API ai thích thì nhích á
bác mở lời vàng ngọc cái là em nó chạy như gió luôn
JVC ko có gì thì cũng về mệnh hoàng hôn ơi
Chúc mừng anh. Nhưng đã từ rất lâu rồi em quên mất cảm giác mua những mã hàng ten anh ạ.
thế hồi xưa lúc nó 25 khen ngon nhể
sgt nay điên phết đấy,tầm 30 a bán
“Bật mí” kế hoạch xây trạm vũ trụ riêng của Nga
| 07/09/2021 | 14:45 PM
Nga dự định xây trạm vũ trụ riêng. Ảnh: Roscosmos
Tổng công ty tên lửa vũ trụ RSC Energia đã bắt đầu lập bản thiết kế dự thảo [Trạm vũ trụ Nga]
Sớm có quyết định xây dựng trạm vũ trụ Nga
Theo cựu phi hành gia Vladimir Soloviev - nhà thiết kế chính của Trạm dịch vụ quỹ đạo Nga (ROSS) - các nghiên cứu của dự án đang được thực hiện. Các kỹ sư đang hy vọng khoản tài trợ cho công việc này sẽ mở ra vào năm 2022. Các module của trạm mới có thể sẽ được phóng lên bằng tên lửa Angara vào năm 2027, khi cơ sở hạ tầng tại sân bay vũ trụ Vostochny hoàn tất.
Trạm vũ trụ quốc gia sẽ trở thành một giải pháp thay thế cho trạm ISS của Nga, vì nguồn dự trữ của nó sẽ sớm cạn kiệt. Ông Solovyov nói: “Chúng tôi cần phải bay trên trạm ISS cho đến năm 2028-2029 để trong vòng 2 năm có thể đóng “kết nối” giữa việc hoàn thành sứ mệnh của ISS và bắt đầu hoạt động của trạm mới”.
Trong khi đó, các khoản đã được phân bổ chỉ có thể hỗ trợ các trạm vũ trụ của Nga cho đến năm 2025.
Cho đến nay, thông tin về ROSS đang trái ngược nhau. Module năng lượng được xây dựng để có thể hoạt động cả trên ISS lẫn ROSS. Có thể một quyết định cơ bản về mức độ ưu tiên của trạm vũ trụ quốc gia sẽ được [Tổng thống Vladimir Putin] công bố trong vài ngày tới trong chuyến thăm của ông tới sân bay vũ trụ Vostochny.
Theo người đứng đầu Viện Chính sách Không gian, Ivan Moiseev, hiện chưa có đủ nhiệm vụ cho hoạt động của trạm quỹ đạo riêng của Nga.
Trạm ISS của Nga, hoạt động từ năm 1998 đến nay, chưa được sử dụng hết công suất. Các thí nghiệm đang được thực hiện ở đó là những thí nghiệm cũ và không quan trọng lắm. Và trên trạm cũng chưa có chương trình nào khác.
Do đó, chỉ cần tạo ra một trạm mới khi đã hiểu rõ về những gì sẽ được thực hiện trên đó. Bởi vì, việc xây dựng trạm vũ trụ là rất lâu dài và tốn kém.
Không giống như Nga, Mỹ dự định sẽ bay trên ISS cho đến năm 2030, nên đã thay đổi mục tiêu chính của mình. Hiện họ đang nhắm mục tiêu vào lĩnh vực thương mại và khá thành công. Nghĩa là, họ sẽ cải tổ lại trong quá trình sử dụng.
Còn ở Nga thì chưa thấy điều này. Nga cũng đã từng có những khách du lịch vũ trụ, nhưng từ năm 2009 không còn ai bay nữa. Có một số khách du lịch Nhật đang chuẩn bị bay, nhưng đây chỉ là những kế hoạch ngẫu nhiên chứ không mang tính hệ thống.
