Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Biết giá trị của sức lao động

Một thương gia hàng ngày đưa cho con trai mình một đồng abbasi (đồng bạc Ba Tư, phát hành lần đầu vào khoảng năm 1620 dưới thời Abbas Đại đế, nặng 7,7 g) và nói:

  • Con trai, hãy giữ gìn và cố gắng tiết kiệm tiền.

Người con trai ném số tiền này xuống nước. Người cha phát hiện ra chuyện này, nhưng không nói gì. Người con trai không làm gì, không làm việc, ăn uống trong nhà của cha mình.

Có lần một người lái buôn nói với bà con:

  • Nếu con trai tôi đến gặp ông và xin tiền thì đừng cho.

Sau đó, ông gọi con trai mình và quay sang anh ta với những lời:

  • Con hãy tự kiếm tiền, mang nó đi - Tôi sẽ xem nó là gì mà bạn kiếm được.

Người con trai đến gặp họ hàng và bắt đầu đòi tiền, nhưng họ từ chối. Sau đó anh buộc phải đi làm thuê. Người con trai cả ngày khuấy vôi bằng đôi chân trần và, khi nhận được một chiếc abbasi, anh ta đã mang số tiền này đến cho cha mình. Người cha nói:

  • Thôi con ơi, bây giờ con hãy ném số tiền con kiếm được xuống nước.

Người con trai đáp:

  • Cha, làm sao con có thể vứt chúng đi? Bạn không biết tôi đã phải chịu những dày vò gì vì họ? Ngón chân của tôi vẫn còn bỏng với vôi. Không, tôi không thể vứt bỏ chúng, tay tôi sẽ không vươn lên.

Người cha đáp:

  • Ta cho ngươi một cái abbasi bao nhiêu lần rồi, ngươi mang đi rồi thản nhiên ném xuống nước. Bạn có nghĩ rằng tôi nhận được số tiền này miễn phí mà không gặp khó khăn gì không? Vậy đó, con trai, cho đến khi con đi làm, con sẽ không biết giá của công việc.
2 Likes

Cách ghi chú: Ba cách ghi chú hiệu quả

  1. Cách ghi chú của Bill Gates

Chia một tờ giấy thành các ô vuông, và trong mỗi ô hãy viết ra những thứ liên quan một cách hợp lý. Ví dụ: lấy một trong các ô vuông cho các câu hỏi,sẽ phát sinh trong khóa học của bạn.

  1. Phương pháp Cornell Phương pháp

này phổ biến trong giới sinh viên Mỹ. Cần phải chia một tờ giấy thành ba phần: phần lớn để ghi bài giảng, phần lề rộng ở bên trái - dành cho ghi chú hậu kỳ, hình vẽ, chú thích và mọi thứ cho phép bạn ghi nhớ tốt hơn những gì bạn đã nghe. Và cũng có một trường nhỏ ở dưới cùng - để tóm tắt nội dung trang.

  1. Phương pháp Tony Buzan, hay phương pháp sơ đồ tư duy

Tom Buzan gợi ý nên ghi chú dưới dạng hình vẽ sống động, sinh học, giống như cây nho, thay vì ghi chú nhàm chán với danh sách, bảng biểu và sơ đồ. Đặt chủ đề chính ở trung tâm, phân nhánh với các từ khóa. Bản vẽ của bạn càng sáng sủa và khác thường, thì nó càng được ghi nhớ tốt hơn. Ngoài ra, phương pháp này phù hợp cho cả ghi chú và lập kế hoạch hàng ngày, cũng như tất cả các loại động não.

2 Likes

Kỷ Niệm Ngày 19 Tháng 8!

VGS em xinh em đẹp em thật ngời sáng.

2 Likes

VGS CE liên tục, VCI dẫn đầu đoàn quân, CTR ăn chắc mặc bền, IDJ miệt mài đi lên, QTP vững vàng tiến bước… á :blush:

2 Likes
2 Likes

Những cổ phiếu nhiều năm chưa ‘về bờ’

Thứ 5, 19/08/2021, 09:28

Trong khi VN-Index liên tục phá đỉnh, nhiều nhà đầu tư vẫn ngậm ngùi “gồng lỗ” do chọn sai cổ phiếu, hay mua nhầm thời điểm.

Những cổ phiếu nhiều năm chưa ‘về bờ’

Ảnh Internet

Trong những phiên giao dịch gần đây, thị trường duy trì trạng thái giằng co và rung lắc. Riêng phiên ngày 17/8, VN-Index đóng cửa giảm gần 8 điểm (-0,57%) xuống 1.363,09, số mã giảm điểm cũng chiếm áp đảo hoàn toàn, các nhóm ngành “nóng” thời gian gần đây như cảng biển, phân bón, ngân hàng…chịu áp lực chốt lời mạnh.

