Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Cổ phiếu PV Drilling (PVD) bị cắt margin do lỗ ròng 6 tháng đầu năm gần 98 tỷ đồng

Thứ 5, 02/09/2021, 16:14

Tính đến ngày 31/8/2021, trên sàn HoSE đang có 68 mã không được cấp margin như HNG, HVN, MHC, OGC, TDH, TTF…, chủ yếu đều do chứng khoán thuộc diện cảnh báo.

Cổ phiếu PV Drilling (PVD) bị cắt margin do lỗ ròng 6 tháng đầu năm gần 98 tỷ đồng

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã thông báo đưa cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, HoSE: PVD ) vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin).

Điều này là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất 6 tháng đầu năm 2021 sau soát xét âm tới gần 98 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 86 tỷ đồng.

Trước đó, BCTC 6 tháng đầu năm của PV Drilling tự lập báo lỗ ròng hơn 95 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 2 tỷ đồng so với sau soát xét. Khoản lỗ ròng nửa đầu năm của Công ty chủ yếu do trong quý 1/2021 kinh doanh dưới giá vốn khiến PV Drilling lỗ gộp 28 tỷ đồng. Cộng thêm áp lực chi phí QLDN tăng cao do trích lập, nên kết quả PVD chịu lỗ sau thuế gần 110 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ chịu lỗ gần 104 tỷ đồng.

Cổ phiếu PV Drilling (PVD) bị cắt margin do lỗ ròng 6 tháng đầu năm gần 98 tỷ đồng - Ảnh 1.

Lũy kế nửa đầu năm 2021, doanh thu thuần đạt hơn 1.654 tỷ đồng. Áp lực chi phí giá vốn và chi phí QLDN khiến LNST ghi nhận lỗ gần 69 tỷ đồng; lãi cơ bản trên cổ phiếu âm 254 đồng trong khi cùng năm trước đạt 178 đồng.

Diễn biến trên thị trường, cổ phiếu PVD chốt phiên 1/9 giảm 250 đồng về mức 19.200 đồng/cổ phiếu với hơn 5 triệu được khớp lệnh trong phiên.

Cổ phiếu PV Drilling (PVD) bị cắt margin do lỗ ròng 6 tháng đầu năm gần 98 tỷ đồng - Ảnh 2.

Trở lại với việc cắt margin, tính đến ngày 31/8/2021, trên sàn HoSE đang có 68 mã không được cấp margin như HNG, HVN, MHC, OGC, TDH, TTF…, chủ yếu đều do chứng khoán thuộc diện cảnh báo.

Phương Linh

3 Likes

Những chỉ số kinh tế vĩ mô mà nhà đầu tư trên TTCK không thể bỏ qua

Thứ 6, 03/09/2021, 11:17

Lợi nhuận, doanh thu và nợ của một doanh nghiệp không phải là những yếu tố duy nhất tác động vào giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Trên thực tế, một số chỉ số kinh tế thúc đẩy tâm lý thị trường trên diện rộng hơn, do đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu riêng lẻ ở các mức độ khác nhau.

Những chỉ số kinh tế vĩ mô mà nhà đầu tư trên TTCK không thể bỏ qua

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GDP là chỉ số kinh tế toàn diện nhất, đo lường giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nước vào một khoảng thời gian cụ thể. Như vậy, GDP cung cấp thước đo cơ bản về tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế, còn được gọi là thước đo chung về sức khoẻ kinh tế.

Bởi vậy đương nhiên, thước đo này cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, vì giá cổ phiếu thường phản ánh kỳ vọng về khả năng sinh lời trong tương lại của công ty. Khi một nền kinh tế “khoẻ mạnh” và phát triển nhanh, các doanh nghiệp có khả năng cao đạt được tăng trưởng tốt hơn, và ngược lại.

Tỷ lệ thất nghiệp và báo cáo việc làm

Hai thước đo chính về việc làm này cũng ảnh hưởng đến cổ phiếu. Đầu tiên là tỷ lệ thất nghiệp. Tương tự như GDP, tỷ lệ thất nghiệp phản ánh sức mạnh hay điểm yếu của nền kinh tế. Báo cáo về số liệu lao động, việc làm của Tổng cục Thống kê có thể cho thấy việc tuyển dụng đang tăng lên hay chậm lại. Nhìn chung, cả hai đều hữu ích trong việc dự đoán mức độ hoạt động của nền kinh tế trong tương lai.

Bởi vậy, các nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ những con số này. Về cơ bản, tỷ lệ lao động tăng đồng nghĩa với doanh thu, sản lượng và lợi nhuận doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và giá sản xuất (PPI)

Lạm phát cũng là yếu tố được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ. Cả CPI và PPI đều đo lường sự thay đổi giá của một loạt hàng hoá và dịch vụ. Điều này rất quan trọng, vì lạm phát gia tăng - tức là giá cả cao hơn, có thể ảnh hưởng đến chi tiêu người tiêu dùng, khi tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi, mà còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức.

Điều này là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.

Doanh số bán lẻ

Một thước đo thể hiện rõ hơn về sức khỏe của người tiêu dùng là doanh số bán lẻ. Bất kỳ sự sụt giảm kéo dài nào trong chi tiêu bán lẻ có thể được coi là dấu hiệu suy thoái trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến lợi nhuận và việc tuyển dụng. Tất nhiên, tăng giá có thể được coi là xu hướng tăng, khiến giá cổ phiếu đẩy lên cao hơn.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Mặc dù không đóng vai trò quan trọng như trước, nhưng IIP vẫn là một chỉ số quan trọng đối với tăng trưởng nền kinh tế. Tổng cục Thống kê công bố chỉ số này hàng tháng nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động của toàn ngành công nghiệp, cũng như tốc độ phát triển của từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm nói riêng.

Thông thường, khi nhiều chỉ số kinh tế thay đổi bất ngờ, các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư sẽ tìm kiếm lý do về những thay đổi này, bao gồm việc thông qua IIP.

Trên thực tế, ngoài số liệu trong báo cáo của doanh nghiệp, các chỉ số vĩ mô cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu. Do vậy, nhà đầu tư cần theo dõi cả các chỉ số kinh tế này để có thể xem xét những thay đổi trên thị trường.

Hà Trần

2 Likes

Điểm sáng hút vốn ngoại

Thứ 6, 03/09/2021, 08:49

19 diễn biến phức tạp nhưng TP Hải Phòng vẫn đang nổi lên như một điểm sáng về thu hút vốn FDI, với nhiều dự án lớn được cấp phép, đi vào hoạt động.

Ngày 31-8 vừa qua, Công ty TNHH LG Display Việt Nam (LGD) được trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, tăng thêm 1,4 tỉ USD để nâng tổng vốn đầu tư lên 4,65 tỉ USD, lớn nhất tại TP Hải Phòng.

Liên tục đón dự án tỉ đô

LGD được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2016 với tổng vốn đầu tư 1,5 tỉ USD, sản xuất các sản phẩm như màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động; làm màn hình OLED tivi, màn hình LCD… Từ đó, LGD liên tục điều chỉnh tăng vốn đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất trong những năm qua, riêng năm 2021 đã tăng vốn tới 2 lần, một phần nằm trong chiến lược của Tập đoàn LG dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Với việc điều chỉnh tăng vốn đầu tư lần này, LGD sẽ tăng sản lượng màn hình OLED nhựa từ 9,6-10 triệu sản phẩm/tháng lên 13-14 triệu sản phẩm/tháng. Dự kiến, doanh thu xuất khẩu tăng thêm khoảng 6,5 tỉ USD/năm; nộp ngân sách 25 triệu USD/năm, tạo việc làm thêm cho 10.000 lao động.

Tại lễ trao giấy chứng nhận đầu tư, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang cho rằng việc LGD tăng vốn đầu tư là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng và thuận tiện của TP Hải Phòng. Ông Trần Lưu Quang đánh giá cao việc LGD tăng vốn và mở rộng quy mô sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, qua đó bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.

Điểm sáng hút vốn ngoại - Ảnh 1.

