Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

có nhạc sàn đấy bác

2 Likes

Quẩy vỡ nhà em tím cho A

1 Likes

Tải lên

1 Likes

cái này ko đủ tuổi bác ơi,chơi nó phải chất như đi Bar đấy

2 Likes

thôi xin a,chỗ này đâu phải chỗ chơi đâu anh

1 Likes

Làm xị rượu chuối rồi quẩy nào

2 Likes

Bênh nhau à

1 Likes

thôi bác lên nóc nhà và bắt con gà đi

2 Likes

ko bênh thì bênh ai

2 Likes

Gọi em tím ra đây

2 Likes

đang nấu cơm,ko rảnh

1 Likes

ôi anh cá vào thăm nhà mà chủ nhà không thấy nhỉ, để bác Phuc tiếp dùm ạ. e thích tên c rồi đấy, rất hợp với chứng khoán

1 Likes

em ơi rửa bát xong chưa,ra tiếp khách này

1 Likes

Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân!

2 Likes

Việt Nam sẽ có số khu công nghiệp gấp 1,5 lần hiện nay

02/9/2021

Trong 10 năm tới, Việt Nam dự kiến quy hoạch tăng thêm 115.000ha đất dành cho khu công nghiệp, với khoảng 558 khu công nghiệp trên cả nước, gấp gần 1,5 lần so với số lượng hiện nay…

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 558 khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tính đến cuối năm 2020, cả nước có 381 khu công nghiệp, khu chế xuất (gọi chung là khu công nghiệp) được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 114.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng 90.800ha, chiếm 2,31% diện tích đất phi nông nghiệp, tăng 18.800ha so với năm 2010.

TỶ LỆ LẤP ĐẦY BÌNH QUÂN 75%

Theo dự thảo Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trên toàn quốc, đất khu công nghiệp được chia thành 6 vùng.

Cụ thể, vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thành lập 30 khu công nghiệp với diện tích 7.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 5.200ha, tăng 2.720ha so với năm 2010.

Vùng Đồng bằng sông Hồng đã thành lập 94 khu công nghiệp với diện tích 26.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 19.950ha, tăng 4.920ha so với năm 2010.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đã thành lập 68 khu công nghiệp với diện tích 22.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 17.100ha, tăng 7.240ha so với năm 2010.

Vùng Tây Nguyên đã thành lập 10 khu công nghiệp với diện tích 2.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 1.550ha, tăng 290ha so với năm 2010.

Vùng Đông Nam Bộ đã thành lập 119 khu công nghiệp với diện tích 44.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 34.240ha, tăng 50ha so với năm 2010.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thành lập 60 khu công nghiệp với diện tích 13.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 12.760ha, tăng 3.580ha so với năm 2010.

Nguồn: Dự thảo Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 331 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động, chiếm gần 87% số khu đã thành lập.

Tỷ lệ lấp đầy bình quân đối với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động khoảng 75%, riêng khu chế xuất Linh Trung III (tỉnh Tây Ninh) và khu chế xuất Linh Trung II, khu chế xuất Linh Trung (TP.HCM) đều có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, khu chế xuất Tân Thuận có tỷ lệ lấp đầy đạt 81%.

Trong những năm qua, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút được 9.381 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng số vốn đầu tư đạt 191,6 tỷ USD; vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 60%.

Thu hút được 9.331 dự án đầu tư trong nước (DDI), với tổng vốn đầu tư đạt 2,061 triệu tỷ đồng; vốn thực hiện đạt khoảng 42%.

Tổng doanh thu đạt khoảng 235 tỷ USD, tăng hơn 8% so với năm 2018; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 142 tỷ USD, đóng góp gần 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng khoảng 11% so với năm 2018; nộp ngân sách nhà nước gần 130.000 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018; tạo việc làm cho gần 3,85 triệu lao động trực tiếp.

VẪN CÒN ĐẤT BỎ HOANG

Việc phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, bất cập. Cụ thể, tỷ suất thu hút đầu tư trung bình của dự án đầu tư trong khu công nghiệp là 4,61 triệu USD/ha đất công nghiệp đã cho thuê. Tỷ lệ này tuy có gia tăng qua các thời kỳ nhưng vẫn tương đối thấp.

