Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

CNBC: Mỹ ưu tiên gì trong chuyến công du của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Việt Nam và Singapore?

Thứ 6, 20/08/2021, 12:13

CNBC: Mỹ ưu tiên gì trong chuyến công du của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Việt Nam và Singapore?

Theo kế hoạch, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ tới Singapore vào ngày 22/8 và tới Việt Nam vào 24/8. Theo CNBC, chuyến thăm của bà Harris tiếp tục khẳng định Tổng thống Mỹ Joe Biden ưu tiên tăng cường vị thế của Mỹ ở châu Á. Việc gia tăng quan hệ với các nước Đông Nam Á là một phần quan trọng của mục tiêu đó, nhất là khi Trung Quốc đang liên tiếp gia tăng ảnh hưởng.

Những cuộc tiếp xúc "dày đặc"

Đông Nam Á là nơi sinh sống của 660 triệu người và là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Khu vực này cũng có tầm quan trọng chiến lược khi bao quanh biển Đông, tuyến đường vận tải biển quan trọng với hàng tỷ nghìn tỷ USD hàng hóa qua lại mỗi năm.

Chuyến công du Việt Nam và Singapore của bà Harris nối tiếp các cuộc tiếp xúc cấp cao của giới chức Mỹ với Đông Nam Á. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tham dự các cuộc họp trực tuyến của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hồi đầu tháng trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng mới đến Singapore, Việt Nam và Philippines vào cuối tháng 7.

Angela Mancini, chuyên gia phụ trách thị trường châu Á – Thái Bình Dương của Control Risks, cho biết: “So với Chính quyền Tổng thống Donald Trump, ông Biden và nhóm của mình đang thể hiện mong muốn tiếp xúc nhiều hơn với các quốc gia Đông Nam Á”.

Theo bà Mancini, khi cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng, Chính quyền Biden nhận thức rõ các nước Đông Nam Á sẽ không chọn phe giữa Mỹ hay Trung Quốc. Chính vì vậy, Nhà Trắng muốn thể hiện cam kết của họ với Đông Nam Á một cách rõ ràng vào bao trùm nhiều vấn đề.

“Chính quyền Biden muốn làm rõ rằng họ hợp tác với Đông Nam Á để giải quyết hàng loạt vấn đề, bao gồm cả Covid-19. Washington cũng sẽ nhấn mạnh rằng những vấn đề đó chỉ có thể giải quyết bằng quan hệ đối tác và sự cam kết của các bên”, bà Mancini cho biết.

Trong tuyên bố tháng trước, Mỹ cũng nói rõ chuyến công du của bà Harris tới Singapore và Việt Nam sẽ xoay quanh các vấn đề từ an ninh khu vực, đại dịch Covid-19 tới biến đổi khí hậu.

Ưu tiên của Mỹ ở Đông Nam Á là gì?

Theo bà Mancini, khi bà Harris chon Singapore và Việt Nam cho chuyến công du chính thức đầu tiên đến Đông Nam Á trên cương vị Phó Tổng thống, Mỹ đã thể hiện ưu tiên của mình là các cơ hội kinh tế và an ninh trong khu vực.

Mỹ có quan hệ đối tác quốc phòng với Singapore và cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của quốc gia này. Trong khi đó, quan hệ thương mại giữa Mỹ với Việt Nam ngày càng gia tăng. Việt Nam cũng là quốc gia có tiếng nói phản đối mạnh mẽ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Về mặt kinh tế, thương mại sẽ là cách “tự nhiên nhất” để Mỹ có thể củng cố vị thế ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, vấn đề chính trị nội bộ của nước Mỹ lại là hạn chế nghiêm trọng đối với Chính quyền của ông Biden.

Sau khi trở thành tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp ước thương mại quan trọng có sự tham gia của nhiều nước Đông Nam Á. Khi Mỹ rút lui, các nước còn lại vẫn đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018.

4/11 quốc gia thành viên CPTPP là các nước Đông Nam Á.

Alex Feldman, chủ tịch kiêm CEO của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, cho biết: “Mỹ khó có khả năng gia nhập CPTPP trong ngắn hạn. Trước đó, TPP đã gặp phải sự phản đối của người Mỹ và rất khó có cơ hội được Quốc hội thông qua”.

Tuy nhiên, Mỹ có thể đạt các thỏa thuận về thương mại số với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tiềm năng của hiệp định thương mại số?

Đây là một thỏa thuận tập trung vào nền kinh tế số, đặt ra các quy tắc và tiêu chuẩn về thương mại số giữa các quốc gia tham gia, chẳng hạn như lưu trữ dữ liệu xuyên biên giới và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Singapore là một ngôi sao sáng trong số này. Quốc gia nhỏ bé đã đạt thỏa thuận thương mại số với Australia, Chile và New Zealand.

“Chúng tôi nghĩ rằng một thỏa thuận song phương với Singapore sẽ rất có ý nghĩa trong việc thiết lập các quy tắc cho hiệp định thương mại số”, Feldman cho hay.

Tuy nhiên, đây có thể không phải con đường bằng phẳng. Deborah Elms, CEO của công ty tư vấn Asian Trade Centre, cho biết: “Mặc dù có những lý do hợp lý để Mỹ theo đuổi và dẫn đầu một thỏa thuận thương mại số nhưng Washington sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục các quốc gia khác tham gia”.

Thực tế, những thỏa thuận tương tự không phải mới. Chúng được thể hiện trong các sáng kiến số của CPTPP hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực mà Trung Quốc tiên phong.

