Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Thế này là tốt rồi anh. Nhờ dịch bệnh mà các doanh nghiệp được hỗ như thế này là OK mà anh.

2 Likes

Tiếp tục giãn, cơ cấu nợ vay cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp được kéo dài cơ cấu lại nợ và vẫn có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng mới để duy trì hoạt động kinh doanh, được miễn giảm lãi vay để bớt áp lực tài chính…

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 ngày 13-3-2020 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2-4-2021).

Giảm chi phí đầu vào

Những quy định mới tại thông tư sửa đổi được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp (DN) trong cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ, miễn giảm lãi vay trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19.

Cụ thể, các NH cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23-1-2020 đến ngày 30-6-2022 (quy định hiện hành theo Thông tư 03 là kéo dài đến 31-12-2021).

Theo NHNN, việc sửa đổi Thông tư 01 và Thông tư 03 nhằm tiếp tục tạo điều kiện, góp phần hỗ trợ DN, người dân vượt qua dịch Covid-19, xem xét cho khách hàng vay vốn mới để phục hồi, duy trì sản xuất. Việc giãn thời gian cơ cấu nợ nhằm phù hợp diễn biến phức tạp của dịch bệnh lần thứ 4 với phạm vi, mức độ ảnh hưởng rộng và nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước, tình hình sản xuất - kinh doanh, cuộc sống của người dân và DN bị ảnh hưởng tiêu cực; doanh thu, thu nhập bị sụt giảm; ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Tiếp tục giãn, cơ cấu nợ vay cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Thời gian qua, chi phí đầu vào sản xuất tăng do doanh nghiệp phải áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định Ảnh: NGUYỄN HẢI

“Việc cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23-1-2020 đến 30-6-2022 là phù hợp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các DN, người dân bị ảnh hưởng với dịch. Theo đó, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ có thêm khoảng 6 tháng để phục hồi sản xuất, kinh doanh” - NHNN nêu rõ.

PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả - Bộ Tài chính, đánh giá đây là một quyết định đúng đắn nhằm hỗ trợ DN, người dân đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch. Chính sách này sẽ giúp giảm chi phí vốn vay cho các DN, từ đó làm giảm chi phí đầu vào.

“Việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng là hỗ trợ để DN tồn tại qua giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”, có thể từng bước phục hồi khi dịch bệnh được đẩy lùi. Với DN hiện nay, giãn thêm được thời gian nào là quý thời gian đó, nên chính sách này nếu được áp dụng sớm sẽ có tác động tích cực tới DN và thị trường” - PGS-TS Ngô Trí Long nhận xét.

Doanh nghiệp được vay mới sau cơ cấu nợ

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, nhiều khách hàng cá nhân và DN kỳ vọng thông tư sớm được thông qua để triển khai bởi hoạt động của nhiều DN đang rất khó khăn khi giãn cách xã hội, nhiều DN phải áp dụng mô hình “3 tại chỗ” tăng thêm chi phí đầu vào.

Trước đó, rất nhiều hiệp hội tiếp tục kiến nghị NH xem xét giảm thêm lãi suất cho vay ở mức 2-5 điểm phần trăm nhằm hỗ trợ DN. Không chỉ DN, nhiều khách hàng cá nhân cũng chờ thông tư sửa đổi để được giảm lãi suất cho vay, nhất là lãi suất cho vay mua nhà…

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cũng đánh giá việc sửa đổi Thông tư 01 và Thông tư 03 là cần thiết. Lần điều chỉnh này đã nới rộng đối tượng được hỗ trợ; các DN cũng được cơ cấu lại thời gian trả nợ lâu hơn và tiếp tục được giảm phí, lãi suất. Với tổ chức tín dụng, có điều kiện để cơ cấu lại nợ thực chất hơn, nhất là những khoản nợ sau ngày 10-6-2020 đến 1-8-2021 và vẫn có thể tiếp tục cho vay mới đối với những DN này.