Tỷ lệ lấp đầy tại nhiều khu công nghiệp vẫn còn thấp, dẫn đến tình trạng đất đai bị bỏ hoang hóa, lãng phí nguồn tài nguyên.

Ngoài ra, sự phát triển các khu công nghiệp đã hình thành dòng di chuyển lao động khá mạnh từ khu vực nông thôn ra thành thị và từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam (nơi có nhiều khu công nghiệp).

Có đến 70% lao động trong các khu công nghiệp là lao động nhập cư và 60% là lao động nữ làm việc trong các khu công nghiệp. Chính vì vậy nhu cầu về nhà ở của người lao động rất lớn và bức xúc.

Tại các khu công nghiệp, mới có khoảng 30% số lao động có chỗ ở ổn định, số còn lại phải tự thu xếp, thuê trọ rải rác với điều kiện sống tạm bợ, hết sức khó khăn, thiếu những điều kiện sinh hoạt tối thiểu… từ đó đã nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội.

Việc phát triển nhanh các khu công nghiệp trong thời gian qua đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Lượng thải và các chất gây ô nhiễm môi trường cũng gia tăng, gây tác hại đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng bền vững của đất nước.

ĐẾN NĂM 2030, CÓ THÊM 177 KHU CÔNG NGHIỆP

Trong những năm tới, Việt Nam đặt kế hoạch đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, như: công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu

Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, như; điện tử, trí tuệ nhân tạo, sản xuất robot, ô tô, công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô, công nghệ sinh học, điện tử y sinh, sản xuất phần mềm, sản phẩm số, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Phát triển sản xuất công nghiệp quy mô lớn tại các khu kinh tế ven biển, trong đó chú trọng các ngành sản xuất công nghiệp nặng, chế biến sâu, hình thành các chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc…

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD.

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; giải quyết việc làm cho 5 - 6 triệu lao động trực tiếp vào năm 2025 và 7 - 8 triệu lao động vào năm 2030.

Do đó, trong 10 năm tới quy hoạch diện tích đất khu công nghiệp dự kiến tăng thêm 115.000ha, đạt 205.800ha. Diện tích đất khu công nghiệp tăng lấy từ đất trồng lúa 46.070ha, đất trồng cây hàng năm, lâu năm 64.360ha… với 558 khu công nghiệp, tăng thêm 177 khu công nghiệp so với năm 2020.

Đất dành cho khu công nghiệp dự kiến tăng thêm 115.00ha trong 10 năm tới.

Đất khu công nghiệp được quy hoạch đến năm 2030 phân bổ theo các vùng như sau:

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 15.170ha (58 khu công nghiệp), tăng 9.970ha so với năm 2020.

Vùng Đồng bằng sông Hồng 52.210ha (142 khu công nghiệp), tăng 32.260ha so với năm 2020.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: 47.930ha (111 khu công nghiệp), tăng 30.830ha so với năm 2020.

Vùng Tây Nguyên 3.730ha (17 khu công nghiệp), tăng 2.180ha so với năm 2020.

Dự báo đến năm 2050 diện tích đất khu, cụm công nghiệp sẽ cơ bản ổn định ở mức khoảng 300.000 – 350.000ha.

Vùng Đông Nam Bộ 59.010ha (127 khu công nghiệp), tăng 24.770ha so với năm 2020.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 27.740ha (103 khu công nghiệp), tăng 14.980ha so với năm 2020.

Việc quy hoạch, bố trí diện tích quỹ đất các khu công nghiệp của cả nước như trên là tính tới lâu dài, tránh tốn kém kinh phí trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư.

Sau khi được Quốc hội quyết định, trong quá trình thực hiện Chính phủ sẽ chủ động điều tiết, phân bổ chỉ tiêu cho các địa phương với các điều kiện và tiêu chí, ưu tiên cho phép các địa phương mở rộng các khu công nghiệp khi đã thực hiện tỷ lệ lấp đầy đạt trên 60%.

