Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Giá dầu giảm, vàng cao nhất 2,5 tháng, giá đồng tăng khi số liệu việc làm của Mỹ yếu hơn dự kiến

Thứ 7, 04/09/2021, 06:14

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần với báo cáo việc làm lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ yếu hơn dự kiến, giá dầu giảm, vàng và đồng tăng. Giá khí tự nhiên ở Châu Á tăng khi nhu cầu mạnh, giá cao su Nhật Bản tăng với hy vọng kích thích kinh tế từ Trung Quốc.

Giá dầu giảm

Giá dầu giảm sau báo cáo số liệu việc làm của Mỹ yếu hơn dự kiến cho thấy sự phục kinh tế không vững, đồng nghĩa nhu cầu nhiên liệu chậm lại khi đại dịch bùng phát trở lại. Tuy nhiên, đà giảm giá bị hạn chế bởi lo ngại nguồn cung của Mỹ sẽ vẫn hạn chế bởi bão Ida, khiến sản lượng giảm từ Vịnh Mexico.

Chốt phiên 3/9 dầu thô Brent giảm 42 US cent hay 0,58% xuống 72,61 USD/thùng, dầu thô WTI giảm 70 US cent hay 1% xuống 69,29 USD/thùng. Cả hai hợp đồng dầu này phần lớn ổn định trong tuần qua, với dầu WTI tăng 0,8%.

Số liệu việc làm lĩnh vực phi nông nghiệp không như kỳ vọng, tăng 235.000 việc trong bối cảnh nhu cầu yếu trong lĩnh vực dịch vụ và tình trạng thiếu nhân công kéo dài do số ca nhiễm Covid-19 tăng. Các nhà kinh tế do Reuters thăm dò dự đoán số lượng việc làm lĩnh vực phi nông nghiệp tăng 728.000 việc.

Trong khi đó sản xuất dầu và khí tại Vịnh Mexico phần lớn vẫn đóng cửa. Việc các nhà máy lọc dầu chậm khởi động lại có thể khiến nguồn cung dầu thô tăng, gây áp lực lên thị trường này.

Một số nhà phân tích dự kiến giá dầu tiếp tục tăng sau khi OPEC+ duy trì kế hoạch bổ sung 400.000 thùng dầu mỗi ngày vào thị trường trong vài tháng tới.

Mỹ hoan nghênh động thái này và cam kết sẽ thúc ép tổ chức xuất khẩu này thực hiện nhiều hơn nữa để hỗ trợ phục hồi kinh tế bằng cách tăng cường sản xuất.

Giá LNG tăng

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Châu Á tăng, hướng tới 20 USD/mmBtu trong tuần này do hạn chế nguồn cung ở Châu Âu tạo ra sự cạnh tranh cho các khách hàng Châu Á.

Giá LNG trung bình kỳ hạn tháng 10 xuất sang Đông Bắc Á ước tính khoảng 19,9 USD/mmBtu, tăng 2,7 USD so với tuần trước.

Giá LNG ở Châu Á được thúc đẩy bởi nguồn cung hạn chế trong vài tháng qua do bảo dưỡng kéo dài ở Nga và Úc, nhưng tình trạng này đang được cải thiện. Tuy nhiên, các khách mua hầu như vẫn đứng ngoài lề đợi giá giảm.

Thay vì mua trên thị trường giao ngay, các khách hàng trở lại với người bán theo hợp đồng kỳ hạn.

Giá vàng cao nhất trong 2,5 tháng

Giá vàng tăng hơn 1% lên mức cao nhất trong hơn 2,5 tháng do tăng trưởng việc làm của Mỹ thấp hơn dự kiến trong tháng 8 thúc đẩy USD giảm, gây ra nghi ngờ về thời điểm giảm kích thích kinh tế của Cục dự trữ Liên bang.

Top Pets Ep 9 - Try To Not Laugh - The Pandas Are Useless But Cute

Vàng giao ngay tăng 1,2% lên 1.830,71 USD/ounce sau khi đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 6 tại 1.833,8 USD/ounce, nhưng tính chung giảm tuần thứ 4 liên tiếp. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 tăng 1,2% lên 1.833,7 USD/ounce.

Tăng trưởng việc làm của Mỹ trong tháng 8 thấp hơn dự kiến trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt. Chỉ số USD giảm ngay sau báo cáo này, thúc đẩy nhu cầu vàng đối với người giữ các đồng tiền khác.

Một số nhà đầu tư xem vàng như một phòng hộ chống lại lạm phát tăng cao diễn ra sau các biện pháp kích thích kinh tế, trong khi lãi suất thấp làm giảm chi phí giữ vàng.

Giá đồng tăng

Giá đồng tăng do USD giảm sau báo cáo việc làm của Mỹ, dấy lên lạc quan đối với việc cắt giảm dần dần các biện pháp kích thích ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 0,6% lên 9.439 USD/tấn. Kim loại này tiếp tục có tuần tăng giá sau khi tăng 4% trong tuần trước.

Các kim loại cơ bản được hỗ trợ bởi triển vọng việc giảm kích thích kinh tế được trì hoãn bởi số liệu việc làm yếu.

Tồn kho đồng giảm đang củng cố giá. Dự trữ đồng trên sàn LME giảm 1/3 trong 2 tuần qua xuống 152.475 tấn.

Giá thép Thượng Hải tăng vọt

Giá thép tại Thượng Hải tăng do thép không gỉ tăng hơn 6% cùng với sự gia tăng của thép thanh và thép cuộn cán nóng, do việc hạn chế sản lượng trong mùa nhu cầu cao điểm gây lo ngại về nguồn cung toàn cầu.

Theo số liệu của công ty tư vấn Mysteel, nhu cầu đối với 5 sản phẩm thép, gồm thép xây dựng và thép sản xuất tăng tuần thứ 3 liên tiếp (tính tới ngày 2/9) lên 10,41 triệu tấn. Tuy nhiên, công suất sử dụng tại 162 lò cao ở Trung Quốc đã giảm xuống 75,06% trong tuần này từ 75,53% trong tuần trước đó.