Hải Phòng đã và đang thu hút mạnh mẽ các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Ảnh: TRỌNG ĐỨC

LGD là một trong nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã rót thêm vốn hoặc quyết định đầu tư vào Hải Phòng thời gian qua, kể cả khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Năm 2020, các KCN, KKT của thành phố cảng đã thu hút 39 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp mới với số vốn hơn 1,1 tỉ USD và 25 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm hơn 428 triệu USD, tổng vốn thu hút đạt gần 1,53 tỉ USD, tăng 21% so với năm trước, đạt 102% kế hoạch. Lũy kế đến ngày 31-12-2020, các KCN, KKT ở TP Hải Phòng đã thu hút 400 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 16,25 tỉ USD.

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng thông tin thêm là vốn FDI vào thành phố tiếp tục tăng trưởng khả quan trong 6 tháng đầu năm 2021, với 1,432 tỉ USD, cao gấp 3,03 lần so với cùng kỳ năm 2020, đạt 57,32% kế hoạch năm.

Còn ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý KKT Hải Phòng, khẳng định trong những năm gần đây, Hải Phòng luôn là địa phương thuộc tốp đầu cả nước về chỉ số thu hút vốn đầu tư FDI. Các dự án FDI có mức đầu tư hơn 1 tỉ USD đã đồng loạt được triển khai, tập trung chủ yếu vào ngành công nghệ cao, như LG Electronics, Bridgestone, LG Display, Regina Miracle, Fuji Xerox, Kyocera, Nipro Pharma, GE… Điều này minh chứng sức hút đặc biệt của Hải Phòng đối với các chủ đầu tư nước ngoài.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Ông Lê Trung Kiên cho biết Hải Phòng đặt mục tiêu Hải Phòng thu hút 2,5-3 tỉ USD vốn FDI trong năm 2021. Để đạt được mục tiêu này, Ban Quản lý KKT Hải Phòng tập trung hoàn thiện, trình Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng ban hành nghị quyết về nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, phát triển các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Song song đó, Hải Phòng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Đình Vũ - Cát Hải; tập trung triển khai thực hiện chương trình hành động số 76 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó có nội dung về thành lập các KCN mới. Hải Phòng cũng chủ trương mở rộng các KCN giữ vai trò quan trọng để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư, dự án công nghiệp công nghệ cao nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo ông Lê Trung Kiên, với tiềm năng và thế mạnh của mình, Hải Phòng hướng thu hút nhà đầu tư vào các KCN, KKT gắn với việc tập trung đầu tư vào 3 trụ cột kinh tế: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại; chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế thành phố; quan tâm thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Đồng hành, chia sẻ kịp thời với các nhà đầu tư, TP Hải Phòng chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, góp phần tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn, đặc biệt là các dự án lớn đang hoạt động hiệu quả như: LGE, LGD, LG Innotek… và một số dự án chuẩn bị đi vào hoạt động. Ban Quản lý KKT Hải Phòng tăng cường đối thoại, nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, thực hiện thu hút đầu tư chọn lọc chú trọng đến những nhà đầu tư có tiềm lực, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường…

TP Hải Phòng đặt mục tiêu thu hút vốn FDI phải đạt bình quân 5 tỉ USD/năm trong 5 năm tới. Để đạt mục tiêu này, Hải Phòng cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư hạ tầng và đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy hoạch được phê duyệt, phát triển nhanh nhưng phải bền vững.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hải Phòng nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu tới năm 2025, Hải Phòng sẽ lấp đầy 12 KCN hiện có (tổng diện tích hơn 4.400 ha) và sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng mới 15 KCN với tổng diện tích hơn 6.400 ha tại 8 quận, huyện. Đặc biệt, trong năm 2020, KCN Đình Vũ là một trong 5 KCN trên toàn quốc đã được chọn để tham gia dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình KCN sinh thái toàn cầu”, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ phối hợp triển khai.

2 Likes

Đầu tư cao tốc - lan tỏa khát vọng từ Quảng Ninh

Thứ 6, 03/09/2021, 09:09

“Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, Quảng Ninh “hái trái ngọt” với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại, trong đó, một tuyến cao tốc xuyên tỉnh dài nhất cả nước đang dần thành hình.

Nắng tháng 7 như đổ lửa trên công trường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, nền đường đã trải dài gần 60 km. Đoàn công tác của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Tường Văn kiểm tra tiến độ và công tác tổ chức thi công. Ông Văn yêu cầu các sở, ngành, địa phương phải tiếp tục vào cuộc tích cực hơn nữa, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, giải quyết đề nghị từ phía chủ đầu tư và nhà thầu.

Hệ thống đường cao tốc được Quảng Ninh huy động đầu tư xây dựng những năm qua đã tạo động lực cho những kết quả tăng trưởng ấn tượng.

Mục tiêu của tỉnh là thông xe kỹ thuật dự án vào cuối năm 2021, hoàn thành chiến dịch “500 ngày đêm” thi công cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Đây chính là “mảnh ghép” cuối cùng của tuyến cao tốc xuyên tỉnh, kết nối thông suốt từ Hà Nội - Hải Phòng tới cửa khẩu quốc tế Móng Cái tạo thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay, cũng là hành lang đường bộ và cửa ngõ giao thông kết nối các tỉnh phía Bắc Việt Nam với ASEAN và Trung Quốc. Với gần 200km đường cao tốc, Quảng Ninh sẽ sở hữu khoảng 1/10 tổng số km cao tốc trên toàn quốc.

"1 đồng ngân sách thu hút 8-9 đồng vốn tư nhân"

Ngày 1/9/2018 là một ngày đặc biệt đối với người dân Quảng Ninh. Tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng chính thức thông xe, nối thủ phủ của tỉnh với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau 20 phút chạy xe. Giờ đây, từ Hà Nội đi Hạ Long chỉ còn 1,5 tiếng thay vì 3-4 tiếng trên QL18, quãng đường từ Hạ Long tới Hải Phòng giảm 2/3, xuống còn 25km.

Nhưng điều khiến nhiều người ngỡ ngàng hơn, đây là tuyến cao tốc đầu tiên Chính phủ giao cho địa phương tự huy động các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư, với sự chủ động đề xuất từ Quảng Ninh. Khi cắt băng khánh thành thông xe toàn tuyến, Thủ tướng Chính phủ (nay là Chủ tịch nước) Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, công trình không chỉ góp phần thúc đẩy liên kết vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc, mở rộng không gian phát triển cho toàn khu vực mà còn là minh chứng cụ thể nhất cho tư duy dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.

Từ “mảnh ghép” đầu tiên này, 4 tháng sau đó, đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn tiếp tục thông tuyến, thêm 40 phút với gần 60km nữa để dòng xe tới Khu kinh tế Vân Đồn, hướng ra phía biển. Trong 3 dự án hơn 20 nghìn tỷ đồng lần lượt được đưa vào sử dụng, còn có Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn - sân bay tư nhân đầu tiên, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long - cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt đầu tiên trong cả nước. Chìa khóa để Quảng Ninh tạo nên kỳ tích của những công trình giao thông nghìn tỷ, chính là mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công - tư PPP.

“Lúc đó Quảng Ninh còn chưa biết gọi tên đó là đầu tư PPP”, ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh nhớ lại. Thời điểm năm 2013, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh với nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính đã nhận định rõ những “nút thắt” hạ tầng giao thông cản trở sự phát triển của tỉnh nhà. Để tự “cởi trói”, trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp và khung pháp lý về đầu tư theo phương thức đối tác công - tư chưa đầy đủ và đồng bộ, Quảng Ninh đã mạnh dạn nghiên cứu một số mô hình đầu tư nhằm kết hợp và thu hút nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, nhất là sự tham gia của tư nhân, với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. “Thay vì kêu gọi đầu tư BOT cả cầu và đường, Quảng Ninh xin phép Thủ tướng Chính phủ tự bỏ tiền đầu tư đường cao tốc từ cầu Bạch Đằng về tới Hạ Long”, thực hiện tiết kiệm chi mỗi năm 1.000 tỷ đồng, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, thực hiện nhất quán các chính sách khuyến khích để thu hút các nhà đầu tư đồng hành cùng tỉnh.

