Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

1 Likes

IFC muốn Việt Nam từ Top 10 lên Top 5 nước nhận hỗ trợ nhiều nhất từ IFC

Thứ 6, 16/04/2021, 17:26

Những kinh nghiệm trong quá trình hỗ trợ xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và phát triển thị trường vốn ở các quốc gia có điều kiện kinh tế tương đồng với Việt Nam sẽ là ưu tiên hỗ trợ của IFC dành cho Việt Nam trong thời gian tới.

IFC muốn Việt Nam từ Top 10 lên Top 5 nước nhận hỗ trợ nhiều nhất từ IFC

Ngày 15/4/2021, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh có buổi tiếp và làm việc với Ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị Mùa xuân IMF/WB năm 2021.

Tham dự buổi làm việc, về phía Ngân hàng Nhà nước có đại diện Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách Tiền tệ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng, Công ty Quản lý Tài sản các TCTD Việt Nam và Văn phòng Ngân hàng Nhà nước.

Về phía IFC, có Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia và Ông Philippe Ahoua, Giám đốc Tài chính IFC khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Tại buổi làm việc, Phó Thống đốc đánh giá cao sự hỗ trợ của IFC dành cho Việt Nam và ngành Ngân hàng trong thời gian vừa qua. IFC đã và đang là một nhà đầu tư lớn, một người bạn đồng hành, và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của toàn hệ thống ngân hàng. Hỗ trợ từ IFC cũng như từ các tổ chức tài chính quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới là một trong những nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam thực hiện tốt quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách và phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Phó Thống đốc khẳng định Ngân hàng Nhà nước luôn coi trọng quan hệ hợp với Ngân hàng Thế giới nói chung và IFC nói riêng. IFC luôn giữ vững vai trò là tổ chức tài chính đa phương đi đầu trong hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân của các nước hội viên. Khu vực kinh tế tư nhân đang được xem là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia và ngày càng nhận được sự quan tâm từ Đảng, Nhà nước và Chính phủ; chủ trương phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%. Để đạt được mục tiêu trên, rất mong có thêm các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế trong đó có IFC.

Về phía IFC, Ông Alfonso cho biết thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) này sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025. IFC luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng. Với tốc độ phát triển nhanh và mạnh của một quốc gia đang phát triển, Việt Nam hiện đang nằm trong Top 10 quốc gia nhận hỗ trợ nhiều nhất từ phía IFC. Tuy nhiên, Ông Alfonso mong muốn đẩy mạnh vị thế của Việt Nam trở thành Top 5 các quốc gia nhận hỗ trợ từ phía IFC.

Phó Thống đốc cho biết hiện Ngân hàng Nhà nước đang trong quá trình tổng kết và đánh giá việc thực hiện của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng, Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu và các văn bản pháp lý liên quan. Từ đó, Ngân hàng Nhà nước mong muốn IFC sẽ chia sẻ cho Việt Nam các kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình hỗ trợ xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và phát triển thị trường vốn ở các quốc gia có điều kiện kinh tế tương đồng với Việt Nam.

Phó Chủ tịch IFC hoan nghênh đề xuất của Ngân hàng Nhà nước và coi đây như là một trọng tâm ưu tiên hỗ trợ của IFC dành cho Việt Nam trong thời gian tới đây; đồng thời Ông cho biết, căn cứ tình hình kiểm soát Dịch bệnh covid-19, sẽ thu xếp thời gian sớm nhất được sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

H. K

Citigroup sẽ rút mảng ngân hàng bán lẻ khỏi Việt Nam

Thứ 6, 16/04/2021, 15:04

Citigroup có kế hoạch rút mảng ngân hàng bán lẻ tại 13 thị trường, trong đó có Việt Nam.

Citigroup sẽ rút mảng ngân hàng bán lẻ khỏi Việt Nam

Theo Bloomberg, Citigroup có kế hoạch rút mảng ngân hàng bán lẻ tại 13 thị trường châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Động thái này là một phần trong quá trình cơ cấu chiến lược của Giám đốc điều hành Jane Fraser, người vừa tiếp quản vị trí CEO Citigroup vào tháng trước.

Hoạt động tại các khu vực nói trên sẽ được Citigroup điều phối từ bốn trung tâm quản lý tài sản tại Singapore, Hong Kong, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và London. “Điều này giúp chúng tôi nắm lấy cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận hấp dẫn mà hoạt động kinh doanh quản lý tài sản mang lại thông qua những trung tâm quan trọng này”, Fraser cho biết.

Cụ thể, Citigroup sẽ rút mảng bán lẻ tại Úc, Bahrain, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Ba Lan, Nga, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục cung cấp các sản phẩm tại các thị trường này cho nhóm khách hàng tổ chức.

Citi đã và đang xây dựng một trung tâm tư vấn tài sản ở Singapore với không gian rộng 2.800m2, đủ chỗ cho hơn 300 giám đốc quan hệ khách hàng và chuyên gia tư vấn.