Đối với các địa phương đã phát triển khu công nghiệp, việc điều chỉnh, bổ sung thành lập mới, mở rộng các khu công nghiệp chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp hiện có đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung…

Mộc Minh -

2 Likes

có nghĩa là 10 năm sau các kcn nhiều mà ko có chỗ ở cho công nhân và cán bộ cấp cao.Hừm hừm hừm,đã thế nhất quyết ko bán dù chỉ là 1 mảnh đất nhỏ

1 Likes

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch đường bộ, đến năm 2030 có 5.000km cao tốc

02/09/2021 13:06

Đến 2030, cả nước có 5.000 km đường cao tốc, tăng tính kết nối

Theo quyết định của Thủ tướng, Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ lần này xác định đường bộ là phương thức linh hoạt, hiệu quả đối với cự ly ngắn và trung bình (dưới 300 km), hỗ trợ gom, giải tỏa hàng hóa, hành khách cho các phương thức vận tải khác.

Hệ thống đường bộ đảm bảo kết nối giữa hệ thống đường bộ quốc gia với hệ thống đường địa phương; giữa các vùng động lực và vùng khó khăn; kết nối đến các đầu mối vận tải và quốc tế, đặc biệt là kết nối hiệu quả với các đầu mối giao thông, hạ tầng của các phương thức khác như: nhà ga đường sắt, cảng biển, cảng sông, sân bay.

Việc xây dựng 5.000 km đường cao tốc nhằm tăng tính kết nối vùng, liên vùng, trung tâm kinh tế và các phương thức vận tải - Ảnh minh họa

Đồng thời, quy hoạch đường bộ lần này được tích hợp và đồng bộ hóa với 4 quy hoạch chuyên ngành [giao thông vận tải] còn lại, từ đó xác định danh mục các dự án ưu tiên đối với hệ thống đường quốc gia, danh mục các dự án đường địa phương cần thiết phải ưu tiên đưa vào quy hoạch của tỉnh để đảm bảo tính kết nối, liên thông với mạng lưới giao thông của vùng và quốc gia, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Để đảm bảo tính linh hoạt, tính mở và sự chủ động trong đầu tư, Quy hoạch lần này cho phép có thể điều chỉnh tiến độ đầu tư các tuyến đường nếu các địa phương nhận thấy nhu cầu cần thiết đầu tư sớm hơn và có thể thu xếp nguồn lực để triển khai thực hiện; hoặc khi địa phương có nhu cầu mở rộng quốc lộ đi qua địa bàn đã được quy hoạch đô thị sẽ phối hợp nguồn vốn theo hướng trung ương đầu tư phần quy mô theo quy hoạch, địa phương đầu tư phần mở rộng.

Kết quả quy hoạch đề xuất lựa chọn danh mục các dự án ưu tiên trên nguyên tắc các dự án này đều phải bảo đảm tính lan tỏa, là động lực phát triển vùng hoặc liên vùng, đầu tư phát huy ngay hiệu quả.

Đáng chú ý, quy hoạch ưu tiên đưa vào danh mục đầu tư trong giai đoạn 2021-2030 các tuyến cao tốc có năng lực thông hành lớn để hình thành mạng cao tốc kết nối liên vùng và là xương sống của hệ thống đường bộ quốc gia.

Trong đó, tập trung hoàn thiện tuyến đường bộ [cao tốc Bắc - Nam] phía Đông, một số tuyến cao tốc khu vực Nam Bộ, Miền Trung - Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và các tuyến vành đai đô thị tại Hà Nội, TP. HCM; với mục tiêu cụ thể đến năm 2030, có thể đưa vào khai thác khoảng hơn 5.000km đường cao tốc như mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Quy hoạch lần này bảo đảm yêu cầu phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ quốc gia hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại kết hợp với sử dụng hiệu quả nhiên liệu trong hoạt động giao thông, nhất là giao thông đô thị để giảm thiểu ô nhiễm. Phương tiện vận tải phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Huy động nhiều nguồn lực để triển khai

Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN - đơn vị soạn thảo quy hoạch cho hay, quy hoach đường bộ là quy hoạch đầu tiên trong 37 quy hoạch chuyên ngành của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Luật Quy hoạch số 21/2017.

