Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

tím 20 phát là đẹp nổi cả 3 sàn

2 Likes
2 Likes

Mơ em SGT CE hẳn 50 phiên á :blush:

2 Likes

mới vào 3k thì em bao nhiêu cũng chỉ là vui,tdg ce cũng vui rồi hoàng hôn ơi

2 Likes

hàng này cầm hẳn 1-2 năm đi,coi như ko có bữa karaoke coa gì đâu

1 Likes

Chỉ sợ T+ có ăn anh lại chốt hết thôi á :blush:

2 Likes
3 Likes

Ngành thủy sản đang “trong nguy có cơ”, yếu tố giá tiêu cực trong ngắn hạn sẽ đem lại cơ hội sinh lời tốt

Chủ nhật, 05/09/2021, 10:56

Trong tháng 8 và tháng 9 tới đây, nếu thị trường phản ứng với các luồng thông tin tiêu cực này, khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp thủy sản sụt giảm, đây sẽ là cơ hội để đầu tư tại nhóm ngành thủy sản, đặc biệt là các nhà đầu tư với quan điểm trung và dài hạn.

Ngành thủy sản đang

Trong số những ngành xuất khẩu chính của Việt Nam, thủy sản được xem là một trong những lĩnh vực mũi nhọn và được xem sẽ hưởng lợi lớn trong bối cảnh nhu cầu thế giới đang dần hồi phục hậu COVID-19. Song, thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau hơn một tháng hoạt động trong hoàn cảnh giãn cách xã hội và phương thức sản xuất “3 tại chỗ”, kết quả xuất khẩu thủy sản tháng 8 đã giảm 36% so với cùng kỳ năm 2020 về mức 520 triệu USD.

Khu vực phía Nam - địa bàn chủ lực của ngành thủy sản - lại đang có những diễn biến dịch bệnh phức tạp, gây ra sự sụt giảm về công suất sản xuất, đồng thời gây áp lực chi phí và gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu.

Mặc dù vậy, nhận định trong buổi tọa đàm trực tuyến gần đây, ông ông Bùi Tiến Đức – Chuyên gia tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán Mirae Asset cho rằng thủy sản vẫn sẽ là một ngành tiềm năng cho giai đoạn quý 4/2021 cũng như kéo dài sang cả năm 2022, nhờ việc có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất tới hàng loạt quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc.

BIẾN CỰC CĂNG Ưng Hoàng Phúc Có Nguy Cơ ‘TRẮNG TAY’ Vì Dám TỐ Vợ HUNG DỮ _ Vợ Chồng Son #398

Nhìn lại trong quá khứ, hồi quý 2/2020, khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát và lây lan trên toàn cầu, khi đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã sụt giảm, cộng thêm sự mất cân đối khi cung vượt quá cầu trong năm 2019 trước đó, có thể nói rằng ngành thủy sản trong năm 2020 gần như đã tạo đáy.

Tuy nhiên, điều này lại có thể mang ý nghĩa là “trong nguy có cơ” - ông Đức chia sẻ. Theo đó, từ giai đoạn quý 3/2020 đến nay, khi các thị trường lớn bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách và hồi phục nhu cầu, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong các quý gần đây đều đạt mức tăng trưởng dương, đặc biệt trong quý 2/2021 đã tăng trưởng tới hơn 20% so với cùng kỳ và cho thấy ngành đang bắt đầu vượt đáy.

Hiện tại, khi các nền kinh tế lớn đã dần phục hồi sau đại dịch, nhu cầu đối với ngành thủy sản sẽ tăng trở lại và đảm bảo sự tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong cuối năm 2021 và cả năm 2022.