Việc rút lui của ngân hàng này diễn ra khi Citigroup báo cáo lợi nhuận quý cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của các công ty séc trắng mà họ đã giúp IPO trong 3 tháng đầu năm.

Ông Fraser nói: “13 thị trường trên đang có những doanh nghiệp xuất sắc và chúng tôi không có quy mô cần thiết để cạnh tranh. Chúng tôi tin rằng tiền và các nguồn lực khác sẽ được triển khai tốt hơn, sinh lời cao hơn trong hoạt động quản lý tài sản và khách hàng doanh nghiệp tại châu Á”.

Tham khảo: Bloomberg

Thu Thủy

Doanh nghiệp & Tiếp thị

Vàng và Dầu tăng mạnh trở lại | Hành động ngoại hối

16 tháng 4 21, 07:58 GMT

Từ đầu tháng 4, sự suy yếu tiếp tục của đồng đô la mã như vượt qua sự cân bằng hàng tháng hoặc hàng quý. Các chứng khoán chỉ của Hoa Kỳ đang viết lại mức cao nhất cho mọi thời đại và các loại tiền tệ của thị trường mới nổi đang tăng với tốc độ nhanh. This đều là những chứng nhận rõ ràng về sự phục hồi của nhu cầu đối với các sản phẩm rủi ro. Thị trường đang chú ý nhiều hơn so với hoạt động phục hồi ở Bắc Mỹ và một số quốc gia ở Âu, nơi mà các khu vực phục hồi và phục hồi nhu cầu đối với hàng hóa và năng lượng.

Mặc dù làn sóng coronavirus thứ ba trên thế giới đã được so sánh với làn sóng thứ hai bởi các trường hợp mới hàng ngày, với Ấn Độ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nền kinh tế mới nổi lớn khác đang gánh chịu gánh nặng của nó, nhưng nó vẫn nằm ngoài tâm điểm của thị trường, đẩy giá hàng hóa lên cao hơn.

Và trong suốt tuần này, nhu cầu này đã được thể hiện tích cực khi các nhà đầu tư quan tâm đến dầu và vàng.

Dầu thô WTI đang giao dịch ở mức 63,77 USD khi bắt đầu giao dịch ở châu Âu. Giá của nó kể từ nửa cuối tháng 3 dao động trong khoảng $ 57-62. Tuần này, nó đã phá vỡ ranh giới trên của nó.Báo cáo về tồn kho dầu của Mỹ là một động lực tăng trưởng, lưu ý việc giảm tồn kho xuống mức của tuần trước và mức của chính xác một năm trước. Đây là bằng chứng nữa về sự trở lại bình thường của thị trường dầu, khiến giá tăng 4% và đã hỗ trợ mua kể từ đó.

Mốc tiếp theo ở phía tăng được nhìn thấy trong khu vực $ 66-67, nơi giá đã đảo chiều điều chỉnh vào tháng Ba. Sau khi vượt ra khỏi phạm vi 60-65 đô la, Brent có thể kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 70 đô la trong vài phiên giao dịch sau.

Đồng đô la suy yếu làm tăng đáng kể khả năng người mua sẽ không dừng lại ở đó. Đợt pullback tháng 3 cho phép thanh khoản tăng lên và nạp tiền cho phe bò tấn công vào khu vực 68-77 đô la đối với WTI và khu vực 70-85 đô la đối với Brent.

Vàng cũng nhận được sự hỗ trợ từ người mua sau 8 tháng trượt xuống đường hỗ trợ xu hướng dài hạn và đường thoái lui 38,2% từ đợt phục hồi kể từ năm 2018. Xu hướng này vẫn tồn tại và vàng quá bán đang thích mua theo chiều hướng giảm. Nó cũng được hỗ trợ bởi đồng đô la yếu và lợi suất trái phiếu dài hạn thấp hơn, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn như một hàng rào chống lại lạm phát.

Đà tăng trưởng mới nhất đã đưa vàng trở lại trên mức trung bình 50 ngày. Nó đã tăng giá 90 đô la kể từ đầu tháng 4 lên 1762 đô la, nhưng nó vẫn chưa chứng minh được sự tăng trưởng trong dài hạn bằng cách vượt qua bài kiểm tra của mức trung bình 200 ngày (hiện ở mức 1857 đô la).

Nếu chúng ta xem đợt pullback từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 4 như một sự điều chỉnh từ xung lực tăng trưởng từ tháng 8 năm 2018, thì bước tiến lớn tiếp theo đối với những người mua dài hạn có thể lên tới trên $ 2600.

Sốt đất “hạ nhiệt”: Giá bất động sản cắm đầu lao dốc?

15/04/21 10:55am

Sau hàng loạt chỉ đạo từ các bộ ngành, địa phương, nhiều nơi đã có dấu hiệu “dứt“ cơn sốt đất, cảnh giao dịch đông đúc, nhộn nhịp gần như biến mất.

![Sốt đất “hạ nhiệt”: Giá bất động sản cắm đầu lao dốc?

