Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Doanh nghiệp điện tử nước ngoài đặt niềm tin đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam vẫn không ngừng thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo trang thông tin công nghệ Digitimes, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng vượt bậc trong năm năm tới. Dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 , Việt Nam vẫn không ngừng thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử .

Lĩnh vực bán dẫn được coi là động lực cho nhiều ngành công nghiệp và là một trong 9 sản phẩm công nghệ giá trị cao tại Việt Nam. Cùng với việc tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều công ty sản xuất sản phẩm điện và điện tử trên thế giới.

Theo ước tính của Fitch Solutions, khoảng 65% doanh nghiệp điện tử nước ngoài đặt cơ sở sản xuất tại miền Bắc, 30% ở phía Nam và một tỷ lệ nhỏ ở các tỉnh miền Trung.

Fitch Solutions cho hay, các công ty điện tử nước ngoài vẫn duy trì nhà máy ở miền Bắc trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những nước xuất khẩu điện tử chủ lực, xếp thứ 12 trên thế giới.

Doanh nghiệp điện tử nước ngoài đặt niềm tin đầu tư vào Việt Nam - Ảnh 1.

Ảnh minh họa - VGP.

Trong bối cảnh đợt dịch lần thứ 4 khiến nhiều địa phương phải giãn cách xã hội, các khu công nghiệp của Việt Nam vẫn thu hút đáng kể vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong ngành điện tử.

Trong nửa đầu năm, Việt Nam có 613 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực; trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,1 tỷ USD, chiếm hơn 43% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Báo cáo gần đây của Fitch Solutions nêu rõ ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Việt Nam sẽ tăng trong năm 2021 nhờ triển khai tiêm chủng vaccine toàn cầu và nhu cầu đối với các ngành xuất khẩu chủ lực tăng mạnh.

Ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ sức mua, nhân khẩu học và xu hướng hiện đại hóa kinh tế, vốn giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến triển vọng trong khu vực khi các nhà cung ứng bắt đầu khai thác tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và dòng người mua lần đầu.

Theo công ty khảo sát và tư vấn về công nghệ Technavio, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 19%, tương đương khoảng 6,16 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2024.

Theo PV

[Theo VTV]

2 Likes

Bộ Công Thương yêu cầu ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu trong nước

Thứ 2, 23/08/2021, 20:33

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối điều chỉnh kế hoạch bảo đảm nguồn hàng, ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để bảo đảm cân đối cung cầu.

Ngày 23-8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Chỉ thị nêu rõ, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động xuất nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược, có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước như xăng dầu , than đá, sắt thép, phân bón đã xuất hiện một số dấu hiệu cần quan tâm, theo dõi, đánh giá.

Cụ thể, việc nhập khẩu một số mặt hàng tăng rất mạnh trong khi những mặt hàng này trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu (như xăng dầu, than đá, gạo); một số mặt hàng trong nước có nhu cầu lớn nhưng lại được xuất khẩu nhiều, làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu và mặt bằng giá cả trong nước (như sắt thép, phân bón).

Bộ Công Thương yêu cầu ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu trong nước - Ảnh 1.

Để góp phần ổn định giá cả, thị trường, qua đó hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp khai thác, sản xuất và xuất khẩu than, phân bón ưu tiên nguồn hàng phục vụ thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng yêu cầu Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, các Tập đoàn, Tổng công ty, các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, các doanh nghiệp nhập khẩu đường chia sẻ với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ưu tiên sử dụng nguồn hàng trong nước thay thế cho nguồn hàng nhập khẩu.

Đối với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, lãnh đạo bộ yêu cầu rà soát tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các mặt hàng cần hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước; khẩn trương báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương trước ngày 30-8.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho Cục Xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu đơn vị này rà soát cơ chế xuất khẩu, nhập khẩu chung và kiến nghị công tác quản lý nhập khẩu mặt hàng gạo, mặt hàng đường; làm đầu mối chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, giải pháp.

Lãnh đạo Bộ Công Thương giao Vụ Thị trường trong nước chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh thực tế tại đơn vị để rà soát, điều chỉnh kế hoạch bảo đảm nguồn hàng, ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để bảo đảm cân đối cung cầu; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu bán ra thị trường theo các quy định hiện hành; bảo đảm nguồn cung xăng dầu tại các điểm bán lẻ nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trong mọi tình huống.

