Kính chào Ban Quản Trị F247 cùng cộng đồng F247. Hoanghontim2011 Cô gái ngày xưa đó!

1 THÁNG 6, 06:13

Không có điều kiện tiên quyết nào để chủng COVID-19 của Ấn Độ có thể gây ra đại dịch mới - Trung tâm Vector

Các biện pháp vệ sinh và dịch tễ toàn diện được thực hiện ở Nga được đặc trưng bởi hiệu quả chống lại các biến thể mới của vi rút

"Các biện pháp vệ sinh và dịch tễ toàn diện được thực hiện ở Nga, bao gồm cả việc sử dụng vắc-xin, được đặc trưng bởi hiệu quả không chỉ chống lại chủng ban đầu mà còn chống lại các biến thể mới của vi rút. Với mức độ kiểm soát tình hình hiện tại, không có Trung tâm nghiên cứu nói với TASS trong một tuyên bố là điều kiện tiên quyết để chủng người Ấn Độ có thể gây ra một đại dịch mới hoặc nhiều hơn là một đại dịch nghiêm trọng.Trong thời gian xảy ra đại dịch, Cơ quan Giám sát Liên bang về Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng và Sức khỏe Con người của Nga đã thu được nhiều kinh nghiệm trong việc chống lại sự lây lan của COVID-19, bao gồm theo dõi và đánh giá tiềm năng của các biến thể mới của SARS-CoV-2.

Hôm thứ Hai, The Straits Times đã đăng một cuộc phỏng vấn với Giáo sư Teo Yik Ying, Hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore (NUS), người đã cảnh báo rằng chủng Ấn Độ (biến thể B1617 COVID-19) đang ngày càng gia tăng chiếm ưu thế trên toàn thế giới và có thể làm trầm trọng thêm đại dịch.

Vào cuối tháng 3, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại, thông báo rằng một chủng coronavirus mới dựa trên hai đột biến trong protein S đã được phát hiện ở nước này. Theo các báo cáo khác, những đột biến này được phát hiện trong khoảng 15-20% mẫu và không được tìm thấy ở các chủng người Anh, Nam Phi và Brazil.

1 Likes

CẢ NHÀ CHIẾN ĐẤU CHỐNG DỊCH Ạ!
MONG BÌNH YÊN ĐẾN BÊN BẠN!

1 Likes

NGÀY CHỊ TÔI LÊN XE HOA!

1 Likes

1 THÁNG 6, 19:38

Nga sẵn sàng tiếp tục viện trợ cho Ấn Độ để chống lại đại dịch, nhà ngoại giao hàng đầu cho biết

Ngoại trưởng Nga coi nỗ lực tập thể giúp vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay

MOSCOW, ngày 1 tháng 6. / TASS /.Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moscow thể hiện tình đoàn kết với người dân Ấn Độ và sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ nước cộng hòa này chống lại sự lây nhiễm coronavirus, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết tại một cuộc họp video của các nhà ngoại giao hàng đầu BRICS hôm thứ Ba.

"Một lần nữa, tôi muốn bày tỏ tình đoàn kết với Ấn Độ và người dân. của người dân tất cả các quốc gia, "ông nói.

Vào cuối tháng 3, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình của Ấn Độ thông báo rằng một dòng coronavirus mới đã được phát hiện ở nước này. Sự hiện diện của hai đột biến cùng một lúc mà trước đây đã được quan sát thấy trong các biến thể virus di truyền khác trên toàn thế giới đã gây ra cảnh báo đặc biệt. Người ta cũng báo cáo rằng những đột biến này đã được phát hiện trong khoảng 15-20% mẫu và không gặp ở các chủng người Anh, Nam Phi và Brazil.

1 Likes

1 THÁNG 6, 18:50

Các chuyên gia Nga chỉ ra rằng thiếu dữ liệu chứng minh nguy cơ sức khỏe do cúm gia cầm H10N3

Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước về Vi-rút và Công nghệ Sinh học Vector của Nga đã chỉ ra rằng vi-rút H10 phổ biến ở các loài chim và các nghiên cứu cho thấy chúng có thể truyền sang động vật có vú trong một số trường hợp

MOSCOW, ngày 1 tháng 6. / TASS /. Không có dữ liệu chứng minh rằng các nguy cơ sức khỏe bổ sung đến từ vi rút cúm gia cầm H10N3, Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước về Vi rút và Công nghệ Sinh học Vector của Nga cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba.