Thời gian qua, giá đất nền tại nhiều tỉnh, thành được đẩy lên cao, thậm chí gấp đôi, gấp ba so với giá trước đây. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Cơn sốt đất nền "hạ nhiệt"

Thời gian vừa qua, giá đất nền tại nhiều tỉnh, thành được đẩy lên cao, thậm chí gấp đôi, gấp ba so với giá trước đây. Điển hình, giá đất thổ cư có nơi tăng gấp 5 lần so với đầu năm 2020. Nhiều người bỏ cả công việc để lao vào cơn sốt mua bán đất.

Trước thực trạng này, một loạt lãnh đạo các địa phương đã ra văn bản chấn chỉnh, siết việc giao dịch đất đai bất hợp pháp. Kết quả là trong 2 tuần trở lại đây, tình hình giao dịch đất nền trên thị trường đã chững lại.

Tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, tình hình giao dịch bất động sản hiện khá yên ắng, sau cơn sốt đất “dậy sóng”, tăng 20 - 30% vài tuần trước. Nguyên nhân là do có thông tin thị xã này sẽ trở thành TP Từ Sơn, trực thuộc tỉnh vào cuối năm nay. Giá đất tại nhiều khu vực hiện cao ngang với đất tại một số quận mới của Hà Nội.

“Hy vọng là Chính phủ cũng như tỉnh kiềm chế được giá đất, bình ổn giá để người dân có tiền đầu tư cũng như mở rộng sản xuất”, bà Vũ Thị Mai, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, bày tỏ.

Trước thông tin sốt đất, lãnh đạo thị xã Từ Sơn đã ngay lập tức chỉ đạo các giải pháp để chặn tình trạng sốt đất.

“Trong tuần này, chúng tôi sẽ trình lên các cơ quan trung ương, đề nghị các cơ quan trung ương thẩm định việc thành lập thành phố Từ Sơn. Ngay sau khi Tỉnh ủy UBND tỉnh chỉ đạo kiềm chế hiện tượng sốt đất ảo, thị xã Từ Sơn rà soát lại tất cả dự án bất động sản, công khai quy hoạch và yêu cầu các đơn vị phải thực hiện đúng quy định”, ông Lê Xuân Lợi, Bí thư Thị ủy thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nhận định.

Tại các địa phương khác như: các huyện ngoại thành Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Bình Phước, Quảng Ninh, giao dịch đất nền cũng đã chậm lại. Những cảnh tập trung đông người tấp nập mua bán, đi xem đất đã giảm bớt, thậm chí là vắng vẻ hoàn toàn. Tuy nhiên theo ghi nhận, giá đất vẫn neo ở mức cao, có chăng chỉ giảm 1 - 2 triệu đồng/m2.

“Cơn sốt đất tại các tỉnh đã diễn ra được một thời gian. Dù hiện nay đã hạ nhiệt, nhưng vẫn cần một thời gian nhất định để giá có thể hạ xuống”, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, cho hay.

Giới quan sát dự báo, tình trạng giá cao khó giữ được lâu khi người bán thì nhiều, mà người mua thì ít, bởi nhiều địa phương đã siết chuyển nhượng các dự án chưa đủ tính pháp lý, hoặc tạm dừng tách thửa đất nông nghiệp. Riêng các lô đất đã có pháp lý rõ ràng, nằm trong khu vực tiềm năng phát triển, được cho là sẽ tiếp tục giữ giá.

Các chuyên gia đánh giá, so với các đợt sốt đất lần trước, đợt sốt lần này diễn ra khá nhanh, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ phía các địa phương.

Các cơ quan chức năng bàn cách “chặn” sốt đất

Tuy cơn sốt đất đã có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng theo giới quan sát, trong bối cảnh hiện nay, khi có nhiều dòng tiền chảy vào bất động sản như: kiều hối, tiền chốt lời chứng khoán, tiền lãi trái phiếu, vốn FDI…, cơn sốt đất rất dễ dàng bùng phát trở lại. Đại diện Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đều có phản hồi với phóng viên VTV về các giải pháp “chặn” sốt đất.

Một trong những nguyên nhân đất sốt nóng, giá tăng cao là do việc thiếu nguồn cung. Nhiều dự án bị vướng mắc về thủ tục pháp lý kéo dài 2 - 3 năm. Bởi vậy, một trong những giải pháp được Bộ Xây dựng nêu ra là cần tăng nguồn cung nhà ở, đặc biết là nhà có giá trung bình.

Xem Video: Bình Phước: Sốt đất sau chủ trương mở đường, xây cầu kết nối sân bay Long Thành.

“Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành hoàn thiện hệ thống Pháp Luật liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là tháo gỡ về mặt trình tự, thủ tục đầu tư. Chúng tôi khuyến cáo người dân chỉ nên giao dịch với các dự án pháp lý rõ ràng”, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho hay.

Trong khi đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, tín dụng bất động sản không phải là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản thời gian qua, bởi dòng vốn cho vay bất động sản được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ và có xu hướng giảm dần trong 3 năm qua.

