Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

Chơi con đầu đàn hay lắm đó ạ :apple:

4 Likes

nhờ chị chỉ điểm, cảm ơn chị đẹp nhìu nhìu.

1 Likes

con này thấy nặng mông quá mấy con NKG, SMC nó chạy tít tắp còn em này cứ lẹt đẹt. Bị các bác bán kinh quá.

1 Likes

Dòng CK cũng thế chơi VCI khoẻ và vững vàng trong sóng gió! :apple:
Dòng NH chơi TCB nó là bình thông nhau với nhiều DN. Hơn nữa các Soái ca Đông Âu tụ tập ở TCB nhiều. TCB ôm rất nhiều HPG!

7 Likes

Không nặng mông đâu bạn nó rất khoẻ mạnh và làm ăn lãi khủng. Nhưng NDT sợ không dám mua nghĩ nó giống như bạn đó :joy:

3 Likes

ABB HHT mua lúc 16x. Nhưng nó chạy loanh quanh lắm. Không bằng TCB đâu nhé.

5 Likes

Cổ phiếu nào sẽ bị loại khỏi rổ Diamond trong kỳ cơ cấu tháng 10? - Doanh nghiệp và Tiếp thị

10:24 AM 21/09/2021

VNDIRECT ước tính DCVFM VNDiamond ETF sẽ mua 9,0 triệu cổ phiếu VIB và 4,6 triệu cổ phiếu TCB trong kỳ cơ cấu này. Ngược lại thì LPB sẽ bị ETF bán mạnh với số lượng 10,9 triệu cổ phiếu khi bị loại khỏi chỉ số VNDiamond.

Cổ phiếu nào sẽ bị loại khỏi rổ Diamond trong kỳ cơ cấu tháng 10?

Ngày 18/10 tới đây, HoSE sẽ công bố danh mục định kỳ chỉ số VNDiamond và hiệu lực sẽ bắt đầu từ ngày 1/11/2021. Dựa trên kết quả sàng lọc trên, quỹ DCVFM VNDiamond ETF, với giá trị tài sản ròng là 12.819 tỷ đồng sẽ cân đối lại danh mục đầu tư của mình trong phiên giao dịch trước ngày hiệu lực (29/10/2021).

Trong báo cáo mới đây, CTCK VNDIRECT đã đưa ra dự báo về sự thay đổi cơ cấu danh mục rổ VNDiamond trong kỳ cơ cấu tháng 10.

Theo VNDIRECT, LPB có thể bị loại khỏi rổ VNDiamond trong kỳ cơ cấu này. Theo quy định mới, % tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa để tính tỷ lệ FOL của LPB là 20% (thay vì 5% như công ty quy định), do đó, tỷ lệ FOL mới của LPB (= % tỷ lệ sở hữu nước ngoài / % tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa) chỉ đạt xấp xỉ 20% và không đáp ứng điều kiện để ở lại VNDiamond (tỷ lệ FOL> 80% đối với các cổ phiếu trong rổ trước đó).

Trong khi đó, TCM và CTD nhiều khả năng vẫn ở lại rổ VNDiamond. Theo VNDIRECT, hai cổ phiếu này đã duy trì mức vốn hóa thị trường đã điều chỉnh freefloat lớn hơn 2.000 tỷ đồng để vượt qua điều kiện sàng lọc giá trị vốn hóa trong quy tắc mới.

VNDIRECT cũng lưu ý một số cổ phiếu sẽ được giảm tỷ trọng trong chỉ số do thêm điều kiện mới. Theo đó, trong lần xem xét này, hệ số thanh khoản mới sẽ được áp dụng vào trong công thức tính chỉ số, dẫn đến những cổ phiếu có hệ số thanh khoản thấp hơn sẽ bị giảm tỷ trọng trong khi tính chỉ số VNDiamond. Do đó, tỷ trọng của EIB, VIB, MWG và PNJ trong tính toán chỉ số có thể sẽ giảm do tỷ lệ thanh khoản thấp.

