Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

hì hì,có em nhắc nhở

1 Likes

Họ nói như thế, nhưng không phải là thế á :blush:

anh làm việc bằng văn bản pháp lý.em yên tâm

2 Likes

để anh tồn tại trên tt bds đến giờ này,a cũng mafia chứ ko phải là ngỗng để thằng khác vặt

1 Likes

Anh là dân buôn BĐS thì anh phải rất trầm và kín mới làm nên sóng lớn BĐS được. Chứ cứ đi khắp nơi loa loa cầm đèn chạy trước ô tô không làm được việc lớn đâu anh á :blush:

1 Likes

anh lại khác mà,như ô chú a cũng thế,mình tạo phước cho đời đi,ko sao hết

1 Likes

em biết tân tây đô ngày xưa ai khai phá ko

1 Likes

Tạo phước cho đời anh sang hẳn ngành từ thiện đi anh á :blush:

ko em,cái đấy khác,con gái sếp làm từ thiện,a quay mặt luôn,vì nó đớp hết

1 Likes

thôi nào,gì căng thẳng thế,sét vừa đánh ngang tai kìa

1 Likes

thôi nào[quote=“Hoanghontim2011, post:3325, topic:5903, full:true”]
Anh là dân buôn BĐS thì anh phải rất trầm và kín mới làm nên sóng lớn BĐS được. Chứ cứ đi khắp nơi loa loa cầm đèn chạy trước ô tô không làm được việc lớn đâu anh á :blush:
[/quote]

thôi nào

1 Likes

Thị trường chứng khoán sẽ phục hồi khi tỷ lệ bao phủ vaccine được đẩy mạnh, đầu tư nhóm ngành nào để hưởng lợi?

Thứ 7, 04/09/2021, 10:41

Agriseco Research: Thị trường chứng khoán sẽ phục hồi khi tỷ lệ bao phủ vaccine được đẩy mạnh, đầu tư nhóm ngành nào để hưởng lợi?

Trong báo cáo cập nhật mới đây, CTCK Agribank (Agriseco) nhận định việc dịch bệnh diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước và nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực hoạt động.

Agriseco Research dự báo tăng trưởng GDP Quý 3 sẽ ở mức thấp, hoặc có thể xuất hiện tình trạng tăng trưởng âm khi các chỉ số công nghiệp IIP, bán lẻ tiêu dùng vẫn đà sụt giảm. Các “đầu kéo” chính của nền kinh tế chưa bộc lộ hết khả năng khi tình trạng nhập siêu tăng cao và đầu tư công còn chậm trong khi tiêu dùng sụt giảm.

Tuy nhiên, điểm tích cực là CPI và lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt và dự báo sẽ đạt được mục tiêu dưới 4% của Chính phủ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kéo dài các chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo ra dư địa tăng trưởng cho các thị trường đầu tư như chứng khoán.

Đối với thị trường chứng khoán, Agriseco Research nhận định thị trường chứng khoán đã có những phiên giảm điểm mạnh trước khi dần hồi phục các phiên gần đây. Do đó, số liệu vĩ mô quý 3 kém lạc quan có thể đã nằm trong kỳ vọng của thị trường. Hiện tại, định giá của VN-Index đang có P/E quanh mức 16 lần - mức ngang trung bình của chỉ số trong lịch sử và thấp hơn nhiều so với các TTCK khác trong khu vực.

Agriseco Research: Thị trường chứng khoán sẽ phục hồi khi tỷ lệ bao phủ vaccine được đẩy mạnh, đầu tư nhóm ngành nào để hưởng lợi? - Ảnh 1.

Diễn biến chỉ số VN-Index từ đầu năm đến nay (nguồn: TradingView)

Tham chiếu với các thị trường chứng khoán khác trên thế giới đều đã hồi phục mạnh mẽ sau khi thực hiện tiêm chủng vaccine nội địa, Agriseco Research đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục hồi phục tốt khi tỷ lệ bao phủ vaccine được đẩy mạnh.

Báo cáo đưa ra khuyến nghị với nhà đầu tư về một số nhóm ngành được hưởng lợi trong thời gian tới đây, gồm khu công nghiệp với kỳ vọng FDI giải ngân tăng trở lại, các ngành hưởng lợi đầu tư công như bất động sản, vật liệu xây dựng, nhóm xuất khẩu khi kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 2 chữ số như gỗ, dệt may, thủy sản.

Phương Linh

4 Likes

Chú ý đoạn cuối về các ngành được hưởng lợi chị nhỉ

1 Likes

Dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu thế giới lớn nhất 10 tuần

Thứ 7, 04/09/2021, 17:45

Nhà đầu tư bơm ròng 11,64 tỷ USD vào các quỹ cổ phiếu Mỹ. Các quỹ cổ phiếu châu Âu và châu Á lần lượt thu hút được 4,78 tỷ USD và 1,54 tỷ USD.

Theo số liệu từ Lipper, nhà đầu tư rót 19,19 tỷ USD vào các quỹ cổ phiếu toàn cầu trong tuần tính đến ngày 1/9, mức hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 23/6.

Tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole ngày 27/8, Chủ tịch Fed Jerome Powell trấn an lo ngại từ thị trường về một đợt siết hỗ trợ nhanh bằng cách ám chỉ ngân hàng trung ương Mỹ vẫn thận trọng trong tăng lãi suất và họ đang cố giúp nền kinh tế tối đa hóa việc làm.

Nhà đầu tư bơm ròng 11,64 tỷ USD vào các quỹ cổ phiếu Mỹ. Các quỹ cổ phiếu châu Âu và châu Á lần lượt thu hút được 4,78 tỷ USD và 1,54 tỷ USD.

Dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu thế giới lớn nhất 10 tuần - Ảnh 1.

Màn hình tại sàn NYSE chiếu cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell ngày 28/7. Ảnh: Reuters.

Nhà đầu tư cũng chú ý đến các quỹ trái phiếu toàn cầu, rót vào 16,87 tỷ USD, lớn nhất 8 tuần. Các quỹ trái phiếu lợi suất cao nhận 2,38 tỷ USD, nhiều nhất 2 tháng, các quỹ trái phiếu ngắn và trung hạn thu hút được 3,77 tỷ USD, tăng 56% so với tuần trước đó.Tính theo lĩnh vực, nhà đầu tư mua ròng 1,64 tỷ USD trong công nghệ, ghi nhận dòng tiền vào hàng tuần lớn nhất 6 tuần. Các quỹ tài chính và chăm sóc sức khỏe nhận dòng vốn 879 triệu USD và 702 triệu USD.

Trong khi đó, dòng vốn vào các quỹ trái phiếu chính phủ giảm 40% so với tuần trước đó, xuống 1,37 tỷ USD.

Về hàng hóa, các quỹ kim loại quý nhận ròng 236 triệu USD sau 3 tuần bị rút vốn liên tiếp. Các quỹ năng lượng ghi nhận dòng tiền rời đi tuần thứ ba liên tiếp.

46,25 tỷ USD rời các quỹ thị trường tiền tệ toàn cầu trong tuần, nhiều nhất 10 tuần.

Kết quả một phân tích với 23.859 quỹ thị trường mới nổi cho thấy nhà đầu tư mua ròng 1,47 tỷ USD quỹ cổ phiếu và 986 triệu USD quỹ trái phiếu.

Như Tâm (Theo Reuters)

2 Likes

Tốc độ giải ngân chậm lại, cổ phiếu theo sóng đầu tư công có hạ nhiệt?

Thứ 7, 04/09/2021, 12:57

Một số cổ phiếu của các nhóm ngành được đánh giá sẽ hưởng lợi từ sóng đầu tư công như vật liệu xây dựng, xi măng, xây lắp hạ tầng,… đã tăng rất mạnh, thậm chí phản ánh trước kỳ vọng.

Tốc độ giải ngân chậm lại, cổ phiếu theo sóng đầu tư công có hạ nhiệt?

Trong bối cảnh hai trụ đỡ tiêu dùng và xuất khẩu tiếp tục suy yếu do dịch bệnh, Agriseco Research đánh giá, đầu tư công sẽ là đầu kéo khả thi nhất cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022.

Kế hoạch giải ngân đầu tư công trong giai đoạn 2021 - 2025 đã được nâng lên 2,87 triệu tỷ đồng, tương ứng mức hơn 40% so với con số thực hiện của giai đoạn trước. Riêng năm 2021, vốn đầu tư công kế hoạch gần 600.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, Chính phủ sẽ dành nguồn lực thích đáng để giải quyết các dự án trọng điểm hiệu quả. Giai đoạn 2021 - 2025 mục tiêu đầu tư công sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tác động lan tỏa nhiều khối ngành, chuyển đổi kinh tế số theo cách mạng công nghệ 4.0 thay vì ưu tiên việc đảm bảo an sinh xã hội như giai đoạn 2016 - 2020.

Đồng thời, tập trung nguồn vốn giải ngân ở các công trình hạ tầng lớn như sân bay, cao tốc, nhà ga có quy mô quốc gia thay vì các dự án quy mô vùng, tỉnh, điện đường trường trạm như giai đoạn trước. Chính phủ đã cắt giảm khoảng 1.050 dự án không cần thiết. Dự kiến việc cắt giảm sẽ tiếp tục để còn khoảng 5.000 dự án thực hiện so với con số 6.447 dự án giai đoạn 2016 – 2020.

Số vốn tăng lên trong khi số lượng dự án được cắt giảm sẽ tạo ra nguồn lực tập trung vào các dự án trọng điểm như 11 dự án thành phần tuyến Cao tốc Bắc Nam, Sân bay Quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Nhiệt điện Sông Hậu 1,…

CỔ PHIẾU PHẢN ÁNH TRƯỚC KỲ VỌNG

Agriseco Research đánh giá, các ngành được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công bao gồm nhóm “thượng nguồn” như vật liệu xây dựng (HPG, HSG, HT1, BCC, KSB), bất động sản (VHM, NVL, KDH, NLG). Các doanh nghiệp có kinh nghiệm tham gia vào các dự án đầu tư công trong quá khứ và có vị thế đầu ngành, lợi thế cạnh tranh sẽ nắm lợi thế lớn.