Các chuyên gia đánh giá, so với các đợt sốt đất lần trước, đợt sốt lần này diễn ra khá nhanh. (Ảnh minh họa: PLO)

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tăng cường quản lý hoạt động cho vay, tránh tình trạng vay vốn vì mục đích khác nhưng lại đổ tiền vào bất động sản.

“Chúng tôi đang kiểm soát chặt tín dụng vào bất động sản, đặc biệt là phân khúc thị trường cao cấp và chúng tôi có công cụ trực tiếp, gián tiếp quản lý”, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khẳng định.

Nhiều ý kiến đề xuất xây dựng dữ liệu quốc gia về giá đất. Kho thông tin này sẽ được số hóa. Người mua có có thể tra cứu thông tin giống như tại một thư viện, với đầy đủ thông tin về những người từng thực hiện giao dịch tại mảnh đất, với giá cả biến động như thế nào.

“Khi có dữ liệu quốc gia về giá đất, dưới dạng số hóa các thông tin giao dịch, giá cả thì có thể hạn chế được việc giá đất tăng bất thường. Mọi người có thể điều tra được lý do tại sao giá tăng. Ví dụ ở nước Anh, họ có dữ liệu lưu trữ thông tin về đất đai như vậy. Người kinh doanh và cả chính quyền địa phương sẽ đều nắm được thông tin”, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, chia sẻ.

Nhiều chuyên gia cũng có chung nhận định, đội môi giới, cò đất chính là nhân tố quan trọng gây sốt đất thời gian qua, có những hội nhóm được thành lập, kéo đi “đánh sóng đất” địa phương này, sang địa phương khác với nhiều chiêu thức tinh vi, phức tạp. Đã đến lúc cần giải pháp quản lý mạnh tay với các môi giới trên thị trường.

Với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, diễn biến giá bất động sản thời gian tới vẫn còn một ẩn số, khi kênh đầu tư bất động sản được coi là an toàn, hiệu quả, không chỉ tại Việt Nam, mà còn là tâm lý chung tại nhiều nước trên thế giới.

Các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm cho rằng, nếu giá bất động sản tăng hoặc giao dịch nhộn nhịp tại các dự án rõ ràng tính pháp lý, thì không có gì đáng bàn cãi. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các giao dịch, chiêu trò “thổi giá” lại hoành hành tại các dự án chưa xong thủ tục pháp lý, thậm chí tự phân lô bán nền để bán, hoặc là thu gom đất nông nghiệp để mua bán sang tay. Đây là những rủi ro tiềm ẩn rất cần sự can thiệp từ phía các cơ quan quản lý.

1 Likes

Thủ tướng chỉ đạo ứng phó hiện tượng tăng trưởng “nóng” của giá đất, chứng khoán…
Thứ Năm, 15/4/2021 16:50 GMT+7

Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về việc Mỹ gỡ mác Việt Nam “thao túng tiền tệ”

17/04/21 02:37pm

Việc điều hành tỷ giá thực hiện trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

![Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về việc Mỹ gỡ mác Việt Nam “thao túng tiền tệ”

Ngân hàng Nhà nước khẳng định điều hành tỷ giá nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô chứ không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằ

Ngày 16/4, Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”.

Theo đó, 11 nền kinh tế bị đưa vào danh sách giám sát gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ailen, Ý, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Mexico. Những quốc gia này đáp ứng 1 đến 2 tiêu chí theo quy định của Bộ Tài chính Mỹ. Danh sách các nước trên được xác định trên cơ sở quy định của Đạo luật Thuận lợi hóa và thực thi thương mại năm 2015.

Bộ Tài chính Mỹ xem xét các đối tác thương mại đáp ứng các tiêu chí sau: Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD; Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.

Tại báo cáo, trên cơ sở tiếp xúc bước đầu với Việt Nam cũng như dựa trên các số liệu, phân tích sâu hơn, Bộ Tài chính Mỹ xác định trong giai đoạn năm 2020, không có đủ bằng chứng, dấu hiệu cho rằng Việt Nam thao túng tiền tệ theo quy định của Đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988.

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã trao đổi thẳng thắn trong quá trình làm việc với Bộ Tài chính Mỹ, trên tinh thần hợp tác, thiện chí từ cấp kỹ thuật tới cấp cao. Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua - trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung - nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng áp dụng các giải pháp để từng bước nâng cao tính linh hoạt của tỷ giá trong khi vẫn duy trì hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường ngoại tệ. Những diễn biến tích cực trên thị trường ngoại tệ cũng như trong hoạt động điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã được Bộ Tài chính Mỹ ghi nhận.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến tới quan hệ thương mại hài hòa, bền vững.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Đón đầu xu hướng nâng hạng, khối ngoại có thể đẩy mạnh mua ròng cổ phiếu Việt Nam từ nửa cuối năm 2021?