“Việc không phải chuyển nhóm nợ trong giai đoạn này giúp DN tiếp tục tiếp cận được vốn để có dòng tiền duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thông tư sửa đổi phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài và dự kiến Việt Nam chỉ có thể đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022” - TS Cấn Văn Lực nhìn nhận.

Trước đó, Hiệp hội NH Việt Nam (VNBA) và các NH thương mại cũng đã có tổ chức tọa đàm trực tuyến trao đổi về những vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định về cơ cấu nợ, miễn giảm lãi vay cho khách hàng. NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cho hay dư nợ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được xác định theo Thông tư 01, Thông tư 03 tại Agribank là trên 200.000 tỉ đồng. Còn một lượng lớn dư nợ mà khách hàng gặp khó khăn nhưng do hành lang pháp lý vướng mắc không thể áp dụng thông tư hiện tại nên Agribank đã phải sử dụng các giải pháp khác để tháo gỡ. Do đó, việc sửa đổi thông tư để phù hợp tình hình thực tế là cần thiết và cấp bách.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký VNBA, cho rằng nên trao quyền chủ động cho tổ chức tín dụng quyết định về thời hạn, đối tượng cơ cấu lại nợ, số lần cơ cấu nợ… để họ tự chịu trách nhiệm, không nên quy định quá chi tiết mà cần định hướng để NH thực hiện đúng luật. Ngoài ra, việc ban hành các văn bản pháp luật cần có tầm nhìn dài hạn, chứ không nên để tình trạng thông tư vừa mới ban hành vài tháng đã phải thay thế.

Không giãn thêm thời gian trích dự phòng tín dụng

Dự thảo thông tư trên của NHNN không đề cập việc giãn thời gian trích lập dự phòng rủi ro. Theo quy định tại Thông tư 03, tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro cho toàn bộ nợ cơ cấu lại trong 3 năm, thực hiện từ năm nay.

VNBA đề nghị NHNN xem xét điều chỉnh kéo dài thời hạn trích lập bổ sung (có thể trong 5 năm) và giảm tỉ lệ phân bổ trích lập dự phòng rủi ro để giảm tải áp lực tài chính cho NH, giúp NH có thêm nguồn lực phát triển kinh doanh, hỗ trợ khách hàng.

PGS-TS Ngô Trí Long đánh giá việc NHNN tiếp tục siết chặt thay vì giãn việc trích lập dự phòng rủi ro trong những năm tới là quan điểm hoàn toàn chuẩn xác, để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động NH, tránh bị động, tránh tình trạng “cục máu đông”, bảo đảm an toàn của hệ thống NH. Đây là việc cần thiết để duy trì hoạt động của hệ thống NH - mạch máu của nền kinh tế.

2 Likes

dịch đang ntn ai mua bds.Chỉ có đầu tư công thì vlxd ăn mạnh nhất,giá đang tăng cao

2 Likes

giờ lại lên,đợi ít nhất 4 thì bán

1 Likes

Chính Phủ tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp thế này là tốt rồi ạ.

3 Likes

Bđs cn Miền Bắc ngoài SGT còn công ty nào nữa em?

2 Likes

tiền bơm ra tt bằng cách giảm thuế,đầu tư công.Giá vật liệu cao ntn,ai là người có lãi,tất nhiên không phải đơn vị thi công rồi.Bds thì còn phải chờ đầu tư công xong,làm lên đường xá thì bds mới có lãi

2 Likes

Thế thứ 6 lại đua lệnh ạ? Hihi

1 Likes

tiền bơm là thật,ko phải chém gió.Cu em mình nói vậy

2 Likes

Đầu tư công thì cũng phải lên kế hoạch, giải phóng mặt bằng, rồi mới thi công, lúc đó vlxd mới xuất kho mà anh.

1 Likes

Nhóm cảng biển và logistic : GMD, PHP, DXP, DVP, TCL, ILB, CSG…

Nhóm bds : KBC, DTD, SGT, NTL.