Dù vậy, áp lực chốt lãi hiện tại là câu chuyện của một nhóm người may mắn. Bởi ngay cả khi VN-Index vượt mốc 1.400 điểm như tháng 7 vừa qua thì cũng có đó không ít nhà đầu tư “đu đỉnh” cổ phiếu ở giai đoạn trước và tại thời điểm này vẫn phải còn loay hoay với bài toán “trung bình giá” hay “cắt lỗ” cổ phiếu vì chưa thể “về bờ” (điểm hòa vốn).

Ảnh Internet

Chắc hẳn giới đầu tư, đặc biệt là những người nắm giữ cổ phiếu SAB của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) sẽ không quên được phiên giao dịch ngày 18/12/2017. Đây là ngày mà Bộ Công Thương đã bán thành công 343 triệu cổ phiếu SAB cho Công ty TNHH Vietnam Beverage với mức giá 320.000 đồng/cổ phiếu. Thương vụ đã đưa về cho nhà nước gần 110.000 tỷ đồng. Với mức định giá này, khi đó vốn hoá của Sabeco vượt 205.000 tỷ đồng, trở thành một “trụ” vững chắc của thị trường chứng khoán khi đó.

Trước phiên đấu giá lịch sử này, cổ phiếu SAB cũng đã có chuỗi ngày leo thang về thị giá kỷ lục. Đỉnh cao nhất là ngày 29/11/2017, SAB đạt mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán với 334.500 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, SAB không giữ vững được “phong độ” đỉnh cao đó mà ngay sau phiên đấu giá, cổ phiếu này đã lao dốc mạnh. Đến nay, cổ phiếu này vẫn chưa ngừng giảm. Chốt phiên 17/8/2021, thị giá cổ phiếu SAB dừng lại ở mức 145.500 đồng/CP, giảm 56% so với mức đỉnh 4 năm trước.

Trong khoảng thời gian giá cổ phiếu SAB trong ngành đồ uống bị suy giảm thì YEG của Tập đoàn Yeah1 đã lên sàn vào tháng 6/2018 với mức giá tham chiếu 250.000 đồng. Sau khi lên sàn, YEG trở thành ngôi sao sáng chói trên thị trường chứng khoán khi từng được giao dịch với giá hơn 300.000 đồng/CP.

Dù vậy, sau khi xảy ra sự cố với YouTube vào tháng 3/2019, cổ phiếu YEG rớt giá không phanh, xuống còn 37.000 đồng vào cuối năm 2019, mất giá khoảng 9,5 lần so với mức giá đỉnh. YEG sau đó có đà hồi phục lên mức giá 52.000 đồng/CP nhờ thương vụ hợp tác chiến lược với ái nữ của ông chủ Tân Hiệp Phát. Song cho đến hiện tại, không nhiều nhà đầu tư có thể tưởng tượng cổ phiếu từng một thời “đắt đỏ” nhất sàn chứng khoán lại chỉ giao dịch quanh mức 16.000 đồng/CP và rơi vào diện kiểm soát của HOSE.

Tương tự cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng đi lùi trong bối cảnh thị trường chung vẫn tăng điểm và VN-Index liên tục lập những đỉnh lịch sử mới. Với việc giao dịch quanh vùng giá 90.000 đồng/cổ phiếu như hiện tại, VNM đang ngày càng xa mức đỉnh 144.900 đồng/cổ phiếu thiết lập vào ngày 1/12/2017.

Nhắc lại một chút, từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2006, Vinamilk vốn là một trong những doanh nghiệp có thời gian nắm giữ “ngôi vương” về vốn hóa trong thời gian dài nhất.

Tuy nhiên, kể từ năm 2017 đến nay, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của VNM đã chậm lại, gần như đứng yên một chỗ khiến khối ngoại gia tăng bán ròng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu của đại gia ngành sữa sụt giảm mạnh và thủng đáy có lúc xuống mức 70.000 đồng giữa tháng 3/2021.

Tương tự như VNM và SAB hay YEG, trong năm 2017 cổ phiếu CTD của CTCP Xây dựng Coteccons cũng là một trong những cái tên mang tới nhiều “nước mắt” cho nhà đầu tư. Sau chuỗi ngày tăng không mệt mỏi, CTD đạt đỉnh 234.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 20/11/2017. Thế nhưng, sau khi đạt đỉnh, CTD bắt đầu hạ nhiệt. Bước sang năm 2018, cổ đông thất vọng khi CTD liên tục lao dốc, đà giảm tiếp tục nới rộng khi nội bộ công ty này xảy ra nhiều vấn đề bất cập.

Ở thời điểm hiện tại, thị giá CTD chỉ còn 66.000 đồng, giảm 168.800 đồng/cổ phiếu so với thời điểm đạt đỉnh năm 2017 và bị loại ra khỏi danh sách VN30 từ giữa năm 2020.