Ngoài việc nhu cầu từ các thị trường lớn phục hồi, chuyên gia đến từ Mirae Asset đánh giá một yếu tố tạo nên sức bật khác cho ngành thủy sản Việt Nam đến từ việc giá bán cá tra và giá tôm cũng bắt đầu tạo đáy và đi lên. Biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp thủy sản niêm yết đã được cải thiện lên mức 14,4% trong quý 2/2021. Trong bối cảnh chi phí đầu vào, cước vận tải tăng cao trong nửa đầu năm 2021, việc lợi nhuận cải thiện cho thấy các doanh nghiệp thủy sản có khả năng chuyển giá vào tay người tiêu dùng cuối cùng, từ đó đảm bảo cho nguồn doanh thu cũng như khuếch đại lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Về triển vọng ngắn hạn trong một vài tháng tới đây, ông Đức cũng đồng quan điểm khi cho rằng các doanh nghiệp thủy sản vẫn đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn về chi phí gia tăng cho công nhân cũng như vấn đề giảm công suất sản xuất. Trong tháng 8 và tháng 9, áp lực tăng chi phí sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Tuy vậy, nếu thị trường phản ứng với các luồng thông tin tiêu cực này, khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp thủy sản sụt giảm, đây sẽ là cơ hội để đầu tư tại nhóm ngành thủy sản, đặc biệt là các nhà đầu tư với quan điểm trung và dài hạn. Bởi lẽ, những yếu tố tác động tiêu cực đến ngành thủy sản Việt Nam hiện tại chỉ mang tính tạm thời, không ảnh hưởng đến cấu trúc ngành nghề. Nếu nhà đầu tư có thể tận dụng được các yếu tố ngắn hạn sẽ có thể đem lại mức sinh lời tốt. Một số mã cổ phiếu trong ngành được ông Đức khuyến nghị nên theo dõi như VHC, MPC, ANV và FMC - đây đều là những doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Phương Linh

1 Likes

a bảo có 3k thì để cho vui,coi như ko có bữa karaoke đi

1 Likes

Lào Cai lên kế hoạch khẩn cấp để… cứu chuối

Giá chi phí vận chuyển tăng cao, giá mua thấp chỉ khoảng 2.000 đồng/kg (giảm 3-4 lần so với năm ngoái), hàng xuất sang Trung Quốc nhỏ giọt… Tất cả khiến hàng nghìn tấn chuối của tỉnh Lào Cai đến vụ thu hoạch rơi vào tình trạng “ế nặng” nông dân phải đổ bỏ hàng loạt làm phân hữu cơ. Hiện, Lào Cai đang lên kế hoạch khẩn cấp họp trực tuyến với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để tìm giải pháp

Lào Cai lên kế hoạch khẩn cấp để... cứu chuối

Trao đổi với Tiền Phong, ông Vương Tiến Sỹ, Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Lào Cai cho biết, hiện phía Trung Quốc đã mở cửa khẩu nhập khẩu trở lại đối với chuối Lào Cai. Tuy nhiên, việc thông quan có một số thay đổi, như các đơn vị phải chở bằng xe thùng rỗng, chứ không phải xe đông lạnh. Tất cả các xe chở chuối đều kiểm tra, phun khử khuẩn nên số lượng nhập khẩu nhỏ giọt, chỉ khoảng 7-10 xe (hơn 100 tấn chuối/ngày).

Theo ông Sỹ, từ nay đến cuối năm tại Lào Cai có khoảng 17.500 tấn chuối tiêu xanh, trong đó dự kiến trong tháng 9 thu hoạch 2.000 tấn. Hiện trên địa bàn tỉnh, có 3 đơn vị thu mua, xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc gồm Hợp tác xã Châu Thịnh Phong, Trần Phiếu và Công ty TNHH Hoàng Bằng (chiếm 80%).

Theo phản ánh của các đơn vị, do phải xét nghiệm COVID-19 và khử khuẩn theo yêu cầu mới của phía Trung Quốc nên chi phí cho mỗi xe chuối đang tăng lên 1.000 đồng/kg. Trung bình mỗi xe tốn thêm khoảng 14-15 triệu đồng. Do đó, giá thu mua chuối tại vườn của người dân hiện rất thấp, chỉ khoảng 2.000-2.500 đồng/kg (giảm gấp 3-4 lần so với năm ngoái) nên người dân hầu như không có lãi.

Lào Cai lên kế hoạch khẩn cấp để... cứu chuối - Ảnh 1.

Đầu ra tiêu thụ chuối bấp bênh khiến người dân Mường Khương (Lào Cai) gặp không ít khó khăn

“UBND tỉnh Lào Cai lên kế hoạch tổ chức Hội đàm trực tuyến sớm nhất với phía tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19”, ông Sỹ nói.Theo ông Sỹ, để tháo gỡ đầu ra cho nông dân, Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai đang định hướng đưa chuối tươi về chế biến tại một nhà máy trong tỉnh. Bên cạnh đó, sở kết nối các doanh nghiệp ở địa phương khác thu mua chuối. Hiện, đã có 1 doanh nghiệp ở Bắc Giang thông báo có khả năng thu mua khoảng 15-20 nghìn tấn chuối mỗi năm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng cho biết, sắp tới Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán với các bên Trung Quốc tháo gỡ lưu thông nông sản, nhất là thanh long, chuối.