Quảng Ninh sử dụng vốn ngân sách chủ yếu cho GPMB, kích thích và thu hút vốn ngoài ngân sách.

Quảng Ninh sử dụng vốn ngân sách chủ yếu cho GPMB, kích thích và thu hút vốn ngoài ngân sách.

Ngân sách nhà nước được sử dụng như là “vốn mồi” để kích thích, khai thác tối đa nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Trong tổng thể dự án cao tốc Hạ Long - Hải Phòng 14.000 tỷ đồng, Quảng Ninh chi hơn 6.000 tỷ đồng cho cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, còn cầu Bạch Đằng theo hình thức BOT. Với dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn tổng vốn khoảng 12.000 tỷ, Quảng Ninh đã chi gần 1.500 tỷ đồng để GPMB và xây cầu Cẩm Hải. Với dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đoạn Vân Đồn - Tiên Yên (16,08km) hơn 3.600 tỷ đồng do Quảng Ninh đầu tư, đoạn Tiên Yên - Móng Cái (63,26km) theo hình thức BOT khoảng 9.000 tỷ đồng.

“Cứ 1 đồng ngân sách bỏ ra có thể huy động được 8 đến 9 đồng từ khối tư nhân tham gia đầu tư vào Quảng Ninh”. Từ năm 2014 đến năm 2019, tổng nguồn vốn của 29 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trên địa bàn tỉnh khoảng 46.297 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước tham gia khoảng 5.163 tỷ đồng, chiếm 11%, chủ yếu tập trung cho công tác GPMB. Riêng 7 dự án giao thông đã chiếm tổng số vốn 43.099 tỷ đồng, đều là các công trình huyết mạch, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tính đến hết năm 2019, mới có 3 tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao giữ vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư làm cao tốc, trong đó dự án của Lạng Sơn và Tiền Giang đều chuyển giao từ Bộ GTVT, chỉ có Quảng Ninh là địa phương chủ động xây dựng từ đầu.

Vay niềm tin, trả lợi ích

Trong cuộc làm việc với tỉnh Quảng Ninh tháng 5 mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, tư duy của Quảng Ninh mang tính chất chiến lược và đột phá. Tuy vậy, đoàn công tác cũng băn khoăn, Quảng Ninh giải quyết bài toán lợi nhuận cho nhà đầu tư BOT như thế nào, làm sao để thu hút nhà đầu tư, cũng như vận động quần chúng hiệu quả nhất…

Theo ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ngoài những lợi thế tự nhiên sẵn có, Quảng Ninh đã cho nhà đầu tư thấy cơ hội để nhận lại những giá trị dài hạn, dựa trên sự chia sẻ chân thành, tiếng nói đồng thuận và minh bạch. Phá bỏ “tư duy nhiệm kỳ”, những mục tiêu chiến lược được các thế hệ lãnh đạo tỉnh thực hiện có bài bản, với lộ trình và bước đi thích hợp dựa trên nền tảng 7 quy hoạch chiến lược công bố năm 2013. “Có quy hoạch tốt thì có dự án tốt, có dự án tốt thì có nhà đầu tư tốt”, từ đó Quảng Ninh định vị được tất cả các nguồn lực và chiến lược sử dụng nguồn tài nguyên, ưu tiên dành quỹ đất cho các dự án trọng điểm theo không gian phát triển “Một tâm - Hai tuyến - Đa chiều - Hai mũi đột phá”.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đang được đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành cuối năm 2021.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đang được đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành cuối năm 2021.

Những năm qua, Quảng Ninh nổi lên như một hình mẫu trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp bằng nhiều kênh, nhiều phương tiện khác nhau. Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group, nhà đầu tư chiến lược của Quảng Ninh cho rằng: “Từ Đảng bộ chính quyền đến nhân dân tỉnh Quảng Ninh rất đồng thuận trong tầm nhìn, thu hút các nhà đầu tư đến, tạo mọi điều kiện thuận lợi từ hạ tầng, cơ chế chính sách. Thậm chí họ rất năng động, chủ động trong việc làm việc với các Bộ ngành trung ương để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp”. Nhiều cơ chế chính sách Quảng Ninh đề xuất được Chính phủ, các Bộ ngành ủng hộ, tháo gỡ, tạo điều kiện để các dự án giao thông nhanh chóng về đích.

Với công tác vốn được coi là khó nhằn như GPMB, với tâm niệm “GPMB nhanh bao nhiêu thì nhà đầu tư PPP có lợi bấy nhiêu”, Quảng Ninh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện bằng những chiến dịch thần tốc. Tháng 7/2020, để phục vụ thi công cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sau điều chỉnh, tỉnh phát động chiến dịch “30 ngày đêm” hoàn thành GPMB, nhưng thực hiện xong chỉ sau 15 ngày. Đây kỷ lục về thời gian thực hiện GPMB của Quảng Ninh, thu hồi gần 190 ha đất, liên quan đến gần 1.200 hộ dân tại 5 huyện, thành phố cao tốc đi qua. “Có ảnh hưởng, có xáo trộn cuộc sống chứ, nhưng chúng tôi chấp hành để đóng góp một phần sức cho dự án”, “tuyến cao tốc sẽ tạo điều kiện cho người dân ở đây phát triển, cho nên chúng tôi ký luôn để bàn giao mặt bằng, dù chưa nhận tiền bồi thường”, những hộ dân bàn giao cả nghìn m2 đất nông nghiệp, thổ cư đã chia sẻ như thế. Những năm qua, Quảng Ninh đã “vay niềm tin” của người dân và trả bằng những con đường chiến lược. Nhờ đó, những chủ trương, quyết sách lớn của tỉnh đã được triển khai một cách thấu đáo, huy động sự đồng lòng, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân.

Từng km đường, từng gói thầu được đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng. Các cấp ngành địa phương đồng hành kết nối các ngân hàng thương mại hỗ trợ cam kết huy động, bố trí nguồn vốn cho dự án đầu tư, phối hợp xử lý kịp thời các khó khăn. “Chúng tôi động viên nhà đầu tư, các nhà thầu tranh thủ thời tiết thuận lợi, tăng ca tăng kíp, có những đoạn tuyến nhà thầu tổ chức thi công 3 ca liên tục, vướng đến đâu chúng tôi giải quyết đến đó. Điều đặc biệt là các nhà thầu, nhà đầu tư đã hứa với người dân, người dân cũng tham gia giám sát và động viên khích lệ nhà thầu, đây là sức mạnh rất lớn để các dự án đáp ứng tiến độ”, ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định.

Sức bật để vươn tầm

“Cách đây 7-8 năm, không ai nghĩ tỉnh nhà sẽ có đường cao tốc, sân bay, cảng biển. Không có hạ tầng giao thông, Quảng Ninh sẽ không có diện mạo như bây giờ”, một doanh nhân tại Móng Cái nhấn mạnh. Rút ngắn được thời gian đầu tư các dự án đầu tư công, tháo “nút thắt” hạ tầng giao thông để kết nối các vùng động lực trong tỉnh và liên vùng góp phần giúp Quảng Ninh chuyển mình và bứt phá mạnh mẽ. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 10,7%, GRDP bình quân 6.700 USD/người/năm, gấp hơn 2 lần bình quân chung cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Không chỉ thành thị, các khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo cũng đổi thay rõ rệt.

Sau gần 10 năm, thực tiễn triển khai của Quảng Ninh là tiền đề cho việc xây dựng, ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư và nay là Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI đánh giá: “Quảng Ninh đã rất thành công trong việc áp dụng rộng rãi phương thức đối tác công - tư cho đầu tư về phát triển, không chỉ cơ sở hạ tầng giao thông mà còn cả các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khác. Tôi nghĩ rằng kinh nghiệm của Quảng Ninh hoàn toàn có thể nhân rộng ra trong cả nước. Chính đối tác công - tư và đầu tư tư nhân sẽ phải là giải pháp quan trọng bậc nhất trong phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế”.