Hợp đồng thép không gỉ kỳ hạn tháng 10 tại Thượng Hải tăng khoảng 6,1% lên 18.760 CNY (2.904,97 USD)/tấn. Chốt phiên hợp đồng này tăng 5,9% lên 18.715 CNY.

Thép cuộn cán nóng kỳ hạn tháng 1 trên sàn giao dịch Thượng Hải đóng cửa tăng 4,3% lên 5.84 CNY/tấn, tính chung cả tuần tăng 5,3%.

Thép thanh dùng trong xây dựng tăng 2,4% lên 5.408 CNY/tấn, cả tuần tăng 3,6%.

Giá của các thành phần sản xuất thép tăng nhẹ. Quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 1,4% lên 786 CNY/tấn.

Quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% Fe xuất sang Trung Quốc không đổi tại 147,5 USD/tấn trong ngày 2/9.

Đường thô giảm 2% trong tuần

Đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa giảm 0,28 US cent hay 1,4% xuống 19,62 US cent/lb. Hợp đồng này đã mất 2% trong tuần này.

Đường trắng cùng kỳ hạn giảm 3,8 USD hay 0,8% xuống 485,1 USD/tấn.

Giá đường đang hạ nhiệt sau khi chạm mức cao nhất 4,5 tháng trong tháng trước. Nhu cầu yếu được thể hiện ờ giá đường thô và đường trắng giao ngay ở mức thấp hơn so với những kỳ hạn xa hơn.

Tuy nhiên, thị trường đường vẫn có xu hướng tăng giá, với sự đồng thuận mạnh mẽ dự đoán nguồn cung thiếu hụt trong năm niên vụ tới 2021/22 do sản lượng giảm ở Brazil.

Cà phê diễn biến trái chiều

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 1,35 US cent hay 0,7% xuống 1,93 USD/lb. Hợp đồng này tăng chỉ 0,4% trong tuần này.

Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 đóng cửa tăng 3 USD hay 0,1% lên 2.059 USD/tấn. Hợp đồng này đã tăng 2% trong tuần này, thiết lập mức cao nhất 4 năm tại 2.092 USD/tấn trong ngày 1/9.

Cao su Nhật Bản tăng do hy vọng kích thích kinh tế của Trung Quốc

Giá cao su của Nhật Bản tăng do hy vọng số liệu yếu tại Trung Quốc có thể thúc đẩy Bắc Kinh tung ra thêm một số biện pháp kích thích và do nhu cầu tài sản rủi ra tăng trên thị trường chứng khoán Nhật Bản mạnh lên sau khi Thủ tường Nhật Bản Yoshihide Suga quyết định từ chức.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 2,2% lên 212 JPY (1,9 USD)/kg, tính chung cả tuần tăng 2,7% sau hai tuần sụt giảm.

Cao su tại Thượng Hải kỳ hạn tháng 1/2022 tăng 65 CNY lên 13.810 CNY (2.141 USD)/tấn.

Trung Quốc có thể tăng cường chi tiêu tài chính và tăng trưởng tín dụng do sự phục hồi kinh tế của họ chậm lại.

Tồn trữ cao su tại sàn giao dịch Thượng Hải tăng 2,6% so với một tuần trước.

Minh Quân

2 Likes

NKG lại ngon rồi á ! Giá thép tăng.

2 Likes

Giải mã hiện tượng kỳ lạ ngoài đại dương từng khiến thủy thủ khiếp sợ

30/08/2021 | 11:10 AM

Giải mã hiện tượng kỳ lạ ngoài đại dương từng khiến thủy thủ khiếp sợ

Ảnh vệ tinh hiệu ứng biển sữa ngoài khơi bờ biển Somali. Ảnh chụp màn hình

Nguồn gốc của hiện tượng kỳ lạ được gọi là “biển sữa” luôn bị coi là một thứ gì đó nguy hiểm. Nhờ sử dụng vệ tinh, các nhà khoa học hiện đại đã hiểu hơn về thứ tạo ra loại nước phát sáng này.

Theo bài báo ngày 28.8 của Science Times, trong nhiều thế kỷ, hiệu ứng biển sữa đã trở thành câu chuyện dân gian hàng hải đối với những người thủy thủ. Các thủy thủ thế kỷ 19 không hiểu điều gì đã tạo ra hiện tượng này và cho rằng nguồn gốc của nó là một thứ gì đó nguy hiểm như quái vật biển và nàng tiên cá. Họ đã rất khiếp sợ mỗi khi phải chèo thuyền qua hàng km vùng nước phát sáng rực rỡ như vậy.

Cho đến ngày nay, chỉ có một cuộc chạm trán với biển sữa được ghi nhận. Những người bắt gặp biển sữa đã lấy mẫu nước phát sáng và phát hiện một loại vi khuẩn có tên là Vibrio harveyi đang gây ra sự phát sáng trên bề mặt nước.

Giáo sư khoa học khí quyển Steven D.Miller từ Đại học Bang Colorado, [Mỹ] cho biết, vi khuẩn này hoạt động khác với tảo hai roi gây phát quang sinh học ở gần bờ. Loại vi khuẩn này sẽ phát sáng khi dân số của chúng đủ lớn - khoảng 100 triệu tế bào riêng lẻ trên mỗi ml nước.

Các nhà khoa học tin rằng, những con vi khuẩn Vibrio harveyi phát sáng để nhằm gọi mời những con cá ăn chúng vì chúng có thể phát triển mạnh bên trong dạ dày của những con cá này.

Các nhà sinh vật học cho rằng biển sữa có thể luôn xảy ra ở nhiều nơi trên đại dương và việc sử dụng vệ tinh sẽ giúp họ theo dõi, giám sát những vùng nước phát sáng rực rỡ này.

Hình ảnh vệ tinh đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu độ chi tiết và rõ ràng của hiệu ứng biển sữa. Họ phát hiện, có hàng nghìn, hàng triệu tỉ tế bào trong các biển sữa. Dữ liệu vệ tinh còn có thể cho phép họ tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa biển sữa với nhiệt độ bề mặt biển, dòng chảy và sinh khối.

