do COVID-19

Theo Thống kê từ Bộ Tài chính, tính đến ngày 6/8/2021, tổng số thuế, tiền thuê đất được gia hạn theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ là 67.194 tỷ đồng.

Gia hạn hơn 67.000 tỷ đồng tiền thuế, thuê đất hỗ trợ DN gặp khó khăn do COVID-19

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tại cuộc họp báo Chính phủ- Ảnh:VGP/Nhật Bắc.

Nghị định 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (DN), thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 được xem là “liều thuốc trợ lực” giúp DN, hộ kinh doanh giảm bớt khó khăn trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, thời hạn nộp đơn gia hạn là ngày 31/7/2021.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, dự kiến tổng số thuế và tiền thuê đất được gia hạn theo chính sách giãn, hoãn thời hạn nộp thuế tại Nghị định 52 là 115.000 tỷ đồng.

Về kết quả triển khai, căn cứ trên số liệu hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS), đến ngày 6/8, có 137.118 đơn đề nghị gia hạn. Trong đó, có 118.143 DN, tổ chức và 18.975 cá nhân được gia hạn với tổng số thuế, tiền thuê đất được gia hạn là 67.194 tỷ đồng (thấp hơn so với tính toán ban đầu của Bộ Tài chính).

Đây là lần thứ ba cộng đồng DN được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất. Theo phản ánh của nhiều DN, hộ kinh doanh thì đây là nguồn hỗ trợ rất kịp thời, như một khoản cho vay không tính lãi của Nhà nước, giúp tạo cơ cấu dòng tiền, tạo thêm năng lực cầm cự trong thời gian tạm ngừng sản xuất kinh doanh cũng như có nguồn tài chính phục vụ sản xuất, kinh doanh, gia tăng nguồn lực trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có không ít DN phản ánh, do tình hình quá khó khăn (ngoài dự kiến), khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh, doanh thu không đủ bù đắp chi phí, thua lỗ, không còn lợi nhuận để nộp thuế, nên không có điều kiện thụ hưởng chính sách này.

Bên cạnh việc chống dịch quyết liệt, lãnh đạo Chính phủ cũng rất quan tâm đến tình hình “sức khoẻ” DN, hộ kinh doanh, coi đây là động lực phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu kép.

Không chỉ gia hạn thời gian nộp thuế, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính thiết kế các biện pháp mạnh hơn là miễn, giảm một phần một số loại thuế để trình Quốc hội quyết định.

Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 7/2021, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ này đang lấy ý kiến để hoàn thiện đề cương dự thảo nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân.

Theo đó, dự thảo sẽ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm 30% thuế thu nhập DN, giảm 50% thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong quý III và quý IV thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, hình thức khai thuế, nộp thuế. Tiền thuê đất cũng dự kiến giảm 30%. Ngoài ra, dự thảo đề xuất giảm 30% thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh các dịch vụ như vận tải, lưu trú ăn uống, du lịch, giải trí… Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc thực hiện các đề xuất nêu trên có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng.

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay: Các cơ quan của Chính phủ đang tích cực làm việc, cố gắng hoàn thiện và sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp sớm nhất.

Theo Huy Thắng

2 Likes