Giờ đây, viễn cảnh sáng từ Hà Nội, đi làm ở Móng Cái, ăn tối ở Hạ Long và trở về Hà Nội trong ngày đã không còn xa. Từ cao tốc, “lối rẽ” tới các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế (KKT ven biển Quảng Yên, KKT Vân Đồn, KKT cửa khẩu Móng Cái…) sẽ gia tăng sức thu hút các nhà đầu tư lớn tìm về. Nhiệm kỳ này, Quảng Ninh đã và đang đặt mục tiêu cho những dự án PPP tầm cỡ mới.

Theo Trường Giang

3 Likes

Vì sao kinh tế suy thoái TTCK vẫn tăng trưởng mạnh? |

03-09-2021 15:50:01+07:00

Trong bối cảnh giãn cách xã hội phòng chống Covid-19 ở nhiều tỉnh, thành phố, TTCK Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ số [VN30] Index của Việt Nam tính theo mức độ tăng trưởng trong 1 năm trở lại đây đang xếp vị trí số 1 trên toàn thế giới.

Thị trường chứng khoán (TTCK) là hàn thử biểu của nền kinh tế. Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng chỉ báo kinh tế xấu (ví dụ tỷ lệ thất nghiệp tăng cao) thì TTCK phải giảm. Mà ngược lại, sự phát triển của TTCK theo cơ chế cung dẫn - cầu theo, chính là điểm tựa để vực dậy và thúc đẩy nền kinh tế vượt qua suy thoái.

Từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, TTCK toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ. Việc chỉ số chứng khoán tăng bật đỉnh lịch sử là chuyện phổ biến. Nhiều ý kiến cho rằng mức tăng trưởng này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tế, câu trả lời từ phân tích định lượng dữ liệu lịch sử ở nhiều quốc gia, lại phản ánh nhiều ánh sáng hy vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

TTCK nên tăng hay giảm khi kinh tế suy thoái?

Mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng TTCK thường được hiểu lầm.

Phân tích dữ liệu hàng quý trong suốt hơn 40 năm ( giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2011) của ba TTCK phát triển hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, hai nhà nghiên cứu Farzad Farsio & Shokoofeh Fazel đã công bố báo cáo khoa học năm 2013. Kết quả phân tích đồng liên kết và kiểm định nhân quả bộ dữ liệu đã chỉ ra không có mối quan hệ nhân quả dài hạn và ổn định giữa tỷ lệ thất nghiệp và giá cổ phiếu.

Báo cáo khoa học này đồng thời khẳng định sẽ là sai lầm nếu dựa vào dữ liệu tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế để đưa ra quyết định đầu tư trên TTCK.

Chú thích rằng, sức khoẻ của nền kinh tế thường được thể hiện thông qua chỉ số cơ bản tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát… Trong đó, GDP thực thường biến đổi ngược chiều với tỷ lệ thất nghiệp. Dễ thấy, thất nghiệp tăng cao cũng là một tín hiệu về suy thoái kinh tế.

Như vậy, quay lại với thực tiễn giãn cách xã hội phòng chống Covid-19 ở nhiều tỉnh, thành phố, nhận định cho rằng sự tăng trưởng phi mã của TTCK Việt Nam là chệch hướng trong vai trò hàn thử biểu của nền kinh tế là suy nghĩ cảm tính chủ quan, đi ngược lại với lý luận khoa học dữ liệu.

Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi thời gian, phân tích phi nhân quả Granger theo đề xuất của Toda và Yamamoto năm 1995, báo cáo khoa học của Soumya Guha Deb công bố năm 2008, giải đáp cho câu hỏi nghiên cứu: Liệu sự phát triển của TTCK chính là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế?

Báo cáo này sử dụng chỉ số GDP thực để đo lường sự phát triển kinh tế, và sử dụng 3 chỉ số quan trọng để phản ánh TTCK lần lượt là tỷ lệ vốn hóa thị trường thực (đại diện cho quy mô thị trường), tỷ lệ giá trị giao dịch thực (đại diện cho hoạt động của thị trường) độ dao động của thị trường.

Tác giả phân tích dữ liệu thị trường Ấn Độ từ giai đoạn năm 1996 đến năm 2007, kết quả kiểm tra quan hệ nhân quả công bố rằng sự phát triển của TTCK dẫn đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu. Nguyên nhân để có được thực tiễn tuyệt vời đó cũng được nêu ra trong nghiên cứu, đó là bởi nguồn vốn huy động được từ TTCK đóng một vai trò quan trọng và đáng kể đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Sự phát triển của TTCK theo cơ chế cung dẫn - cầu theo, chính là điểm tựa để vực dậy và thúc đẩy nền kinh tế vượt qua suy thoái.

Cung dẫn – Cầu theo tại những quốc gia đang phát triển

“Cung dẫn – Supply leading” - là giả thuyết về sự phát triển của thị trường tài chính là động lực, là nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế.

Thông qua chức năng luân chuyển các nguồn lực tài chính từ các đơn vị, khu vực khác nhau trong nền kinh tế, vai trò quan trọng của ngành tài chính trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã được công nhận trong nghiên cứu và thực tiễn. Một nền kinh tế bị ảnh hưởng nếu thị trường tài chính hoạt động không hiệu quả.

Robinson năm 1952 là người đầu tiên nêu lên giả thuyết “Cầu theo – Demand following” - là giả thuyết cho rằng sự phát triển kinh tế mới là nguyên nhân của sự phát triển thị trường tài chính.

Tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, TTCK thường trẻ, như vậy “Cung dẫn” có thực sự thúc đẩy kinh tế hay không?

Nghiên cứu của TS Adeyeye và cộng sự công bố năm 2015 về vấn đề này. Sử dụng kiểm định nhân quả Granger Pairwise phân tích dữ liệu của thị trường Nigeria từ năm 1981 đến năm 2013.

Kết quả nghiên cứu cho thấy quan hệ nhân quả hai chiều, khẳng định tồn tại sự phụ thuộc lẫn nhau giữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù so với các quốc gia phát triển, “Cung dẫn” tại quốc gia đang phát triển yếu hơn so với “Cầu theo”.

Do sự phụ thuộc lẫn nhau hai chiều này chính sách hiệu quả của Chính phủ để nâng cao tính cạnh tranh và năng lực hoạt động của TTCK, sẽ tạo nên một tác động cấp số nhân (multiplier effect) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung.

Thị trường Việt Nam đã sang trang mới

VNIndex vượt đỉnh lịch sử vùng 1200 điểm và đã thành công duy trì giao dịch ở vùng cao từ tháng 3 đến nay đã hơn 5 tháng. Vùng 900 -1000 điểm trước đây là vùng đỉnh cao, thì hiện nay đã trở thành vùng hỗ trợ rất mạnh kiên cố và vững chắc trong dài hạn. Có thể nói khi đại dịch qua đi, đây có lẽ là điều tốt đẹp nhất mà nó để lại cho nền kinh tế.

Tháng 8-2020, thanh khoản thị trường tăng mạnh đạt ngưỡng tỷ USD, bình quân 3 sàn một phiên đạt mức 30.177 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 8, vốn hoá HoSE đạt hơn 5 triệu tỷ đồng. Thanh khoản thị trường tăng mạnh cũng là yếu tố cuốn hút nhà đầu tư.

Phiên giao dịch ngày 20-8-2021 là phiên giá trị giao dịch cao nhất trong lịch sử đạt mức 2,1 tỷ USD. Đối với doanh nghiệp niêm yết, giá trị chứng khoán cao, vốn hoá cao thuận lợi hơn cho việc huy động vốn, thanh khoản cao thuận lợi phân phối cổ phiếu phát hành, thuận lợi huy động vốn.

Sự tăng trưởng của thị trường Việt Nam có thể nói đã vượt qua được những ranh giới quan trọng tạo nền tảng để dài hạn duy trì ở vùng cao mới. Điều tốt đẹp này không những hỗ trợ cho phía cung khi doanh nghiệp huy động được nguồn vốn dồi dào bồi đắp cho những khó khăn trong kinh doanh, khôi phục sản xuất ngay khi có thể. Từ đó mở rộng tuyển dụng khôi phục thu nhập cho hộ gia đình.