Thứ 7, 17/04/2021, 07:11

Theo ước tính của BVSC, trong trường hợp Việt Nam được FTSE chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút dòng tiền lên tới 1,4 tỷ USD đến từ các quỹ tracking theo hoặc benchmarking theo chỉ số FTSE Global All-Cap, FTSE All-World và FTSE Emerging Markets.

![Đón đầu xu hướng nâng hạng, khối ngoại có thể đẩy mạnh mua ròng cổ phiếu Việt Nam từ nửa cuối năm 2021?

Trong báo cáo mới được công bố, CTCK Bảo Việt (BVSC) đã có những đánh giá tác động của việc nâng hạng thị trường mới nổi và xu hướng dòng vốn ngoại vào TTCK Việt Nam.

Vào ngày 29/03/2021, FTSE đã công bố kết quả kỳ đánh giá phân loại thị trường tháng 03/2021. Tại kỳ đánh giá lần này, FTSE ghi nhận nỗ lực cải thiện hành lang pháp lý của Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước và việc Luật Chứng Khoán Sửa Đổi có hiệu lực từ tháng 01/2021 được kỳ vọng sẽ mở lối cho việc cải thiện chất lượng thị trường. Tuy nhiên, do chỉ thoả mãn 7 trên 9 điều kiện tiên quyết để được nâng hạng lên thị trường mới nổi loại hai mà FTSE đưa ra, nên thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2 của FTSE cho kỳ đánh giá tháng 09/2021.

Mặc dù, vẫn tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng bởi FTSE trong kỳ đánh giá tháng 03/2021, tuy nhiên BVSC giữ quan điểm lạc quan về triển vọng Việt Nam sẽ được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2 tại kỳ đánh giá nâng hạng năm 2022.

Hàng tỷ USD có thể đổ vào Việt Nam khi nâng hạng thị trường

Theo ước tính của BVSC, trong trường hợp Việt Nam được FTSE chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút dòng tiền lên tới 1,4 tỷ USD đến từ các quỹ tracking theo hoặc benchmarking theo chỉ số FTSE Global All-Cap, FTSE All-World và FTSE Emerging Markets. Ngoài các quỹ tracking hoặc benchmarking theo 3 chỉ số trên, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ hấp dẫn dòng vốn đầu tư từ các quỹ được lập ra để tracking theo các chỉ số chỉ riêng về Việt Nam như FTSE Vietnam Index hoặc FTSE Vietnam 30 Index, do việc được nâng hạng là tín hiệu khá là tích cực về sự cải thiện chất lượng thị trường.

Từ thực tiễn quan sát diễn biến thị trường quốc tế trong quá khứ, thông thường trong khoảng ít nhất 9 tháng thị trường chứng khoán một quốc gia được FTSE công bố chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán quốc gia đó thường sẽ đón nhận dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đón đầu xu hướng nâng hạng, và các chỉ số thường có đà tăng điểm là ấn tượng.

Với kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ được FTSE nâng hạng trong 2 kỳ đánh của năm 2022, BVSC kỳ vọng có thể sẽ xuất hiện dòng tiền ngoại đón đầu xu hướng này chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ nửa cuối năm 2021.

Dựa theo bộ tiêu chí của FTSE đưa ra, BVSC cho rằng nhiều khả năng các mã được hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng này sẽ là các mã có vốn hoá lớn, thoả mãn các điều kiện về thanh khoản, room ngoại và freefloat như: VIC, VNM, VHM, HPG, VCB, MSN, VRE,…

Minh Anh

1 Likes

5 “đối thủ” cạnh tranh lớn nhất đối với Việt Nam trong chiến lược đa quốc gia của doanh nghiệp FDI

Thứ 7, 17/04/2021, 15:03

Theo nghiên cứu từ VCCI, các doanh nghiệp FDI đánh giá, 5 quốc gia được nhắc đến nhiều nhất là “đối thủ” của Việt Nam, gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia.

5 “đối thủ” cạnh tranh lớn nhất đối với Việt Nam trong chiến lược đa quốc gia của doanh nghiệp FDI

Trong báo cáo chuyên sâu về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh mà VCCI vừa công bố, có một phần dành riêng để điều tra và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI).

Cụ thể, nhóm điều tra khảo sát doanh nghiệp FDI về tương quan so sánh với các quốc gia khác cũng như đâu là các yếu tố thu hút họ đầu tư vào Việt Nam. Kết quả cho thấy, nhìn chung, môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2020 đã có cải thiện trên hầu hết các tiêu chí này, theo cảm nhận của các nhà đầu tư nước ngoài.

So sánh với năm 2013, ngoại trừ yếu tố chính trị ổn định, các đánh giá của doanh nghiệp FDI đối với 8 yếu tố còn lại đều rơi vào khoảng từ 30 - 60% và điểm số khá tập trung. Năm 2020, khoảng cách này đã giãn rộng hơn và thang điểm cũng tăng lên.