Nguyễn Hạnh

2 Likes

Mỹ công bố kế hoạch 65 tỉ USD chống các đại dịch mới hậu COVID-19

| 04/09/2021 | 13:00 PM

Mỹ công bố kế hoạch 65 tỉ USD chống các đại dịch mới hậu COVID-19

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP

Chính quyền Tổng thống [Mỹ] Joe Biden công bố kế hoạch trị giá 65 tỉ USD nhằm chống các mối đe dọa sinh học tiếp theo sau đại dịch COVID-19.

Đại dịch tiếp theo có thể sẽ “khác biệt đáng kể” so với [COVID-19]. Do đó, chính phủ Mỹ phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để đối phó với bất kỳ mối đe dọa virus nào trong tương lai, Eric Lander, cố vấn khoa học của Tổng thống Joe Biden và là giám đốc Văn phòng Khoa học và Công nghệ, cho biết hôm 3.9.

Theo CNBC, kế hoạch dài 27 trang kêu gọi đầu tư hàng tỉ USD trong thập kỷ tới để cải thiện vaccine và phương pháp điều trị cũng như cơ sở hạ tầng y tế công cộng, nâng cao khả năng giám sát thời gian thực của đất nước và nâng cấp thiết bị bảo vệ cá nhân có thể chống nhiều loại mầm bệnh.

Các quan chức Mỹ cho hay, kế hoạch của chính quyền [Tổng thống Joe Biden] được tổ chức thành 5 “trụ cột”, mỗi “trụ cột” đề cập đến các lĩnh vực khác nhau của hệ thống y tế công cộng.

Kế hoạch đề xuất 15 đến 20 tỉ USD để khởi động các nỗ lực của chính quyền. Ngân sách sẽ được chuyển đến một văn phòng “kiểm soát sứ mệnh” mới tại Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Mỹ.

Ông Lander nói rằng, đại dịch COVID-19 hiện nay phơi bày những vấn đề cơ bản với hệ thống y tế công cộng của Mỹ, trong đó có thiếu kinh phí, thiếu sự phối hợp giữa các chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương. Ông cũng lập luận rằng Mỹ cần chuẩn bị tốt hơn bởi đại dịch tiếp theo có thể tồi tệ hơn COVID-19 và có khả năng xảy ra trong thập kỷ tới.

Các quan chức Mỹ nói rằng, việc kêu gọi đầu tư 65 tỉ USD là “khiêm tốn” khi đại dịch COVID-19 tới nay khiến Mỹ thiệt hại ước tính khoảng 16 nghìn tỉ USD sản lượng kinh tế. Con số này cũng nhỏ hơn những gì Mỹ chi cho các chương trình khác như phòng thủ [tên lửa ] và chống khủng bố.

Theo tài liệu, khoản đầu tư được đề xuất lớn nhất của chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa ra là vào vaccine. Mỹ sẽ chi tổng cộng 24,2 tỉ USD để phát triển và thử nghiệm các loại vaccine mới ứng phó với nhiều loại virus cũng như cải tiến việc phân phối và sản xuất [vaccine]

Hải Anh

2 Likes

Trung Quốc di dời tượng Quan Vũ khổng lồ với chi phí khủng

04/09/2021 | 16:33 PM

[Trung Quốc] di dời tượng đồng Quan Vũ (Quan Công) khổng lồ với chi phí tới 23 triệu USD, gần bằng chi phí dựng tượng.

[Bức tượng khổng lồ ] tướng Quan Vũ ở miền trung Trung Quốc đang bị tháo dỡ sau khi công trình này bị chỉ trích là lãng phí.

Công nhân ở Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, đã dỡ bỏ phần đầu của bức tượng cao 58m. Động thái này diễn ra sau khi chủ sở hữu bức tượng khổng lồ - Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Du lịch Kinh Châu - bắt đầu di dời tượng đến một địa điểm mới cách địa điểm cũ 8km, theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV.

Chi phí xây dựng bức tượng đồng khổng lồ là hơn 170 triệu nhân dân tệ (26,3 triệu USD).

Công ty hiện chi thêm 155 triệu nhân dân tệ (23,9 triệu USD) để chuyển tượng vị tướng tài ba thời [Tam Quốc] đến Điểm Tướng Đài, nơi được cho là địa điểm Quan Vũ từng luyện quân.

Được xem là bức tượng vị tướng bằng đồng lớn nhất thế giới, tượng Quan Vũ ở Kinh Châu hoàn thành năm 2016 với tham vọng đạt kỷ lục Guinness thế giới.

Tuy nhiên, bức tượng khổng lồ trong khuôn viên bảo tàng rộng 8.000m2 ở Kinh Châu bị chỉ trích là dự án lãng phí tiền bạc. Giới chức Trung Quốc đã yêu cầu dỡ bỏ bức tượng này vào tháng 9 năm ngoái.

Hải Anh

1 Likes

Cổ phiếu Sabeco giảm sâu xuống dưới 150.000 đồng/cp, khoản đầu tư 5 tỷ USD để nắm quyền chi phối của tỷ phú Thái đã “bốc hơi” phân nửa giá trị sau gần 4 năm

Thứ 7, 04/09/2021, 07:28

Trên thị trường, sự bi quan đã và đang phản ánh lên giao dịch cổ phiếu SAB khi thị giá liên tục giảm sút, giảm 23% từ mức 190.000 đồng/cp đầu năm giảm còn 147.000 đồng/cp (chốt phiên 30/8/2021).

Cổ phiếu Sabeco giảm sâu xuống dưới 150.000 đồng/cp, khoản đầu tư 5 tỷ USD để nắm quyền chi phối của tỷ phú Thái đã

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đi cùng việc giãn cách đang gây không ít khó khăn đến hoạt động kinh doanh của đa số doanh nghiệp nói chung, đặc biệt mảng F&B nói riêng. Là doanh nghiệp đứng đầu thị phần bia tại Việt Nam, triển vọng của Sabeco một lần nữa bị thách thức bởi đại dịch, sau rất nhiều nỗ lực cải thiện hiệu suất kinh doanh của ban lãnh đạo từ đầu năm 2020.