Mà đối với phía cầu cũng có mặt tích cực khi đa phần nhà đầu tư đều có lãi trên TTCK thì bản thân họ cũng có cầu về hàng hoá, dịch vụ nhiều hơn. Tổng cầu gia tăng hỗ trợ ngược lại cho doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

TTCK là kênh huy động vốn đặc biệt ở chỗ nó có thể hỗ trợ huy động vốn để tạo ra sản phẩm, dịch vụ và tạo ra việc làm, điều mà thị trường vàng và ngoại hối không thể mang lại. Và giờ đây, với sự tăng trưởng cả về giá trị và thanh khoản, TTCK Việt Nam hứa hẹn là một bệ đỡ quan trọng trong tiến trình khôi phục kinh tế sắp tới.

Đinh Hạ Vân

4 Likes

Hai giao dịch cần xem: Vàng, EUR / GBP

Ngày 03 Tháng 9 21, 10:16 GMT

Vàng giữ trước 200 dma so với NFP

Mọi con mắt đang đổ dồn vào báo cáo bảng lương phi nông nghiệp để biết thêm manh mối về thời điểm Fed có thể thực hiện động thái kiềm chế chính sách tiền tệ.

Kỳ vọng tăng trưởng việc làm sẽ chậm lại trong tháng 8 xuống còn 750 nghìn, giảm từ 943 nghìn trong tháng 7. Việc đọc nhẹ nhàng hơn có thể đẩy lùi lo ngại của Fed vốn sẽ hỗ trợ cho vàng.

Sau dữ liệu không mấy ấn tượng trong tuần này, đồng USD yếu hơn, giao dịch quanh mức thấp hàng tháng đang củng cố cho vàng, tuy nhiên, tâm trạng lạc quan và chứng khoán ở mức cao nhất mọi thời điểm đang lấy đi phần nào sự tỏa sáng.

Giá vàng tiếp theo ở đâu?

Vàng đã hình thành một tam giác đối xứng trên biểu đồ 4 giờ. Đường 50 sma đã vượt qua mức 200 sma trong một động thái tăng giá và chỉ số RSI đang bắt đầu tăng cao hơn trong khi cũng nằm trong vùng tăng nhẹ trên 50 ám chỉ xu hướng tăng giá hơn nữa.

Việc đóng cửa trên ngưỡng kháng cự của đường xu hướng giảm dần tại thời điểm 1816 có thể thấy vàng tăng cao hơn tới mức cao nhất hàng tuần năm 1823 trước mức cao nhất tháng 8 năm 1830.

Về mặt hỗ trợ giảm có thể được nhìn thấy tại 1806 hỗ trợ đường xu hướng tăng dần và 50 sma trên biểu đồ 4 giờ. Điểm dừng dưới đây có thể thấy 200 sma được thử nghiệm vào năm 1790, mở đầu cho năm 1775.

2 Likes

Chứng khoán Nhật Bản vọt gần 2% sau thông tin Thủ tướng Suga sắp từ chức |

03/09/2021 11:14

Thị trường cổ phiếu Nhật Bản tăng mạnh trong ngày 03/09 sau thông tin Thủ tướng Yoshihide Suga sẽ không tranh cử trong cuộc bầu cử sắp tới.

Tính tới lúc 11h06 (giờ Việt Nam), chỉ số Nikkei 225 tăng vọt 1.92%, trong khi Topix tăng 1.68%.

Chứng khoán Nhật tăng mạnh sau thông tin ông Suga sẽ không tranh cử trong cuộc bầu cử sắp tới. Đây là một tín hiệu cho thấy xứ sở mặt trời mọc sắp có lãnh đạo mới.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 0.15%, còn Shenzhen Component giảm 0.556%.

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) lĩnh vực dịch vụ của Caixin/Markit ở mức 46.7 điểm, thấp hơn nhiều so với mức 54.9 của tháng 7/2021. Trước đó, chỉ số PMI dịch vụ chính thức của tháng 8/2021 rơi vào phạm vi thu hẹp lần đầu tiên kể từ đầu năm 2020.

Chỉ số PMI trên 50 báo hiệu sự tăng trưởng, trong khi dưới mốc này cho thấy sự thu hẹp.

Ở Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 0.52%. Cổ phiếu Alibaba tại Hồng Kông giảm hơn 3% sau thông tin Công ty sắp đầu tư 100 tỷ Nhân dân tệ (15.5 tỷ USD) cho “thịnh vượng chung” vào 2025.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0.61%, còn chỉ số ASX 200 của Australia tăng 0.69%.

Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0.19%.

Đêm qua, chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt lập kỷ lục mới sau khi báo cáo cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ đạt mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Covid-19.

Tổng số người Mỹ lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp là 340,000 người trong tuần kết thúc ngày 28/8/2021, thấp hơn so với dự báo 345,000 người từ Dow Jones. Con số này cũng thấp nhất kể từ tháng 3/2020.

Dữ liệu này được công bố 1 ngày trước báo cáo việc làm tháng 8, vốn đang được các nhà đầu tư theo dõi sát sao để tìm lời giải đáp tốc độ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ loại bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng. Các chuyên gia kinh tế dự báo có 720,000 việc làm được tạo ra trong tháng 8 tại Mỹ, giảm từ 943,000 việc làm trong tháng 7.

“Với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp chạm mức thấp nhất trong đại dịch, chắc chắn sẽ có một số lạc quan khi chúng ta nhìn vào bức tranh toàn cảnh việc làm vào ngày thứ Sáu (03/9)”, Mike Loewengart, Giám đốc quản lý chiến lược đầu tư tại E-Trade, nhận định. “Một mặt báo cáo việc làm vững chắc là một tín hiệu tích cực về sự phục hồi kinh tế, mặt khác nó hỗ trợ cho trường hợp bắt đầu thắt chặt chính sách của Fed”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

2 Likes

S&P 500 và Nasdaq Composite lập kỷ lục mới sau báo cáo thất nghiệp tích cực |

03-09-2021 07:29:50

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt lập kỷ lục mới vào ngày thứ Năm (02/9) sau khi báo cáo cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ đạt mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Covid-19.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số S&P 500 tiến 0.3% lên 4,536.95 điểm, ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục lần thứ 54 trong năm 2021. Chỉ số Dow Jones cộng 131.29 điểm (tương đương 0.4%) lên 35,443.82 điểm, được thúc đẩy bởi đà leo dốc của cổ phiếu Walgreens và Chevron. Chỉ số Nasdaq Composite nhích 0.1% lên 15,331.18 điểm, cũng đạt mức đóng cửa cao kỷ lục.

Tổng số người Mỹ lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp là 340,000 người trong tuần kết thúc ngày 28/8/2021, thấp hơn so với dự báo 345,000 người từ Dow Jones. Con số này cũng thấp nhất kể từ tháng 3/2020.

Dữ liệu này được công bố 1 ngày trước báo cáo việc làm tháng 8, vốn đang được các nhà đầu tư theo dõi sát sao để tìm lời giải đáp tốc độ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ loại bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng. Các chuyên gia kinh tế dự báo có 720,000 việc làm được tạo ra trong tháng 8 tại Mỹ, giảm từ 943,000 việc làm trong tháng 7.

“Với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp chạm mức thấp nhất trong đại dịch, chắc chắn sẽ có một số lạc quan khi chúng ta nhìn vào bức tranh toàn cảnh việc làm vào ngày thứ Sáu (03/9)”, Mike Loewengart, Giám đốc quản lý chiến lược đầu tư tại E-Trade, nhận định. “Một mặt báo cáo việc làm vững chắc là một tín hiệu tích cực về sự phục hồi kinh tế, mặt khác nó hỗ trợ cho trường hợp bắt đầu thắt chặt chính sách của Fed”.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm dữ liệu việc làm mạnh mẽ trước khi ngân hàng trung ương bắt đầu nới lỏng chương trình mua trái phiếu khổng lồ của mình, qua đó dẫn đến sự tập trung cao độ vào báo cáo việc làm vào ngày 03/9.