Vì vậy, bước đầu tiên là hình thành khái niệm về một trạm mới. Hiện tại, dự án chỉ đang ở giai đoạn sơ khai dưới dạng bản vẽ. Thông tin về sự phát triển của dự án đã được gửi đến chính phủ.
Phi hành gia Nga chuẩn bị cho chuyến đi bộ ngoài không gian trên ISS, tháng 11.2020. Ảnh: NASA
Lý do Nga nên xây trạm vũ trụ riêng
ISS chắc chắn sẽ đến lúc cạn kiệt nguồn, điều đó có nghĩa là Nga nên nghĩ về một trạm mới. Người ta nói rằng, các nhà du hành vũ trụ sẽ có thể sống trên ROSS “trên cơ sở quay vòng”.
Các khía cạnh quân sự và chính trị của chương trình không gian quốc gia đã được chuyên gia quân sự Alexei Leonkov giải thích.
ISS là biểu tượng của hợp tác quốc tế trong không gian. Người Mỹ đang định hình các quy tắc mới. Họ đã đưa ra dự án Artemis mà các nước NATO đã ký kết. Họ sẽ tạo ra chương trình không gian của riêng họ, trạm quỹ đạo của riêng họ với mục đích quan sát mặt trăng.
Nga không được mời tham gia dự án này. Do đó, dù muốn hay không, Nga cũng cần tạo một trạm riêng cho mình.
Về vấn đề này, thật hợp lý khi nhìn vào kinh nghiệm của [Trung Quốc], nước đã tạo ra trạm vũ trụ của riêng mình và đang vận hành nó thành công. Nếu tính về số lần phóng tàu có người lái tới đó và các thí nghiệm được thực hiện ở đó, Trung Quốc đang đi theo con đường quen thuộc của Liên Xô. Họ đã gửi thiết bị lên mặt trăng, và tới [sao Hỏa], và họ chuẩn bị gửi thiết bị đến sao Kim. Mọi thứ đang phát triển rất năng động.
Mỹ đang đặt cược vào các chương trình không gian, kể cả trong lĩnh vực vũ khí. Việc quân sự hóa ngoài không gian được ghi nhận trong chiến lược quốc gia tương ứng của họ. Điều đó nêu rõ rằng các kế hoạch sẽ được phát triển và chúng sẽ đạt được, chỉ có nhanh hay chậm.
Sớm muộn gì thì Nga cũng sẽ phải đối mặt với thực tế là không ai cần đến phương tiện phóng của Nga. Mỹ sẽ tiếp tục ép giá. ISS có thể rơi vào năm 2025 - nó sẽ được tháo rời các bộ phận và hạ xuống khỏi quỹ đạo.
Khi Mỹ và Trung Quốc có được công nghệ hàng không [vũ trụ], chi phí phóng trọng tải có ích sẽ giảm 20 lần. Và khi đó Nga sẽ mất thị trường phóng tên lửa vũ trụ. Mặc dù Nga đã từng là những người đầu tiên đi theo hầu hết các hướng trong không gian.
Nguyễn Quang (Theo svpressa ru)
Câu chuyện tờ A4: mãi mãi sẽ không ai quên được anh á .
P/S: Nên có ăn cứ lặng lẽ mà hưởng ạ.
Động thái mới nhất của Vietcombank sau vụ Trấn Thành sao kê tài khoản từ thiện
Liên quan đến sự việc MC Trấn Thành sao kê tài khoản từ thiện và đăng công khai trên Facebook, sáng nay, Fanpage Vietcombank buộc lòng phải khóa phần bình luận bài đăng.
Chiều 7/9, MC Trấn Thành sao kê tài khoản từ thiện cho đồng bào chịu ảnh hưởng của lũ lụt tại miền Trung và đăng tải trên trang Facebook cá nhân. Trong suốt thời gian “lùm xùm” về chuyện từ thiện và yêu cầu sao kê minh bạch số tiền ủng hộ, đây là nghệ sĩ đầu tiên đưa ra sao kê ngân hàng để chứng minh số tiền quyên góp ủng hộ được, được sự quan tâm không nhỏ của dư luận.