Quá trình triển khai lập quy hoạch mạng lưới đường bộ được thực hiện nghiêm túc, khoa học, trên cơ sở tổng kết thực tiễn và đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Quy hoạch được xây dựng trong điều kiện chưa có quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đều đang lập. Bên cạnh đó, do tác động của dịch bệnh [Covid-19], công tác khảo sát, thu thập số liệu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

“Bộ GTVT đã chủ động xây dựng nhiệm vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức lựa chọn tư vấn, triển khai lập quy hoạch; chỉ đạo tư vấn, phối hợp với các chuyên gia quốc tế sử dụng các phương pháp nghiên cứu, tính toán hiện đại với độ tin cậy cao, vừa bảo đảm được chất lượng cũng như tiến độ lập quy hoạch”, ông Cường thông tin.

Cũng theo ông Cường, quá trình lập quy hoạch được tổ chức bài bản với 3 hội thảo toàn quốc tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam; lấy ý kiến Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương. Tất cả các ý kiến đã được Bộ GTVT nghiêm túc tiếp thu, giải trình để báo cáo Hội đồng thẩm định với 100% thành viên Hội đồng bỏ phiếu thông qua.

"Để thực hiện được quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn của quy hoạch đề ra, các giải pháp được tập trung nhấn mạnh về huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đặc biệt là đường bộ cao tốc; đẩy mạnh đầu tư PPP. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt, kích hoạt để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác.

Quy hoạch cũng thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền trong việc huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện cho các địa phương", ông Cường cho hay.

Quy hoạch đường bộ lần này, Bộ GTVT phấn đấu đến năm 2030, khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng hơn 2.763 triệu tấn, chiếm thị phần hơn 62%; hành khách đạt khoảng 9.430 triệu lượt khách, chiếm thị phần khoảng hơn 90%. Khối lượng luân chuyển nội địa về hàng hóa đạt hơn 162 tỷ tấn.km, chiếm thị phần khoảng hơn 30%; hành khách đạt khoảng hơn 283 tỷ lượt khách.km, chiếm thị phần khoảng gần 73%.

2 Likes

Hơn 600 tỷ đồng đầu tư đường kết nối các bến cảng Lạch Huyện

03/09/2021 10:49

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến đường giao thông sau bến số 3 đến bến số 6 thuộc khu bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).

Tuyến đường kết nối có chiều dài khoảng 1,3km, bắt đầu từ cuối bến số 2 đến cổng bến số 5, số 6 (từ Km0+750 đến Km2+050).

hơn 600 tỷ đồng đầu tư đường kết nối các bến cảng lạch huyện

Dự án đầu tư đường kết nối các bến cảng Lạch Huyện được đề xuất thực hiện nhằm nâng cao năng lực thông hành, tăng kết nối hạ tầng giữa cụm cảng nước sâu hiện đại với các tỉnh phía Bắc (Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh) - Ảnh minh họa

Tuyến đường có quy mô theo tiêu chuẩn đường cấp III, bề rộng nền đường 52,5 m. Trong đó, phía bên phải xây dựng hai làn xe chạy rộng 7m, bên trái 4 làn xe chạy rộng 15m, còn lại là lề đường, dải an toàn, phân cách giữa.

Tổng mức đầu tư xây dựng tuyến đường khoảng hơn 600 tỷ đồng, sử dụng vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025. Dự kiến thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 - 2023.

“Ban quản lý dự án [Hàng hải] tổ chức triển khai các bước tiếp theo đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định liên quan của pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả sử dụng nguồn vốn dự án”, Bộ GTVT yêu cầu.