Với cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt, năm 2018 là năm thắng lợi của nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu này với mức đỉnh lên đến 107.500 đồng/cổ phiếu trong phiên 2/4/2018. Tuy nhiên, cũng như nhiều doanh nghiệp ở trên, những năm sau lợi nhuận BVH giảm dần, thị giá BVH theo đó cũng trồi sụt.

Thị giá BVH hiện tại 55.300 đồng/cổ phiếu, giảm 48% so với đỉnh năm 2018 và giảm 17% kể từ đầu năm dù 6 tháng đầu năm 2021 tập đoàn này vẫn lãi ròng hơn 508 tỷ đồng bất chấp tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Một trong những “cú trượt” điển hình khác cần phải kể đến là cổ phiếu HNG của Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico hay TCH của CTCP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy.

Với TCH, ngày 5/10/2016, mã này chào sàn HOSE với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Đến năm 2020, trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm mạnh bởi dịch COVID-19 thì giá TCH lại lập đỉnh lịch sử với 44.750 đồng/CP trong phiên 17/2. Nhưng cũng kể từ sau thời điểm đó, cổ phiếu này lao dốc dù là bluechip nằm trong nhóm VN30 cùng doanh thu liên tục đạt mức tăng trưởng 2 con số. Đặc biệt, trong năm 2021, nhiều cổ đông của TCH vẫn phải chịu lỗ và “kẹp hàng” ở vùng giá 4X dù cho các cổ phiếu khác “ăn bằng lần” và VN-Index liên tục thiết lập các kỷ lục mới. Chốt phiên 18/8/2021, TCH giao dịch tại mức 19.000 đồng/CP.

Tương tự, trong khi thị trường chứng khoán đang ghi nhận đà phục hồi sau đợt điều chỉnh mạnh tháng 7, thị giá cổ phiếu HNG lại liên tục dò đáy, hiện đã giảm về quanh vùng 7.000 đồng/cổ phiếu. Đặc biệt, vùng giá hiện tại của HNG cũng là mức đáy 3,5 năm gần nhất và chỉ còn cách đáy lịch sử khoảng 29% (mức 5.400 đồng/CP ngày 19/9/2016). Nếu so với mức đỉnh 18.770 đồng/CP ngày 8/7/2019, thị giá HNG hiện đã bốc hơi hơn 62% giá trị.

Theo Nhật Huỳnh

2 Likes

Brecorder: Các quốc gia có thể học kinh nghiệm gì từ Việt Nam trong việc thu hút các “ông lớn” công nghệ như Samsung, Intel, LG…

Thứ 5, 19/08/2021, 10:19

Brecorder (báo Pakistan) nhận định, Việt Nam đang trở thành quốc gia đáng học hỏi trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với quốc gia như Pakistan. Hiện Việt Nam đang là điểm đến của nhiều “ông lớn” công nghệ như Samsung, Intel,…nhờ các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Brecorder: Các quốc gia có thể học kinh nghiệm gì từ Việt Nam trong việc thu hút các

Tờ báo Pakistan đánh giá, nền kinh tế Pakistan chủ yếu dựa vào nhập khẩu trong suốt 7 thập kỷ qua, trong tháng 7/2021, giá trị nhập khẩu của quốc gia này đạt 5,4 tỷ USD.

Riêng trong tháng 6/2021, giá trị hàng hóa nhập khẩu của Pakistan ghi nhận mức giá trị cao nhất trong lịch sử, đạt ngưỡng 6,05 tỷ USD. Vì lẽ đó mà nguồn USD dần trở nên khan hiếm trên thị trường Pakistan. Do vậy, để cải thiện nguồn cung ngoại tệ và trả nợ nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước Pakistan buộc phải sử dụng khoản dự trữ ngoại hối, khiến giá trị đồng Rupee giảm từ 152 rupee/1 USD xuống còn 164 rupee/1 USD.

Sự sụt giảm đồng nội tệ càng làm giá cả mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, dễ khiến nền kinh tế Pakistan rơi vào tình trạng lạm phát tăng cao và đô la hóa trên thị trường.

Trước tình hình đó, biện pháp để Pakistan có thể khắc phục tình trạng này đó là tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao để chi trả cho các khoản nợ và hóa đơn nhập khẩu. Mặt hàng Chính phủ Pakistan muốn tăng cường xuất khẩu là điện tử, máy tính, điện thoại thông minh, các linh kiện công nghệ thông tin,…

Vi dụ, Zeeshan Mian Noor, một doanh nghiệp sản xuất điện thoại nội địa ở Pakistan, cho biết công ty hiện đang chủ yếu sản xuất các sản phẩm có thương hiệu từ Trung Quốc. Mục tiêu chính của doanh nghiệp trong tương lai đó là có thể thâm nhập vào thị trường Trung Đông cấp thấp như Iraq, Iran.

Tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại di động của Trung Quốc hiện đang đạt hơn 140 tỷ USD, tuy nhiên giá nhân công đang có xu hướng tăng lên. Do đó, Trung Quốc đang hướng tới sản xuất mặt hàng công nghệ cao và dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước như Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Bangladesh. Hiện tại, giá nhân công ở Việt Nam, Indonesia cũng đang tăng còn Ấn Độ đang vướng phải căng thẳng chính trị với Trung Quốc nên Bangladesh trở thành đối thủ duy nhất Pakistan cần cạnh tranh.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bangladesh có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh chóng, tổng giá trị lên tới 35 tỷ USD. Mặc dù ngành dệt may vẫn đóng vai trò quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu nhưng các mặt hàng công nghệ thông tin, phần mềm, sản phẩm kĩ thuật nhẹ đang đang ngày càng có tốc độ tăng đáng nể. Điều đó khiến Pakistan phải nghiên cứu thật kỹ để chứng minh cho các nhà đầu tư rằng quốc gia này có thể đáp ứng các yêu cầu về cơ sở sản xuất và là điểm đến lý tưởng.

Để làm được điều đó, Việt Nam là quốc gia đáng để Pakistan học hỏi trong cuộc chiến thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Với chi phí tăng, Trung Quốc không còn là điểm đến cho các doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam trở thành đối thủ nặng ký. Gần đây, số lượng đơn hàng và vốn dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể.

Trong vài năm qua, ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh chi phí gia tăng và sự phức tạp về chính trị, cũng như môi trường pháp lý ở Trung Quốc.

Việt Nam có thể thành công trong việc thu hút nhà đầu tư do đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình. So với các nước đang phát triển trong khu vực, Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia dẫn đầu về sản xuất và nguồn cung ứng chi phí thấp.

Hiện tại, chi phí lao động ở Việt Nam chỉ bằng 50% so với Trung Quốc và khoảng 40% so với chi phí ở Thái Lan, Philippines. Chưa kể, chi phí lao động của Việt Nam không đắt, lực lượng lao động tăng đều đặn, tuổi trung bình lại trẻ và ngày càng có tay nghề cao.

Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư do các chính sách khuyến khích đầu tư về tài chính, pháp lý. Đồng thời, Chính phủ đã thực hiện cải cách nhiều quy định về kinh doanh, đầu tư cũng như không ngừng nâng cao chất lượng lao động.

Kể từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các ưu đãi tài chính cực kỳ cạnh tranh cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn hoạt động đầu tư và hoạt động tại Việt Nam, như thuế khấu trừ bằng 0% đối với cổ tức chuyển ra nước ngoài và thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, chỉ 20%. Những lợi thế này đã giúp Việt Nam trở thành một “nền kinh tế cung ứng” hàng đầu trong mắt nhiều công ty nước ngoài.

Điều thú vị là Việt Nam đang trên đường trở thành điểm đến quan trọng về sản xuất công nghệ cao của các nhà đầu tư lớn như Samsung, LG, Nokia, Intel,… Các “ông lớn” về công nghệ đã và đang đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam. Dẫn chứng là xuất khẩu điện thoại và các bộ phận máy tính hiện chiếm phần lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam so với hàng hóa may mặc

Đơn cử như Samsung, tập đoàn đã đưa Việt Nam trở thành cơ sở sản xuất toàn cầu cho các sản phẩm của doanh nghiệp khi khối lượng sản phẩm sản xuất ở Việt Nam chiếm gần 1/3 tổng sản lượng của công ty. Cho đến hiện tại, tổng lượng vốn mà Samsung đã rót vào thị trường Việt Nam đã ở mức hơn 17 tỷ USD.

Tham khảo: Brecoder

2 Likes

‘Kẹt’ mạng lưới quốc tế, hàng container qua cảng biển Việt Nam vẫn tăng 18%

Thứ 4, 18/08/2021, 15:07

Năm 2021, mặc dù mạng lưới cảng biển ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung luôn trong tình trạng ùn ứ vì dịch Covid-19 nhưng sản lượng hàng container qua cảng Việt Nam 8 tháng đầu năm 2021 ước đạt gần 16,8 triệu TEUs.

'Kẹt' mạng lưới quốc tế, hàng container qua cảng biển Việt Nam vẫn tăng 18%

Diễn biến của dịch Covid-19 vẫn đang vô cùng phức tạp ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, nơi tập trung phần lớn các cảng biển quan trọng kết nối giao thương giữa Việt Nam và quốc tế như cảng Cái Mép – Thị Vải (Vũng Tàu), cảng Cát Lái (TPHCM). Các biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ được triển khai khiến công suất hoạt động cũng như số lượng người lao động làm việc tại các cảng này bị giảm đi đáng kể.

Mặc dù vậy, theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng hàng hóa container qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2021 vẫn có mức tăng trưởng 2 con số với mức tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt gần 16,8 triệu TEUs.