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM ĐÃ CẢI THIỆN

Nhóm đầu tiên, gọi là nhóm lợi thế lâu dài, bao gồm các yếu tố luôn có sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ có một yếu tố được phân loại vào nhóm này, đó là yếu tố chính trị ổn định. Yếu tố này của Việt Nam liên tục được các doanh nghiệp FDI đánh giá cao, với tỷ lệ trên 90% và dao động không đáng kể qua các năm.

Nhóm thứ hai (lợi thế mới nổi) bao gồm các yếu tố rõ ràng đã trở thành điểm mạnh của Việt Nam sau những bước tiến ấn tượng trong các năm qua: (4) rủi ro bị thu hồi mặt bằng sản xuất kinh doanh và (5) rủi ro bất ổn chính sách.

Năm 2013, có 64% doanh nghiệp FDI tham gia điều tra PCI nhận định rủi ro bị thu hồi mặt bằng là thấp, và 60% cho rằng Việt Nam có rủi ro bất ổn chính sách thấp hơn các quốc gia khác mà họ đã cân nhắc đầu tư. Bảy năm sau, năm 2020, hai yếu tố này hiện nay được nhà đầu tư đánh giá cao, với tỷ lệ tương ứng đạt ngưỡng xấp xỉ 80% (79,7% cho Rủi ro bị thu hồi mặt bằng sản xuất kinh doanh thấp và 81,7% cho Bất ổn chính sách thấp).

Rõ ràng, sau khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành, niềm tin của các doanh nghiệp FDI đã tăng lên đáng kể về tính ổn định trong nắm giữ quyền sử dụng đất. Mặt khác, các quan ngại về bất ổn chính sách dường như đã cải thiện trong nhiệm kỳ vừa qua của Chính phủ (2015-2020).

Nhóm thứ ba (lợi thế còn tiềm năng) bao gồm các yếu tố mặc dù đã có một số bước tiến song vẫn còn là điểm yếu của môi trường kinh doanh tại Việt Nam so với các nước khác. Đó là hai yếu tố (3) thuế, và (8) vai trò của doanh nghiệp trong hoạch định chính sách. Với những cải thiện đáng kể lĩnh vực thuế với chính sách thuế hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ doanh nghiệp FDI lựa chọn đầu tư vào Việt Nam cũng tăng từ 55% năm 2015 lên 62% năm 2020.

Nhóm cuối cùng, có lẽ là nhóm đáng quan tâm nhất, bao gồm các yếu tố mà Việt Nam cần đẩy mạnh giải quyết các hạn chế có tính truyền thống) Nhóm này bao gồm các yếu tố (1) kiểm soát tham nhũng ; (2) hệ thống thủ tục, quy định; (6) cơ sở hạ tầng; (7) chất lượng cung cấp dịch vụ công.

Gần 40% doanh nghiệp FDI coi chống tham nhũng là một trong những điểm mạnh của Việt Nam trong năm 2020, tăng từ mức xấp xỉ 30% năm 2014, cho thấy công cuộc chống tham nhũng của chính phủ đã đạt được những thành quả rõ nét. Tuy nhiên, nếu tính theo giá trị tuyệt đối, con số này vẫn khá thấp – dưới 50% - nghĩa là vẫn còn nhiều lợi ích tiềm tàng Việt Nam có thể khai thác khi nâng cao môi trường kinh doanh quốc gia.

Các bất cập liên quan đến hệ thống thủ tục, quy định tại Việt Nam, nhìn chung, gần như không đổi; năm 2013 chỉ có 44% doanh nghiệp FDI coi đây là một lợi thế so sánh của Việt Nam trong khi con số này vào năm 2020 là 45%.

Về cơ sở hạ tầng, dù Chính phủ ngày càng chú trọng cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, chỉ có 40% doanh nghiệp FDI cho rằng Việt Nam có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt hơn so với các quốc gia khác. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn coi chất lượng cung cấp dịch vụ công là điểm yếu của Việt Nam, dù đánh giá của doanh nghiệp FDI về lĩnh vực này đã cải thiện đáng kể, tăng từ mức báo động 29% năm 2014 lên gần 46% của năm 2020.

5 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM

Theo nghiên cứu từ VCCI, các doanh nghiệp FDI đánh giá, 5 quốc gia được nhắc đến nhiều

nhất là đối thủ của Việt Nam, gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia.

Đối với dòng vốn FDI mà Việt Nam là điểm đến cuối cùng, Trung Quốc là quốc gia cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI nhắc đến Trung Quốc như “quốc gia khác thay thế trong chiến lược đa quốc gia” đã tăng từ 24% trong khoảng thời gian 2013-2015 lên 30% năm 2020.

Con số này phản ánh Việt Nam ngày càng có vai trò lớn hơn như một điểm đến thay thế cho Trung Quốc và là ứng viên hàng đầu đối với các tập đoàn đa quốc gia trong chiến lược “Trung Quốc + 1”. Các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam cũng từng cân nhắc các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á như những ứng viên tiềm năng.