Trên thị trường, sự bi quan đã và đang phản ánh lên giao dịch cổ phiếu SAB khi thị giá liên tục giảm sút, giảm 23% từ mức 190.000 đồng/cp đầu năm giảm còn 147.000 đồng/cp (chốt phiên 30/8/2021).

Như vậy, so với mức giá 320.000 đồng/cp, tương ứng tổng số tiền bỏ ra là gần 5 tỷ USD chi để thâu tóm 53,59% cổ phần Sabeco, khoản đầu tư của Thaibev vào cuối năm 2017 đến nay đã “bốc hơi” hơn nửa giá trị.

Được biết, mức giá kỷ lục Thaibev chi mua Sabeco vào cuối năm 2017 được tính toán dựa trên thu nhập lịch sử, vị thế tài chính, kinh nghiệm quản lý, sự tăng trưởng trong tương lai và tiềm năng của thị trường. Lúc bấy giờ, Sabeco là doanh nghiệp sản xuất bia lâu đời với hơn 140 năm kinh nghiệm, sở hữu những thương hiệu bia nổi tiếng của Việt Nam như bia Sài Gòn và bia 333. Ngoài ra, Sabeco chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường bia Việt và là một trong những công ty bia đầu ngành ở ASEAN.

ThaiBev cũng đánh giá Việt nam là thị trường tiềm năng cho ngành bia, lớn thứ ba tại Châu Á và chỉ xếp sau Trung Quốc và Nhật Bản. Vì thế, vụ thâu tóm này sẽ giúp Tập đoàn đa dạng hóa thị trường về mặt địa lý; giúp hãng mở rộng khu vực và có được mạng lưới phân phối lớn ở Việt Nam.

Dĩ nhiên, hiệu quả đầu tư của Thaibev không nên chỉ nhìn nhận ở khía cạnh chênh lệch thị giá, mà còn là chiến lược lâu dài của ông lớn Thái đối với mảng bia toàn Tập đoàn, đặc biệt tại khu vực ASEAN nói chung. Cuối năm 2020, ThaiBev cũng chính thức đánh tiếng gom Sabeco và mảng bia tại Thái Lan để tiến hành IPO với định giá lên đến 10 tỷ USD.

Cổ phiếu Sabeco giảm sâu xuống dưới 150.000 đồng/cp, khoản đầu tư 5 tỷ USD để nắm quyền chi phối của tỷ phú Thái đã bốc hơi phân nửa giá trị sau gần 4 năm - Ảnh 1.

Về Sabeco, sau khi Thaibev nắm quyền chi phối đã thực hiện rất nhiều công cuộc cải cách, kết quả tình hình kinh doanh cải thiện trong giai đoạn 2018-2019. Song bước sang năm 2020, những tình huống ‘khó đỡ’ từ Nghị định 100 và kế tiếp là dịch Covid-19 đang tạo thế khó khăn kép cho Sabeco.

Ứng phó, Công ty đã thực hiện cơ cấu sản phẩm/giá bán trung bình, chủ động hedging giá nguyên liệu, củng cố danh mục…Sang năm 2021, Sabeco cũng nhấn mạnh ưu tiên tìm kiếm các nguồn cung ứng vaccine phòng Covid-19 cho người lao động của SAB trên toàn quốc.

Với những nỗ lực trên, luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu Công ty vào mức 13.165 tỷ đồng, vẫn tăng nhẹ 9%. Khấu trừ chi phí, Công ty lãi sau thuế hơn 2.057 tỷ đồng, tăng 6%.

Trong kỳ, Công ty cũng ghi nhận khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn hơn 31 tỷ đồng. Theo SAB, Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp toàn diện để tối ưu việc quản lý kinh doanh và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bán hàng, từ đó góp phần giảm thiểu ảnh hưởng từ làn sóng thứ 3 và thứ 4 của đại dịch Covid-19, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Về dài hạn, động thái liên tục tung dòng bia mới, đòn đầu xu hướng cao cấp hóa sản phẩm của Sabeco được giới phân tích đánh giá cao, có thể giúp Công ty gia tăng thị phần. Đặc biệt, kết quả bán hàng ban đầu tích cực của sản phẩm Saigon Chill, nhắm đến nhóm đối tượng khách hàng trẻ được kỳ vọng sẽ củng cố tốt thị phần và biên lợi nhuận của Sabeco trong tương lai nhờ định vị sản phẩm cao cấp hơn của thương hiệu Saigon Chill so với các sản phẩm cốt lõi hiệu hữu.

Bảo An

Doanh nghiệp & Tiếp thị

2 Likes

APH và 7 cổ phiếu Việt Nam được thêm mới vào rổ FTSE Frontier Index trong kỳ cơ cấu quý 3

Thứ 7, 04/09/2021, 11:49

Có 8 cổ phiếu Việt Nam, bao gồm THD, KDH, DGC, BWE, APH, DHC, DGW, FTS đã được thêm mới vào rổ FTSE Frontier Index trong kỳ cơ cấu này.

APH và 7 cổ phiếu Việt Nam được thêm mới vào rổ FTSE Frontier Index trong kỳ cơ cấu quý 3

Ngày 3/9, FTSE Russell đã công bố danh mục định kỳ quý 3 của chỉ số FTSE Frontier Index. Theo đó, có 8 cổ phiếu Việt Nam, bao gồm THD, KDH, DGC, BWE, APH, DHC, DGW, FTS đã được thêm mới vào rổ FTSE Frontier Index trong kỳ cơ cấu này.

So với số liệu được công bố trước đó vào ngày 1/9, số liệu sửa đổi được công bố vào ngày 3/9 có chút thay đổi khi GVR đã không còn xuất hiện trong rổ FTSE Frontier Index.

Ở chiều ngược lại, không cổ phiếu Việt Nam nào bị loại khỏi danh mục FTSE Frontier Index trong kỳ cơ cấu này.

APH và 7 cổ phiếu Việt Nam được thêm mới vào rổ FTSE Frontier Index

Sự thay đổi danh mục FTSE Frontier Index là rất đáng chú ý khi nhiều quỹ chủ động đầu tư vào khu vực cận biên sử dụng chỉ số này làm tham chiếu. Bên cạnh đó, FTSE Vietnam 30 Index – chỉ số tham chiếu của quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF (quy mô khoảng 485 triệu USD) sẽ dựa trên danh mục FTSE Frontier Index để lựa ra 30 cái tên có vốn hóa lớn nhất đưa vào danh mục.