Vào ngày thứ Năm, Chewy và Five Below nằm trong số những cổ phiếu đáng chú ý khi lần lượt sụt 9.3% và 13%, sau báo cáo kết quả kinh doanh quý 2. Cổ phiếu ChargePoint, nhà sản xuất hệ thống sạc cho xe điện, vọt 8.2% sau báo cáo lợi nhuận quý 2 cao ngất ngưỡng.

Tháng 9 là một trong những tháng yếu nhất theo mùa trong năm, tuy nhiên, nhiều người giữ quan điểm mang tính xây dựng đối với thị trường vì bối cảnh kỹ thuật vẫn còn vững chắc và nền kinh tế tiếp tục mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19.

An Trần (Theo CNBC)

3 Likes

Bác nghiện Bánh đa cua chắc cũng quê hương Hoa phượng ạ :smiley:

1 Likes

Nhớ ngày đó mình cũng có mã TS4 này bạn Tím nhỉ. :slight_smile: Làm không biết bao nhiêu vòng. :slight_smile: Giờ thì chia tay hẳn rồi. :slight_smile:

1 Likes

TS4 là một mã mà bọn mình cũng ăn vòng đi vòng lại. Giờ chia tay hoàng hôn cũng có nuối tiếc bạn Thỏ xinh đẹp nhỉ :blush:

2 Likes

Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn Nga hỗ trợ thêm vắc xin Sputnik V |

04-09-2021 13:00:00+07:00

Cảm ơn Nga đã hỗ trợ Việt Nam vắc xin Sputnik V và sẽ cung cấp 20 triệu liều trong năm 2021, Đại tướng Phan Văn Giang cho rằng đây là thiện chí và tình cảm tốt đẹp của các bạn Nga dành cho Nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn Nga hỗ trợ thêm vắc xin Sputnik V

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam (bên phải) và Thứ trưởng Quốc phòng Nga tại cuộc gặp, sáng 4/9. Ảnh: Tuấn Huy

Sáng 4/9, tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự Quốc gia 4, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Krivoruchko Aleksei Iurievich sang dự lễ bế mạc cuộc thi “Xạ thủ bắn tỉa” và “Vùng tai nạn” trong khuôn khổ Army Games 2021 tại Việt Nam.

Tại cuộc gặp, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, Việt Nam và Liên bang Nga có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, nhân dân hai nước luôn dành cho nhau những tình cảm nồng ấm, tốt đẹp. Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga và là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, quan hệ quốc phòng, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương luôn được lãnh đạo hai nước quan tâm, tạo điều kiện mở rộng và làm sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Bộ Quốc phòng hai nước đã quan tâm ủng hộ nhau trong phòng, chống dịch tại mỗi nước.

Ảnh: Tuấn Huy

Cảm ơn Nga đã hỗ trợ Việt Nam một số lượng vắc-xin Sputnik V và sẽ cung cấp cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin trong năm 2021, Đại tướng Phan Văn Giang cho rằng đây là thiện chí và tình cảm tốt đẹp của các bạn Nga dành cho nhân dân Việt Nam. Đồng thời mong muốn Nga tiếp tục hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam thời gian tới, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam như hiện nay.

Về sáng kiến tổ chức Army Games của Bộ Quốc phòng Nga, Bộ trưởng Phan Văn Giang đánh giá đây là hoạt động quốc tế đa phương quan trọng luôn nhận được sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Quốc phòng Việt Nam vẫn cử các đội tuyển tham gia thi đấu tại Nga và một số nước. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Việt Nam đăng cai tổ chức hai nội dung thi đấu “Xạ thủ bắn tỉa” và “Vùng tại nạn” trong khuôn khổ Army Games 2021.

Ngay sau cuộc gặp, Đại tướng Phan Văn Giang và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Krivoruchko Aleksei Iurievich đã cùng dự lễ bế mạc cuộc thi trong khuôn khổ Army Games 2021 tổ chức tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Minh

Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, thông qua các lần tham gia Army Games, các đội tuyển Việt Nam tiếp tục đạt được những thành công đáng khích lệ. Quan trọng hơn, sỹ quan, quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam có dịp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm huấn luyện, sử dụng vũ khí, trang bị để nghiên cứu, áp dụng tại đơn vị.

Chúc mừng và đánh giá cao việc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công cuộc thi “Xạ thủ bắn tỉa” và “Vùng tại nạn” trong khuôn khổ Army Games 2021, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Krivoruchko Aleksei Iurievich bày tỏ mong muốn năm 2022, Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục quan tâm, ủng hộ tổ chức và tham gia Army Games kế tiếp.

Nguyễn Minh

2 Likes

Tái khởi động nền kinh tế như thế nào?

04-09-2021 09:00:00+07:00

Sau các làn sóng lây nhiễm dịch Covid-19, các quốc gia trên thế giới đã tái khởi động hoặc chuẩn bị kế hoạch mở cửa nền kinh tế. Họ làm điều đó dựa trên cơ sở nào?

Vaccine hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong.

Nhìn chung, có hai yếu tố xác định khả năng sẵn sàng để tái khởi động nền kinh tế, đó là:

  1. Số lượng ca bệnh mới ở ngưỡng trong năng lực chăm sóc của hệ thống y tế.

  2. Cần đảm bảo sức mạnh của hệ thống y tế tại chỗ để phát hiện, quản lý và ngăn ngừa các ca nhiễm mới, bao gồm: đủ năng lực y tế, đặc biệt là các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU); khả năng thực hiện kiểm tra chuẩn đoán Covid-19 nhanh; có hệ thống xác định và cô lập hiệu quả các trường hợp nhiễm bệnh cũng như liên lạc với các công cụ kỹ thuật số để chia sẻ dữ liệu quan trọng theo thời gian thực (tuy nhiên, các hệ thống khác nhau có thể sẽ phù hợp với các quốc gia); có đủ nguồn lực y tế như: đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giường bệnh và các thiết bị bảo hộ y tế; tăng cường hiểu biết của cộng đồng bằng cách thông tin khoa học tốt nhất hiện có.

Từ kinh nghiệm các nước, kết hợp hai khía cạnh này, có bốn giai đoạn sẵn sàng để mở cửa lại nền kinh tế, trong đó giai đoạn 4 có mức sẵn sàng thấp nhất và giai đoạn 1 có mức sẵn sàng cao nhất (hình 1).

Dựa trên ma trận này, các nhà hoạch định chính sách xác định giai đoạn cho các khu vực địa phương (cấp thành phố, quận, huyện, phường,…) trên ma trận này để đánh giá khu vực có thể khởi động các hoạt động kinh tế. Mỗi khu vực ứng với một giai đoạn sẽ có hoạt động kinh tế tương ứng. Cần lưu ý rằng, các vị trí trên ma trận sẽ không ở trạng thái tĩnh; mức độ sẵn sàng của các khu vực sẽ tăng lên khi số ca bệnh giảm và cơ chế kiểm soát dịch tốt hơn được thiết lập, cũng như hệ thống y tế công cộng được củng cố.

Hành trình để tái khởi động nền kinh tế, đi đến điều kiện “bình thường mới” được tóm lược như sau:

Từ giai đoạn 4 (mức độ sẵn sàng thấp và mức độ lây nhiễm cao) sang giai đoạn 3 (mức độ sẵn sàng và mức độ lây nhiễm thấp): Thực hiện các biện pháp giãn cách bắt buộc ở giai đoạn 4 làm chậm sự lây lan của virus, đặt địa phương vào vị trí bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế của mình thông qua các biện pháp ở giai đoạn 3.