Nhiều bài đăng sau đó, nam MC cũng liên tục giải đáp những thắc mắc liên quan đến bản sao kê anh đăng tải.
Cùng sự việc đó, chiều cùng ngày, Fanpage của ngân hàng Vietcombank - nơi Trấn Thành mở tài khoản nhận tiền quyên góp đã hứng chịu “cơn bão” của cộng đồng mạng khi hàng chục nghìn tài khoản Facebook tràn vào bình luận, khiến lượt tương tác ở trang này tăng đột biến.
Đến sáng nay, chỉ sau 1 đêm, từ 3.200 lượt tương tác, Page này vọt lên 19.000, hơn 34.000 lượt bình luật và lượt chia sẻ “khủng khiếp”. Ngay cả những bài viết từ tháng 8 cũng bị người dùng mạng tràn vào “dội bom” bình luận.
Sáng nay, ngân hàng nhận bão 1 sao từ cộng đồng mạng.
Thậm chí, sáng nay, trên kho ứng dụng, ứng dụng Vietcombank phải hứng chịu “bão” 1 sao kèm hàng loạt bình luận. Toàn bộ nội dung đăng tải mới từ ngày 7-8/9 đều liên quan đến việc MC Trấn Thành sao kê tài khoản từ thiện .
Trước cơn bão mạng, Vietcombank đã phải khóa phần bình luận trong Fanpage cho rất nhiều bài viết.
Động thái mới nhất của Vietcombank liên quan đến sự việc MC Trấn Thành in sao kê tài khoản từ thiện. Ảnh chụp màn hình.
Sự việc tấn công Fanpage của ngân hàng đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều.
“Trấn Thành cũng đã giải thích trong Facebook, chứ ngân hàng thì họ làm nhiệm vụ của họ, không hiểu sao cũng bị vạ lây nữa”, Minh Anh, trú tại Hoài Đức, Hà Nội bày tỏ quan điểm.
“Mình nghĩ, nếu các mạnh thường quân đóng góp vào quỹ của Trấn Thành thấy có gì không đúng thì họ sẽ ý kiến. Theo mình nên chờ sự việc sáng tỏ trước khi quy kết trách nhiệm cho bên nào”, Lê Anh, trú tại Tây Hồ nhận định.
Hiện tại, sự việc Trấn Thành sao kê tài khoản từ thiện vẫn chưa có dấu hiệu “nguội”. Bên cạnh động thái từ nam MC, nhiều người cũng muốn biết các nghệ sĩ khác sẽ phản ứng thế nào về việc công khai tiền từ thiện.
Theo Hoàng Linh
Đang có chiến dịch xem xét nghệ sĩ làm từ thiện?
may là ko phải dân ck làm từ thiện,thì con số lên 10k tỷ nhỉ
Thực ra Việt Nam mọi người chưa hiểu hết về việc làm từ thiện: Nước ngoài họ làm từ thiện họ cũng phải hưởng lương (đi làm từ thiện cũng là một công việc như các công việc khác…). Ở Việt Nam mình đi làm từ thiện là không công mà bị nhìn nhận phê phán và cứ ngồi một chỗ không chịu làm gì và cứ soi mói đủ mọi chuyện, rất là nhàn cư vi bất tiện ạ…HHT thấy thật đáng buồn thay cho các nghệ sĩ nước nhà.
Ca Sĩ Đàm Vĩnh Hưng Biểu Diễn Trong Khu Cách Ly FO! Bị Kêu Là Làm Màu? Câu nói rất vô trách nhiệm. Ca sĩ DVH cũng là một người theo đạo Thiên Chúa ạ.
hôm nọ em nói a là làm từ thiện đấy
NHNN chính thức sửa Thông tư 01, ai sẽ hưởng lợi nhất?