Cũng trong ngày 3/9, FTSE Russell đã thêm mới 2 cổ phiếu KDH và VCI vào danh mục rổ chỉ số FTSE Vietnam Index trong kỳ review quý 3/2021.

Quỹ FTSE Vietnam ETF (sử dụng tham chiếu FTSE Vietnam Index) với quy mô hơn 440 triệu USD sẽ hoàn tất cơ cấu danh mục vào ngày 17/9/2021.

Bảo Sơn

3 Likes

4 THÁNG 9, 17:52

Facebook, Twitter, Te.le.gram phải đối mặt với khoản phạt $ 988.605 vì nội dung bị cấm

Phiên tòa tương ứng sẽ được tổ chức vào ngày 14 tháng 9

© AP Ảnh / Thibault Camus

MOSCOW, ngày 4 tháng 9. / TASS /. T.ele.gram, Facebook và Twitter đang phải đối mặt với khoản tiền phạt tổng cộng 72 triệu rúp (988.605 đô la) vì từ chối xóa nội dung bị cấm, phiên tòa tương ứng sẽ được tổ chức vào ngày 14 tháng 9, tòa án thế giới số 422 quận Tagansky của Moscow, sẽ xem xét nói với TASS.

Tòa án đã nhận được năm giao thức chống lại Facebook, hai giao thức liên quan đến T.ele.gram và hai giao thức liên quan đến Twitter được đưa ra theo Phần 4. Điều 13.41. Trong Bộ luật về các hành vi vi phạm hành chính của Liên bang Nga. “Hình phạt tối đa cho hành vi phạm tội này là phạt tiền lên đến 8 triệu rúp. Phiên tòa, sẽ xem xét các giao thức này, dự kiến ​​vào ngày 14 tháng 9”, tòa án cho biết.

Facebook đang phải đối mặt với khoản phạt 40 triệu rúp (549.231 USD), Twitter phải đối mặt với khoản phạt 16 triệu rúp khác (219.688 USD) và Te.le.gram cũng phải đối mặt với khoản phạt 16 triệu rúp khác (219.688 USD) vì từ chối xóa nội dung bị cấm.

Tổng cộng, vào năm 2021, chỉ riêng Facebook đã nhận 49 triệu rúp (672.800 USD) tiền phạt tại tòa án ở Nga.

1 Likes

3 THÁNG 9, 15:40

Không có hiệp ước hòa bình Nga-Nhật là vô nghĩa - Putin

“Chúng tôi luôn nói rằng cần phải tôn trọng kết quả được ghi trong các tài liệu quốc tế, kết quả của Chiến tranh thế giới thứ 2. Chúng tôi chưa bao giờ từ chối đối thoại về một hiệp ước hòa bình”, Tổng thống Nga nêu rõ.

© Vladimir Smirnov / TASS

VLADIVOSTOK, ngày 3 tháng 9. / TASS /. Tổng thống Nga Vladimir Putin tin rằng việc không có hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản là vô nghĩa vào thời điểm cả hai nước đều quan tâm đến việc bình thường hóa quan hệ và hợp tác.

"Chúng tôi tin rằng việc không có một văn bản như vậy trong quan hệ của chúng tôi là vô nghĩa. Càng như vậy, vì Nga và Nhật Bản đều quan tâm đến việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ của chúng tôi. Tôi ghi nhớ lợi ích chiến lược chung của chúng tôi trong việc phát triển hợp tác. Chúng tôi luôn nói Cần tôn trọng kết quả được ghi trong các tài liệu quốc tế, kết quả của Thế chiến thứ 2. Chúng tôi chưa bao giờ từ chối đối thoại về một hiệp ước hòa bình ", ông Putin nói tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông hôm thứ Sáu.

Ông nhấn mạnh, các nhà chức trách của Nga và Nhật Bản đã nhiều lần đồng ý về việc chung trên lãnh thổ quần đảo Kuril, nhưng phía Nhật Bản đã nhiều lần sửa đổi lập trường. Nga coi nhiệm vụ của mình là thu xếp công việc tương ứng và tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế phù hợp với các yêu cầu an ninh.

"Chúng ta phải tính đến những thực tế đang tồn tại. Một trong số đó là điều này: khi thảo luận về một hiệp ước hòa bình, chúng ta có nghĩa vụ đảm bảo một tương lai hòa bình và điều này có nghĩa là cần có những đảm bảo chống lại bất kỳ sự bất ngờ nào, chẳng hạn như khả năng triển khai lực lượng của Hoa Kỳ, Hãy nói đến việc tấn công các hệ thống tên lửa gần biên giới của chúng tôi. Tất cả những câu hỏi này được đặt cho phía Nhật Bản. Chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ câu trả lời nào. Tôi tin rằng theo nghĩa này, quả bóng nằm ở tòa án của các đối tác của chúng tôi ", ông Putin nói.

Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ sáu đang được tổ chức tại Vladivostok vào ngày 2-4 tháng 9 theo hình thức kết hợp (kết hợp trực tuyến và trực tiếp), chủ đề chính của chương trình kinh doanh là “Cơ hội mới cho Viễn Đông trong một thế giới đang thay đổi.” Các chương trình khác là một phần của diễn đàn bao gồm Youth EEF, EEF Junior, và Far East Street. Diễn đàn được tổ chức bởi Roscongress Foundation. TASS là đối tác truyền thông chung và đơn vị chủ trì hình ảnh chính thức của sự kiện.

2 Likes

3 THÁNG 9, 20:38

Putin nói về thảm họa Afghanistan, kế hoạch cho tương lai tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông

Tổng thống cũng lưu ý rằng Nga không loại trừ việc đặt quyền đăng cai Thế vận hội Olympic trong tương lai

© Mikhail Tereshchenko / TASS

VLADIVOSTOK, ngày 3 tháng 9. / TASS /. Bất chấp những phát triển ở Afghanistan, phương Tây miễn cưỡng ngừng áp đặt các tiêu chuẩn của mình lên các nước khác và các nước phát triển không cung cấp đủ hỗ trợ cho những người khác trong cuộc chiến chống lại đại dịch coronavirus và hậu quả của nó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tại phiên họp toàn thể. Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) vào thứ Sáu.