Bên cạnh đó, các nhóm “trung và hạ nguồn” cũng sẽ được hỗ trợ những tín hiệu tích cực là xây dựng (CTD, HBC, VCG), thi công công trình (FCN, ITD), logistics & cảng biển (ACV, GMD) sau khi hạ tầng hoàn thiện. Ngoài ra, nhóm ngân hàng cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp như khi được tăng cường cấp tín dụng để giải ngân trong lĩnh vực này.

Thực tế, một số cổ phiếu đã tăng tương đối mạnh, thậm chí phản ánh trước kỳ vọng. Nổi bật có thể kể đến như BCC (+73%), PLC (+45%), HT1 (+44%), PC1 (+33%), KSB (+37%),… đều bứt phá mạnh trong một tháng trở lại đây với mức tăng ấn tượng hơn nhiều so với VN-Index cùng thời kỳ. Tuy nhiên, Agriseco vẫn cho rằng các nhịp điều chỉnh của thị trường là cơ hội phù hợp để tham gia với thời gian nắm giữ từ 6 tháng đến 1 năm.

Tốc độ giải ngân chậm lại, cổ phiếu theo sóng đầu tư công có hạ nhiệt? - Ảnh 2.

Một số cổ phiếu theo sóng đầu tư công đã tăng rất mạnh từ đầu tháng 8

Cần phải lưu ý thêm rằng, nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đuổi theo các cổ phiếu đã tăng mạnh bởi việc cụ thể hóa kỳ vọng thành kết quả thực tế còn phục thuộc vào nhiều yếu tố trong đó tốc độ giải ngân vốn đầu tư công có tác động lớn.

Tốc độ này đã có dấu hiệu chậm lại đáng kể từ khi các biện pháp giãn cách xã hội bắt đầu được áp dụng từ giữa tháng 7 đối với các tỉnh phía nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), giải ngân đầu tư công 8 tháng đầu năm 2021 đạt 244,9 nghìn tỷ đồng , bằng 51,1% kế hoạch năm và giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong báo cáo chiến lược ngành 6 tháng cuối năm 2021, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo đầu tư công sẽ tăng trưởng hạn chế do ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, Chính phủ có thể sẽ sử dụng một phần chi tiêu đầu tư công để dành nhiều nguồn lực hơn cho cuộc chiến chống COVID-19.

Ngoài ra, các ngành được dự báo sẽ hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công vẫn có những rủi ro hiện hữu. Đơn cử như các doanh nghiệp xây dựng phải đối mặt với cơn sốt giá nguyên vật liệu đầu vào; doanh nghiệp xi măng gặp vấn đề với tình trạng dư cung; một số doanh nghiệp phải chờ dự án nghiệm thu mới thu được tiền,…

Nhóm cổ phiếu xây lắp hạ tầng và vật liệu xây dựng được đánh giá có thể hưởng lợi sớm và phản ánh nhanh nhất vào kết quả kinh doanh tuy nhiên mức độ hưởng lợi còn tùy thuộc vào vị trí địa lý của các dự án được triển khai, năng lực của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, giá chào thầu và nhiều yếu tố khác.

Theo Thanh Hà

5 Likes

Việt Nam sẽ không phụ lòng tin của các doanh nghiệp FDI

Thứ 7, 04/09/2021, 10:40

Cho biết công tác phòng chống dịch bệnh tại TPHCM khó khăn hơn ở Bắc Ninh, Bắc Giang do nhiều lý do, Thủ tướng khẳng định Chính phủ và Nhân dân Việt Nam sẽ không phụ lòng tin của các doanh nghiệp FDI, trong đó có Samsung.

Thủ tướng: Việt Nam sẽ không phụ lòng tin của các doanh nghiệp FDI

Thủ tướng thăm Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 3/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên, trong đó có Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên tại Khu công nghiệp Yên Bình, phường Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên.

Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Choi Joo Ho cho biết, tại Việt Nam, Samsung có 6 nhà máy, đang xây dựng 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển. Samsung đã đầu tư hơn 17,7 tỷ USD vào Việt Nam và hiện có 110.000 cán bộ, nhân viên; kim ngạch xuất khẩu trị giá hơn 56 tỷ USD năm 2020.

Trong đợt bùng phát dịch tại Bắc Ninh, Bắc Giang, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo và các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả của Chính phủ và địa phương, Samsung đã vượt qua những khó khăn. Tại Thái Nguyên, Samsung vẫn vận hành nhà máy bình thường, trong nhà máy không có ca nhiễm nào.

Trong bối cảnh dịch bệnh, từ tháng 1 tới tháng 7 vừa qua, Samsung vẫn đạt mức tăng trưởng 10% so với cùng kỳ. Nếu nhà máy tại TPHCM trở lại hoạt động bình thường trong thời gian tới thì Samsung có thể vượt mục tiêu xuất khẩu của năm nay.