Thứ 4, 08/09/2021, 10:50
Liệu thông tư mới có tác động làm tăng giá cổ phiếu ngân hàng?
Như chúng tôi đã thông tin, ngày 7/9/2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trắc nghiệm kiến thức Sao Việt nào thông minh nhất
Trong đó, điểm nổi bật nhất của Thông tư số 14 là NHNN cho phép các ngân hàng kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng so với quy định cũ, tới 30/6/2022.
Sau khi thông tư mới được ban hành, câu hỏi đặt ra với không ít nhà đầu tư và khách hàng, rằng ai sẽ là người được hưởng lợi?
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Dương, chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán Pinetree cho biết, Thông tư 14 được ban hành nhằm mục đích hỗ trợ trực tiếp cho nhóm đối tượng là các khách hàng vay tiền của ngân hàng đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, chứ không phải nhằm hỗ trợ các ngân hàng để có lợi nhuận cao trong 2 quý cuối năm như nhận định và kỳ vọng của một số nhà đầu tư.
Cụ thể là nội dung Thông tư 14 xoay quanh việc mở rộng phạm vi các đối tượng khách hàng được hỗ trợ và mở rộng các công cụ mà các ngân hàng có thể sử dụng để hỗ trợ cho các khách hàng này. Còn về phía các ngân hàng, Thông tư 14 không điều chỉnh tiến độ trích lập dự phòng, tức là các ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện trích bổ sung phần chênh lệch theo tiến độ cũ, tối thiểu là 30%, 60% và 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung trong các năm 2021, 2022 và 2023.
“Ở đây nếu để ý, thời gian cơ cấu nợ cho khách hàng được kéo dài thêm 6 tháng, đến tháng 6/2022, nhưng tiến độ trích bổ sung dự phòng của ngân hàng vẫn như cũ, điều này củng cố thêm đánh giá của tôi về mục đích chính của Thông tư 14 là hỗ trợ khách hàng chứ không phải hỗ trợ ngân hàng” - ông Nguyễn Đình Dương nhấn mạnh.
Tất nhiên, chuyên gia của Pinetree cũng chỉ ra rằng, các ngân hàng sẽ ít nhiều được hỗ trợ “gián tiếp” vì số liệu nợ xấu trên báo cáo tài chính cuối năm sẽ ít hơn, trích lập dự phòng trong năm cũng sẽ ít hơn.
Khi được hỏi, liệu thông tư 14 có tác động tích cực lên cổ phiếu ngân hàng hay không, vị chuyên gia phân tích cho rằng sự hỗ trợ này là chưa đủ lớn để trở thành động lực tăng giá cho cổ phiếu ngành ngân hàng trong thời gian tới.
Hằng Kim
AFTA 35 bổ sung 107 mặt hàng nông sản, thực phẩm vào danh mục hàng thiết yếu ASEAN
Thứ 4, 08/09/2021, 14:53
Sáng 8/9, Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 35 (AFTA 35) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Hội nghị AFTA 35 diễn ra dưới sự chủ tọa của Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế thứ 2 Brunei Mohd Amin Liew Abdullah, với sự tham dự của các Bộ trưởng kinh tế từ 10 quốc gia thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi. Đây là Hội nghị nằm trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 53 diễn ra từ ngày 8 - 15/9. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị gồm đại diện các Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tư pháp do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh làm Trưởng đoàn.
Hội nghị Hội đồng AFTA 35 được tổ chức nhằm kiểm điểm tình hình thực thi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) và trao đổi về các công việc cần triển khai trong thời gian tới.
Đến nay, theo cam kết của Hiệp định ATIGA, các nước ASEAN đã thực hiện xóa bỏ thuế quan với tỷ lệ trung bình là 98,6% tổng số dòng thuế trong năm 2021, trong đó tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trung bình của các thành viên ASEAN-6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) là 99,3% và của 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam là 97,7%.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 35.