“Mỹ sẽ cần một cơ sở lý luận rõ ràng và có sức thuyết phục để bắt đầu một thỏa thuận thương mại khác và nó cũng cần tạo ra những giá trị gia tăng cho các thành viên tiềm năng. Nếu không, đó sẽ là những hiệp định mà chẳng có mấy bên tham gia”, Elms nhận định.

Linh Anh

2 Likes

Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) chốt ngày chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 60%

Thứ 6, 20/08/2021, 08:01

Với gần 24 triệu cổ phiếu đang lưu hành, NTC sẽ chi ra xấp xỉ 144 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này.

Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) chốt ngày chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 60%

CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) vừa ra thông báo về ngày đăng ký cuối cùng chi trả cổ tức còn lại năm năm 2020.

Theo đó, NTC sẽ chi trả cổ tức còn lại năm 2020 bằng tiền với tỷ lệ 60%, tương ứng 1 cổ phiếu nhận 6.000 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng thực hiện chi trả cổ tức là 15/9/2021, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/9/2021.

Với gần 24 triệu cổ phiếu đang lưu hành, NTC sẽ chi ra xấp xỉ 144 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này.

Trước đó, NTC đã công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt 127,3 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 163,5 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 38,5% và 16% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2021, NTC đặt kế hoạch tổng doanh thu hơn 472 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế 226,8 tỷ đồng. Như vậy với kế hoạch này kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, NTC đã hoàn thành được 27% mục tiêu về doanh thu và 72% mục tiêu về lợi nhuận.

Cổ phiếu NTC sau những nhịp điều chỉnh mạnh gần đây đang hồi phục trở lại. Kết thúc phiên giao dịch 19/8, thị giá NTC đạt 205.00 đồng/cp.

Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) chốt ngày chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 60% - Ảnh 1.

Bảo Sơn

2 Likes

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng KCN 2.300 tỷ đồng ở Hưng Yên

Quyết định 1411/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp số 5, tỉnh Hưng Yên với quy mô 192,64 ha, với tổng vốn đầu tư 2.385 tỷ đồng.

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng KCN 2.300 tỷ đồng ở Hưng Yên

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1411/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp số 05, tỉnh Hưng Yên.

Theo đó, dự án có quy mô 192,64 ha, được xây dựng tại xã Xuân Trúc, xã Quảng Lãng, huyện Ân Thi và xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên với tổng vốn đầu tư 2.385 tỷ đồng. Công ty cổ phần Đầu tư khu công nghiệp Yên Mỹ làm nhà đầu tư. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm tính từ ngày nhà đầu tư được cấp văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư.

Với nhà đầu tư, Phó Thủ tướng yêu cầu công ty phải bảo đảm góp đủ vốn chủ sở hữu theo đúng tiến độ cam kết và tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai. Đồng thời, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa để xây dựng dự án phải theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo kết quả thẩm định chủ trương đầu tư dự án. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hưng Yên bảo đảm tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; triển khai dự án phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, UBND tỉnh Hưng Yên có trách nhiệm kiểm tra, xác định nhà đầu tư đáp ứng điều kiện được Nhà nước cho thuê đất; bảo đảm điều kiện được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.

UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan cập nhật vị trí và diện tích sử dụng đất của khu công nghiệp số 05 vào quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai và quy hoạch.

Tổ chức thực hiện thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án phù hợp với các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy mô, địa điểm và tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án; bảo đảm không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án.

UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên và các cơ quan có liên quan hướng dẫn nhà đầu tư quy định cụ thể tiến độ thực hiện dự án. Trong đó, tỉnh cần lưu ý tiến độ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai; yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Đồng thời, UBND tỉnh có trách nhiệm giám sát, đánh giá việc triển khai dự án, trong đó có việc góp đủ vốn và đúng thời hạn của nhà đầu tư để thực hiện dự án theo quy định pháp luật về đất đai, doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan.

UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên và các cơ quan có liên quan phối hợp với nhà đầu tư triển khai phương án đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định; thực hiện các giải pháp liên quan đến đời sống cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động; hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất; thực hiện thu hồi đất phù hợp với tiến độ thực hiện dự án và thu hút đầu tư để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất.

Phó Thủ tướng yêu cầu nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án: (i) Nếu phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về khoáng sản; (ii) nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật; (iii) có biện pháp đảm bảo khoảng cách an toàn giữa khu công nghiệp và khu vực hiện đang thực hiện các ngành công nghiệp phụ trợ diện tích 24,8 ha trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo quy định.

Quỳnh Anh

Doanh nghiệp & Tiếp thị

2 Likes

Người dân TP HCM “ai ở đâu ở yên đấy” từ ngày 23-8

Ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM, cho biết tại cuộc họp báo về cung cấp thông tin tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM vào sáng 20-8

Tại cuộc họp ông Hải cho biết thời gian tới, người dân TP phải đảm bảo việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội, ai ở đâu ở yên đó, nhà cách ly nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố, ấp cách ly khu phố ấp…

Người dân TP HCM ai ở đâu ở yên đấy từ ngày 23-8 - Ảnh 1.

Ông Phạm Đức Hải (đứng), Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM cung cấp thông tin tại cuộc họp báo

Theo ông Hải, TP tiếp tục thực hiện Nghị quyết 86 và giãn cách xã hội, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp với phương châm "mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch”, với 5 giải pháp sau:

  1. Người dân TP đảm bảo việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố - ấp cách ly khu phố áp, phường - xã - thị trấn cách ly phường - xã thị trấn,

  2. Tập trung chăm lo, điều trị người có triệu chứng, chuyên nặng, hạn chế tỷ lệ tử vong.

  3. Tiếp tục tiến hành lấy mẫu xét nghiệm người dân ở những khu vực vùng đỏ trên bản đồ Covid-19 TP HCM

  4. Tăng cường đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin cho người dân.

  5. TP đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiếp tục chăm lo đầy đủ, hỗ trợ nhanh chóng đến người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế tại địa bàn dân cư. Đề nghị người dân bình tĩnh, yên tâm thực hiện “5K - vắc-xin + thuốc uống”, không tập trung mua gom hàng hoá, thực phẩm, TP đã chuẩn bị các phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nêu trên.