Lưu ý : Nhóm ngân hàng đã đạt đỉnh lợi nhuận, không nên giải ngân vào nhóm Ngân hàng ( chỉ có 1 số ngân hàng có game riêng thì lựa chọn sóng ngắn mua bán thôi : VPB, TCB, ACB).

Chị thích chọn lựa mã nào thì chị chọn ạ.

2 Likes

ôi tiền nó bơm mấy trăm k tỷ,ko làm được thì nó cho thằng chém Gió (phong) về vườn.Bằng mọi cách bơm tiền ra cứu các doanh nghiệp,ko chết hết,mà đã chết thì toàn trộm cắp,giết người cướp của

1 Likes

Là thật chứ anh!

đùa hay thật thì báo đài nó nói rồi đấy,tin đấy là chính thống

1 Likes

Em toàn đưa tin chính thống và chuẩn anh ạ.

2 Likes

lên đấy ko sai được,nên ko có chuyện nói phét nói lác ở đây

1 Likes

Bộ Giao thông lập tổ thúc giải ngân đầu tư, điều chuyển cán bộ kém năng lực

Thứ 2, 23/08/2021, 20:07

Để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong các tháng còn lại, Bộ GTVT sẽ lập tổ công tác đặc biệt do bộ trưởng đứng đầu, cùng đó sẽ kỷ luật, điều chuyển với cán bộ gây cản trở, kém năng lực làm chậm giải ngân vốn.

Bộ Giao thông lập tổ thúc giải ngân đầu tư, điều chuyển cán bộ kém năng lực

Ngày 23/8, Bộ GTVT ban hành công điện về đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.

Theo đó, ngoài yêu cầu thúc đẩy các giải pháp triển khai dự án để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, Bộ GTVT còn yêu cầu các đơn vị, chủ đầu tư, ban quản lý dự án tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, phân bổ vốn không dàn trải, manh mún, kéo dài.

Bộ GTVT sẽ xử lý nghiêm các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ dự án, giải ngân vốn. Đồng thời, bộ này yêu cầu các đơn vị thay những cán bộ, viên chức yếu kém, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực trong quản lý đầu tư công. Lấy kết quả giải ngân vốn là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2021 của tổ chức, cá nhân liên quan.

Bộ GTVT sẽ lập Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể làm tổ trưởng, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm là tổ phó cùng lãnh đạo các cục, vụ liên quan.

Theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT), lũy kế 7 tháng đầu năm, bộ này giải ngân đạt trên 19.000 tỷ đồng (đạt 44% kế hoạch cả năm).

Dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ GTVT đạt cao hơn mức chung cả nước (cả nước đạt hơn 36%), nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra, khi bộ này được giao vốn đầu tư công trên 40 nghìn tỷ đồng cho năm nay.

Theo Bộ Tài chính, hiện tiến độ triển khai một số đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông đang chậm tiến độ. Cụ thể, tới hết tháng 7 vừa qua, tổng giải ngân vốn ngân sách cho các tuyến cao tốc này mới đạt hơn 6.900/14.900 tỷ đồng (đạt 46% kế hoạch cả năm).

Hiện tiến độ giải phóng mặt bằng các đoạn cao tốc Bắc – Nam đang chậm, khi mới đạt 97%.

Về tiến độ thi công, hiện đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn khả năng không hoàn thành đúng kế hoạch vào năm 2021. Tương tự, gói thầu thi công các đoạn Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây đến nay cũng chậm so với kế hoạch.

Theo Lê Hữu Việt

2 Likes

Hà Nội kiên định mục tiêu giải ngân 100% giữa dịch bệnh

Thứ 2, 23/08/2021, 16:43

Xác định việc thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID -19, UBND thành phố Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2021 .

Hà Nội kiên định mục tiêu giải ngân 100% giữa dịch bệnh

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ban hành Công văn về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021 và kế hoạch năm 2020 kéo dài.