Dự kiến cuối năm 2022, Samsung sẽ khánh thành trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội, với mong muốn đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam. Sẽ có 3.000 kỹ sư người Việt Nam làm việc tại đây.

Phía Samsung cũng nêu một số đề nghị với Thủ tướng và các bộ, ngành của Việt Nam, như quan tâm tiêm vaccine COVID-19 cho người lao động của tập đoàn. Về phần mình, Samsung đã ủng hộ hơn 86 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch tại Việt Nam.

Phát biểu tại đây, Thủ tướng nêu rõ, việc ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang vừa qua là một bài học cho thấy các doanh nghiệp FDI, trong đó có Samsung, có thể tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và các cấp chính quyền của Việt Nam trong phòng chống dịch.

Để ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, Việt Nam đã huy động sự vào cuộc của nhân dân, theo phương châm nhân dân biết, nhân dân hiểu, nhân dân tin, nhân dân theo và nhân dân cùng làm. Việc kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh tại Bắc Ninh, Bắc Giang là chiến thắng của nhân dân, trong đó có đóng góp của Samsung. Thủ tướng cảm ơn sự hợp tác và tin tưởng của Samsung vào Chính phủ và Nhân dân Việt Nam trong thời điểm khó khăn đó.

Cho biết công tác phòng chống dịch bệnh tại TPHCM khó khăn hơn ở Bắc Ninh, Bắc Giang do nhiều lý do, Thủ tướng khẳng định Chính phủ và Nhân dân Việt Nam sẽ không phụ lòng tin của các doanh nghiệp FDI, trong đó có Samsung.

“Đảng, Nhà nước Việt Nam xác định Nhân dân vừa là chủ thể, vừa là trung tâm của mọi chính sách. Các doanh nghiệp FDI, trong đó có Samsung, là một thành tố của Nhân dân. Chiến thắng dịch bệnh có đạt được hay không phụ thuộc vào đóng góp của Nhân dân”, ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh và mong muốn Samsung đã và sẽ tiếp tục tin tưởng, tích cực hợp tác, đóng góp vào công tác phòng chống dịch tại Việt Nam.

Trên nguyên tắc hợp tác cùng có lợi, hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro, Thủ tướng đề nghị Samsung tiếp tục có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chăm lo phúc lợi xã hội cho công nhân cả về vật chất và tinh thần. Ông khẳng định, đây là bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, Việt Nam không hy sinh phúc lợi xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là như vậy.

Về chống dịch, Thủ tướng đề nghị Samsung tiếp tục tuân thủ tốt các biện pháp phòng chống dịch, như tuân thủ 5K, test COVID-19 theo tình hình dịch tễ, tiêm chủng vaccine, đáp ứng yêu cầu về y tế, thuốc kịp thời trong điều trị, thực phẩm, lương thực không thiếu, cách ly tại chỗ. Trong số này, có biện pháp công nhân thực hiện, có biện pháp do nhà máy thực hiện, có biện pháp do địa phương thực hiện. Thủ tướng mong có sự phối hợp chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả, hợp lý giữa các cơ quan quản lý địa phương, doanh nghiệp và người công nhân trong phòng chống dịch.

Đề xuất của Samsung về vaccine là chính đáng, Thủ tướng cho biết Việt Nam đang thực hiện chiến lược vaccine, theo đó, sẽ tiêm miễn phí cho mọi người, trong đó có cán bộ, chuyên gia và công nhân của Samsung. Công nhân là một đối tượng ưu tiên về vaccine, trong đó có công nhân của Samsung. Việt Nam cũng đang ưu tiên vaccine cho những nơi tình hình dịch bệnh phức tạp như TPHCM và các tỉnh phía Nam, trong đó có khu công nghiệp của Samsung.

Do tình hình khan hiếm vaccine trên toàn cầu, Thủ tướng mong muốn Samsung có tiếng nói với Chính phủ Hàn Quốc và các đối tác để hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến lược vaccine bằng nhiều hình thức. Về phần mình, Việt Nam đang đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước và đang có những tín hiệu rất tích cực.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị phía Samsung khắc phục tình trạng nhập khẩu nhiều sản phẩm, linh kiện để phục vụ sản xuất tại Việt Nam bằng cách chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam. Hiện, phần giá trị của Việt Nam chỉ chiếm 40% trong tổng giá trị sản phẩm của Samsung. Samsung nghiên cứu có giải pháp nâng tỷ trọng về mặt giá trị của Việt Nam lên cao hơn nữa trong từng loại sản phẩm và trong tổng giá trị xuất khẩu.

Theo Thủ tướng, con số này nên là trên 50% để hài hoà lợi ích giữa hai bên.Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn sớm có người Việt Nam tham gia đội ngũ lãnh đạo cao nhất của Tổ hợp Samsung cũng như tại các nhà máy, cơ sở của Samsung, và đề nghị Samsung có chiến lược đào tạo cho việc này. Thủ tướng đề nghị Samsung đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội đi vào hoạt động sớm hơn nữa và có người Việt Nam là cán bộ quản lý cấp cao của trung tâm này.