Ông Hải cho biết 5 giải pháp này là 1 bước nâng cao có sự tập trung hơn, đẩy mạnh hơn để đạt yêu cầu đến 15-9 TP phải kiểm soát và ngăn ngừa được dịch. 5 giải pháp này bắt đầu thực hiện từ 23-8.

Riêng các việc cụ thể khác thì một số ngành hiện nay đang cố gắng hoàn thiện sớm nhất và đến trước 23-8 sẽ có thông tin đầy đủ. Ví dụ, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội với phương châm 5 giải pháp, lực lượng nào, binh chủng nào được lưu thông, việc tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu tại khu vực dân cư thực hiện ra sao, các trạm y tế lưu động hoạt động như thế nào để tập trung chăm lo cho F0 cũng như điều trị, xét nghiệm mở rộng"

Cũng tại cuộc họp, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM cho biết không có chuyện lockdown, mà TP tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nâng cao hơn, không có chuyện đóng cửa TP như lời đồn. TP sẽ tập trung, chuyên sâu, nâng cao hơn các giải pháp như thông tin trên.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM phát biểu tại cuộc họp báo

“TP không có chuyện lockdown, không có chuyện đóng cửa, mà đây là các biện pháp nâng cao hơn trong phòng, chống dịch để tiến tới kiểm soát dịch đến 15-9 như Nghị quyết 86” - ông Khuê khẳng định

Theo Hải Yến

2 Likes

Quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng hỗ trợ chống dịch tại TPHCM

Thứ 6, 20/08/2021, 15:47

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng và theo yêu cầu của TP.HCM và các tỉnh, trong đó có lực lượng y bác sĩ điều trị; tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân.

Quân đội sẽ hỗ trợ thực phẩm đến tận tay người dân

Tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TP.HCM và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng và theo yêu cầu của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, trong đó có lực lượng y bác sĩ điều trị; tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân…

Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các bộ ngành làm việc trực tiếp, cụ thể với từng địa phương để tính toán phương án chi tiết cung ứng hàng hóa cho nhân dân Thành phố và các tỉnh, cố gắng cao nhất để đáp ứng các yêu cầu “muôn hình vạn trạng” trong thực tiễn.

Quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng hỗ trợ chống dịch tại TPHCM - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cũng khẳng định, Bộ sẵn sàng huy động lực lượng cao nhất cho các tỉnh phía Nam để tham gia bảo vệ an ninh, an toàn, an dân, có thể chi viện cả lực lượng y tế nếu cần thiết.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết đã giao Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố thành lập khoảng 200 đội công tác đặc biệt để kiểm soát việc thực hiện giãn cách, hỗ trợ lương thực, thực phẩm đến tận tay người dân.

Thành phố đề nghị hỗ trợ thêm hàng ngàn cán bộ y tế, hàng trăm đội lấy mẫu, xét nghiệm; một số xe xét nghiệm lưu động… Với tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 hiện nay, đến cuối tháng 8 Thành phố có thể đạt tỷ lệ 70% dân số được tiêm vaccine.

Nghiên cứu di dời một bộ phận người dân ra để giãn cách

Để thực hiện nghiêm ngặt hơn, thực chất hơn Chỉ thị 16 tại TP.HCM, để 312 xã phường tại Thành phố thực sự là 312 pháo đài phòng chống dịch, Thủ tướng yêu cầu thực hiện cách ly triệt để giữa người với người, gia đình với gia đình, xã phường với xã phường.

Nếu thiếu lực lượng bảo đảm thì công an, quân đội sẽ đáp ứng, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với TP Hồ Chí Minh triển khai nhiệm vụ này. Huy động Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các lực lượng cựu chiến binh, thanh niên, công đoàn, phụ nữ, hội nông dân… các cấp tham gia động viên, giải thích, tuyên truyền, hỗ trợ người dân để thực hiện cách ly nghiêm ngặt. Cách ly là để lo cho dân, vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân.

Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu, tính toán khả năng di dời một bộ phận người dân ra khỏi một số địa điểm để giãn cách, giảm mật độ người tập trung trong một khu vực như kinh nghiệm đã được thực hiện tại một số tỉnh phía Bắc, sử dụng doanh trại quân đội, trường học, cơ sở lưu trú… cho việc này.

Theo Văn Kiên

2 Likes

Đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang trong vụ bán 32ha đất công cho Cty Quốc Cường Gia Lai

Thứ 6, 20/08/2021, 15:00

Theo Cơ quan ANĐT, ông Tất Thành Cang không báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, tự ý chấp thuận cho cấp dưới chuyển nhượng dự án 32ha Phước Kiểng, huyện Nhà Bè cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.

Đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang trong vụ bán 32ha đất công cho Cty Quốc Cường Gia Lai

Cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang

Hôm nay (20/8), Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TPHCM kết thúc điều tra, chuyển Viện kiểm sát, đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang (cựu Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM) và 9 bị can - cùng tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” theo Điều 219 BLHS.

Đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang trong vụ bán 32ha đất công cho Cty Quốc Cường Gia Lai - Ảnh 1.