Theo lãnh đạo thành phố, đến ngày 10/8/2021, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển toàn thành phố đạt 23,5% kế hoạch năm 2021. Đây là mức giải ngân thấp, không đạt theo yêu cầu của Chính phủ, Thành ủy, HĐND thành phố và UBND thành phố.

UBND thành phố yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp UBND thành phố đã chỉ đạo tại các văn bản: Công văn số 483/UBND-KHĐT ngày 18/2/2021 về khẩn trương thực hiện kế hoạch đầu tư ngay từ đầu năm; Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 19/5/2021 về khắc phục tồn tại, hạn chế và thúc đẩy kế hoạch đầu tư phát triển năm 2021; Công văn số 2302/UBND-KH&ĐT ngày 20/7/2021 về tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và năm 2020 kéo dài.

Kho bạc Nhà nước Hà Nội tập trung giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2020 kéo dài sang năm 2021, trước khi giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 đối với dự án có cả kế hoạch vốn năm 2021 và kế hoạch năm 2020 kéo dài. Xác định việc thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.

UBND thành phố Hà Nội kiên định mục tiêu phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2021 và kế hoạch vốn năm 2020 kéo dài sang năm 2021. Trong đó, đặc biệt lưu ý đối với các dự án có sử dụng vốn năm 2020 kéo dài sang năm 2021 cần khẩn trương, tích cực triển khai dự án đúng tiến độ, tránh tình trạng hủy dự toán vốn năm 2020 kéo dài.

Theo Hiểu Minh

2 Likes

nói là làm,ko làm được thì nghỉ đi.Bác Chín hồi xưa ở tc vẫn dất nà rứt khoác như zây

1 Likes

Liệu nền kinh tế Việt Nam có đang ở trường hợp ‘lò xo bị nén’, chờ ngày bùng nổ?

Thứ 2, 23/08/2021, 13:31

Để có thể biết được liệu nền kinh tế Việt Nam có đang ở trường hợp “lò xo bị nén” chờ ngày bùng nổ hay không thì cần phải xem xét tất cả ảnh hưởng của những yếu tố chi tiêu hộ gia đình, đầu tư tư nhân, chi tiêu của Chính phủ và cán cân thương mại.

Liệu nền kinh tế Việt Nam có đang ở trường hợp 'lò xo bị nén', chờ ngày bùng nổ?

Theo phương pháp chi tiêu, tăng trưởng kinh tế GDP sẽ được tính dựa trên các yếu tố chi tiêu hộ gia đình, đầu tư tư nhân, chi tiêu của Chính phủ và cán cân thương mại theo công thức

GDP = C + I + G + NX

Vậy nên, để có thể biết được liệu nền kinh tế Việt Nam có đang ở trường hợp “lò xo bị nén” chờ ngày bùng nổ hay không thì cần phải xem xét tất cả ảnh hưởng của những yếu tố này.

C – Chi tiêu hộ gia đình

Có thể thấy rằng, đại dịch Covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng đến rất nhiều đến nguồn thu nhập của các cá nhân, hộ gia đình. Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, trong vòng 7 tháng đầu năm 2021, trung bình mỗi tháng có gần 11.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội theo đó cũng gia tăng, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2021 là hơn 1,1 triệu người, tăng 101,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo hồi đầu năm của Deloitte, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn, tỷ lệ người tham gia khảo sát có dự định cắt giảm chi tiêu đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, 36% người tham gia khảo sát đã chia sẻ quan điểm trên, trong khi ở khảo sát tương tự do Deloitte thực hiện vào năm 2019, khi chưa xảy ra đại dịch Covid-19, tỷ lệ này chỉ có 6%.

Về cơ bản, tập trung vào các nhu cầu thiết yếu đồng nghĩa với việc người dân cắt giảm chi phí tiêu dùng cho các danh mục sản phẩm dịch vụ khác. Chẳng hạn, nếu như cắt giảm ngân sách cho giải trí và du lịch được giải thích là do tình trạng hạn chế đi lại để phòng tránh dịch bệnh bùng phát, thì việc giảm chi tiêu cho điện tử dân dụng đã phản ánh tâm lý thận trọng của người dân trong thời kỳ bất ổn này.