Theo Dương Hưng

1 Likes

@luotcungcamap đâu,lão vào đây nghe tin này

1 Likes

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối do giá trong nước giảm sâu

Thứ 7, 04/09/2021, 18:49

Giá chuối chất lượng trung bình giảm rất mạnh, người bán bán với bất kỳ giá nào do khó tiêu thụ. Tiêu thụ chuối chậm và giá sụt giảm liên tục khiến nước này giảm nhập khẩu.

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối do giá trong nước giảm sâu

Trong mấy tuần qua, sản lượng chuối chín ở các vùng trồng chuối của nước này ngày càng nhiều, trong khi chất lượng không đông đều, tốc độ cung ứng ra thị trường cũng chậm. Hải Nam, Quảng Đông và đặc biệt là Quảng Tây cung cấp một lượng lớn chuối cho thị trường Trung Quốc. Khi nhiệt độ tăng, tiêu thụ chuối ở Trung Quốc cũng chậm lại. Mùa thu hoạch chuối chủ yếu diễn ra vào mùa Hè, là lúc cây chuối phát triển mạnh nhất trong năm.

Tại một số vùng sản xuất hiện đang rất thiếu nhân công đóng gói chuối, chi phí vận chuyển cũng cao nên thương lái không mặn mà thu mua. Trong khi đó, mức tiêu thụ hiện đang thấp càng thêm gây áp lực cho giá chuối, gây lo ngại cho người trồng chuối ở nước này.

Từ cuối tháng 8 đến nay, loại chuối chất lượng trung bình ở Trung Quốc được người bán bán với bất kỳ giá nào do khó tiêu thụ. Đó là lý do khiến giá liên tục giảm. Tuy nhiên, chuối chất lượng cao vẫn duy trì giá cao.

Quảng Đông là một trong những khu vực sản xuất chuối quan trọng nhất ở Trung Quốc. Giá chuối tại Quảng Đông đang giảm rõ rệt. Hiện tỉnh này đang vào mùa thu hoạch chuối cao điểm, nguồn cung ngày càng tăng. Tuy nhiên, không có đủ phương tiện vận chuyển vì đại dịch, và có rất ít thương lái đến tìm mua gom hàng. Ngoài ra, còn thiếu nhân công đóng gói chuối. Nhìn chung, các khu vực sản xuất đang gặp khó khăn trong việc giao hàng.

Với cung tăng cầu yếu, người trồng chuối không ngần ngại hạ giá để bán được hàng. Đồng thời, các loại trái cây khác cũng có mặt nhiều trên thị trường, càng gây áp lực giảm lên giá chuối. Với tình trạng này, giá khó có thể tăng lên trong tương lai gần.

Nguồn cung chuối cho thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có hai nguồn cung chính đó là Đông Nam Á và khu vực Nam Mỹ.

Bất ổn nội bộ ở Myanmar đã và đang ảnh hưởng đến xuất khẩu chuối của nước này.

Trong khi đó, Lào sản xuất chuối quanh năm, nhưng gần đây doanh số bán không nhiều, mặc dù giá vẫn ổn định ở mức khá tốt. Tại một số khu vực sản xuất, giá chuối chất lượng cao tăng 0,15-0,25 nhân dân tệ [0,02-0,04 USD]/kg. lên khoảng 5,1 nhân dân tệ [0,79 USD]/kg hoặc cao hơn, còn chuối chất lượng tốt khoảng 4,5-4,9 nhân dân tệ [0,69-0,76 USD]/kg.

Trước đây, việc nhập khẩu chuối từ Lào sang Trung Quốc gặp phải tình trạng khan hiếm xe tải và các vấn đề vận chuyển khác, nhưng đến cuối tháng 8 tình hình đã được cải thiện, việc vận chuyển chuối giữa 2 bên đã đều đặn dần.