VNDIRECT ước tính DCVFM VNDiamond ETF sẽ mua 9,0 triệu cổ phiếu VIB và 4,6 triệu cổ phiếu TCB trong kỳ cơ cấu này. Ngược lại thì LPB sẽ bị ETF bán mạnh với số lượng 10,9 triệu cổ phiếu khi bị loại khỏi chỉ số VNDiamond.

Bảo Sơn

4 Likes

Tại sao nhiều người muốn trở nên giàu có, nhưng không thể? 3 cấp độ để giàu có, hầu hết mọi người dừng ở bước đầu tiên! - Doanh nghiệp và Tiếp thị

05:49 AM 21/09/2021

Mỗi cấp độ đều là tiền đề cho sự giàu có trong tương lai của chúng ta.

Tại sao nhiều người muốn trở nên giàu có, nhưng không thể? 3 cấp độ để giàu có, hầu hết mọi người dừng ở bước đầu tiên!

Vì sao ai ai cũng mong muốn giàu có, tuy nhiên trong số chúng ta đại bộ phận đều không thể sở cầu như ý?

Nói cho cùng, nguyên nhân nằm ở hai điều, thứ nhất là trong tiềm thức không thực sự mong muốn giàu có, nhưng nhìn thấy người khác tìm kiếm và theo đuổi tiền tài bản thân cũng vô thức khát khao. Thứ hai là dù họ muốn trở nên giàu có, nhưng lại không muốn phải trả giá xứng đáng để có được sự giàu có. Thực ra để trở thành người giàu nhất định phải trải qua 3 cấp độ sau đây, nhưng đáng tiếc là hầu hết mọi người đều dừng bước ở cấp độ đầu tiên, cấp độ vô dụng nhất.

Cấp độ đầu tiên “Tôi chỉ muốn trở nên giàu có” nói một cách đơn giản, nếu tiền có thể tự nguyện rơi vào ví hay tài khoản của mình, họ sẽ vui vẻ chấp nhận. Cũng chính nói họ muốn ngồi mát ăn bát vàng hưởng hết vinh hoa của tầng lớp thượng lưu, nhưng chỉ là muốn mà thôi.

Tại sao nhiều người muốn trở nên giàu có, nhưng không thể? 3 cấp độ để giàu có, hầu hết mọi người dừng ở bước đầu tiên! - Ảnh 1.

Chính xác thì, từ “muốn” không có nhiều ý nghĩa và đóng góp để người ta khởi phát hành động nhằm đạt được mong muốn đó. Một người trưởng thành phải ý thức được rằng không phải “muốn” là chúng ta sẽ có được, ngược lại mong muốn một khi không thể có được con người càng liều mạng vì tiền, càng đau đớn thống khổ. Hầu hết mọi người đều muốn trở nên giàu có, nhưng người giàu thực sự mãi chỉ là thiểu số, bởi người ta chỉ dừng lại ở cấp độ mong muốn một cách bất lực mà thôi.

Nếu muốn trở nên giàu có, cấp độ thứ hai là “Tôi chọn cách làm cho mình trở nên giàu có”. Rõ ràng, lựa chọn mạnh mẽ và có mục đích hơn là “mong muốn”, cho thấy rằng một người có ý tưởng cụ thể về cách trở thành người giàu có. Một khi lựa chọn, điều đó thường có nghĩa là họ phải hành động, tạo ra thực tại và tương lai cho chính mình, và đảm nhận một trách nhiệm nào đó.

Tuy nhiên, lựa chọn không phải là mức độ cao nhất, hãy nhìn vào cuộc sống thực tế, nhiều người vẫn chọn cách không trở nên giàu có.

Sau khi lựa chọn, có một phần quan trọng hơn, đó là cấp độ thứ ba để trở thành một người giàu: "Tôi sẽ làm hết sức để khiến mình trở nên giàu có."