Đường vào khu đất 32ha Phước Kiểng, Nhà Bè

Cả 10 bị can bị đề nghị truy tố do liên quan tới sai phạm chuyển nhượng 32ha đất ở xã Phước Kiển, Nhà Bè và 169.229m2 đất của Dự án khu dân cư Ven Sông Tân Phong, quận 7 từ Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Cty Tân Thuận) cho Cty Quốc Cường Gia Lai. Việc chuyển nhượng đất không qua đấu giá trái với quy định gây thất thoát số tiền rất lớn cho nhà nước.

Theo Cơ quan ANĐT, ngày 24/2017, Cty Tân Thuận thuộc Văn phòng Thành uỷ TPHCM, có công văn 349 báo cáo, đề xuất xử lý phần đất bồi thường của công ty ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM; báo cáo một số nội dung liên quan khác trong hoạt động của công ty.

Văn phòng Thành ủy sau đó có văn bản 485 thông báo cho Cty Tân Thuận. Theo đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy lúc bấy giờ là ông Tất Thành Cang có ý kiến chỉ đạo, chấp thuận chủ trương cho Cty Tân Thuận được chuyển nhượng phần đất đã đền bù, công trình đã đầu tư tại dự án Khu dân cừ Phước Kiển. Văn bản nêu rõ: Văn Phòng Thành ủy cũng truyền đạt ý kiến của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, giao Hội đồng thành viên Cty Tân Thuận lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, thỏa thuận việc thực hiện chuyển nhượng phần đất đã đền bù, công trình đã đầu tư.

Đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang trong vụ bán 32ha đất công cho Cty Quốc Cường Gia Lai - Ảnh 2.

Bên trong khu đất 32ha Phước Kiểng

Ông Tất Thành Cang cũng giao Văn phòng Thành ủy chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chủ trương nêu trên. Báo cáo kết quả với Phó Bí thư Thường trực Thành ủy trong tháng 5/2017.

Ngoài ra, từ đề xuất của Văn phòng Thành ủy tại tờ trình 1206 ngày 25/5/2017, về chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án Khu dân cư Phước Kiển, giữa Cty Tân Thuận và Cty Quốc Cường Gia Lai, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang có ý kiến: “Chấp thuận chủ trương, giao Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Cty Tân Thuận quyết định và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc chuyển nhượng phần đất đã đền bù, công trình đã đầu tư tại dự án Khu dân cư Phước Kiển…”

Toàn khu đất có diện tích khoảng 50 hecta tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM là đất nông nghiệp do các hộ dân sử dụng. Cty Tân Thuận đã thỏa thuận chuyển nhượng đất với các hộ dân từ năm 2001 đến năm 2011 được khoảng 323.287m2 đất (32,3ha/50ha) không liền thửa (đất da beo) trong tổng diện tích đất quy hoạch thực hiện dự án là 50ha.

Cty Tân Thuận và Cty Quốc Cường Gia Lai ký hợp đồng chuyển nhượng với giá 1.768.000đ/m2. Theo Cơ quan ANĐT, quá trình chuyển nhượng 32ha đất ở Phước Kiển đã có sai phạm, không đảm bảo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch. Phần ông Tất Thành Cang, theo Cơ quan ANĐT là tự ý chấp thuận cho cấp dưới thực hiện chuyển nhượng mà không báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM

Tại Dự án khu dân cư Ven Sông Tân Phong, ông Trần Công Thiện vào ngày 28//11/2017 đã ký chuyển nhượng một phần dự án với giá 20 triệu đồng/m2 cho Cty Quốc Cường Gia Lai, không đảm bảo nguyên tắc thị trường, gây thiệt hại cho vốn nhà nước.

Ở Dự án khu dân cư Ven Sông Tân Phong này, ông Phan Thanh Tân (cựu Phó Chánh Văn phòng Thành ỷ) là người ký văn bản chấp thuận chủ trương cho Cty Tân Thuận chuyển nhượng cho Cty Quốc Cường Gia Lai.

Cựu Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang, theo Cơ quan ANĐT là chưa có tài liệu. chứng cứ thể hiện liên quan Dự án khu dân cư Ven Sông Tân Phong, nên không có cơ sở xem xét.

Đề nghị truy tố 10 bị can:

Ông Tất Thành Cang (cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM), ông Phạm Văn Thông (cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy), ông Huỳnh Phước Long (cựu Trưởng phòng quản lý đầu tư kinh doanh vốn, Văn phòng Thành ủy), ông Phan Thanh Tân (cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy), ông Trần Công Thiện (cựu Tổng giám đốc Cty Tân Thuận), ông Nguyễn Văn Minh (cựu Chủ tịch HĐTV Cty Tân Thuận), ông Trần Tấn Hải (cựu Phó tổng giám đốc công ty), Nguyễn Thị Ngọc Bích (cựu kế toán trưởng), Nguyễn Hoàng Việt (cựu kiểm soát viên) và Nguyễn Xuân Tùng (cựu Trưởng phòng Kinh doanh tổng hợp Cty Tân Thuận) - Cả 10 bị can cùng bị khởi tố tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”.

2 Likes

Cựu Bí thư và Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị xác định gây thiệt hại nghìn tỷ

Thứ 6, 20/08/2021, 13:18

Cơ quan điều tra xác định, ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương và nhiều thuộc cấp đã có nhiều sai phạm liên quan đến 43ha “đất vàng" của Tổng công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng công ty 3/2), gây thiệt hại nghìn tỷ đồng.

Cựu Bí thư và Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị xác định gây thiệt hại nghìn tỷ

Ngày 20/8, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, Cơ quan điều tra đã chuyển hồ sơ vụ án sang Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố ông Trần Văn Nam về tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Tổng cộng 21 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ án này, bao gồm cả lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ sở ngành, và các lãnh đạo cao nhất của tỉnh Bình Dương thời điểm xảy ra vụ việc.