TASS đã tổng hợp những tuyên bố quan trọng và nổi bật nhất từ ​​bài phát biểu của tổng thống.

Về tình hình ở Afghanistan

“Thực tế là phong trào Taliban (nằm ngoài vòng pháp luật ở Nga - TASS) hiện đang kiểm soát gần như toàn bộ Afghanistan”, ông Putin chỉ ra. “Vì vậy, chúng ta nên được hướng dẫn bởi thực tế,” ông nói thêm.

Theo ông, sự tan rã của đất nước là mối đe dọa chính đối với Moscow. “Nga không quan tâm đến một Afghanistan tan rã. Nếu điều đó xảy ra, sẽ không có ai để nói chuyện”, ông Putin lưu ý.

Đồng thời, theo lời của ông, tình hình ở Afghanistan có thể được mô tả như một thảm họa. "Đó là một thảm họa bởi vì người Mỹ, những người rất thực dụng, đã chi hơn 1,5 nghìn tỷ đô la cho chiến dịch này, và kết quả là gì? Và nếu chúng ta nhìn vào số người còn lại ở Afghanistan, những người từng làm việc cho phương Tây, Mỹ và các đồng minh khi đó sẽ rõ ràng rằng đó cũng là một thảm họa nhân đạo ", Tổng thống Nga nhấn mạnh.

Cố gắng áp đặt nền dân chủ

“Nếu một quốc gia cần dân chủ, thì quốc gia đó sẽ thiết lập nó nên không cần phải làm điều đó bằng vũ lực”, ông Putin nhấn mạnh. Tuy nhiên, ngay cả sau Afghanistan, phương Tây vẫn tiếp tục theo đuổi cách làm tương tự. “Đối với Afghanistan, họ nói: chúng tôi đã đến đó và mắc rất nhiều sai lầm. Tuy nhiên, quá trình tương tự vẫn tiếp diễn liên quan đến các quốc gia khác. Các biện pháp trừng phạt là gì? Họ là sự tiếp nối của cùng một chính sách nhằm áp đặt các tiêu chuẩn của họ”, ông được chỉ định.

Tuy nhiên, vẫn có hy vọng rằng các nước phương Tây “sẽ nhận ra rằng hành động như trước đây và cố gắng văn minh hóa các quốc gia khác là một chính sách thất bại.”

Về “sĩ quan cảnh sát toàn cầu”

“Chính Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đặc biệt là năm thành viên thường trực, phải chịu trách nhiệm duy trì trật tự toàn cầu”, ông Putin chỉ rõ.

Chiến đấu chống lại đại dịch

"Hầu hết các nền kinh tế tiên tiến đều được hưởng lợi ích của việc tiêm chủng [COVID-19]. Họ sản xuất hầu hết các loại vắc xin và sử dụng chúng để bảo vệ dân số của chính họ. Nhưng rất ít hoạt động được thực hiện để bảo vệ nhân loại theo nghĩa rộng hơn. Điều đó thật tệ đối với các nhà sản xuất cũng vậy, bởi vì tất cả những chiếc boomerang này trên khắp thế giới, "ông Putin nhấn mạnh.

Về nguồn gốc của COVID-19

“Cố gắng xác định nguyên nhân của một hiện tượng là điều nên làm. Tuy nhiên, việc chính trị hóa mọi thứ là không đúng”, ông Putin lưu ý. Ông nói: “Những người đang chính trị hóa vấn đề đang mắc phải những sai lầm to lớn, tai hại trong cuộc chiến chống lại đại dịch.

Vào Thế vận hội

“Đáng tiếc, trên thế giới ngày càng có ít ứng cử viên đăng cai Thế vận hội”, ông Putin nói, đồng thời cho biết thêm rằng Nga không loại trừ việc đặt quyền đăng cai Thế vận hội trong tương lai. “Vladivostok là một trong những địa điểm có khả năng xảy ra,” ông nói thêm.

Tuy nhiên, “còn quá sớm để thảo luận về vấn đề này vì mọi thứ sẽ phải trải qua quá trình đánh giá kỹ lưỡng.” Bên cạnh đó, cần đảm bảo Nga tham gia đầy đủ các sự kiện quốc tế lớn. “Nó không phụ thuộc vào chúng tôi. Nó phụ thuộc vào những người chính trị hóa thể thao toàn cầu”, Putin giải thích.

Về Lavrov và Shoigu

“Tôi rất tiếc [để họ ra đi]. Họ đang làm rất tốt vị trí của mình”, ông Putin nói. Tuy nhiên, nếu hai bộ trưởng, những người có thứ hạng cao trong danh sách bầu cử của đảng Nước Nga Thống nhất, lọt vào Duma Quốc gia (hạ viện), họ sẽ cần phải tự quyết định.

Về quan hệ với Ukraine

“Tôi tin rằng tình hình mà chúng ta đang gặp phải là hoàn toàn bất thường và không tự nhiên. Sớm muộn - và tốt hơn là sớm hơn - chúng ta sẽ khôi phục hoàn toàn quan hệ với Ukraine”, ông Putin nhấn mạnh.

Sẽ thật tốt nếu một ngày nào đó một tổng thống Ukraine tham dự các diễn đàn kinh tế ở Vladivostok hay St.Petersburg của Nga, nhưng liệu đó có phải là nguyên thủ quốc gia đương nhiệm, Vladimir Zelensky, "không phụ thuộc vào chúng ta, điều đó phụ thuộc vào người dân và cử tri Ukraine. . " “Nếu Tổng thống Zelensky đắc cử [nhiệm kỳ thứ hai] và đặt mục tiêu cải thiện quan hệ với Nga, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động, thì đó là một lời đồng ý”, ông Putin nói.