Trong đó, hàng xuất khẩu ước đạt hơn 5,4 triệu TEUs, tăng 16%; hàng nhập khẩu ước đạt hơn 5,5 triệu TEUs, tăng tới 21% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt hơn 480,4 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020.

Một số khu vực cảng biển có sản lượng hàng container thông qua cao nhất tính trong 8 tháng đầu năm 2021 như: khu vực Quảng Nam tăng hơn 115%, khu vực Mỹ Tho tăng 41%, khu vực Hải Phòng tăng hơn 17%, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh tăng gần 16%.

Ngược lại, một số khu vực cảng biển có lượng hàng container giảm mạnh như: khu vực Quảng Ninh giảm 98%, khu vực Đà Nẵng giảm 38%, khu vực Cần Thơ giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020.

Thời gian qua, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết được phát huy, hoạt động xuất nhập khẩu từ đầu năm đến nay tăng trưởng tích cực. Theo nhận định của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa dự báo vẫn khởi sắc trong những tháng cuối năm.

Theo đó mà tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển khi dịch bệnh sớm được kiểm soát, các hiệp định thương mại tự do được thực hiện toàn diện, hiệu quả. Trên cơ sở phân tích, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng của các cảng biển khu vực phía Nam.

Cụ thể, ở kịch bản số 1, dịch Covid-19 tại Việt Nam được kiểm soát vào cuối quý 3/2021, vaccine phòng dịch được tiêm chủng trên diện rộng, doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng từ 5-7%, khu vực Cái Mép sẽ tăng từ 12-15% so với 6 tháng đầu năm.

Nguyên nhân do các hãng tàu chủ động điều chuyển hàng hóa từ Thành phố Hồ Chí Minh ra để đảm bảo nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp.

Kịch bản thứ 2, dịch bệnh được kiểm soát vào đầu quý 4/2021, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh dự báo tăng từ 3-5%, khu vực Cái Mép tăng từ 15-17% do hãng tàu, khách hàng tăng cường chuyển đổi hàng hóa về Cái Mép và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai quy định thu phí hạ tầng cảng biển từ tháng 10/2021.

Còn kịch bản thứ 3 là dịch bệnh được kiểm soát vào giữa quý 4/2021, doanh nghiệp dần phục hồi sản xuất vào các tháng cuối năm với đà phục hồi chậm hơn so với thời điểm thông thường do ảnh hưởng thời gian dài giãn cách. Dự kiến, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh và Cái Mép sẽ tương đương với 6 tháng đầu năm.

Quỳnh Anh

2 Likes

Phó Tổng thống Mỹ sắp tới thăm Việt Nam, Bộ Ngoại giao nói gì?

Thứ 5, 19/08/2021, 20:04

Phó Tổng thống Mỹ sắp tới thăm Việt Nam, Bộ Ngoại giao nói gì?

Ngày 19/8, tại cuộc họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cập nhật thông tin về chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Việt Nam trong tháng này, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho hay, hiện các cơ quan chức năng hai nước Việt Nam và Mỹ đang tiếp tục trao đổi, phối hợp để thu xếp chương trình chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.

Bà Phạm Thu Hằng phát biểu: “Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao và hoạt động trao đổi đoàn các cấp giữa hai nước đều nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới”.

Theo hãng thông tấn AP, đây là lần đầu tiên một Phó Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam. Trước đó, các ông Bill Clinton, George Bush, Barack Obama và Donald Trump - những Tổng thống Mỹ đều đã thăm Việt Nam sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995.

Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài thứ hai của bà Harris, sau chuyến thăm Guatemala và Mexico tháng trước.

Phó Tổng thống Mỹ cũng sẽ là quan chức cấp cao nhất trong chính quyền Tổng thống Biden đến thăm châu Á. Bà Harris sẽ thảo luận về an ninh khu vực, ứng phó toàn cầu với đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và những nỗ lực chung nhằm thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Cũng tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên, đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) về tình trạng biến đổi khí hậu năm 2021 công bố ngày 9/8/2021, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:

Biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu, gây tác động tiêu cực trên toàn thế giới. Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế cần khẩn trương tăng cường hợp tác để chung tay ứng phó với thách thức này.

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam quyết tâm và cam kết mạnh mẽ ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có chủ động thích ứng và giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Báo cáo khoa học về tình trạng khí hậu năm 2021 của Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu là cơ sở khoa học quan trọng để các quốc gia xây dựng và cập nhật chính sách, kịch bản liên quan đến biến đổi khí hậu.

Đáng chú ý, báo cáo cũng cung cấp thông tin đầu vào để các nước tham khảo trong quá trình tiến hành các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu. Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực nghiên cứu các nội dung trong Báo cáo này để xem xét cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và đưa vào Chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam giai đoạn tới.