Theo hồ sơ của Cơ quan điều tra, năm 2012, khi ông Nam làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký văn bản về tính tiền sử dụng đất đối với Tổng công ty 3-2. Khi đó, ông Lê Thanh Cung là chủ tịch UBND tỉnh.

Kết quả điều tra xác định, ông Nam chịu trách nhiệm trực tiếp khi giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh đã ký văn bản áp dụng giá đất tính thu tiền sử dụng đất, vi phạm quy định pháp luật về đất đai, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.

Ngoài ông Nam, nhiều cựu lãnh đạo Bình Dương cũng bị đề nghị truy tố như:

Bị can Phạm Văn Cành, cựu Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương;

Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương;

Nguyễn Thanh Trúc, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương;

Trần Xuân Lâm, cựu Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương;

Võ Văn Lượng, cựu Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương;

Ngô Dũng Phương, cựu Trưởng phòng Tài chính Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương…

Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Minh, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 3-2 - và con rể là Nguyễn Đại Dương cùng bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”

Năm 2010, Tổng công ty Bình Dương ký hợp đồng thỏa thuận với Công ty cổ phần bất động sản Âu Lạc thành lập Công ty TNHH đầu tư - xây dựng Tân Phú để thành lập liên doanh đầu tư xây dựng và kinh doanh tại khu đất 43ha và được Tỉnh ủy Bình Dương chấp thuận.

Tổng công ty 3-2 đã chuyển nhượng khu đất 43ha sang cho liên doanh mới. Tuy nhiên, dù hợp đồng chuyển nhượng được ký vào năm 2016 nhưng hai bên vẫn lấy giá theo thỏa thuận góp vốn năm 2010, thấp hơn bảng giá đất nhà nước.

Cụ thể, từ năm 2010, giá đất của 43ha đã được xác định là 570.000 đồng/m2, nhưng 6 năm sau (2016) giá đất mà Tổng công ty 3-2 ký chuyển nhượng vẫn là 570.000 đồng/m2. Trong khi đó, hằng năm UBND tỉnh Bình Dương vẫn ban hành bảng giá đất trên địa bàn với mức năm sau cao hơn năm trước.

Tiếp theo, Tổng công ty 3-2 lại thoái vốn, chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc.

Sau khi sở hữu 100% cổ phần của Công ty Tân Phú, Công ty Âu Lạc đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho doanh nghiệp khác. Tới lúc này, Tỉnh ủy Bình Dương mới có các văn bản thu hồi chủ trương cho chuyển nhượng 30% vốn góp.

Kết quả điều tra xác định, bị can Nguyễn Đại Dương đã có hành vi câu kết, thông đồng với cha vợ là ông Minh chuyển nhượng toàn bộ dự án khu dân cư - thương mại - dịch vụ Tân Phú trên khu đất 43ha từ Nhà nước sang Công ty Âu Lạc (đơn vị có 100% vốn tư nhân).

Cựu Bí thư và Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị xác định gây thiệt hại nghìn tỷ - Ảnh 1.

Đất đai tại Công ty 3/2.

Những người trong tổ thẩm định giá đã có nhiều sai phạm khi “giúp sức” cho nhóm chuyển nhượng dự án, dẫn đến 43ha đất vốn là tài sản nhà nước rơi vào tay tư nhân.

Hành vi của các bị can gây thiệt hại tài sản nhà nước nhiều tỷ đồng tại thời điểm vụ án bị khởi tố.

Trước đó, ngày 1/6/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với 4 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” gồm:

Nguyễn Đại Dương; Nguyễn Quốc Hùng, TGĐ Công ty Cổ phần Bất động sản Âu Lạc; Phạm Hữu Hiền, nguyên Phó TGĐ Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam; Hồ Hoàng Nam, Phó TGĐ Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam.

Ngày 27/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Văn Nam nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương khóa XIV. Việc khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Văn Nam là bước tiếp theo trong vụ án vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương.

Theo Minh Đức

2 Likes

Những lĩnh vực Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ khi cổ phần hoá

Thứ 6, 20/08/2021, 08:49

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg về danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Những lĩnh vực Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ khi cổ phần hoá

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định quy định danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp sau chuyển đổi áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp sau chuyển đổi gồm: danh mục ngành, lĩnh vực đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển thành công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm khai thác, sản xuất, cung cấp nước sạch; thoát nước đô thị, nông thôn.

Danh mục ngành, lĩnh vực đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển thành công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không giữ cổ phần; khi chào bán cổ phần lần đầu, Nhà nước nắm giữ trên 35% đến 50% vốn điều lệ để bảo đảm vai trò của Nhà nước, ổn định tổ chức và duy trì chất lượng dịch vụ cung cấp sau cổ phần hóa gồm: vệ sinh môi trường, xử lý nước thải; chiếu sáng công cộng; dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực: lập quy hoạch đô thị, kế toán, kiểm toán, thuế, thẩm định giá, nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận xã hội, tư vấn quản lý kinh doanh; dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho nghiên cứu khoa học công nghệ; dịch vụ thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng; quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ; quản lý, bảo trì bến tàu, bến xe; đào tạo và sát hạch lái xe; kinh doanh mặt bằng hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại, đầu tư; phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp (không bao gồm lĩnh vực phát triển quỹ đất);…

Tại Quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm rà soát các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP và thuộc ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 2 Quyết định này, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần giai đoạn 2021-2025 trong Quý IV/2021; rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình, tỷ lệ vốn nhà nước cần thực hiện thoái vốn tại doanh nghiệp sau chuyển đổi, đảm bảo tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ phù hợp với quy định tại Điều 2 Quyết định này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với các trường hợp không thực hiện được theo Điều 2 Quyết định này.