Tuy nhiên, tình hình lúc này đã khác. “Đó không phải là thế hệ lãnh đạo Ukraine đầu tiên lên nắm quyền theo khẩu hiệu kêu gọi quan hệ tốt hơn với Nga <…> và sau đó, họ đã lừa dối cử tri của mình một cách đáng hổ thẹn, xoay chuyển chính sách thực tế của họ theo hướng khác”, người Nga tổng thống nhấn mạnh.

Về hiệp ước hòa bình với Nhật Bản

“Chúng tôi tin rằng việc không có một văn bản như vậy trong quan hệ của chúng tôi là vô nghĩa. Càng như vậy vì cả Nga và Nhật Bản đều quan tâm đến việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ”, ông Putin nói. Ông nói thêm: “Chúng tôi chưa bao giờ từ chối tổ chức đối thoại về một hiệp ước hòa bình.

Đồng thời, Moscow cho rằng các bên cần thảo luận về khả năng triển khai quân và tên lửa của Mỹ gần biên giới Nga. “Tất cả những câu hỏi này đã được đặt cho Nhật Bản. Chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ câu trả lời nào. Tôi tin rằng theo nghĩa này, quả bóng đang ở tòa án của các đối tác của chúng tôi”, ông Putin lưu ý.

Có kế hoạch cho năm 2024

Khi được hỏi liệu ông có dự định tham gia hội nghị cấp cao APEC tại Brunei vào năm 2024 hay không, Tổng thống Nga nói: “Chúng ta sẽ thấy. Còn một chặng đường dài trước năm 2024, chúng ta phải tự lo cho mình với các đại dịch đang tấn công chúng ta. hướng.”

Sau khi làm rõ rằng hội nghị thượng đỉnh dự kiến ​​diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống ở Nga, ông Putin nói: “Tôi hiểu điều đó. Đây là lý do tại sao tôi nói rằng, hãy để chúng ta sống trong hòa bình cho đến lúc đó.”

4 Likes

Bác cập nhật nhiều thông tin hot quá.

2 Likes

Tin Hót!

Bắt đầu mở rộng “bơm tiền” trong tuần tới

Dòng chảy này bắt đầu mở rộng khi tần suất dày lên với tất cả các ngày làm việc trong tuần, kỳ hạn đã đa dạng và dài hơn…

Bắt đầu mở rộng “bơm tiền” trong tuần tới

Khi lượng tiền cung ứng qua mua ngoại tệ của NHNN dần hạn chế đi thì kênh của KBNN bắt đầu mở rộng (Ảnh minh họa)

Như BizLIVE đề cập vừa qua, ngày 13/7 thị trường đánh dấu phiên giao dịch đầu tiên của Kho bạc Nhà nước (KBNN) “bơm tiền” qua nghiệp vụ sử dụng nguồn ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi của KBNN mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ (TPCP).

Qua kênh này, nguồn tiền mới sẽ chảy ra khi các chủ sở hữu TPCP bán lại cho KBNN để lấy nguồn đưa vào thị trường.

Về mặt tạo cung cho thị trường, giao dịch này gần gũi với kênh “bơm tiền” của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trên thị trường mở (OMO), qua việc nhà điều hành chính sách tiền tệ cho vay cầm cố các giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng (chủ yếu là TPCP) có kỳ hạn. Tuy nhiên, kênh này của NHNN gần như “đóng băng” kéo dài, do không phát sinh giao dịch, và có thể do lãi suất cao hơn nhiều so với các thị trường hiện nay (2,5%/năm kỳ hạn 7 ngày) và chỉ duy nhất 1 kỳ hạn rất ngắn là 7 ngày chào thầu thời gian qua.

Kênh “bơm tiền” của KBNN qua mua lại có kỳ hạn TPCP dù cũng ngắn hạn nhưng đang cho thấy đa dạng hơn về kỳ hạn và tần suất.

Cụ thể, theo thông báo của KBNN, từ tuần tới đầu mối này sẽ tổ chức mua lại có kỳ hạn TPCP với tất cả các ngày làm việc trong tuần, từ 06/9 đến 10/9. Trong đó, các kỳ hạn phổ biến nhất là 14 và 21 ngày; kỳ hạn ngắn nhất là 7 ngày và dài nhất là 3 tháng.

Như vậy, với việc có các kỳ hạn từ 1-3 tháng, các ngân hàng thương mại - đối tượng tiếp cận chính - có thêm lựa chọn dài hơn trong cân đối nguồn, thay vì nhu cầu cân đối thanh khoản rất ngắn hạn.

Bắt đầu mở rộng “bơm tiền” trong tuần tới - Ảnh 1.

Trước đó, trong phiên đầu tiên ngày 13/7, khởi động kênh “bơm tiền” mới này, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và KBNN đã phối hợp tổ chức thành công phiên đấu thầu mua lại TPCP có kỳ hạn. KBNN gọi thầu 800 tỷ đồng TPCP với kỳ hạn mua lại là 14 ngày. Có 5 thành viên tham gia chào giá, tổng khối lượng chào giá đạt 1.150 tỷ đồng. Tuy nhiên kết quả, khối lượng trúng thầu mua lại chỉ đạt 300 tỷ đồng với 2 thành viên trúng thầu.

Đến nay, với lịch tổ chức nói trên, KBNN đã bắt đầu mở rộng hoạt động này. Điểm liên quan được chú ý: theo dữ liệu BizLIVE tìm hiểu , sau khi đã tập trung đáo hạn chủ yếu trong tháng 7 và 8, nguồn tiền bơm ra thị trường qua kênh mua vào ngoại tệ của NHNN đáo hạn đã giảm thiểu trong tháng 9 đến tháng 11 này, trong khi NHNN đã chuyển qua phương thức mua ngoại tệ giao ngay. Khi kênh này giảm thiểu thì thị trường bắt đầu có hướng mở rộng mới của kênh KBNN.

Về quy mô, KBNN cho biết khối lượng giao dịch các phiên sẽ công bố cụ thể theo mỗi phiên, còn riêng trong quý 3 này tổng hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn TPCP là 54.760 tỷ đồng.