Với mục tiêu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng các quy định về quy tắc xuất xứ để có thể tận dụng hiệu quả các ưu đãi của Hiệp định ATIGA, đồng thời giải quyết các vướng mắc còn tồn tại hiện nay trong quá trình cấp và kiểm tra xuất xứ hàng hóa, các Bộ trưởng đã thông qua quy định sửa đổi một số điều khoản trong Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ hàng hóa (OCP) thuộc Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định ATIGA.
Đối với công tác xử lý các biện pháp phi thuế quan (NTM) trong ASEAN, Hội nghị ghi nhận, trong năm vừa qua, dưới sự chủ tọa của Việt Nam tại Ủy ban Điều phối Thương mại Hàng hóa ASEAN, việc xử lý các vấn đề liên quan đến các NTM tồn đọng đã đạt một số tiến bộ, cơ chế giải quyết các vấn đề NTM được tinh giản, một số sáng kiến mới bắt đầu được thảo luận.
Hội nghị hoan nghênh tiến độ triển khai rà soát tổng thể Hiệp định ATIGA nhằm xây dựng định hướng nâng cấp Hiệp định này trong thời gian tới. Trong bối cảnh nền kinh tế ASEAN đang đối mặt với các thách thức do dịch Covid-19 gây ra, các Bộ trưởng cho rằng việc nâng cấp Hiệp định ATIGA được xây dựng sao cho có thể đóng góp tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng của ASEAN, thúc đẩy thương mại nội khối, phát triển chuỗi cung ứng khu vực, góp phần hồi phục kinh tế sau đại dịch.
Phát biểu tại Hội nghị, Đoàn Việt Nam hoan nghênh những thành quả đạt được trong công tác xử lý các biện pháp phi thuế quan của ASEAN và cho rằng với việc ASEAN đã xóa bỏ 98,6% tổng số các dòng thuế trong Hiệp định ATIGA, việc nâng cấp Hiệp định ATIGA cần phải hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các lợi ích của Hiệp định thông qua việc giảm chi phí tuân thủ và tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua việc bổ sung 107 mặt hàng nông sản, thực phẩm vào Danh mục hàng hóa thiết yếu ASEAN thuộc diện điều chỉnh của Biên bản ghi nhớ về xử lý các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hoá thiết yếu để ứng phó với dịch Covid-19 được ký kết trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, qua đó nâng tổng số mặt hàng trong Danh mục này lên 257 mặt hàng.
Hội nghị cũng ghi nhận những kết quả đạt được trong hợp tác hải quan ASEAN, đặc biệt là việc xây dựng Biểu thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) phiên bản 2022, dự kiến sẽ được thực hiện vào tháng 1/2022./.
Theo Nguyên Long
MINH OAN CHO CHÀNG KỸ SƯ TRONG BÀI HÁT “CHỊ TÔI” CỦA NHẠC SỸ TRẦN TIẾN.
“Bài thơ “Chị tôi” là của một cựu sinh viên trường Xây dựng sáng tác. Sau năm 1980, bài thơ này được Trần Tiến sử dụng để viết thành ca khúc nổi tiếng về số phận của những người thôn nữ. Đây là một tặng phẩm mà Trần Tiến đã gửi tặng người dân làng cổ Trường Yên (Hoa Lư – Ninh Bình), nơi có địa danh Cầu Đông nổi tiếng.
Theo các cụ cao niên trong làng Yên Thành, nhân vật tôi- tức tác giả bài hát là con trai út trong gia đình có 2 con gái, một con trai. Ông sinh năm 1947, bố mất sớm, mẹ ông bị ốm liệt đến năm ông 20 tuổi thì mất. Người chị cả của ông sinh năm 1940, chị còn lại sinh năm 1945. Theo phong tục cũ thì con gái phải tang cha mẹ 3 năm, đó là lý do khiến người chị cả lỡ bước khi “người đàn ông” trong bài hát không đủ kiên nhẫn để chờ đợi nữa. Người đàn ông này cũng không rõ lai lịch ngoài việc về xây chiếc cầu nối bờ sông.