Tại sao nhiều người muốn trở nên giàu có, nhưng không thể? 3 cấp độ để giàu có, hầu hết mọi người dừng ở bước đầu tiên! - Ảnh 2.

“Nỗ lực hết mình” chính là không giữ lại mà đóng góp toàn bộ tâm trí và sức lực. Nó bao chứa ý nghĩ quyết tâm để thực mục đích trở thành người giàu có, họ sẵn sàng bỏ ra tất cả năng lượng, thời gian giống như một chiến binh trên chiến trường, làm bất cứ điều gì nên làm để giành chiến thắng. Trong quá trình này, không có lý do bào chữa, không trì hoãn, không do dự, không rút lui, và tất nhiên, không bao giờ được phép thừa nhận thất bại. Câu nói “Tôi sẽ làm hết sức để trở nên giàu có” cũng có nghĩa là để đạt được điều này, tôi cố gắng tiếp tục làm việc. Chỉ có cái chết mới có thể chấm dứt điều này. Khi mọi người tự nói với mình “Tôi sẽ làm hết sức để trở nên giàu có” điều gì sẽ xảy ra? Một số người sẽ có được sức mạnh to lớn trái ngược với hầu hết mọi người sợ hãi và lo lắng, bởi vì số đông không thể nỗ lực hết mình. Đa số mọi người không dám đánh cuộc, họ càng không thể dốc hết sức để làm giàu, nên cả đời cũng không thể trở nên giàu có.

Một số người có thể không đồng ý với điều này và sẽ phản bác những điều trên là không hợp lý, rằng bản thân đã hết mình trong công việc, thực sự chăm chỉ, nhưng vẫn không thể trở thành người giàu có. Những người này có thể làm việc đủ chăm chỉ, nhưng thực tế họ đã không làm hết sức mình, bởi vì chìa khóa để nỗ lực hết mình không có sự dè dặt, để trở nên giàu có, họ phải đầu tư mọi thứ. Nhiều người thất bại trong việc trở nên giàu có vì những hạn chế của bản thân. Họ hạn chế việc bản thân bỏ ra bao nhiêu, đầu tư bao nhiêu, hy sinh hoặc chấp nhận rủi ro bao nhiêu. Nếu có quá nhiều hạn chế như thế này, họ đương nhiên không thể cố gắng hết sức.

Tóm lại, để trở thành một người giàu có hoàn toàn không phải là điều đơn giản, nó đòi hỏi sự dũng cảm, hành động, chăm chỉ, tập trung và bền bỉ. Nó đòi hỏi sự nỗ lực hết mình và tận tâm của bạn như vậy mới được coi là đi hết ba cấp độ để đạt tới sự giàu có thực sự.

Diệp Nguyễn

3 Likes

E iu ơi hôm nay ổn e nhỉ :heart:

2 Likes

Lãi hết mà anh! Bây giờ dòng tiền chuyển hướng sang chọn lựa các doanh nghiệp rồi anh ạ! :blush:

2 Likes

Chuẩn e iu ah nên pic a hướng ae qua mấy con ổn định vừa có LN vừa an toàn

3 Likes

Mà bây giờ em mới để ý anh thêm câu " e iu" á :joy:

6 Likes

cả tuần nay gồi chị ơi :smiling_face_with_three_hearts:

2 Likes
2 Likes

V…S … H …chị Tím toàn chữ ái đẹp🙈

1 Likes

Chị mới nghe hai ngày nay. Đã quen chưa? Chưa quen thì tối hẹn a R đi trung thu nhé🤩

2 Likes

HHT vừa mới phát hiện mới tinh, sao mà quen được bạn :joy:

1 Likes

Giải mã thuật ngữ kinh tế mới: Pandexit - Doanh nghiệp và Tiếp thị

09:56 AM 21/09/2021

Liệu Covid-19 có còn là lực cản kinh tế duy nhất? Khi dịch bệnh chấm dứt, kinh tế sẽ bùng nổ như những gì mọi người kỳ vọng?