Trước đó, trong tờ trình gửi Bộ GTVT, Ban QLDA Hàng Hải cho biết, từ khi dự án ĐTXD hai bến khởi động (số 1, 2) đưa vào hoạt động, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng Lạch Huyện tăng mạnh qua các năm (năm 2018 đạt hơn 418.000 TEUs, năm 2020 đạt hơn 661.000 TEUs, năm 2021 dự kiến đạt gần 677.000 TEUs).

Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam và quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được các cấp thẩm quyền phê duyệt, khu bến cảng Lạch Huyện được quy hoạch dọc theo tuyến đê chắn sóng. Tuyến đường sau cảng phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ bến số 1 đến bến số 9 và kết nối hạ tầng giao thông liên vùng.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành các quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án ĐTXD các bến cảng container số 3, 4, 5, 6 thuộc cảng biển Hải Phòng. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp với UBND TP. Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường sau cảng đảm bảo đồng bộ với tiến độ đầu tư, khai thác các bến cảng trong khu vực.

“Vì vậy, tuyến đường giao thông sau bến số 3 đến bến số 6 cần sớm được triển khai nhằm nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải tại khu bến cảng Lạch Huyện, tăng kết nối hạ tầng với các tỉnh phía Bắc (Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh), góp phần phát triển KT-XH khu vực”, Ban QLDA Hàng hải nhận định.

1 Likes

Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu

Thứ 6, 03/09/2021, 10:30

Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.

MWG, DIG, FMC, GKM, APS, HAH, TMS, AAV, NDC, CLX, DPR: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu

CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG): Ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT, đăng ký mua 100.000 cp. Trước giao dịch ông Hiểu Em sở hữu 940.620 cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/9 đến 7/10/2021.

Tổng CTCP Đầu tư phát triển xây dựng (DIG): CTCP Đầu tư phát triển Thiên Tân đã bán 2.489.700 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 63.544.515 cp (tỷ lệ 15,55%). Giao dịch thực hiện ngày 27/8/2021.

CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC): Bà Triệu Mai Lan, vợ ông Phạm Hoàng Việt – Tổng Giám đốc – đăng ký bán 150.000 cp trong tổng số 204.588 cp (tỷ lệ 0,348%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/9 đến 7/10/2021.

CTCP Khang Minh Group (GKM): CTCP Chứng khoán APG đã mua 647.350 cp, nâng lượng sở hữu từ 710.000 cp (tỷ lệ 4,77%) lên 1.357.350 cp (tỷ lệ 9,12%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 27/8/2021.

CTCP Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (APS): CTCP Đầu tư Apex Holding đăng ký mua 2 triệu cp. Trước giao dịch Apex Holding không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 6/9 đến 30/9/2021.

CTCP Vận tải và xếp dỡ Hải An (HAH): CTCP Đại lý Cánh Đồng Xanh đã bán toàn bộ 403.200 cp. Giao dịch thực hiện từ 12/8 đến 27/8/2021.

CTCP Transimex (TMS): Ông Bùi Minh Tuấn, Thành viên HĐQT, đăng ký mua 1 triệu cp. Trước giao dịch ông Tuấn sở hữu 12.969.738 cp (tỷ lệ 15,92%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 27/8 đến 24/9/2021.

CTCP Việt Tiên Sơn địa ốc (AAV): Bà Đỗ Thị Thu Hà, Trưởng BKS, đăng ký bán toàn bộ 185.150 cp (tỷ lệ 0,51%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/9 đến 6/10.2021.

Cũng liên quan đến cổ phiếu AAV, cùng thời gian, ông Nguyễn Minh Xô, Chủ tịch HĐQT công ty con (CTCP Việt Tâm Doanh), đăng ký bán toàn bộ 297.562 cp đang sở hữu.

CTCP Nam Dược (NDC): Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân đã mua 177.600 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 966.920 cp. Giao dịch thực hiện từ 16/8 đến 27/8/2021.

CTCP XNK và đầu tư Chợ Lớn (Cholimex – CLX): CTCP Dịch vụ văn hóa Việt đã bán 119.200 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 5.083.547 cp (tỷ lệ 5,87%). Giao dịch thực hiện ngày 30/8/2021.