Các nhà chức trách Trung Quốc trước đó cho biết trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H10N3 trên người đầu tiên trên thế giới đã được ghi nhận tại tỉnh Giang Tô.

"Hiện không có dữ liệu nào chỉ ra rằng vi rút H10N3 gây thêm rủi ro cho sức khỏe. Cần phải nghiên cứu các đặc điểm di truyền và kiểu hình của vi rút được phát hiện ở tỉnh Giang Tô để tiến hành đánh giá cân bằng hơn về năng lực dịch tễ học của vi rút này. cô lập, "tuyên bố đọc.

Trung tâm chỉ ra rằng virus H10 phổ biến ở các loài chim và các nghiên cứu cho thấy chúng có thể truyền sang động vật có vú trong một số trường hợp.

Cơ quan giám sát vệ sinh của Nga tiếp tục theo dõi sự lưu hành của vi rút cúm gia cầm trên khắp đất nước. “Cơ chế giám sát vi rút cúm gia cầm, được phát triển ở Nga, giúp nước này có thể ứng phó hiệu quả và kịp thời với bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào”, tuyên bố cho biết thêm.

1 Likes

Các anh các chị ơi! Hãy giữ gìn cẩn thận với loại chủng vi rút này nhé. Đợt này không được chủ quan đâu ạ.

1 Likes

Tiền nhiều như thế này TT còn lên mạnh ạ!

Sở KHĐT đã báo cáo Công an, CEO tự tin khẳng định con số này vẫn còn ít

Thứ 3, 01/06/2021, 18:22

Thông tin từ Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia ghi nhận vào ngày 20/5/2021, có 2 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn điều lệ lên đến 525.000 tỷ đồng tại Tp.HCM. Cụ thể, đơn vị có tên là CTCP Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động Toàn cầu (Auto Investment Group), đặt trụ sở chính tại Tầng 46, tòa nhà Bitexco Financial Tower, số 2 đường Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM. Ngành nghề kinh doanh chính đăng ký là lập trình máy vi tính. Các ngành nghề khác chủ yếu liên quan đến in ấn, sản xuất linh kiện điện tử, bán buôn bán lẻ máy vi tính, đồ điện gia dụng, tư vấn máy vi tính, dịch vụ công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu…

Trong đó, Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động Toàn cầu có 3 cổ đông sáng lập, gồm ông Nguyễn Vũ Quốc Anh góp 499.998 tỷ đồng, 2 cá nhân khác là Nguyễn Thị Diễm Hằng và Lưu Hữu Thiện mỗi người góp 1 tỷ đồng.

Cũng trong ngày 20/5, ông Nguyễn Vũ Quốc Anh và vài cổ đông khác còn đăng ký thành lập CTCP Tập đoàn Kinh doanh tự động Toàn cầu (GAB Group), ngành nghề chính cũng lập trình máy vi tính, có vốn 25.000 tỷ đồng, đặt trụ sở tại tầng 72, tòa nhà Landmark 81.

Điều này gây chú ý khi mức vốn điều lệ đăng ký so với mặt bằng chung là rất cao, thậm chí vượt mức của những tập đoàn lớn hiện nay như Tập đoàn Dầu khí - PVN hay Tập đoàn điện lực - EVN với vốn điều lệ vào khoảng 200-300 nghìn tỷ đồng.

Mới nhất, nguồn tin từ Tuổi trẻ cho biết hiện Sở Kế hoạch và đầu tư Tp.HCM đã báo cáo Bộ Công an và Công an Tp.HCM, sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận kinh doanh của những cá nhân này.

Trao đổi về điều này, lãnh đạo tại Sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cho biết trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, mọi người đang cực kỳ bận rộn để khắc phục hậu quả thì việc cố tình để đùa giỡn pháp luật là rất vô ý thức.

Ghi nhận thực tế, tình hình dịch phức tạp khiến nhiều văn phòng, đơn vị cho nhân viên làm việc tại nhà 100% hoặc luân phiên.