Giải mã thuật ngữ kinh tế mới: Pandexit

Giới chuyên gia cho rằng, câu chuyện sẽ không đơn giản như vậy. Khi đại dịch qua đi, nền kinh tế toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục chịu những áp lực liên quan đến lạm phát. Bởi Covid-19 không phải là lực cản duy nhất.

Xu hướng ‘exit’ đặc biệt được kỳ vọng

Hơn một thập kỷ qua, hậu tố “exit” đã quen thuộc với ý nghĩa chỉ sự rời đi. Grexit - cụm từ mà Hy Lạp sử dụng với mong muốn rời khỏi khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Tiếp sau đó là Italexit xuất hiện trong một thời gian ngắn. Hay như Frexit xuất hiện khi Pháp muốn đơn phương rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Đến thời điểm hiện tại, chỉ có Brexit (Anh rời EU) là thực sự xảy ra, mặc dù các cuộc thăm dò hồi tháng 5/2016 cho thấy có nhiều cử tri Pháp (61%) hơn là cử tri Anh (48%) tỏ ra không hài lòng với EU.

Phần lớn giới chuyên gia đánh giá, làn sóng “muốn thoát ly” (exits) này đều là xu hướng không mong muốn. Song hiện nay, một hiện tượng muốn thoát ly khác mà mọi người đều mong chờ, đó là Pandexit - nền kinh tế sẽ dần phục hồi sau những tác động tiêu cực của đại dịch.

“Cánh cổng” này được mở ra với ý tưởng lạc quan rằng Covid-19 sẽ ở lại phía sau, guồng quay cuộc sống sẽ bình thường trở lại với những màn chào hỏi, ôm hôn quen thuộc, hay những chuyến tàu điện, xe lửa chạy qua những thành phố lớn như New York, Tokyo…

Hai kịch bản

Nhóm nghiên cứu tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) ước tính, đại dịch đã gây ra thiệt hại 8% sản lượng kinh tế ở các nước phát triển trong năm 2020 và con số này được dự báo sẽ giảm thêm hơn 2% trong năm nay.

Việc di chuyển tự do cùng những nới lỏng sẽ giúp thúc đẩy xu hướng phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, với mức độ khác nhau ở nhiều quốc gia, tùy thuộc vào tỷ lệ lây nhiễm cũng như tiêm chủng. Điều này đồng nghĩa với việc, có khả năng sẽ có một làn sóng tái bùng phát mới, khiến chính phủ các nước tiếp tục đưa ra những quy định về giãn cách.

Hơn nữa, không phải tất cả các lợi ích kinh tế của Pandexit sẽ là tuyệt đối. Ngay cả với kịch bản tích cực nhất, các thống đốc ngân hàng trung ương vẫn bày tỏ lo ngại với nhiều rủi ro đáng kể. “Các nhà hoạch định chính sách vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, khi tỷ lệ nợ công và nợ tư nhân đang ở mức rất cao, trong khi những tác động tiêu cực mà đại dịch để lại là rất lớn”, Giám đốc của BIS, Agustín Carstens nhấn mạnh.

Đại diện BIS cho hay, điểm mấu chốt của vấn đề này chính là thiệt hại kinh tế do Covid-19 gây nên đã được giảm thiểu đáng kể nhờ “các chính sách kinh tế vĩ mô quy mô lớn chưa từng có”: lãi suất thấp, quy mô nới lỏng định lượng lớn, cùng với hàng loạt chính sách hỗ trợ tài khóa dồi dào.

Mức độ hỗ trợ ngân sách khác nhau giữa các quốc gia, chẳng hạn ở Mỹ lớn hơn nhiều so với ở châu Âu. Dù vậy, nợ chính phủ đã tăng mạnh ở khắp các quốc gia trên thế giới và hiện đang ở mức lớn chưa từng có ở các nước như Italy và Nhật Bản.