Hà Trần

2 Likes

Báo Nhật: Ấn Độ đang bị các quốc gia như Việt Nam bỏ xa trong cuộc đua hội nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo Nikkei, do khả năng tiếp cận các gói ưu đãi thương mại còn kém nên Ấn Độ đang tụt lại trong việc tiếp cận với các chuỗi cung ứng được dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.

Báo Nhật: Ấn Độ đang bị các quốc gia như Việt Nam bỏ xa trong cuộc đua hội nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu

Kể từ khi cuộc chiến thương mại với Mỹ - Trung xảy ra cùng với sự bùng nổ của đại dịch COVID-19, đã có nhiều ý kiến ​​cho biết các công ty đa quốc gia phương Tây nên dịch chuyển khỏi Trung Quốc để đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất.

Hơn nữa, ý kiến khác ​​cho rằng vì chi phí và quy mô nên được đa dạng hóa từ Trung Quốc sang các đối tác châu Á khác nên sự phụ thuộc vào các trung tâm của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) là cần thiết. Về lý thuyết, Ấn Độ với lực lượng lao động lớn sẽ là một đối tác lý tưởng.

Tuy nhiên, vào tháng 1/2021, Ngân hàng đầu tư Thụy Sỹ UBS đã lưu ý trong báo cáo “Tìm kiếm lại chuỗi cung ứng: ở đâu, cái gì và bao nhiêu?” (Reshoring the supply chain: where, what and how much?), việc các công ty đa quốc gia phương Tây đang rút lui khỏi GVC ở Trung Quốc là điều không hoàn toàn rõ ràng.

Để giải thích cho điều này, UBS cho rằng, mặc dù mức lương ở Trung Quốc cao gần gấp 3 lần ở Ấn Độ, nhưng chi phí sản xuất ở đây lại thấp hơn ở Ấn Độ khoảng 5%. Vì quy mô kinh tế Trung Quốc lớn hơn đã cho phép các doanh nghiệp nước ngoài duy trì khả năng cạnh tranh của mình.

Ngoài quốc gia được coi là nền kinh tế lớn nhất thế giới với thị trường nội địa khổng lồ là Mỹ, thì Ấn Độ là quốc gia lớn duy nhất vắng mặt trong cả hai thỏa thuận thương mại lớn chiếm phần lớn hoạt động kinh tế và thương mại toàn cầu. Đó là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

Theo Nikkei, Ấn Độ sẽ cực kỳ khó tiếp cận với bất kỳ GVC đang muốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc do quốc gia đã không tiếp cận những ưu đãi của các hiệp định kể trên. Hơn nữa, khả năng các công ty Ấn Độ có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội tiếp cận các gói ưu đãi vốn không cao.

Theo một báo cáo năm 2017 về “Tận dụng FTA - Cơ hội đang chờ đợi cho ngành công nghiệp Ấn Độ” của Deloitte, chưa tới 3% các công ty Ấn Độ đang tận dụng các hiệp định thương mại, so với 80% ở các nước tiên tiến. Lý do chủ yếu là vì Ấn Độ không nhận ra được những lợi thế ưu đãi đi kèm của các hiệp định thương mại

Một thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá sự hội nhập của nền kinh tế vào GVC là cơ sở dữ liệu “Thương mại trong chuỗi giá trị gia tăng và toàn cầu” của Tổ chức Thương mại Thế giới. Năm 2015, yếu tố giá trị gia tăng trong tổng xuất khẩu của Ấn Độ đạt 34,1%, còn Việt Nam đã dẫn đầu ở châu Á với yếu tố giá trị gia tăng trong tổng xuất khẩu đạt 55,7%.

Có lẽ điều này giúp giải thích mức độ tiếp cận kém của Ấn Độ trong các GVC hiện tại so với các nền kinh tế châu Á đang phát triển khác như Việt Nam. Nikkei nhận xét, Việt Nam đang bỏ xa Ấn Độ trong việc giành lấy bất kỳ khối GVC nào đang được dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.

Quỳnh Anh

2 Likes

Viettel Construction (CTR) đạt doanh thu 682 tỷ đồng trong tháng 7, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm trước

Thứ 5, 19/08/2021, 16:08

Trước đó trong 6 tháng đầu năm, Viettel Construction ghi nhận 3.546 tỷ đồng, tăng 32% và lợi nhuận sau thuế 153 tỷ đồng, tăng trưởng 55% so với cùng kỳ 2020.

Viettel Construction (CTR) đạt doanh thu 682 tỷ đồng trong tháng 7, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm trước

Theo tin từ Viettel Construction (Mã CK: CTR), trong tháng 7, công ty đạt doanh thu 682 tỷ đồng, tăng trưởng 35,1% so với cùng kỳ. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 gây không ít khó khăn cho hoạt động trong và ngoài nước của công ty.