Từ giai đoạn 3 (mức độ sẵn sàng và mức độ lây nhiễm thấp) sang giai đoạn 2 (mức độ sẵn sàng trung bình và mức độ lây nhiễm thấp): Khi nền kinh tế mở cửa trở lại, năng lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe được nâng lên đáng kể, do đó cho phép chuyển sang các biện pháp ở giai đoạn 2. Tuy nhiên, địa phương có thể quay trở lại giai đoạn 3 hoặc 4 nếu virus lây lan nhanh sau khi mở cửa trở lại,

Từ giai đoạn 2 (mức độ sẵn sàng trung bình và mức độ lây nhiễm thấp) sang giai đoạn 1 (mức độ sẵn sàng cao và mức độ lây nhiễm thấp): Địa phương sẽ đạt đến trạng thái “bình thường mới” mà ở đó năng lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe được mở rộng đầy đủ, sự lây lan của virus ở mức độ vừa phải, và địa phương tiến tới áp dụng các biện pháp cho giai đoạn 1.

Cần lưu ý, các quốc gia (địa phương) cần xây dựng các tiêu chí thích hợp để đo lường mức độ lây nhiễm của virus. Tiêu chí lý tưởng là tỷ lệ lây truyền nhưng tiêu chí này đòi hỏi năng lực xét nghiệm lớn, do đó có thể không phù hợp ở một số quốc gia. Các tiêu chí thay thế có thể là tốc độ tăng của các ca nhiễm và tổng số ca nhiễm cộng dồn.

Để khởi động lại nền kinh tế cần có những hiểu biết về cấu trúc kinh tế của từng khu vực, và để làm tốt điều đó, các nhà hoạch định chính sách kết hợp đánh giá rủi ro lây nhiễm và tầm quan trọng kinh tế tương đối của từng lĩnh vực trên các tiêu chí như tổng số việc làm, các khu vực có việc làm bị tổn thương hoặc mức độ đóng góp của các khu vực cho nền kinh tế. Theo đó, các lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế cần phải hoạt động ngay cả trong tình trạng giãn cách nghiêm ngặt, như y tế, quốc phòng và an ninh, các hàng hóa, dịch vụ quan trọng như thực phẩm, dược phẩm, năng lượng, nước, khí đốt và thông tin liên lạc. Các ngành còn lại có thể được mở cửa dần dần khi cuộc khủng hoảng y tế giảm dần.

Như vậy, sẽ có các khu vực hoạt động khi mức độ sẵn sàng chuyển từ giai đoạn 4 sang giai đoạn 3. Khu vực khác có thể bắt đầu hoạt động khi ở giai đoạn 2, khi nguy cơ lây nhiễm tương đối được kiểm soát. Khu vực khác nữa có thể mở lại sau đó, khi tốc độ lây nhiễm đã được giảm thiểu hoặc ban hành các hướng dẫn rõ ràng cho hoạt động trong bối cảnh tương ứng.

Cụ thể, khi các ngành bắt đầu hoạt động trở lại, các cơ quan quản lý cần đưa ra các hướng dẫn liên quan đến sức khỏe và hành vi để giảm khả năng lây nhiễm như duy trì khoảng cách tiếp xúc, các khu vực có thể tiếp tục làm việc từ xa, hướng dẫn về vệ sinh và sức khỏe, kiểm soát để phát hiện sớm các ca bệnh mới, báo cáo thông tin liên quan cho cơ quan y tế và các biện pháp thực thi để đảm bảo tuân thủ. Điều này sẽ giúp các ngành tái khởi động an toàn hơn.

Ngoài ra, mỗi ngành có thể cần thực hiện các yêu cầu và thủ tục cụ thể hơn các ngành khác. Các cơ quan quản lý và các hiệp hội cùng thiết kế các quy trình cho từng phân ngành.

Một vấn đề không kém quan trọng trong lộ trình tái khởi động nền kinh tế đó là các quốc gia đều đưa ra tỷ lệ phủ vaccin mục tiêu, cùng với đó là việc xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ cho việc ra quyết định, đánh giá mức độ thành công của quá trình mở cửa lại và có các cải tiến trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn tại Anh, khi ra quyết định tái khởi động nền kinh tế theo từng bước, chính phủ sẽ xem xét dữ liệu mới nhất về tác động của các bước mở cửa kinh tế, bao gồm:

– Đánh giá hiệu quả chương trình triển khai vaccine.

– Có bằng chứng cho thấy vaccin hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong ở những người được tiêm chủng.

– Tỷ lệ lây nhiễm không có nguy cơ gia tăng số ca nhập viện, điều sẽ gây áp lực với hệ thống y tế.

– Đánh giá các rủi ro liên quan đến các chủng virus mới.

Tóm lại, việc tái khởi động nền kinh tế có thể dựa trên việc phân loại các khu vực theo bốn mức độ (giai đoạn) sẵn sàng. Đối với mỗi giai đoạn, các cơ quan quản lý cần xác định cường độ của việc thực thi, và có các điều chỉnh chính sách và hành động cụ thể. Hơn nữa, việc điều phối các chính sách cần sự phối hợp theo chiều ngang, theo chiều dọc giữa các cấp chính quyền, giữa các khu vực nhằm tránh sự xung đột có thể làm trầm trọng thêm việc truyền tải chính sách. Đảm bảo được tính nhất quán của các chính sách thậm chí còn còn quan trọng hơn so với các chính sách hỗ trợ khẩn cấp.

Trần Hùng Sơn - Hồ Hữu Tín

3 Likes
1 Likes

Ngân hàng buộc phải mạnh tay giảm lãi suất cho vay?

04-09-2021 12:18:11+07:00

Ngoài việc nhằm hỗ trợ khách hàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thì trong bối cảnh thanh khoản dồi dào trở lại nhưng tín dụng lại rơi vào trì trệ khi nhu cầu vay vốn của khách hàng đang suy yếu, việc giảm lãi suất cho vay được xem là chính sách kích thích hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Chính sách giảm lãi suất cho vay tại các ngân hàng đã được thực hiện nghiêm túc hơn trong những tháng qua. Ảnh: N.K

Giảm lãi suất cho vay đã thực chất hơn

Sau đợt giảm lãi suất cho vay vào giữa tháng 7, mới đây các ngân hàng tiếp tục mạnh tay giảm để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt tập trung ưu tiên các khách hàng tại các tỉnh, thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, với mức giảm từ 0,5-1 điểm phần trăm/năm. Như vậy, chỉ trong vòng hơn một tháng, thị trường đã chứng kiến hai đợt giảm lãi suất cho vay tại một số ngân hàng, với tổng mức giảm có thể lên đến 1-2 điểm phần trăm/năm.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng tiếp tục triển khai các gói tín dụng ưu đãi, với lãi suất vay vốn thấp nhất chỉ từ 4%/năm. Đi đầu vẫn là nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) gốc quốc doanh như Vietcombank, VietinBank, [BIDV], vốn có nền tảng cơ sở khách hàng rất lớn và trải rộng, cũng như tiềm lực tài chính và lợi nhuận luôn thuộc tốp đầu hệ thống.

Không loại trừ khả năng nhóm NHTM tư nhân sẽ tiếp bước theo sau trong thời gian tới, khi mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành công văn về việc thực hiện giảm lãi suất cho vay và miễn phí dịch vụ ngân hàng, đồng thời cho biết sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện các cam kết giảm lãi suất tại các ngân hàng, để xem nó có thực chất hay không, từ đó làm cơ sở xem xét và có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế một số nội dung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2022.

Có thể thấy rằng chính sách giảm lãi suất cho vay tại các ngân hàng đã được thực hiện nghiêm túc hơn trong những tháng qua. Cùng với đó, chính sách cơ cấu nợ cũng được đẩy mạnh hơn khi khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh.

Điều kiện tốt để giảm lãi suất

Ngoài việc nhằm hỗ trợ khách hàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thì trong bối cảnh thanh khoản dồi dào trở lại nhưng tín dụng lại rơi vào trì trệ khi nhu cầu vay vốn của khách hàng đang suy yếu, việc giảm lãi suất cho vay được xem là chính sách kích thích hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Ngoài nguồn vốn huy động qua kênh phát hành trái phiếu của các ngân hàng và lượng thanh khoản tiền đồng khổng lồ được bơm qua kênh mua ngoại tệ của NHNN, hệ thống cũng chứng kiến một lượng lớn thanh khoản ròng từ các trái phiếu chính phủ (TPCP) đáo hạn trong những tháng qua.