Theo Minh Đức

3 Likes

bớm bớm bơm tiền nà nà nà na na ná na,na na na nà nà nà ná

2 Likes

:joy:

1 Likes

Miễn, giảm thuế: “Vaccine” cứu doanh nghiệp lúc khó khăn do dịch bệnh

Chủ nhật, 05/09/2021, 10:38

Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế là sự chia sẻ, hỗ trợ thiết thực của Nhà nước cho các doanh nghiệp (DN). Đây giống như liều thuốc giảm đau”, liều “vaccine” rất cần thiết để trợ giúp và cứu DN thoát khỏi khó khăn do dịch bệnh hiện nay.

Miễn, giảm thuế: “Vaccine” cứu doanh nghiệp lúc khó khăn do dịch bệnh

Chính sách hỗ trợ được “mở” hết mức

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, mới đây, Chính phủ đã đề xuất trình Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội các giải pháp về thuế hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh khắc phục khó khăn do dịch Covid-19. Điểm nhấn chính trong đợt đề xuất hỗ trợ lần này là gói miễn, giảm thuế lên tới 20.000 tỷ đồng, trong đó, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho các DN nhỏ và vừa quy mô dưới 200 tỷ đồng.

Đặc biệt, có đến 3 nhóm chính sách lần đầu tiên được cơ quan quản lý đề xuất kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện gồm: giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các quý III, IV/2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; giảm 30% thuế giá trị gia tăng đối với DN, tổ chức kinh doanh các dịch vụ (vận tải, lưu trú, ăn uống; du lịch, giải trí; sáng tác, nghệ thuật; báo chí, truyền hình; thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác…); miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với DN, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ liên tục trong các năm 2018, 2019, 2020.

Chính sách miễn, giảm thuế được thông qua và đi vào thực tiễn sẽ góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng trình Thủ tướng Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

“Tính chung các chính sách đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện từ đầu năm 2021 và các chính sách đề xuất bổ sung nêu trên thì số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất sẽ hỗ trợ cho DN, người dân là trên 138.000 tỷ đồng”, ông Nguyễn Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) thông tin.

Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp hiện nay mà đưa ra những giải pháp giảm thuế và tiền chậm nộp với quy mô như Bộ Tài chính đề xuất đã là cố gắng rất lớn, là trợ lực rất cần thiết cho DN có thêm nguồn lực trước mắt duy trì hoạt động.

“Đây là gói hỗ trợ lớn trong những tháng cuối năm và đặc biệt đối tượng được thụ hưởng chính sách đã được “mở” hết mức nhằm đảm bảo bất cứ người nộp thuế nào cũng sẽ nhận được hỗ trợ về thuế. Tôi đánh giá cao sự hỗ trợ này bởi lẽ Bộ Tài chính đã không “bỏ quên” hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn. Đây là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

“Phao cứu sinh” cho doanh nghiệp

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhìn nhận, khó khăn của DN 8 tháng năm 2021 khác với năm 2020. Năm 2020, tác động của đại dịch đến các DN đã rất lớn nhưng chủ yếu là trong các ngành như: du lịch, hàng không, dịch vụ, ăn uống… Sang năm 2021, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam lại tác động trực tiếp đến các DN sản xuất, xuất khẩu khi dịch bùng phát tại các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, TP.HCM, Hà Nội, Long An…

Theo Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng năm 2021 có 85.500 DN rút lui khỏi thị trường, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 43.200 DN, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước; 30.100 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,5%; 12.200 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,8%. Trung bình mỗi tháng có gần 10.700 DN rút lui khỏi thị trường.

“Mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh với các khu công nghiệp hiện rất lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, tình hình xuất khẩu, đảm bảo việc làm cho người lao động chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trong những tháng còn lại”, ông Đậu Anh Tuấn lo ngại.

Ông Tuấn cho rằng, dịch bệnh mang đến khó khăn chưa từng có, vì vậy, những gói hỗ trợ cũng phải lớn chưa từng có. Mặc dù triển vọng nền kinh tế Việt Nam về trung và dài hạn rất tích cực nhưng các doanh nghiệp có ‘sống sót’ được để khai thác các cơ hội đó hay không lại là vấn đề quan trọng nhất.

“Ở thời điểm dịch bệnh căng thẳng như hiện tại, những giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, địa phương sẽ là những liều vaccine cứu DN thoát khỏi khó khăn do dịch bệnh gây ra”, ông Đậu Anh Tuấn nhận định.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.Hà Nội cho rằng, giảm thuế là chiếc “phao cứu sinh” cho DN. Thực tế cho thấy, các chính sách hỗ trợ được ban hành và thực thi đã hỗ trợ rất nhiều cho DN để giảm gánh nặng về tài chính, vượt qua khủng hoảng, khó khăn. Trong bối cảnh hiện nay, một lần nữa dự thảo Nghị quyết của UBTV Quốc hội về một số giải pháp nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 của Bộ Tài chính được chờ đợi như chiếc “phao cứu sinh” cho DN trước làn sóng dịch Covid lần thứ 4 này.

Tuy nhiên, để đảm bảo chính sách đi vào cuộc sống, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, các cơ quan chức năng cần sớm có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục để được miễn, giảm thuế. Về thủ tục, nên tiếp tục kế thừa các quy định tại Nghị định 41/2020/NĐ-CP, Nghị định 52/2021/NĐ-CP để đơn giản hóa thủ tục. Đặc biệt, chỉ cần làm một lần giấy đề nghị giảm thuế là được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.

“Khi có các văn bản hướng dẫn, cần được tuyên truyền rộng rãi, đồng thời, gửi đến người nộp thuế bằng thư điện tử, qua ■■■■, hoặc qua đại lý thuế để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, để chính sách hỗ trợ đến được với người nộp thuế một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đáp ứng mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra. Về phía DN, họ cũng cần bố trí, sắp xếp lại sản xuất, nắm bắt được các chính sách hỗ trợ về thuế, các thủ tục gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất để được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế”, bà Nguyễn Thị Cúc khuyến nghị.

Theo Diệp Diệp

4 Likes

nùde cae tuần

1 Likes
2 Likes
3 Likes

áo dài đẹp quá,đẹp như hoàng hôn

1 Likes

em đẹp lắm
nhất là cái áo tím ấy

2 Likes