Sau khi chị cả mất, người em trai theo học đại học xây dựng và thường lui về sống cùng gia đình người chị thứ 2 lúc này cũng đã xa giá theo chồng. Vì thế mà những lần trở về cố hương của anh thường mang nhiều cảm xúc khi tất cả chỉ là những kỷ niệm và hồi ức bên nấm mồ người chị. Tác phẩm thơ của người kỹ sư xây dựng này trở lên nổi tiếng khi nó được đăng tải và nhạc sĩ Trần Tiến đã sử dụng để sáng tác ra bài hát “Chị tôi”. Bài hát mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc về thân phận của người con gái khi mà xã hội còn trọng nam khinh nữ, không thể quyết định được số phận của mình”.
Năm chị mười tám đẹp nhất làng
Bao người dạm hỏi rước kiệu sang
Nhưng mà chị bảo: “còn chưa lớn,
Chẳng dám làm dâu, sợ bẽ bàng”
Anh ở đô thành mới về đây
Công trình thủy lợi chuẩn bị xây
Ngày kia bất chợt vô tình thấy
Chị cười duyên dáng – anh đắm say
Mùa Thu năm ấy mưa nhiều quá
Công trình tạm hoãn lại ít hôm
Anh đi thăm hỏi quanh làng xóm
Nhìn thấy cô nàng dưới hoàng hôn
Hôm ấy chiều mưa, nhuộm tím buồn
Anh về thơ thẩn, nhớ chị luôn
Đêm ngồi ôm đàn nghêu ngao hát
Có người con gái ngẩn ngơ hồn
Rồi trong một buổi sáng bình minh
Anh liều gặp chị để tỏ tình
E thẹn gật đầu, chị đồng ý
Mặt trời rạng rỡ mỉm cười xinh
Mấy bận thu rồi mà chưa thấy
Anh về thưa mẹ chuyện trầu cau
Ai hỏi chị đều bênh anh ấy
Chắc đợi xây xong mấy nhịp cầu
Công trình hoàn thiện đã từ lâu
Anh về ra mắt mẹ nàng dâu
Mẹ anh mỉm cười, ưng chị lắm
Chỉ đợi tới ngày họ bên nhau
Rồi lại công trình , lại đi xa
Chẳng được mấy khi về thăm nhà
Thời gian cho chị ngày thưa thớt
Chị ngóng mỏi mòn trong thiết tha
Một buổi chiều ấy – chiều mùa đông
Hẹn ước chị buông, chị lấy chồng
Lá thư chị viết cho người cũ
Dòng chữ lem hồng giọt tình vong
Anh trở về đây lúc chiều hôm
Chị gái ngày xưa đã không còn
Mộ chị nằm đó giờ xanh cỏ
Hôm ấy chiều mưa nhuộm tím buồn
Anh ghé nhà Chị, gặp đứa em
Nó kể chuyện xưa lệ ướt mèm
“Năm đó nước về đây lớn quá
Chị không chạy kịp bởi trời đêm”
Mới nói vài câu đã vỡ òa
“Chị dặn rằng anh đang ở xa
Chuyện này sẽ khiến anh buồn lắm
Đành dối anh, chị theo người ta”
Anh đứng lặng yên giữa hoàng hôn
Cũng buổi chiều mưa ướt mất hồn
Khóc người con gái năm mười tám
Anh về thơ thẩn nhớ chị luôn
Anh có buồn không?
Có buồn không?
Anh có buồn không?
Có buồn không?
Người ta quên rồi
Người ta bỏ
Bỏ con đò nhỏ
Bỏ dòng sông
Anh có buồn không?
Có buồn không?
ST.