Thủ tướng khẳng định cá nhân ông và các thành viên Chính phủ luôn lắng nghe các ý kiến, đề xuất của Samsung để hợp tác giữa hai bên thành công hơn nữa theo tinh thần cùng thắng.

Theo PV

3 Likes

Ngân hàng sốt ruột phát mại nhà đất, chung cư, hạ mạnh giá bán để thu hồi nợ

Thứ 7, 04/09/2021, 12:32

Chẳng hạn, loạt căn hộ tại một dự án bất động sản ở trung tâm quận 10, Tp.HCM đã giảm 500-700 triệu/căn so với năm ngoái. Một số BĐS nhà ở cũng được ngân hàng giảm tới 20% sau một vài tháng.

Ngân hàng sốt ruột phát mại nhà đất, chung cư, hạ mạnh giá bán để thu hồi nợ

Nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh việc xử lý các khoản nợ xấu thông qua việc rao bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ trong thời gian gần đây. Có những tài sản, bao gồm bất động sản, máy móc thiết bị đã được ngân hàng rao bán tới hàng chục lần, từ năm ngoái đến nay vẫn chưa thành công. Chỉ trong vòng vài tháng, một số tài sản đã được giảm giá tới hơn một nửa.

BIDV chi nhánh Phú Tài mới đây tiếp tục thông báo đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Thành Vinh lần 9. Trong đó, TSBĐ là 234,3m2 đất, thuộc thửa đất số 147, tờ bản đồ số 31, tọa lạc tại số 35 đường Nguyễn Lữ, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; nhà 03 tầng, tổng diện tích sàn 417,04m2; …Giá khởi điểm của tài sản trong lần đầu giá này là 14,5 tỷ, giảm 2 tỷ so với mức giá đưa ra cách đây 4 tháng.

Tại BIDV chi nhánh Hà Nội, khoản nợ của Công ty CP TM và ĐTXD Giao thông vận tải tiếp tục được đưa ra đấu giá lần 3. Được biết khoản nợ tính đến ngày 14/7/2021 có giá trị gần 30 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 17,2 tỷ và lãi là 12,6 tỷ đồng.

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ trên bao gồm: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 26 ngách 191/63 phố Khương Thượng, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa; Quyền sử dụng đất tại thửa đất số 32, tờ bản đồ số 6, Tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm; Quyền sử dụng đất tại địa chỉ thửa đất số 33, tờ bản đồ số 6, Tổ dân phố Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Giá khởi điểm được rao bán lần này là 13,95 tỷ đồng, chỉ được một nửa giá trị khoản nợ. Cách đây 1 tháng, khoản nợ này còn được rao bán với giá 17,2 tỷ đồng.

Một khoản nợ khác cũng được BIDV rao bán nhiều lần thời gian gần đây là của công ty TNHH may thêu Hoàng Long. Trong lần thông báo đấu giá lần thứ 5, giá khởi điểm của khoản nợ còn 18,5 tỷ đồng, giảm tới 54% so với mức 40,2 tỷ đồng được chào bán vào cuối tháng 4.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là 8 quyền sử dụng đất và nhà xưởng, nhà điều hành tại xã Khánh Hồng, Yên Khánh, Ninh Bình. Ngoài ra, khoản nợ còn được thế chấp bởi 372 máy móc thiết bị ngành may.

Sacombank cũng đang rao bán nhiều bất động sản, trong đó nhiều tài sản đã giảm giá đáng kể. Sau hơn 1 năm, nhà băng này vẫn chưa bán đấu giá thành công 19 căn hộ thuộc dự án Xi Grand Court địa chỉ 256-258 đường Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh, và đã hạ giá bán tổng cộng 6,8 tỷ đồng, trong đó từng căn giảm 500-700 triệu.

Chẳng hạn 1 căn Penthouse có diện tích 166m2 bàn giao thô được rao bán với giá 9,12 tỷ đồng, giảm 670 triệu đồng so với trước. Hay một căn 109m2 3 phòng ngủ tại toà A1 của dự án, đã hoàn thiện cơ bản được rao với giá 6 tỷ, giảm 472 triệu đồng so với trước.

Nhiều BĐS khác cũng giảm giá mạnh. Chẳng hạn nhà đất tại địa chỉ 41-45 đường 281 Lý Thường Kiệt, Quận 11, TP.HCM hiện được Sacombank rao bán với giá 122 tỷ đồng, giảm gần 24 tỷ so với năm ngoái.

Tại Agribank, một số tài sản đảm bảo là BĐS nhà ở cũng được giảm giá sau nhiều lần rao bán không thành công. Chẳng hạn, năm ngoái Agribank rao bán quyền sử dụng đất và nhà ở tại tổ 18 Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội có diện tích 96,3m2 với giá 6,3 tỷ đồng, nay giảm còn 5 tỷ. Hay 1 thửa đất tại phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội có diện tích 166 m2 từng được Agribank rao bán 16 tỷ đồng, nay giảm còn 12,8 tỷ.