Vị thế của Thái Lan đã suy giảm rõ rệt, từ mức trung bình 23% doanh nghiệp FDI từng cân nhắc giữa nước này với Việt Nam trong thời điểm 2013-2015 xuống chỉ còn 10% vào năm 2020. Tuy nhiên trong năm 2020, Thái Lan vẫn là một trong những lựa chọn phổ biến nhất để thay thế cho Việt Nam trong khu vực ASEAN, với vị trí ngang bằng Singapore và Indonesia (lần lượt là 11 và 10%), và trên Malaysia (4%).

Có thể thấy, từ khi điều tra PCI đưa ra câu hỏi này năm 2015, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện trên toàn bộ các khía cạnh này. Rõ ràng, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao các bước tiến Việt Nam đạt được thời gian qua trong giảm thiểu rủi ro về mặt bằng sản xuất kinh doanh và đặc biệt là trong ổn định chính sách. So sánh thời điểm 2015 với 2020, tỷ lệ doanh nghiệp FDI lựa chọn đầu tư vào Việt Nam bởi hai yếu tố này đã tăng thêm 11 và 28 điểm phần trăm tương ứng.

Tuy nhiên như có thể thấy trên đồ thị, một số khía cạnh còn đáng quan ngại, đó là kiểm soát tham nhũng, hệ thống thủ tục, quy định, cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ công. Dù những lĩnh vực này đã có cải thiện rõ nét nhưng năm 2020, chỉ có 27% doanh nghiệp FDI đánh giá mức độ tham nhũng ở Việt Nam ít phổ biến hơn ở Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia.

Theo Hạ An

1 Likes
1 Likes

Cam kết CFTC của các nhà giao dịch - Đặt cược vào giá dầu thô thấp hơn tăng vọt

17 Tháng 4 21, 08:14 GMT

Theo báo cáo Cam kết thương nhân của CFTC trong tuần kết thúc vào ngày 13 tháng 4, CHIỀU DÀI NET đối với dầu thô tương lai giảm -19 047 hợp đồng xuống 492 678 trong tuần. Vị thế mua đầu cơ giảm -5 430 hợp đồng, trong khi quần short tăng +13 617 hợp đồng. Đối với các sản phẩm dầu tinh luyện, NET LENGTH đối với dầu sưởi tăng +3 410 hợp đồng lên 12702, trong khi xăng giảm -7 286 hợp đồng xuống 42 034. NET NGẮN của hợp đồng khí tự nhiên kỳ hạn giảm -307 hợp đồng xuống 51276 trong tuần.

Độ dài NET của hợp đồng tương lai giảm -8635 hợp đồng xuống 180 874 trong khi độ dài NET của hợp đồng tương lai của bạc tăng +4 109 hợp đồng lên 36 424. Đối với PGM, độ dài NET của hợp đồng tương lai bạch kim Nymex giảm -8 116 hợp đồng xuống 24 632 trong khi đó đối với palađi được tăng thêm +315 hợp đồng đến 2 853.

17 THÁNG 4, 18:27

Vận động viên trượt băng nghệ thuật Nga giành Cúp đồng đội Thế giới năm 2021 tại Nhật Bản

Vận động viên trượt băng nghệ thuật 17 tuổi người Nga Anna Shcherbakova giành vị trí đầu bảng ở nội dung trượt băng tự do nữ với 160,58 điểm


Anna Shcherbakova
© Donut Sorokin / TASS

MOSCOW, ngày 17 tháng 4. / TASS /.Các vận động viên trượt băng nghệ thuật Nga đã chiến thắng tại cuộc thi Cúp đồng đội Thế giới năm 2021 ở Osaka của Nhật Bản vào thứ Bảy.

Vận động viên trượt băng nghệ thuật 17 tuổi người Nga Anna Shcherbakova giành vị trí dẫn đầu ở nội dung trượt băng tự do nữ với 160,58 điểm, tiếp theo là Kaori Sakamoto người Nhật Bản (150,29) và đồng hương của cô, đội trưởng đội tuyển Nga Yelizaveta Tuktamysheva (146,23).

Shcherbakova trước đó đã giành chiến thắng trong chương trình ngắn dành cho nữ trong khi Tuktamysheva về nhì. Anastasia Mishina / Alexander Galliamov đã giành chiến thắng trong chương trình trượt băng ngắn và tự do trong các cuộc thi của các cặp trong khi Viktoria Sinitsyna / Nikita Katsalapov chiến thắng trong cả hai chương trình của sự kiện khiêu vũ trên băng.

Mikhail Kolyada về thứ năm trong chương trình ngắn của nội dung thi đấu đơn nam và Yevgeny Semenenko giành vị trí thứ bảy. Ở môn trượt băng tự do, Kolyada đứng thứ ba và Semenenko đứng thứ bảy.

Các vận động viên trượt băng nghệ thuật người Nga đã giành chiến thắng trong các cuộc thi Cúp đồng đội Thế giới năm 2021 tại Nhật Bản về tổng số đội, giành được 125 điểm, tiếp theo là đội Mỹ (110) và Nhật Bản (107).