Trong bối cảnh đó, BIS đã xác định hai kịch bản suy thoái nguy hiểm.

Kịch bản đầu tiên là rủi ro về dịch tễ học. Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện, đòi hỏi nền kinh tế phải tiếp tục đóng cửa và tăng cường hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, điều này có thể không khả thi đối với một số chính phủ, vì họ đối mặt với nhiều sức ép về kinh tế và chính trị. Theo đó, nếu có xuất hiện những làn sóng dịch mới, các nước cần tìm cách xử lý tốt nhất có thể và hy vọng rằng việc tiêm phòng sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong.

Kịch bản thứ hai có khả năng xảy ra cao hơn đó là tiếp tục mở cửa nền kinh tế, khiến áp lực về giá cả hiện tại tăng lên, buộc các ngân hàng trung ương phải phản ứng bằng các chính sách tiền tệ.

Bình thường hóa chính sách tiền tệ phải được thực hiện “rất từ từ”

Tính đến tháng 7, lạm phát giá tiêu dùng ở Mỹ là 5,4%. Chỉ số Baltic Dry Index, đo lường giá thuê các con tàu lớn vận chuyển hàng khô như quặng sắt, than và ngũ cốc, đã tăng khoảng 170% trong năm nay. Trong khi đó, nhiều khu vực cũng đang đối mặt với những hạn chế về nguồn cung.

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác, gia tăng lạm phát này là nhất thời. Ngạn ngữ Pháp có câu: “rien ne dure comme le provisoire”, có nghĩa là “không gì kéo dài mà được coi chỉ là tạm thời”. Trong trường hợp này, nếu nhận định của các ngân hàng trung ương là sai, như cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers và những nhiều người khác quả quyết, rủi ro sẽ xuất hiện.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong giai đoạn Pandexit sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn với giai đoạn bình thường. Lý do là các ngân hàng trung ương đang tích tụ quá nhiều nợ, thời gian đáo hạn trung bình của trái phiếu chính phủ đã được rút ngắn, khiến bảng cân đối kế toán của khu vực công trở nên nhạy cảm hơn bình thường đối với những thay đổi trong lãi suất ngắn hạn.

Bên cạnh đó, các chính phủ sẽ không hài lòng với việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách, bởi điều này có thể gây ra những hậu quả trực tiếp về tài chính.

Hơn nữa, việc thắt chặt tiền tệ ở các nước phát triển, nhất là Mỹ, sẽ là điều không mong muốn đối với các thị trường mới nổi. Phần lớn các nước này vẫn đang chật vật để kiểm soát dịch bệnh, cũng như tỷ lệ tiêm chủng còn đang thấp hơn nhiều so với châu Âu và khu vực Bắc Mỹ.

Để ứng phó với đại dịch, cả thế giới đều phải đối mặt với những thách thức tương tự, và sự kết hợp các chính sách mà chính phủ đã sử dụng nhìn chung cũng giống nhau. Mặc dù vậy, trong giai đoạn Pandexit, tất cả những điều này có thể thay đổi.

Các biện pháp có thể phù hợp với những nước có tỷ lệ lây nhiễm thấp và với mức nợ công có khả năng kiểm soát được, nhưng cũng có thể gây ra thảm họa với nền kinh tế ở các quốc gia khác.

Do vậy, Giám đốc Carstens kêu gọi việc bình thường hóa chính sách tiền tệ phải được thực hiện một cách “rất từ từ”. Ông kết luận, thế giới sẽ cần phối hợp chính sách quốc tế nhiều hơn, việc mà dường như đã bị lãng quên kể từ khi đại dịch bùng nổ.

Tham khảo: Project Syndicate

4 Likes
6 Likes
3 Likes