Nhiều ngân hàng đang cố đẩy nhanh việc xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng trong bối cảnh dự báo nợ xấu từ các khoản nợ cơ cấu do ảnh hưởng dịch Covid-19 sẽ sớm gia tăng trong thời gian tới.

Trong báo cáo gần đây, World Bank cho rằng các cấp có thẩm quyền cần theo dõi cẩn thận sự gia tăng của nợ xấu để đảm bảo sức khỏe cho khu vực tài chính và thúc đẩy áp dụng quy định về an toàn vốn theo chuẩn Basel II đối với mọi ngân hàng đang hoạt động. Trong đợt bùng phát dịch trên diện rộng bắt đầu từ tháng 5, nhiều doanh nghiệp ở các thành phố lớn và một số khu công nghiệp phải đóng cửa phòng dịch, cơ quan phụ trách chính sách tiền tệ cần thận trọng với những rủi ro đang gia tăng về nợ xấu.

Tuy nhiên, việc phát mại tài sản ở giai đoạn này cũng rất khó khăn dù đã hạ mạnh giá bán, do phải thực hiện giãn cách và tình hình tài chính của các tổ chức, cá nhân đều bị ảnh hưởng. Chia sẻ với chúng tôi một lần gần đây, luật sư Trương Thanh Đức, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, trong thời buổi khó khăn này, ngân hàng thu hồi được 50-70% cũng là rất tốt rồi.

Thu Thuỷ

2 Likes

Người vay ngân hàng mua đất “còng lưng” trả nợ

Vay ngân hàng để lướt sóng bất động sản nhưng thị trường đi xuống. Đất thì không bán được, thu nhập lại giảm, nhiều người mệt mỏi gồng mình trả nợ.

Người vay ngân hàng mua đất

Bà Nguyễn Thị Hương Thanh (TP.HCM) cho biết đã ký hợp đồng vay ngân hàng để mua đất. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, gia đình bà gặp khó khăn trong việc trả lãi khoản vay. Bà Thanh đề nghị cơ quan chức năng xem xét có chính sách hỗ trợ cho những trường hợp như bà tạm dừng đóng các khoản lãi vay.

Trả lời thắc mắc của bà Thanh, Ngân hàng Nhà nước cho biết , khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá đáp ứng các điều kiện như: Không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19; có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại; khoản vay, cho thuê tài chính phát sinh nghĩa vụ nợ, trả nợ gốc, lãi trong thời gian quy định (nợ phát sinh trước ngày 10/6/2021,…) thì được tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định.

Theo đó, việc xem xét có cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi,…cho khách hàng hay không thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng. NHNN đề nghị bà Thanh làm việc với các tổ chức tín dụng để được xem xét, xử lý theo đúng quy định.

Trên thực tế, nhiều người vay ngân hàng để đầu tư bất động sản, mua nhà, mua đất với dự định bán lại kiếm lãi đang rơi vào tình cảnh chật vật khi khoản tiền phải trả hàng tháng cho ngân hàng là không hề nhỏ, trong khi thu nhập bị giảm, thậm chí đóng băng vì dịch bệnh. Việc mua, bán bất động sản thời điểm này cũng rất khó vì nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, không thể gặp gỡ, thương lượng.

Trong các đợt sốt đất vừa qua, không ít nhà đầu tư cá nhân đã “đánh liều” vay ngân hàng để mua đất nhằm lướt sóng kiếm lãi. Tuy nhiên, thị trường biến động mạnh khiến họ không kịp trở tay, chưa kịp bán đã phải gánh thêm khoản nợ.

Năm ngoái, vợ chồng chị T (Bình Dương) gom góp được hơn 500 triệu và mượn của người thân thêm 500 triệu nữa để mua một mảnh đất, sau vài tháng, chị T sang lại căn nhà này và lãi được 270 triệu đồng. Thấy kiếm tiền quá dễ, đầu năm nay, chị tiếp tục gom góp và dùng sổ đỏ vay ngân hàng để tiếp tục lướt sóng theo đất, và lần này “chơi lớn” đầu tư hẳn lô đất hơn 3 tỷ đồng. Thế nhưng, lần này không may mắn như trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường đi xuống khiến giá trị mảnh đất sụt giảm. Chị T chủ động bán cắt lỗ nhưng không được, trong khi hàng tháng phải trả lãi cho ngân hàng hơn 20 triệu đồng.

Những người vay mua nhà để ở cũng trong tình cảnh chật vật. Lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà khoảng 7-9%/năm và sau kỳ ưu đãi sẽ phổ biến 10-15%/năm. Với mức lãi suất cao như vậy, lại trong bối cảnh thu nhập sụt giảm do công việc gián đoạn trong dịch bệnh, nhiều người không thể xoay nổi tiền để trả. Trong khi đó, đa số ngân hàng hiện nay chủ trương ưu tiên giảm lãi suất cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và loại trừ các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán,…

Việc hỗ trợ cơ cấu nợ cũng còn tuỳ thuộc vào quy định của từng ngân hàng, có nơi được, có nơi không. Và với nhiều người, dù được cơ cấu nợ cũng không mấy mặn mà với cách hỗ trợ của ngân hàng.