Ủy ban nhân dân cấp huyện; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập chịu trách nhiệm rà soát các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP và thuộc ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 2 Quyết định này, báo cáo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá chủ trương cổ phần hóa, tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp khi chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các ngành, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, kiểm định xây dựng,… và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc trong tháng 11/2021. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 39 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2021 và thay thế Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thái Quỳnh

2 Likes

Tất cả các cổ phiếu ngân hàng đều giảm sâu trong phiên thanh khoản thị trường cao kỷ lục

Thứ 6, 20/08/2021, 15:34

Nhiều cổ phiếu mất trên dưới 5%, thậm chí như MSB có lúc còn giảm kịch sàn.

Tất cả các cổ phiếu ngân hàng đều giảm sâu trong phiên thanh khoản thị trường cao kỷ lục

Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên giảm sâu nhất kể từ ngày 6/7 khi VN-Index giảm hơn 45 điểm xuống còn 1.329,43 điểm. Thanh khoản trên toàn thị trường đạt hơn 40 nghìn tỷ đồng - con số cao kỷ lục từ trước tới nay. Kết phiên có 329 mã giảm giá, 50 mã đứng giá tham chiếu và 107 mã tăng điểm.

Ngân hàng vẫn là “tội đồ” đóng góp lớn vào cú rơi sâu của thị trường chứng khoán hôm nay khi cả 27/27 mã giao dịch trên 3 sàn đều giảm điểm. Có tới 16/27 mã ghi nhận mức giảm hơn 4%.

Dẫn đầu đà giảm nhóm ngân hàng trên HSX hôm nay là “bộ 3” LPB của LienVietPostBank, MSB của MSB và STB của Sacombank khi để mất lần lượt 5,9%; 5,6% và 5,5% so với phiên trước. Thậm chí trong phiên có nhiều nhịp MSB còn bị giảm kịch sàn, cũng là phiên giảm sâu thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu này.

Nhóm tiếp theo giảm trên 4% còn có ACB với mức giảm 4,8%, BID của BIDV; CTG của VietinBank và TCB của Techcombank cùng mất 4,7% trong khi TPB của TPBank và VIB cùng giảm 4,%.

Trong 27 mã cổ phiếu ngân hàng có SSB của SeABank “khoẻ” nhất khi đóng cửa chỉ để mất 0,3%, cũng là cổ phiếu duy nhất giảm dưới 1% phiên hôm nay.

Cổ phiếu bị bán mạnh song cũng có một nhóm nhà đầu tư đợi sẵn để gom hàng giá thấp, vì thế lượng bán giá càng thấp càng hút được lượng mua nhiều, thanh khoản của nhóm này cũng tăng vọt so với các phiên trước.

Dẫn đầu thanh khoản là STB của Sacombank với hơn 42 triệu đơn vị trị giá trên 1.200 tỷ đồng, tiếp đến là SHB với hơn 32,4 triệu đơn vị; MBB hơn 31,8 triệu đơn vị và Techcombank hơn 31,4 triệu đơn vị.

Trên 3 sàn hôm nay cũng ghi nhận khối ngoại hoạt động tích cực. CTG của VietinBank bị bán ròng mạnh nhất với hơn 3 triệu cổ phiếu, tiếp đến là BVB bị bán ròng gần 1 triệu cổ phiếu, STB bị bán ròng khoảng 700 nghìn đơn vị, MBB bị bán ròng khoảng 500 nghìn đơn vị hay BID cũng bị bán ròng hơn 400 nghìn đơn vị. Chỉ có 3 cổ phiếu được mua ròng và mức mua rất nhẹ là VIB, PGB và NAB.

Tất cả các cổ phiếu ngân hàng đều giảm sâu trong phiên thanh khoản thị trường cao kỷ lục - Ảnh 1.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh

H. Kim

Nhịp sống kinh tế

2 Likes

20 THÁNG 8, 12:30

Mối quan hệ chính trị Nga-Đức đã thay đổi như thế nào

Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ thăm Moscow vào ngày 20 tháng 8, nơi bà sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin Mikhail Metzel / TASS

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin

© Mikhail Metzel / TASS

TASS-DOSSIER. Vào ngày 20 tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ thăm Moscow, nơi bà sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Các bên sẽ thảo luận về “hợp tác song phương trong các lĩnh vực khác nhau, cũng như một số vấn đề quốc tế và khu vực mang tính thời sự.”

Khung pháp lý và hội nghị thượng đỉnh

Quan hệ ngoại giao giữa FRG và Liên Xô được thiết lập vào ngày 13 tháng 9 năm 1955. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, FRG công nhận Nga là nước kế thừa hợp pháp của Liên Xô. Nền tảng pháp lý của quan hệ Nga-Đức được hình thành bởi Hiệp ước về láng giềng tốt, đối tác và hợp tác giữa Liên Xô và FRG, ký ngày 9 tháng 11 năm 1990, và Tuyên bố chung của Tổng thống Nga Boris Yeltsin (1991-1999) và Đức Thủ tướng Helmut Kohl (1982-1998) ngày 21 tháng 11 năm 1991, người đặt ra các nguyên tắc cơ bản của quan hệ chính trị giữa Nga và FRG.

Kể từ đầu những năm 1990, các cuộc gặp của các tổng thống Nga với các thủ tướng Đức đã trở nên thường xuyên. Như vậy, Tổng thống Nga Boris Yeltsin và Thủ tướng Đức Helmut Kohl đã tổ chức hơn 20 cuộc gặp, Tổng thống Nga Vladimir Putin (năm 2000-2008 và từ năm 2012) và Thủ tướng Gerhard Schroeder (1998-2005) - trên 30 tuổi.