Thống kê cho thấy trong tám tháng đầu năm nay, lượng TPCP đáo hạn lên tới 1.707.000 tỉ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ, trong khi lượng TPCP phát hành mới chỉ hơn 210.000 tỉ đồng. Với vị thế là nhà đầu tư chính trên thị trường TPCP từ trước đến nay, có thể thấy lượng vốn đầu tư vào TPCP đáo hạn quay trở lại các ngân hàng từ đầu năm đến nay là rất lớn, đặc biệt là trong ba tháng vừa qua.

Hiện trạng thanh khoản dồi dào phản ánh rõ nhất qua mặt bằng lãi suất trên thị trường vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng. Dữ liệu cập nhật từ NHNN đến 26-8 cho thấy lãi suất kỳ hạn qua đêm, một tuần và hai tuần đều đã rớt về dưới mốc 1%, cụ thể kỳ hạn qua đêm chỉ còn 0,65%/năm, giảm 32 điểm cơ bản (bps) so với cuối tháng 7 và giảm đến 89 bps so với giai đoạn cao điểm cuối tháng 5. Tương tự, kỳ hạn một tuần giảm tương ứng là 58 bps và 91 bps, hai tuần giảm 40 bps và 84 bps, trong khi các kỳ hạn một tháng, ba tháng và sáu tháng cũng giảm đáng kể.

Diễn biến lãi suất giảm còn lan tỏa qua thị trường huy động từ dân cư, khi thanh khoản dồi dào, cùng với tăng trưởng huy động vốn nhanh trở lại do dịch bệnh làm tăng nhu cầu an toàn, cũng góp phần giúp các ngân hàng có động thái điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi trở lại trong hai tháng qua. Xu hướng này đến lượt mình lại giúp các ngân hàng có thể ổn định chi phí vốn đầu vào, nếu không muốn nói là tiếp tục giảm được chi phí vốn, kéo theo hệ quả là có thêm điều kiện để tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

Cứu doanh nghiệp là cứu lấy mình

Nếu như tình hình dịch bệnh có thể thúc đẩy dòng vốn tìm nơi trú ẩn an toàn ở kênh tiền gửi ngân hàng, thì ngược lại nó khiến hoạt động tín dụng trì trệ trở lại, như đã nhắc đến ở trên. Sau giai đoạn tăng trưởng cho vay hứng khởi trong những tháng đầu năm, mà đã khiến không ít ngân hàng sớm sử dụng hết hạn mức cho vay được phân bổ, kéo theo việc được NHNN tăng thêm chỉ tiêu tín dụng từ đầu quí 3, từ đó đến nay, các ngân hàng không thể tiếp tục đẩy mạnh cho vay, thậm chí có ngân hàng còn chứng kiến dư nợ sụt giảm trở lại.

Giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay cũng chính là cách mà các ngân hàng tự cứu lấy mình. Nếu không, rủi ro phá sản của khách hàng sẽ ngày càng tăng, khi đó các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu gia tăng.

Đây là hệ quả tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như hiện nay.

Đáng lưu ý là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh không chỉ giảm nhu cầu vay vốn, mà một số doanh nghiệp, hộ gia đình có vốn lưu động nhàn rỗi, thanh khoản dồi dào thậm chí còn gửi tiền ngược vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Diễn biến tăng trưởng tiền gửi của tổ chức tại các ngân hàng liên tục đi lên và cao hơn tăng trưởng tiền gửi của khách hàng cá nhân trong những tháng gần đây đã thể hiện xu hướng này.

Cho nên, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay cũng chính là cách mà các ngân hàng tự cứu lấy mình. Vì nếu gánh nặng tài chính quá lớn, khách hàng chậm phục hồi sản xuất, kinh doanh thì rủi ro phá sản sẽ ngày càng tăng, khi đó các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn gia tăng khó lường.

Đâu đó có một số ý kiến, đề xuất cho rằng trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tạm ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng lẽ ra nên tạm dừng thu lãi suất, chứ không chỉ đơn thuần giảm lãi suất. Cần nhắc lại rằng ngân hàng thực chất chỉ là tổ chức trung gian huy động vốn rồi đem cho vay. Cho nên, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh hay giãn cách xã hội, ngân hàng vẫn phải trả lãi suất cho các khoản tiền gửi của khách hàng. Do đó, việc miễn, giảm lãi suất cho khách hàng vay vốn chỉ có thể được thực hiện trong một chừng mực nhất định.

Ngoài ra, nhìn vào con số lợi nhuận tuyệt đối của các ngân hàng lên đến hàng ngàn tỉ đồng hay hàng chục ngàn tỉ đồng trong thời gian qua, một số người có thể đánh giá điều đó là phản cảm trước thực trạng khó khăn của nền kinh tế và các doanh nghiệp hiện nay. Dù vậy, nếu so với mức vốn chủ sở hữu của các ngân hàng cũng lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng, rõ ràng hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng cũng chỉ ở mức khiêm tốn.

Thụy Lê

4 Likes

tin này thì phải chia tay bank

1 Likes

Nga giúp cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin Sputnik V một con số rất đáng kể đấy ạ. Mà thấy nước Nga vỹ đại không ồn ào và rất khiêm nhường ạ .

1 Likes

mỹ vẫn hơn em ạ,vừa sang đã tặng ngay 1tr liều rồi.Chơi với Nga chán phèo,vẫn nhớ vụ Biển Đông năm nào

Em không mang phép so sánh ở đây anh ạ! Nó bị khập khiễng. :blush:

1 Likes

Dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng nhu cầu phục hồi

04-09-2021 07:30:59+07:00

Giá dầu tăng nhẹ vào ngày thứ Sáu (03/9), khi nhiều người kỳ vọng nhu cầu toàn cầu sẽ khởi sắc và đà phục hồi chậm chạp của trung tâm lọc dầu và xuất khẩu Bờ Vịnh Mỹ từ cơn bão hồi đầu tuần này có vẻ sẽ làm cạn kiệt thêm dự trữ dầu thô.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 39 xu (tương đương 0.5%) lên 73.42 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 21 xu (tương đương 0.3%) lên 70.20 USD/thùng. Cả 2 hợp đồng hầu như đều ổn định trong tuần qua.

Các nguồn tin cho Reuters biết, khoảng 1.7 triệu thùng/ngày sản lượng dầu vẫn bị gián đoạn ở Vịnh Mexico của Mỹ, với thiệt hại ở các sân bay trực thăng và kho chứa nhiên liệu làm chậm việc đưa các đoàn công nhân trở lại các giàn khoan ngoài khơi.

Vandana Hari, Chuyên gia phân tích năng lượng tại Vanda Insights, nhận định: “Sự gián đoạn kéo dài sản xuất dầu ở vùng Vịnh của Mỹ và năng suất lọc dầu ở Louisiana, chắc chắn sẽ tạo ra lỗ hổng lớn hơn trong kho dự trữ dầu vốn đã giảm của Mỹ, cũng như dữ liệu cho thấy nhu cầu nhiên liệu trong nước tiếp tục phục hồi mạnh mẽ là những yếu tố hỗ trợ”.

Một số chuyên gia phân tích nhận thấy khả năng giá dầu tăng hơn nữa trong bối cảnh nguồn cung dầu thô thắt chặt và các tín hiệu nhu cầu phục hồi sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, gọi chung là nhóm OPEC+, giữ kế hoạch tăng 400,000 thùng/ngày vào thị trường trong vài tháng tới.

Mỹ hoan nghênh động thái này và cam kết thúc ép câu lạc bộ các nhà xuất khẩu hành động nhiều hơn để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế bằng cách giải phóng sản lượng.

“Với một thị trường dầu vẫn thâm hụt mạnh trong thời gian còn lại của năm, dầu có thể tăng hơn nữa khi OPEC+ phát tín hiệu tuân thủ việc nới lỏng cắt giảm và dự trữ tại Mỹ tiếp tục sụt giảm”, Edward Moya, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định.

An Trần (Theo CNBC)

3 Likes