Cụ thể, ngân hàng sẽ giãn nợ cho khách hàng trong một khoảng thời gian, ví dụ như 3-4 tháng. Sau thời gian giãn nợ đó, khách hàng sẽ phải trả một cục, gộp tất cả những tháng đó lại. Như vậy, số tiền phải nộp cho ngân hàng sau thời gian cơ cấu là rất lớn, trong khi thu nhập sẽ không thể phục hồi nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn như vậy.

Mệt mỏi với các khoản nợ, nhiều nhà đầu tư muốn bán ra để thu hồi vốn nhưng thị trường giao dịch thứ cấp thời gian qua khá ảm đạm, bị ép giá đến mức phải chịu lỗ.

Trước tình hình này, mới đây, Hiệp hội bất động sản TP.HCM mới đây đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại xem xét hỗ trợ người vay, bao gồm giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm cho các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư, khách hàng vay mua nhà. Các ngân hàng thương mại được đề nghị xem xét cho nhà đầu tư, khách hàng mua nhà, mua sản phẩm bất động sản được tiếp tục vay theo hợp đồng vay tín dụng đã ký; hỗ trợ cho vay tín dụng đối với các khách hàng mua nhà ở thương mại có giá trung bình, giá thấp, hoặc nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc xin giảm lãi suất tới 2%/năm cho các khoản vay bất động sản là khá nhiều, khó có thể được các ngân hàng đồng ý.

Thu Thuỷ

3 Likes

Nguồn tiền mới có thể xuất hiện, đưa lãi suất tiếp tục giảm thời gian tới

Với việc thay đổi phương thức mua giao kỳ hạn 6 tháng về phương thức mua giao ngay, NHNN có thể tạo nguồn cung mới và tức thời. Theo đó, thanh khoản được kỳ vọng sẽ tiếp tục dồi dào, từ đó đưa mặt bằng lãi suất giảm nhẹ trong tháng tiếp theo.

Nguồn tiền mới có thể xuất hiện, đưa lãi suất tiếp tục giảm thời gian tới

Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong tháng 8, lãi suất huy động của các ngân hàng hầu như không biến động. Giai đoạn này, thông điệp Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thể hiện sự nhất quán sử dụng tối đa nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đã có những diễn biến phức tạp trở lại. Theo đó, các ngân hàng thương mại đã tuyên bố các chương trình giảm lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh.

Trên thị trường liên ngân hàng, thanh khoản được kỳ vọng sẽ tiếp tục dồi dào khi các nguồn lực mới có thể xuất hiện trên thị trường. Cụ thể, với việc thay đổi phương thức mua giao kỳ hạn 6 tháng về phương thức mua giao ngay, NHNN có thể tạo nguồn cung mới và tức thời.

VCBS cho rằng, trong giai đoạn dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thì “bộ đệm” thanh khoản dồi dào hơn là cần thiết nhằm đảm bảo sự vận hành ổn định của hệ thống ngân hàng, cũng như thị trường tài chính. Bên cạnh đó, mục tiêu ổn định vĩ mô vẫn được duy trì, VCBS dự báo lạm phát tháng 9 có thể giảm 0,2- 0,3% so với tháng trước. Như vậy, thanh khoản liên ngân hàng dồi dào, từ đó đưa mặt bằng lãi suất giảm nhẹ trong tháng tiếp theo.

Trong tháng 8, NHNN không thực hiện giao dịch trên thị trường mở. Cụ thể, NHNN chào thầu trên thị trường mở, nhưng không có ngân hàng nào đặt thầu, điều này cho thấy không xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng.

Trên thế giới, các quốc gia châu Âu và Mỹ dù tiếp tục có được lợi thế trong việc mở cửa trở lại nền kinh tế tuy nhiên thành quả này cũng đang bị đe dọa bởi biến chủng mới với sức lây lan nhanh. Tuy vậy, vaccine và 5K vẫn sẽ là biện pháp xuyên suốt trong quá trình chống dịch. Cùng với đó, giai đoạn này này dù chưa xuất hiện sự thay đổi trong các chính sách nới lỏng tiền tệ, nhưng các đề xuất về thời điểm tiến hành trung hòa chính sách này cũng đang dần xuất hiện.

Về tỷ giá, VCBS dự báo VND sẽ có xu hướng mạnh lên so với đồng USD với mức biến động không quá 2% trong năm nay, trong đó bao gồm cả khả năng USD lên giá so với ngoại tệ mạnh trên thế giới.

Ngày 11/08, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giá niêm yết mua vào USD về 22.750 VND (giảm khoảng 80- 100 VND tính toán dựa mức giá chiết khấu mua kỳ hạn). Đồng thời, NHNN đổi phương thức mua kỳ hạn 6 tháng về phương thức giao ngay. Theo đó tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại cũng đã ghi nhận mức giảm tương ứng 80-100 đồng.