Với Angela Merkel, người giữ chức Thủ tướng Đức từ năm 2005, Vladimir Putin đã tổ chức 30 cuộc họp, và Dmitry Medvedev, người đứng đầu nhà nước Nga trong năm 2008-2012, đã gặp Thủ tướng 20 lần. Các cuộc gặp của các tổng thống và thủ tướng diễn ra cả trong các chuyến thăm lẫn nhau và trong khuôn khổ các sự kiện quốc tế.

Kể từ năm 2000, khi Vladimir Putin lần đầu tiên nhậm chức người đứng đầu nhà nước Nga, ông đã có 18 chuyến thăm đến Đức (lần cuối cùng diễn ra vào ngày 19 tháng 1 năm 2020 tại Berlin, nơi tổ chức hội nghị quốc tế về Libya; ngoài ra, vào năm 2009 và năm 2010, ông đã đến thăm đất nước này với tư cách là Thủ tướng).

Chuyến thăm sắp tới của bà Angela Merkel tới nước ta là lần thứ 19 (chuyến cuối cùng vào ngày 11/1/2020).

Các tổng thống của Đức cũng đã đến thăm Nga: Roman Herzog - vào tháng 9 năm 1997 trong chuyến thăm chính thức, Johannes Rau - vào tháng 9 năm 2002 trong chuyến thăm cấp nhà nước, Horst Köhler - vào tháng 1 năm 2005 liên quan đến việc bế mạc Năm Văn hóa Đức tại Nga, Christian Wulff - vào tháng 10 năm 2010 trong chuyến thăm cấp nhà nước, Frank-Walter Steinmeier trong chuyến thăm và làm việc vào ngày 25 tháng 10 năm 2017.

Các mối quan hệ trong những năm 2000

Năm 2000, Nga và Đức tuyên bố tiến tới quan hệ đối tác chiến lược. Trong những năm tiếp theo, các mối quan hệ đã phát triển thành công cả về chính trị và kinh tế, một số cấu trúc và định dạng chung được vận hành. Do đó, các cuộc tham vấn giữa các tiểu bang được coi trọng kể từ năm 1998, luân phiên được tổ chức hàng năm ở ĐPQ và FRG với mục đích mở rộng quan hệ thương mại, kinh tế và chính trị. Năm 2001, theo sáng kiến ​​của Vladimir Putin và Gerhard Schroeder, diễn đàn công cộng Đức-Nga “Đối thoại Petersburg” được thành lập nhằm đưa hai nước xích lại gần nhau hơn và hiểu biết sâu sắc hơn.

Đức, quốc gia chiếm vị trí hàng đầu ở châu Âu, đã tích cực hỗ trợ Nga và đường lối của nước này ở cấp độ quốc tế, đặc biệt, ủng hộ việc tăng cường hợp tác giữa EU và Liên bang Nga, đồng thời thiết lập chế độ miễn thị thực. Năm 2008, khi một số nước đánh giá tiêu cực hành động của Nga trong cuộc xung đột Gruzia-Nam Ossetia và yêu cầu EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nước này, Đức đã không đồng ý với đề xuất này. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier (từ năm 2017 - Tổng thống) đã tham gia làm trung gian hòa giải trong việc giải quyết xung đột, duy trì liên hệ chặt chẽ với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov.

Phản ứng của Đức đối với cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn ở Ukraine năm 2014

Năm 2014, sau khi Crimea thống nhất với Nga và cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, quan hệ giữa Berlin và Moscow ngày càng xấu đi. Thủ tướng Angela Merkel cáo buộc Nga làm mất ổn định tình hình ở Ukraine và thông báo khả năng Liên minh châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga vào ngày 17 tháng 3 năm 2014, bao gồm “các biện pháp có mục tiêu chống lại những kẻ chịu trách nhiệm về sự leo thang của tình hình.” Sau đó, bà Merkel nói ủng hộ việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh của Nhóm 8 người không có Nga (dự kiến ​​vào tháng 6 tại Sochi; vào thời điểm đó, G8 do Nga chủ trì), và kể từ đó các cuộc họp của Nhóm đã được tổ chức theo thể thức G7.

Năm 2014, Đức đã hủy bỏ các sự kiện song phương đã được lên kế hoạch, bao gồm vòng 15 tham vấn giữa các tiểu bang và cuộc họp thứ 14 của Đối thoại St. ở Nga là điều không mong muốn. ").

Sau khi Liên minh châu Âu đưa ra các biện pháp trừng phạt chống Nga, bà Merkel đã nhiều lần ủng hộ việc gia hạn của họ. Tuy nhiên, kể từ tháng 7 năm 2016, bà cũng tuyên bố rằng Đức quan tâm đến việc hủy bỏ chúng và cải thiện quan hệ với Nga như tiến bộ trong việc giải quyết tình hình ở Ukraine.

Các mối quan hệ ở giai đoạn hiện tại

Kể từ năm 2014, các chính trị gia Đức đã liên tục chỉ trích chính sách đối ngoại của Nga. Năm 2016, trong Sách trắng mới của Bộ Quốc phòng Đức về các vấn đề an ninh quốc gia, Nga đứng thứ ba trong danh sách mười mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Đức. Theo tài liệu, nó đã biến từ một đối tác thành đối thủ “gia tăng hoạt động quân sự ở các biên giới bên ngoài của EU.”