Trước đó trong 6 tháng đầu năm, Viettel Construction ghi nhận 3.546 tỷ đồng, tăng 32% và lợi nhuận sau thuế 153 tỷ đồng, tăng trưởng 55% so với cùng kỳ 2020.

Về kết quả kinh doanh tháng 7, khối thị trường nước ngoài có sự bứt phá mạnh khi đem về doanh thu 76,4 tỷ đồng, tăng trưởng 72,6% so với cùng kỳ. Trong đó, thị trường Myanmar ghi nhận doanh thu 44 tỷ đồng, tăng 43,1% so với cùng kỳ; Thị trường Campuchia đạt 24,7 tỷ đồng tăng trưởng 1.430% so với cùng kỳ; Và 8 tỷ là kết quả doanh thu đến từ Mozambique, Peru.

Doanh thu hạ tầng cho thuê đạt 18 tỷ đồng trong tháng 7, ký thêm hợp đồng cho nhà mạng thứ 2 thuê trạm

Lĩnh vực hạ tầng cho thuê (Towerco) đạt doanh thu 18 tỷ đồng trong tháng 7, tăng trưởng cao hơn tháng 6, đến từ các mảng BTS, DAS, truyền dẫn và năng lượng mặt trời. Lũy kế thi công triển khai DAS hoàn thành 19 tòa nhà, phát sóng 17 tòa thi công xong thuộc các nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone.

Viettel Construction cho biết đã ký hợp đồng với nhà mạng thứ 2 tại 13 vị trí, thuộc 03 tỉnh (Bình Dương, Hà Nam, Cà Mau). Hoạt động tìm kiếm mái bán điện cho chủ mái được đẩy mạnh, 15 tỉnh có hoạt động triển khai cụ thể.

Lĩnh vực vận hành khai thác ghi nhận 386,7 tỷ đồng trong tháng 7 từ hoạt động vận hành khai thác trong Tập đoàn. Ngoài ra, lĩnh vực mới dịch vụ kỹ thuật Home Services (sửa chữa điều hòa, tủ lạnh, máy giặt…), Tower/Fiber Care, Solar Services, IT Support đạt doanh thu 14 tỷ đồng. Trong đó Tower/Fiber Care nổi bật với kết quả 1,8 tỷ đồng, tăng trưởng 528,4% so với cùng kỳ.

Với lĩnh vực xây dựng, Viettel Construction đã hoàn thành thi công lắp đặt cosite 134 trạm tại Hà Nội, tích hợp phát sóng, bổ sung tài nguyên cell lưu lượng cao, hoàn thành thi công 502 giải pháp trong tháng. Bảo dưỡng vượt tiến độ với 25/24 trạm BTS Trường Sa.

Đối với các công trình xây dựng dân dụng B2B, Viettel Construction tiếp tục ký kết giai đoạn 2 và ký mới các dự án Hinode Royal Park (145 tỷ), Louis City Hoàng Mai (415 tỷ), Aqua City (81 tỷ),…

Với lĩnh vực giải pháp tích hợp, dựa trên cơ sở Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chưa ban hành chính sách giá mua điện áp mái mới, Viettel Construction đã nhanh chóng đưa ra giải pháp quản lý điện mặt trời Zero Export. Giúp các chủ đầu tư, hộ gia đình quản lý lượng điện không phát lên lưới, bước đầu ghi nhận kết quả 400KWp của khách hàng đã áp dụng hệ thống, tạo tiền đề mở rộng khách hàng lắp mới trong giai đoạn nửa cuối năm.

Bên cạnh đó, hoạt động lắp đặt camera giám sát vẫn được triển khai mạnh trong tháng, thuộc khu vực các bệnh viện dã chiến Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hậu Giang và các vùng lắp đặt camera xã hội hóa.

Lĩnh vực Công nghệ thông tin dù mới triển khai cũng đạt doanh thu hơn 1,2 tỷ đồng trong tháng 7, đến từ các gói giải pháp họp trực tuyến lưu động và sản phẩm thương mại 1Offfice, Viettel Sale…

Viettel Construction cho biết kết quả kinh doanh tháng 7 là nền tảng để hiện thực hóa doanh thu đạt ngưỡng 7.000-8.000 tỷ đồng trong năm 2021.

Bảo Sơn

2 Likes

19 THÁNG 8, 14:04 Đã cập nhật 16:39

Giá dầu thô Brent giảm xuống dưới 66 USD

Lần cuối cùng giá dầu Brent ở dưới mốc này vào ngày 21 tháng 5

© REUTERS / Nick Oxford

MOSCOW, ngày 19 tháng 8. / TASS /. Theo dữ liệu của sàn giao dịch lúc 12:09 giờ Moscow, giá hợp đồng dầu Brent tương lai giao tháng 10/2021 trên sàn ICE London giảm 3,36% - còn 65,96 USD / thùng.

Lần cuối cùng giá dầu Brent dưới 66 USD / thùng là vào ngày 21/5/2020.