Thu Thuỷ

3 Likes

Giải mã con số tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Chuỗi cung ứng có nguy cơ gãy, nhiều doanh nghiệp rời thị trường, GDP vẫn vững?

Vì sao con số tăng trưởng của Việt Nam trong nửa đầu năm 2021 vẫn ở mức khá cao so với các nước trên thế giới? Và về lâu dài, chiến lược phòng chống dịch Covid-19 phải đi kèm với những yếu tố nào?

Giải mã con số tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Chuỗi cung ứng có nguy cơ gãy, nhiều doanh nghiệp rời thị trường, GDP vẫn vững?

Nửa đầu năm 2021, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả kinh tế tích cực. Cụ thể, nền kinh tế ghi nhận tốc độ tăng trưởng 4,65% quý I và 6,61% quý II/2021 so với cùng kỳ năm trước, cho dù hai đợt dịch Covid-19 bùng phát buộc phải áp dụng những biện pháp hạn chế nhằm kiềm soát đại dịch.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam, 2017–2021. Dữ liệu: TCTK

Đợt bùng phát đầu tiên rơi vào khoảng tháng 1-2, nhưng được kiểm soát tương đối nhanh chóng. Làn sóng dịch thứ hai bắt đầu từ cuối tháng 4, và là đợt lây lan dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.

Việc phải áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại mạnh tay hơn khiến cho chỉ số đi lại giảm mạnh và chỉ số về mức độ nghiêm ngặt của Chính phủ tăng cao, đến cuối tháng 7 đã quay lại gần sát mức được ghi nhận trong đợt cách ly xã hội trên phạm vi toàn quốc vào tháng 4/2020.

Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây nhận xét rằng, con số tăng trưởng tổng gộp vững chắc của cả nền kinh tế trong nửa đầu năm 2021 che đi kết quả chưa đồng đều giữa các ngành. Hiện tại, động lực tăng trưởng chính là khu công nghiệp và xây dựng (đóng góp khoảng 53,2% cho tăng trưởng GDP), tiếp theo là khu dịch vụ (30,7%), và nông nghiệp (7,6%).

Xu hướng đi lại và chỉ số mức độ chặt chẽ. Nguồn: Thế giới của chúng ta bằng dữ liệu và dữ liệu đi lại của cộng đồng trên Google

Đầu tiên là công nghiệp và xây dựng, tăng trưởng khu vực này đã quay lại tốc độ trước đại dịch, bằng khoảng 8%, nhờ các hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo mở rộng.

Tiếp theo là nông nghiệp. Đây là khu vực bị ảnh hưởng tương đối ít bởi đại dịch, cũng ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 3,85%, nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi và dịch tả lợn châu Phi đã chấm dứt.

Dịch vụ vẫn là khu vực phục hồi chậm hơn, một phần do nhạy cảm với các biện pháp đóng cửa trường học và hạn chế đi lại trong các đợt bùng phát dịch Covid-19 vào tháng 1-2 và tháng 4. Tốc độ tăng trưởng khu vực này chỉ đạt 4,0%, bằng khoảng 60% tốc độ tăng trưởng ghi nhận nửa đầu năm 2019.

Cuối cùng là hoạt động trong các ngành bán lẻ, giải trí và vận tải. Đây là khu vực bị suy giảm nhiều nhất. Đóng cửa biên giới với hầu hết khách quốc tế (giảm 97,6%) cũng góp phần dẫn đến suy thoái sâu trong ngành du lịch và vận tải.

Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế theo ngành. Nguồn: TCTK và tính toán của WB.

Đóng góp cho tăng trưởng GDP theo chi tiêu. Nguồn: TCTK và tính toán của WB.

Tác động của việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội có thể nhìn thấy rõ qua những con số. Kể từ cuối tháng 4/2021, các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ đều giảm mạnh. Trong tháng 7/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm 19,8% (so cùng kỳ năm trước), là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2020.

Theo đó, nhiều tổ chức vừa qua cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay. Cụ thể, WB đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 giảm còn 4,8%. Dự báo này thấp hơn 2 điểm phần trăm so với dự báo WB đưa ra vào tháng 12/2020.

Hay như Standard Chartered cũng hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% xuống 4,7% năm 2021. Dragon Capital hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống mức 3,7%. Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo GDP Việt Nam hạ xuống còn 4%.

Như vậy, nền kinh tế Việt Nam liệu có phục hồi vào nửa sau năm 2021 hay không, theo ông Rahul Kitchlu, quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, điều này vẫn còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch Covid-19 bùng phát hiện nay. Về lâu dài, giới chuyên gia cho rằng chiến lược phòng chống dịch Covid-19 phải đi kèm chiến lược hậu cần - logistics một cách thống nhất, bởi tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ ngày càng nặng nề hơn.

Anh Vũ

Doanh nghiệp & Tiếp thị

1 Likes