CTCP Cao su Đồng Phú (DPR): Samarang Ucits – Samarang Asian Prosperity đã bán 100.000 cp, giảm lượng sở hữu từ 2.244.680 cp (tỷ lệ 5,22%) xuống 2.144.680 cp (tỷ lệ 4,99%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 31/8/2021.

Mai Nguyễn

3 Likes

Nhà đầu tư chú ý, toàn bộ hơn 16 triệu cổ phiếu TS4 sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc từ 13/9

Thứ 6, 03/09/2021, 08:32

Nguyên nhân do CTCP Thủy sản số 4 vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Nhà đầu tư chú ý, toàn bộ hơn 16 triệu cổ phiếu TS4 sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc từ 13/9

Cổ phiếu TS4 bị hủy niêm yết bắt buộc

Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra quyết định hủy niêm yết cổ phiếu đối với cổ phiếu TS4 của CTCP Thủy sản số 4.

Theo đó toàn bộ 16.160.646 cổ phiếu TS4 sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE từ 13/9/2021 để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Nguyên nhân do CTCP Thủy sản số 4 đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

TS4 vẫn giao dịch bình thường mấy tháng đầu năm 2021

Xét diễn biến cổ phiếu TS4. Thời điểm đầu năm 2021 này cổ phiếu TS4 vẫn giao dịch bình thường với thanh khoản ổn định, hàng ngàn đến hàng chục ngàn cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên. Giá cổ phiếu mở cửa đầu năm 2021 ở mức 3.550 đồng/cổ phiếu.

TS4 đã duy trì vùng giá 3.500 đến khoảng 4.200 đồng/cổ phiếu suốt hơn 2 tháng. TS4 bắt đầu giao dịch đột biến đánh dấu bằng phiên tăng trần ngày 15/3/2021 – và đó là mở đầu chuỗi 7 phiên tăng trần trong tổng số 8 phiên giao dịch liên tiếp. TS7 lên mức cao nhất 7.000 đồng/cổ phiếu – tâng gấp đôi thời điểm đầu năm.

Tuy vậy đó cũng là “điểm sáng” duy nhất từ đầu năm, TS4 điều chỉnh giảm ngay sau đó, và về mức 3.630 đồng/cổ phiếu, duy trì không thanh khoản trong mấy tháng gần đây, từ 23/6.

Nhà đầu tư chú ý, toàn bộ hơn 16 triệu cổ phiếu TS4 sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc từ 13/9 - Ảnh 1.

Đã bị đưa vào diện bị kiểm soát trước khi hủy niêm yết

Trước đó cổ phiếu TS4 đã bị đưa vào diện bị kiểm soát từ 13/7/2021. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2020 là -144,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2019 ghi âm 9,36 tỷ đồng căn cứ BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2019 và 2020.

Cùng với nguyên nhân từ kết quả kinh doanh, cổ phiếu TS4 còn bị theo dõi diện tạm ngừng giao dịch do vi phạm quy định về công bố thông tin.

Liên tục bị nhắc nhở chậm công bố thông tin

Trước đó Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã liên tục có công văn nhắc nhở Thủy sản số 4 do chậm công bố thông tin, đặc biệt là thông tin về các BCTC kiểm toán. Đặc biệt đối với BCTC năm 2020, Báo cáo thường niên năm 2020… đã nhiều lần bị nhắc nhở.

Ngày 30/6/2021 Thủy sản số 4 có công văn giải trình việc chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2020 là do công ty có 2 chi nhánh ở Đồng Tháp và Kiên Giang. Song do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề nên công ty đã phải cho 90% cán bộ nhân viên nghỉ việc ở các chi nhánh và văn phòng, các nhân viên còn lại đảm nhiệm hết các công việc nên chưa kịp đáp ứng nhu cầu.

TS4 cho biết công việc kiêm nhiệm quá nhiều nên nhóm nhân viên còn lại không kịp nắm bắt và giải quyết, không kịp tập hợp số liệu từ chi nhánh, liên hệ khách hàng xác nhận công nợ…

Nam Hà

Doanh nghiệp & Tiếp thị

4 Likes