Cục Công nghiệp có nhiệm vụ cập nhật tình hình sản xuất thép trong nước, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thúc đẩy, tăng năng lực sản xuất trong nước để đảm bảo nhu cầu trong nước; rà soát cơ chế xuất khẩu và kiến nghị giải pháp quản lý xuất khẩu mặt hàng sắt thép và quặng sắt.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) chỉ đạo lực lượng QLTT cả nước tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa nhập lậu, nhất là các mặt hàng trọng điểm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị Thủ tướng quan tâm, xem xét cho chủ trương ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để đảm bảo cân đối cung cầu.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng việc thực hiện biện pháp mạnh để kiểm soát dịch, đặc biệt là áp dụng Chỉ thị 16 tại nhiều địa phương khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa thời gian qua sụt rất mạnh và dự kiến tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuối năm nay.

UBDN tỉnh Quảng Ngãi dẫn số liệu của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho thấy, BSR ghi nhận sản lượng tiêu thụ giảm mạnh và thiếu sức chứa do nhu cầu giảm đột ngột nên các thương nhân đầu mối đã giảm/dừng nhận hàng tại nhà máy với khối lượng rất lớn (riêng tháng 7 khoảng 230.000 m3).

Tỉnh này dự kiến lượng hàng nhận của nhà máy trong tháng 8 chỉ khoảng 50-60% sản lượng của hợp đồng, nhiều thương nhân đầu mối không có kế hoạch nhận hàng từ BSR. Do vậy, kho nhà máy đang tồn khoảng trên 200.000 m3 sản phẩm xăng dầu các loại (tương đương 1,2 triệu thùng) và gần 400.000 m3 dầu thô (tương đương 2,4 triệu thùng).

Bên cạnh việc giảm hiệu quả kinh tế do phải giảm công suất nhà máy, tồn kho sản phẩm tăng rất cao thì BSR phải đối diện với rủi ro không còn sức tồn chứa, kể cả việc đưa hàng đi gửi kho do hệ thống kho trên thị trường hầu như đã đầy, dẫn đến nguy cơ phải dừng nhà máy.

2 Likes

Chủ đề của Bộ Công Thương giúp giải quyết các hàng tồn đọng của các doanh nghiệp trong nước. Như thế này rất hay ạ.

1 Likes

Nhà mình thấy sức mạnh BĐS, Cảng biển phía Bắc khi Phó tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam. Và ký HĐ thuê đất làm đại sứ quán Mỹ là 1,2 tỷ USD…

3 Likes

Cảng 2 con CE: DXP, ILB, KBC, PHP ăn thưởng lại lên. SGT cứ ôm chặt. Cái gì cũng phải có thời gian của nó không thể suốt ruột được, khi nhìn bên cạnh cứ tăng mã mình lên chậm là suốt ruột rồi cutllos.

2 Likes

Về truyền thông nhà mình đừng coi thường nhé. CTR lên chậm nhưng vững chãi.
Chứng khoán sẽ không còn lên được mạnh như trước nữa.

2 Likes

à quên ko báo hoàng hôn chiều tím.Cụ Khoai bảo nhặt ITQ giá đỏ,có quà

1 Likes

Em cảm ơn anh! Em mua hết hàng mất rồi anh ạ. :blush:

2 Likes

PHP lại CE kìa.

2 Likes

Đất cảng biển HP quê hương anh. Khi mà lên tiếng cũng khủng long bạo chúa lắm anh ạ. :blush:

2 Likes

hôm nào về đi ăn bánh đa cua đê

1 Likes

HAP cũng điên nhể hoàng hôn nhỉ

1 Likes
3 Likes

HAP phải làm thế không mất CTY đó anh ạ😊

2 Likes

ô Hiền khôn phết nhể

1 Likes

hic bg chán nghe Bằng Kiều,thu phương…hát roài,toàn bọn…

1 Likes

Mr. Hiền là người giỏi và rất thông minh anh ạ. :blush:

2 Likes

nhắc đến bánh đa cua lại thèm.Kiểu gì qua dịch cũng phi về mấy hôm ăn cho tĩ tã mới được.Mà qua dịch dự án nó lại bận thì chả có tg lên đây chém gió chứ đừng nói là về đi ăn

1 Likes

Anh chắc chuyên về dự án BĐS ạ?

2 Likes

anh chuyên quét bụi khi xe ra vào,xịt rửa xe cho nó sạch

1 Likes