Vào ngày 22 tháng 2 năm 2017, tại Đại hội Cảnh sát Châu Âu ở Berlin, người đứng đầu cơ quan phản gián Đức Hans-Georg Masen đã công bố “dấu vết của Nga” trong việc tổ chức các cuộc tấn công mạng trên các máy chủ Bundestag vào ngày 30 tháng 4 năm 2015, do đó ít nhất 16 GB dữ liệu bị cho là bị đánh cắp, bao gồm cả email của các nghị sĩ …

Đầu tháng 5/2020, Văn phòng Tổng Công tố Cộng hòa Liên bang Đức đã công bố danh sách truy nã quốc tế đối với Dmitry Badin người Nga, khai nhận hắn là thành viên của nhóm hacker Fancy Bear. Phía Nga đã nhiều lần phủ nhận liên quan đến các vụ tấn công này; không cơ quan thực thi pháp luật nào của Cộng hòa Liên bang Đức cung cấp bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc của họ. Vào ngày 22 tháng 10 năm 2020, EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai người Nga, trong đó có Badin. Đáp lại, ngày 29/12, Nga đã bổ sung vào danh sách đen những người bị cấm nhập cảnh vào nước này có đại diện lãnh đạo các cơ quan quyền lực và tình báo của Đức.

Vào tháng 9 năm 2020, quan hệ lại trở nên tồi tệ do tình hình xung quanh Alexei Navalny. Anh ấy đã phải nhập viện ở Omsk vào ngày 20 tháng 8 sau khi bị ốm trên máy bay đi Moscow từ Tomsk. Sau đó anh ta được đưa đến Berlin và được nhận vào phòng khám Charite.

Vào ngày 2 tháng 9, Chính phủ Đức, dựa trên nghiên cứu của các nhà độc chất học từ Bundeswehr, tuyên bố rằng Navalny đã bị đầu độc bằng chất loại Novichok, trong khi Thủ tướng Angela Merkel nói rằng “chỉ chính phủ Nga mới có thể và nên đưa ra câu trả lời.” Bà Merkel sau đó đã ủng hộ một phản ứng thống nhất của châu Âu đối với vụ việc. Vào ngày 14 tháng 9, Nội các Bộ trưởng nhấn mạnh rằng “ba phòng thí nghiệm độc lập của OPCW, bao gồm cả các phòng thí nghiệm ở Pháp và Thụy Điển, đã xác nhận sự hiện diện của một chất từ ​​nhóm Novichok trong các phân tích của Navalny và một lần nữa kêu gọi Nga” làm rõ những gì đã xảy ra. "

Dmitry Peskov, đại diện chính thức của Tổng thống Liên bang Nga, nói rằng Nga đã sẵn sàng hợp tác toàn diện với Đức, cho thấy rằng không có chất độc hại nào được xác định trước khi Navalny xuất khẩu sang Berlin. Vào tháng 1 năm 2021, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lưu ý rằng “các phản hồi của Đức đối với các yêu cầu của Nga về vụ việc Navalny không chứa thông tin về bản chất của vấn đề.”

Bất chấp quan hệ nguội lạnh, Đức và Nga vẫn tiếp tục hợp tác trong các vấn đề quốc tế, bao gồm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine (“Normandy Four”). Ngoài ra, Nga và Đức đã tham gia vào quá trình tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria (hoàn thành năm 2016), tương tác trong các lĩnh vực như chống tài trợ khủng bố, rửa tiền, tham nhũng, trốn thuế, bao gồm. trong Nhóm 20.

2 Likes

Em ơi chị hỏi chút, VCI là bên nào mua nhiều e nhỉ? Công ty ck họ tự mua cổ của họ à?

1 Likes

Em chào chị ạ! Tây họ mua đấy chị ơi.

1 Likes

20 THÁNG 8, 11:49

Việt Nam và Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Phó Tổng thống Harris tới Hà Nội

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris dự kiến ​​sẽ đến Hà Nội vào tối 24/8

HÀ NỘI, ngày 20 tháng 8. / TASS /. Việt Nam và Hoa Kỳ đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Hà Nội. Bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết điều này, báo [Nhân dân] đưa tin hôm thứ Sáu .

"Công tác chuẩn bị cho chuyến thăm của Phó Tổng thống Hoa Kỳ đang được các ban ngành liên quan của Việt Nam và Hoa Kỳ tích cực thực hiện. Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước và trao đổi đoàn các cấp nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình và ổn định. .

Như đại diện của chính quyền Hoa Kỳ cho biết tại một cuộc họp giao ban đặc biệt vào thứ Năm, Harris dự định thảo luận với đại diện của các quốc gia này về hợp tác trong cuộc chiến chống lại đại dịch coronavirus, cũng như các vấn đề khu vực, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến Trung Quốc, trong chuyến thăm sắp tới của ông tới Singapore. và Việt Nam. Phó Tổng thống Mỹ dự kiến ​​sẽ đến Hà Nội vào tối 24/8. Ngày hôm sau, bà sẽ tổ chức một loạt cuộc gặp với các quan chức Việt Nam và cũng sẽ gặp một số đại diện xã hội dân sự Việt Nam.

2 Likes

Đúng là chị thấy lần nào tt giảm Tây cũng lao vào mua.

1 Likes

Việt Nam mình thì lại tháo chạy ạ :blush:

2 Likes

C đang cầm mã SGT, mã này có gì hay em nhỉ

1 Likes

Tâm lý mn là sợ bị call margin.

1 Likes

Mã này tài sản nhiều vô biên chị ơi!

2 Likes

Và cô đặc em nhỉ

1 Likes

Nhưng để giảm vay, họ sẽ phát hành cổ phiếu mới tăng vốn, bán cổ phát hành thêm cho các nhà đầu tư khác. Cổ sẽ lên, nhưng sau đó thì sao em?

1 Likes