Campuchia tiếp tục mở rộng xuất khẩu chuối sang Trung Quốc, với khối lượng xuất khoảng 300-400 container mỗi tuần trong mùa hè. Tuy nhiên, hầu hết các nông trường chuối ở Campuchia là của các công ty Trung Quốc, thường bán sản phẩm sang thị trường Trung Quốc và cạnh tranh trực tiếp với chuối Trung Quốc sản xuất trong nước.

Philippines hiện đang là nguồn cung cấp trên 50% tổng lượng chuối nhập khẩu vào Trung Quốc. Chuối Philippines có chất lượng cao và hương vị thơm ngon, thường được xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản.

Một số đồn điền chuối nhỏ ở Philippines đang thiếu nguồn lực thu hoạch và vận chuyển chuối do đại dịch Covid-19, khiến chất lượng chuối của nước này sụt giảm. Dịch bệnh Panama trên cây chuối cũng ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng. Xuất khẩu chuối từ Philippines sang Trung Quốc do đó sụt giảm gần 30% trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, việc quản lý ở các đồn điền chuối lớn của Philippines vẫn khá ổn định, nên cả sản lượng và chất lượng hầu như không bị ảnh hưởng. Chuối chất lượng cao của Philippines hiện được bán ở Trung Quốc với giá khoảng 8-9 USD/hộp (mỗi hộp 13,5 kg).

Trung Quốc cũng nhập khẩu chuối từ Việt Nam. Một số cơ sở trồng chuối ở Việt Nam đã mở rộng diện tích loại cây này, với sản lượng ước tính tăng 20 – 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 7 là mùa thu hoạch chuối trái vụ ở Việt Nam, với lượng xuất khẩu chỉ dưới 100 container/tuần.

Khối lượng xuất khẩu chuối Nam Mỹ sang Trung Quốc giảm gần 60% vì đại dịch Covid-19. Nam Mỹ nằm xa Trung Quốc nên việc vận chuyển và phân phối gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, khoảng cách địa lý của Trung Quốc gần với Đông Nam Á cũng là lý do chính khiến chuối Nam Mỹ khó giữ vị trí ở thị trường này. Thời gian qua vẫn có nguồn cung chuối Nam Mỹ ổn định khoảng 100 container/tuần đến Đại Liên, miền Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các công ty đã tạm dừng nhập khẩu chuối Nam Mỹ.

Philippines là nhà cung cấp chuối lớn nhất

Tổng nhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 4,08% so với tháng 6 và giảm 4,71% so với tháng 7 năm ngoái. Xu hướng giảm tiếp diễn sang tháng 8/2021.

Philippines vẫn là nhà cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường Trung Quốc. Nhiệt độ mùa Hè cao nên chuối buôn bán chậm. Ngoài ra, điều kiện thị trường chuối sản xuất trong nước ảnh hưởng đến điều kiện thị trường chuối nhập khẩu.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cho thấy, 55% lượng chuối nhập khẩu trong tháng 7 đến từ Philippines - nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường chuối Trung Quốc. Tuy nhiên, thị phần của chuối Philippines ở Trung Quốc đang bị cạnh tranh mạnh với chuối Campuchia và Việt Nam.

Campuchia là nhà cung cấp chuối lớn thứ hai cho thị trường Trung Quốc trong tháng 7, với khoảng 20% ​​khối lượng nhập khẩu chuối của Trung Quốc, trong khi Việt Nam chiếm 11%. Campuchia và Việt Nam liên tục mở rộng xuất khẩu chuối sang Trung Quốc nhờ giá chuối thấp hơn so với sản phẩm của Philippines và gần với Trung Quốc hơn về mặt địa lý, giúp giảm chi phí vận chuyển.

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối do giá trong nước giảm sâu - Ảnh 1.

So sánh khối lượng nhập khẩu chuối của Trung Quốc trong giai đoạn 2019-2021

Dữ liệu từ GACC cho thấy, Trung Quốc đã nhập khẩu 147.900 tấn chuối trong tháng 7, kim ngạch đạt 81.332.070 USD, giá trung bình 549,99 USD một tấn. Lượng nhập khẩu trong tháng này giảm 4,08% so với tháng 6, nhưng tăng 2,31% so với tháng 7 năm 2020. Tổng lượng nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7, tăng 6,23% so với cùng kỳ năm trước.