Chủ tịch TGDD từng phát biểu: “Ở đây không có chiếc lò xo nào đang bị ép cả, chỉ có thu nhập bị giảm, sức mua giảm và sẽ giảm luôn… dự kiến có thể kéo dài đến 2023-2024. Chỉ một ngày nào đó các bạn thấy du lịch mở cửa trở lại, người dân hoạt động nhộn nhịp… thì chúng ta mới có thể hy vọng về một sức mua gia tăng”.

I – Đầu tư tư nhân

Tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/7 đạt 16,72 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, cho thấy sự lưỡng lự của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

Hiện tại, tất cả các điểm đến có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như Long An, Bình Dương, TP. HCM và Hà Nội đều đang ở trong tình trạng giãn cách xã hội. Điều này dù ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam.

Liệu nền kinh tế Việt Nam có đang ở trường hợp lò xo bị nén, chờ ngày bùng nổ? - Ảnh 1.

Nguồn: GSO

Thế nhưng, một điểm đáng chú ý trong năm nay chính là làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào TTCK, chiếm 85% thị trường. Theo chia sẻ của Kinh tế trưởng VinaCapital, năm 2021, số tài khoản chứng khoán cá nhân mới ở Việt Nam đã tăng gấp đôi trong năm ngoái, và tổng số các nhà đầu tư cá nhân đã tăng hơn 26% cho tới nay. Bên cạnh đó, nhu cầu bất động sản tăng lên bất chấp sự khan hiếm căn hộ trung cấp và bình dân tại các thành phố lớn.

G – Chi tiêu của Chính phủ

Đầu tư công được coi là yếu tố then chốt trong tăng trưởng, nhưng so với năm ngoái, chỉ tiêu này lại gặp khó do tốc độ giải ngân vẫn còn chậm. Theo đó, diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở thời điểm hiện tại đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án đầu tư công. Riêng vốn đầu tư công thực hiện tháng 7 giảm 1,7% so với tháng trước và giảm 12,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, kết quả giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 36,71% so với kế hoạch vốn năm 2021, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 là 40,67%. Đặc biệt, tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài rất thấp (7,52%).

Tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, việc triển khai các chính sách tài khóa, tiền tệ, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chịu tác động của đại dịch Covid-19.

NX – Cán cân thương mại

Cán cân thương mại được tính bởi chênh lệch giữa X (xuất khẩu) và IM (nhập khẩu). Tính chung 7 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 2,7 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 8,69 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,1 tỷ USD.

Nguồn: GSO

Bộ Công thương dự báo, theo chu kỳ nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu sản xuất thường tăng vào đầu năm và giảm giai đoạn nửa cuối năm trong khi xuất khẩu đạt đỉnh điểm vào nửa cuối năm. Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021.

Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi hiệu quả hơn, được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy các ngành xuất khẩu của Việt Nam. Giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu.

Thế nhưng, hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do Covid-19. Một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ khiến cho gián đoạn quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Chưa kể, việc thiếu container rỗng và giá cước vận chuyển tăng cao cũng là trở ngại cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong những tháng cuối năm nay.

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, các doanh nghiệp đã và đang phải cố gắng duy trì sản xuất cùng với nguy cơ rủi ro rất lớn là khách hàng quốc tế sẽ dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác, đến khi dịch được kiểm soát, việc nối lại các mối quan hệ kinh doanh sẽ rất khó khăn và cần phải có quá trình.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2021 cho biết, xuất khẩu và đầu tư công được xem là 2 trong số những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Do đó, để góp phần đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP 2021 khoảng 6%-6,5% thì Việt Nam sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và quy mô tiêm chủng vaccine, hiệu quả của các biện pháp phòng chống bệnh dịch, việc điều hành các chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ cũng như các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước.

Quỳnh Anh

2 Likes