Theo VTC News, địa chỉ văn phòng tại tầng 46, tòa nhà Bitexco Financial Tower mà ông Nguyễn Vũ Quốc Anh đăng ký trụ sở chính của công ty lại là văn phòng ảo. Trụ sở này hiện thuộc quyền khai thác của Compass Office (doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch vụ cho thuê văn phòng ảo và văn phòng dịch vụ).

Trở lại với sự việc, theo quy định pháp luật hiện hành, thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Với trường hợp của CTCP Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động Toàn cầu thời hạn góp vốn là 18/8/2021.

Nếu sau thời hạn 90 ngày, có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày.

Nếu quá thời hạn quy định góp vốn mà các cá nhân đăng ký góp vốn vẫn chưa nộp đủ tiền, doanh nghiệp chỉ bị phạt hành chính tối đa 15 triệu đồng, sau đó làm hồ sơ giảm vốn nếu tiếp tục duy trì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trước đó vào năm 2020, một vụ việc tương tự từng xảy ra với pháp nhân CTCP Tư vấn Đầu tư Quốc tế và Dịch vụ Thương mại USC (USC Interco) có vốn đăng ký 144.000 tỷ đồng. Một trong những cổ đông của USC Interco cho biết đây là con số đăng ký nhầm do “say rượu” và sau đó công ty này đã âm thầm biến mất.

Diễn biến mới nhất, nguồn tin từ Dân Trí cho hay, ông Nguyễn Vũ Quốc Anh (36 tuổi) hiện đang sống tại Tp.HCM, ông cũng đang làm việc tại nhà do dịch Covid-19 bùng phát. Ông xác nhận thông tin trên là không hề do nhầm lẫn, sản phẩm của Công ty theo vị này là sản phẩm 5.0 nhưng chưa hoàn thiện để trình làng.

"Con số trên là bình thường, thật ra còn hạn chế, còn ít, đừng nghĩ nó cao. Số tiền này với tụi tôi cũng chả là gì. Câu chuyện của tôi là người thật việc thật, không có như mấy người đăng ký vốn ảo đâu.

Tập đoàn của chúng tôi là toàn cầu. Tôi đang làm việc với nhà đầu tư nước ngoài lớn ở New York, Dubai. Ở trong nước, chúng tôi cũng làm việc với các tập đoàn lớn, ngân hàng.

Chuyện 3 tháng phải góp đủ vốn, bọn tôi tính hết rồi. Trong tháng này, chúng tôi sẽ làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, trong nước, làm sao đưa nguồn tiền về đủ con số đăng ký", ông Quốc Anh nói.

8x này cũng trình bày cụ thể, Công ty vốn 25.000 tỷ đồng chuyên về công nghệ với sản phẩm giúp khách hàng doanh nghiệp chuyển đổi số. Còn doanh nghiệp vốn đăng ký 500.000 tỷ đồng là công ty đầu tư vào các startup; hiện tập đoàn của ông có tới 17 công ty.

PV

1 Likes

TS. Adam McCarty - Kinh tế trưởng Mekong Economics: Việt Nam thần tốc mở rộng loạt KCN là đúng hướng, nhưng vì sao nhiều dự án vẫn thất bại?

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 25 khu công nghiệp được thành lập mới. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm ngoái, con số này chỉ ở 6 khu công nghiệp.

Tính đến nay, trên địa bàn cả nước đã có 370 khu công nghiệp được thành lập tại 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các KCN cũng đã tạo ra việc làm cho hơn 3,8 triệu lao động trực tiếp, chiếm khoảng 7% lực lượng lao động của cả nước.

Trao đổi với Trí Thức Trẻ, TS. Adam McCarty đã chia sẻ quan điểm của mình về việc phát triển các khu công nghiệp và kinh nghiệm từ các nước phát triển trong quá khứ.

TS. Adam McCarty là người sáng lập, đồng thời là chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty tư vấn Mekong Economics. Sing ra và lớn lên tại Úc, đến năm 1990 ông quyết định chuyển đến Việt Nam. Ông Adam cho biết, giờ đây, ông không còn “mù mờ” với Việt Nam như trước nữa.

Từ năm ngoái, sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc cũng như xu hướng doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam để được hưởng lợi theo các hiệp định thương mại tự do đã khiến nhu cầu đất công nghiệp trên cả nước tăng mạnh. Theo đó, hàng loạt dự án KCN đã được phê duyệt. Ông nhận xét gì về xu hướng này?