Giá chuối nhập khẩu trung bình trong tháng 7 vào khoảng 549,99 USD/tấn, cao hơn nhiều so với trung bình của năm 2020 (cao hơn 13,25%), nhưng giảm nhẹ so với năm 2019 (giảm 4,71%). Giá chuối trong nước giảm do nguồn cung gia tăng nên giá chuối nhập khẩu cũng giảm đáng kể.

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối do giá trong nước giảm sâu - Ảnh 2.

So sánh giá chuối nhập khẩu trung bình của Trung Quốc giai đoạn 2019-2021

Tham khảo: Finance.sina, Ncwe65

Vũ Ngọc Diệp

Doanh nghiệp & Tiếp thị

4 Likes

chuối của lão cá lại nhìn góc 6h rồi

Chuối của Mr. Đức chưa tham gia được đâu anh ạ. Động vào là ngáp dài không thoát ra được đâu anh.

2 Likes

a cảnh bác bác cá thôi,ô Khoai cũng đang cảnh báo

2 Likes

HNG, HAG chưa mua được, còn đang nan giải lắm anh. Phù thịnh, không phù suy á

3 Likes

anh biết rồi mà em.A vào con nào đều hỏi lão Khoai hết,ok mới chơi.Con sắn nàu hết lão dồng và lão khoai đều thích nên a để lại,ko bán,còn lại lướt với lão Khoai thôi.Hôm nọ anh nói em,con kia cũng đợi đc xong là phi đấy

1 Likes

Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần từ 6/8 đến 10/9/2021

Chủ nhật, 05/09/2021, 10:03

Trong số đó có rất nhiều cái tên quen thuộc với các nhà đầu tư như Vinamilk, Chứng khoán SSI, Đầu tư Sài Gòn VRG, Tài chính Hoàng Huy, Hải Phát Invest…

Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần từ 6/8 đến 10/9/2021

Tuần mới từ 6/9 đến 10/9/2021 có 19 doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng. Trong số đó có rất nhiều cái tên quen thuộc với các nhà đầu tư như Vinamilk (VNM), Chứng khoán SSI, Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), như Tài chính Hoàng Huy (TCH), như Hải Phát Invest (PHX), như Chứng khoán VIX (VIX)…

Ngày 6/9/2021: HPX, SRF

Ngày 6/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền để CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest – mã chứng khoán HPX) chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 39,67 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020. Tỷ lệ phát hành 15%. Giá trị phát hành theo mệnh giá 396,7 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 trên BCTC năm 2020 đã kiểm toán.

Kết quả kinh doanh, năm 2020 Hải Phát Invest đạt 1.330 tỷ đồng doanh thu, giảm 61,3% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế còn giảm sâu hơn, đến 78,4%, xuống còn gần 98 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 92 tỷ đồng. Tổng LNST chưa phân phối đến 31/12/2020 đạt hơn 516 tỷ đồng.

CTCP Seaferico (SRF) phát hành hơn 3 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 10%. Giá trị phát hành theo mệnh giá hơn 30 tỷ đồng.

Ngày 7/9/2021: VNM, VIX, SIP, DNC

Ngày 7/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền để CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã chứng khoán VNM) chốt danh sách cổ đông chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2021 bằng tiền tỷ lệ 15%. Thời gian thanh toán 30/9/2021. Như vậy với gần 2,09 tỷ cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, dự kiến Vinamilk sẽ chi khoảng 3.135 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.

Trước đó Vinamilk đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu giảm 2,5% so với cùng kỳ, còn 28.906 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm sút 6,9% xuống còn 5.459 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 5.410 tỷ đồng. Tính đến 30/6/2021 Vinamilk còn 6.631 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra công ty còn 3.844 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển, 202 tỷ đồng vốn khác của chủ sở hữu và 34 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.

Ngày 7/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền để CTCP Chứng khoán VIX (mã chứng khoán VIX) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành 9,16 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020, tỷ lệ phát hành 15%. Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 192 tỷ đồng.

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020, doanh thu đạt 718 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 328 tỷ đồng, tăng 182% so với lợi nhuận đạt được năm 2019. EPS đạt 2.571 đồng.

Ngoài ra Chứng khoán VIX phát hành gần 127,72 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ 1:1 nhằm tăng vốn điều lệ lên gấp đôi. Giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu.

Ngày 7/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền để CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (mã chứng khoán SIP) chốt danh sách cổ đông phát hành gần 12 triệu cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ phát hành 15%. Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 120 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ quỹ đầu tư phát triển của công ty.