Đến 12:18 giờ Moscow, Brent giảm đà giảm và giao dịch ở mức 66,05 USD / thùng, thấp hơn 3,16% so với mức đóng cửa phiên trước. Dầu thô WTI giảm giá xuống 62,8 USD / thùng (-3,7%).

Đồng thời, chỉ số Moscow Exchange giảm xuống 3845,87 điểm (-2,03%), chỉ số RTS - xuống 1632,92 (-2,53%).

Đồng đô la tăng giá lên 74,2 rúp (+ 0,51%), đồng euro - lên 86,71 rúp (+ 0,28%).

2 Likes

TÀN THU (Thơ Nguyễn Bính )
hay chiếc lá cuối cùng mùa Thu…
Thu đi trên những cành bàng. .
Chi còn hai chiếc lá vàng nữa thôi…
Đêm qua đã rụng một rồi.
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn…
Đêm nay cảm thấy tôi buồn
Trơi se se lạnh, gió luồn qua song…
Hai tay ôm lá vào lòng.
Thân ôi chiếc lá cuối cùng là đây…

2 Likes

Chào hoàng hôn tím♥️

2 Likes

HHT chào người hùng của đất Tây Nguyên!

2 Likes
1 Likes
3 Likes

Ai trẻ con thế . Thanks HHT nhé

1 Likes
2 Likes

Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam: Đề nghị được miễn/giảm thuế, lãi vay… trong bối cảnh khó khăn do Covid-19

THỨ 5, 19/08/2021, 08:41

Thời gian qua, dịch Covid-19 đã và đang tác động xấu đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội của nước ta, trong đó các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam: Đề nghị được miễn/giảm thuế, lãi vay… trong bối cảnh khó khăn do Covid-19

Thay mặt cho các doanh nghiệp xây dựng, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã có những báo cáo và khẩn thiết kiến nghị với Chính phủ một số giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp cho các doanh nghiệp cầm cự được qua thời điểm khó khăn hiện nay.

Trước hết, VACC đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ xây dựng hướng dẫn việc áp dụng quy định về điều kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng giao nhận thầu thực hiện trong thời điểm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Thứ hai, bổ sung các chi phí phòng dịch bắt buộc, các chi phí tạm dừng thi công chờ việc, các chi phí kiểm tra nhanh dịch bệnh cho cán bộ, công nhân… vào chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Thứ ba, đề nghị Thủ tướng giao Bộ xây dựng có quy định hướng dẫn cụ thể về điều kiện để công trình được tiếp tục thi công trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, công trình nào phải tạm dừng. Hiệp hội nhà thầu xây dựng xin kiến nghị với Thủ tướng những công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, san nền có mặt bằng rất thoáng không bị tập trung đông người hoặc những công trình xây dựng đang ở vào giai đoạn hoàn thiện cuối để bàn giao mà không nằm trong vùng dịch trọng điểm xin đề nghị vẫn cho phép tiếp tục triển khai (nhưng phải áp dụng đầy đủ các biện pháp kiểm tra phòng chống dịch).

Thứ tư, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng đều vô cùng khó khăn nên VACC xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ một số biện pháp cụ thể:

(1) Dừng thu BHXH 6 tháng cuối năm cho tất cả các lao động thời vụ ký hợp đồng lao động từ dưới 6 tháng tại các doanh nghiệp xây dựng (vì lao động thời vụ nông nhàn là một đặc thù của ngành xây dựng Việt Nam, hiện nay do tình hình dịch bệnh, công việc thì phải dừng, về quê thì không được mà ở lại cũng không có thu nhập). Đây là một vấn đề bức xúc mà toàn bộ các doanh nghiệp xây dựng đều tha thiết mong Thủ tướng quan tâm xử lý.

(2) Về tài chính doanh nghiệp, VACC đề nghị giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng từ quý 2/2021 sang đầu năm 2022 (các khối lượng nghiệm thu hoàn thành đến quý 2/2021 đã xuất hóa đơn nhưng chưa được thanh toán); Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp thời điểm từ tháng 4/2021 đến tháng 12/2021 cho tất cả các doanh nghiệp xây dựng.

Với các khoản vay ngân hàng phục vụ cho công trường, dự án nhưng phải dừng thi công do giãn cách chống dịch được tính lãi suất 0%. Song song, cho hoãn nộp tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp đến hết năm 2021, đồng thời có phương án giảm giá thuê đất đặc biệt đối với các diện tích đất làm nhà kho, xưởng phục vụ thi công, sản xuất.

VACC cũng yêu cầu các Sở xây dựng địa phương cập nhật kịp thời, chính xác đơn giá các vật liệu xây dựng để áp dụng cho các công trình dùng vốn ngân sách, có được đơn giá chính xác, phù hợp tránh làm thiệt thòi cho các nhà thầu xây dựng.

Tri Túc

2 Likes