15 THÁNG 4, 08:50

Tổng thống Argentina cảm ơn Sputnik V vì đã dễ dàng đánh bại coronavirus

Sau 12 ngày cách ly, các bác sĩ cho biết Alberto Fernandez đã hồi phục


Tổng thống Argentina Alberto Fernandez
© AP Ảnh / Marco Ugarte

BUENOS AIRES, ngày 15 tháng 4. / TASS /. Tổng thống Argentina Alberto Fernandez hôm thứ Tư cho biết ông đã mắc bệnh Covid-19 dạng nhẹ nhờ vắc xin Sputnik V coronavirus của Nga.

Ông nói trong một địa chỉ video: “Tôi đã khỏi bệnh dạng nhẹ nhờ tiêm chủng, và nói thêm rằng sau 12 ngày cách ly, các bác sĩ cho biết ông đã khỏi bệnh. “Tôi không biết mình có thể đã bị nhiễm trùng từ đâu”, anh ấy lưu ý. Bác sĩ của ông cho biết trước đó vào thứ Tư, tổng thống sẽ trở lại văn phòng của mình từ ngày 15 tháng Tư.

Fernandez, 62 tuổi, đã viết trên tài khoản Twitter của mình từ đêm đến ngày 3 tháng 4 rằng ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh nhiễm coronavirus mới. Sau đó, anh ấy nói rằng anh ấy cảm thấy khá khỏe và lưu ý rằng tình trạng của anh ấy có thể đã nghiêm trọng hơn nhiều nếu không phải là vắc-xin Sputnik V mà anh ấy đã được tiêm.

Biden nói rằng anh ấy đề nghị gặp Putin vào mùa hè ở châu Âu

Biden nói rằng anh ấy đề nghị gặp Putin vào mùa hè ở Châu Âu Tổng thống Mỹ cũng đề xuất khởi động đối thoại về các vấn đề ổn định chiến lược trong cuộc chiến cấp cao nhất có thể với Nga.

WASHINGTON, ngày 16 tháng 4 / TASS /. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiết lộ rằng ông đề nghị tổ chức một cuộc gặp gỡ vào mùa hè này ở châu Âu với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

“Khi tôi nói chuyện với Tổng thống Putin, tôi bày tỏ tin tưởng rằng giao tiếp trực tiếp và cá nhân giữa hai chúng tôi là điều cần thiết để tiến tới một mối quan hệ hiệu quả hơn. Ông ấy đồng ý về điểm đó”, ông nói hôm thứ Năm khi đưa ra nhận xét về Chính sách của Mỹ đối với Nga trong Nhà Trắng. “Vì vậy, tôi đã đề xuất rằng chúng ta gặp nhau trực tiếp vào mùa hè này ở châu Âu cho một hội nghị thượng đỉnh nhằm giải quyết một loạt các vấn đề mà cả hai nước chúng ta đang phải đối mặt.”

Theo ông, "các đội của chúng tôi đang thảo luận về khả năng này ngay bây giờ."Người chiếm giữ Nhà Trắng cũng đề xuất khởi động một cuộc đối thoại về các vấn đề ổn định chiến lược trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao nhất có thể với Nga. Ông nhấn mạnh: “Và nếu hội nghị thượng đỉnh đó diễn ra và tôi tin rằng sẽ như vậy, Hoa Kỳ và Nga có thể khởi động một cuộc đối thoại ổn định chiến lược để theo đuổi hợp tác trong kiểm soát vũ khí và an ninh”.“Chúng tôi có thể giải quyết những thách thức toàn cầu quan trọng đòi hỏi Nga và Mỹ phải làm việc cùng nhau, bao gồm cả việc kiềm chế các mối đe dọa hạt nhân từ Iran và Triều Tiên, chấm dứt đại dịch này trên toàn cầu và đối phó với cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu đang tồn tại.”

Hôm thứ Năm, Biden đã ký một lệnh hành pháp về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Đặc biệt, Mỹ đang cấm các công ty Mỹ mua lại các nghĩa vụ nợ của Nga do Ngân hàng Nga, Quỹ Tài sản Quốc gia Nga hoặc Bộ Tài chính Nga ban hành sau ngày 14 tháng 6 năm 2021. Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ còn đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với 16 tổ chức và 16 cá nhân bị cáo buộc chịu trách nhiệm về tin đồn Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Ngoài ra, các hạn chế đã được đặt ra đối với năm cá nhân và ba pháp nhân liên quan đến Crimea, bao gồm cả các quan chức của bán đảo.

Ngoài ra, Mỹ đang trục xuất 10 nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Washington DC. Theo các quan chức Mỹ, trong số đó có “đại diện của tình báo Nga”.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trước đó tuyên bố rằng Moscow sẽ hành động theo nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ với Washington. Ông lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức cuộc gặp giữa Putin và Biden do Washington đề xuất.

Một số hình ảnh trong tuần tại thư viện Tass:

Tháng Mấy Em Nhớ Anh!

1 Likes
1 Likes