Năm 2020 Đầu tư Sài Gòn VRG đạt 5.083 tỷ đồng doanh thu, tăng 17,1% so với năm trước đó. Còn lợi nhuận sau thuế tăng trưởng trên 73%, lên 1.118 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.026 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2020 Đầu tư VRG còn 1.139 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra công ty còn 333 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển, 31 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và 26 tỷ đồng trong các quỹ khác thuộc chủ sở hữu.

CTCP Điện nước lắp máy Hải Phòng (DNC) chi trả cổ tức đợt 1/2021 bằng tiền tỷ lệ 10%. Thời gian thanh toán 8/10.2/2021.

Ngày 8/9/2021: SSI, CTB, TDB

Ngày 8/9/2021 là ngày giao dịch không hưởng quyền để CTCP Chứng khoán SSI (mã chứng khoán SSI) chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 219,1 triệu cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ phát hành 6:2. Giá trị phát hành theo mệnh giá 2.191 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, thặng dư vốn cổ phần và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo báo cáo tài chính năm 2020 đã được kiểm toán.

Song song với đó, SSI cũng sẽ thực hiện phát hành thêm hơn 109,5 triệu cổ phiếu để chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 6:1, tương đương cổ đông sở hữu mỗi 6 cổ phiếu có quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới. Giá chào bán là 10.000 đồng/cp.

CTCP Chế tạo bơm (CTB) chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 15%. Thời gian thanh toán 15/10/2021.

CTCP Thủy điện Bình Định (TDB) chi trả cổ tức đợt 2/2020 bằng tiền tỷ lệ 10%. Thời gian thanh toán 30/9/2021.

Ngày 9/9/2021: TBC, DXG, RTB, VIH, GIC, TTN

CTCP Thủy điện Thác Bà (TBC) chi trả cổ tức còn lại năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 15%. Thời gian thanh toán 24/9/2021.

CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG) chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 77,7 triệu cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu tỷ lệ 15%. Giá trị phát hành theo mệnh giá 777 tỷ đồng.

CTCP cao su Tân Biên (RTB) chi trả cổ tức còn lại năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 5%. Thời gian thanh toán 20/9/2021.

CTCP Viglacera Hà Nội (VIH) chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 10%. Thời gian thanh toán 29/9/2021.

CTCP Đầu tư dịch vụ và phát triển Xanh (GIC) chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2021 bằng tiền tỷ lệ 5%. Thời gian thanh toán 24/9/2021.

CTCP Công nghệ & truyền thông Việt Nam (TTN) chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 12%. Thời gian thanh toán 29/9/2021.

Ngày 10/9/2021: TCH, HAP, SZL, VGR

Ngày 12/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền để CTCP Đầu tư Dịch vụ tài chính Hoàng Huy (mã chứng khoán TCH) chốt danh sách cổ đông phát hành gần 19,96 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020 tỷ lệ 20:1. Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 200 tỷ đồng.

Năm tài chính 2020-2021 Tài chính Hoàng Huy đạt 4.419 tỷ đồng doanh thu, tăng đột biến 118% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế tăng 63,8% lên 1.035 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt gần 906 tỷ đồng. Tính đến 31/3/2020 Tài chính Hoàng Huy còn 1.623 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra công ty còn 164 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.

Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức, Tài chính Hoàng Huy cũng chốt danh sách cổ đông phát hành gần 199,6 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ phát hành 50%. Giá phát hành 12.800 đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động gần 2.556 tỷ đồng. Trong khi đó trên thị trường hiện cổ phiếu TCH đang giao dịch quanh mức 19.000 đồng/cổ phiếu.

CTCP Tập đoàn Hapaco (HAP) chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 6%. Thời gian thanh toán 13/10/2021.

CTCP Sonadezi Long Thành (SZL) chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 30%. Thời gian thanh toán 30/9/2021.

CTCP Cảng Xanh VIP (VGR) chi tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 10%. Thời gian thanh toán 24/9/2021.

Hoàng Minh

Doanh nghiệp & Tiếp thị

5 Likes

Chào em Tím :smiley:

2 Likes

Ôi trời anh Xấu! Vui quá em gặp anh ở đây ạ. Anh có khoẻ không ạ :blush:

1 Likes