Tôi cho rằng đây là một xu hướng tốt và các nước phát triển đều đã từng trải qua giai đoạn này. Đặc biệt khi nguồn lao động và nguồn cung tại Việt Nam vẫn dồi dào, thì việc có nhiều khu công nghiệp là điều đương nhiên và chúng ta đang đi đúng hướng.

Việc nhanh chóng phê duyệt loạt khu công nghiệp này được đánh giá là quyết định hợp lý, với hai lý do. Thứ nhất, khi mở các khu công nghiệp, Chính phủ sẽ dễ khoanh vùng để kiểm soát hơn. Bên cạnh đó, những vấn đề như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí hay nước cũng sẽ được giải quyết một cách hiệu quả hơn nhiều.

Lý do thứ hai đó là việc thu hút đầu tư sẽ được tập trung và mang lại hiệu quả hơn, các công nhân sẽ được trả lương cao và công việc có tính đảm bảo hơn. Điều này không chỉ diễn ra trong 1, 2 năm gần đây mà quá trình này đã có trong 20 năm. Miễn là các khu công nghiệp được quản lý chặt chẽ và minh bạch, thì đây là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế đất nước.

Làn sóng đầu tư vào Việt Nam ngày càng lớn, với Bắc Giang luôn nằm trong top 10 tỉnh có lượng thu hút đầu tư lớn nhất cả nước. Điều này sẽ đem lại những thách thức gì về việc sử dụng hiệu quả đất công nghiệp?

Đúng là hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều áp lực về đất đai. Đô thị hoá là một trong số đó. Điều này đòi hỏi quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp phải được quản lý chặt chẽ. Bởi đây là nơi sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu và là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư.

Thách thức lớn nhất hiện nay là thiếu sự lan toả, thiếu các nhà cung cấp đầu vào, các doanh nghiệp Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài tại đây. Thực tế thì việc sử dụng đất không có nhiều thách thức, mà thách thức là cách tận dụng kết nối trong kinh doanh sau khi đã xây dựng trên khu đất ấy rồi.

Những điều doanh nghiệp Việt Nam cần làm đó là tiếp tục những gì họ đang làm, bởi tôi biết họ hoàn toàn hiểu cách chuỗi giá trị toàn cầu vận hành, kiến thức chuyên môn hay những kiến thức ngầm. Những nhà quản lý giỏi nhất của Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vào quá trình này.

Đây là một phần trong quá trình nâng cao chuỗi giá trị.

Hiện nhiều địa phương có kế hoạch mở rộng các khu chế xuất, công nghiệp để thu hút thêm vốn đầu tư, nhưng không phải nơi nào cũng có lợi thế. Theo ông, khó khăn của việc phát triển các khu chế xuất, công nghiệp hiện nay là gì?

Chúng ta có thể nhận thấy rõ cuộc đua của các tỉnh tại Việt Nam. Ở mọi quốc gia, quy hoạch và sử dụng đất là một chủ đề rất “nóng”. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều này đòi hỏi sự can thiệp của Chính phủ, cũng như công tác quy hoạch vùng. Thực tế thì chúng ta không thể phê duyệt và tạo ra hàng loạt khu công nghiệp được.

Rất nhiều dự án đã thất bại, đơn giản vì để xây dựng một khu công nghiệp thành công, ít nhiều nó phải được đặt đúng vị trí đã. Chưa kể đến việc cần có cơ sở hạ tầng chất lượng, nguồn cung lao động xung quanh khu vực đủ đáp ứng nhu cầu, hay như khả năng tiếp cận nguồn điện, chuỗi logistics…

Nếu chỉ cần thiếu một trong những yếu tố trên, việc tạo ra khu công nghiệp chắc chắn sẽ gặp nhiều cản trở. Bởi vậy, một khu công nghiệp cần phải được phân tích kỹ lưỡng về lợi ích mặt kinh tế, xã hội trước khi được phê duyệt cấp tỉnh, cấp vùng hay cấp quốc gia.

Thực tế, Việt Nam đang đi đúng hướng khi mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các các bộ, cơ quan, địa phương đã rà soát, giảm 1.050 dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Điều này sẽ thúc đẩy hoạt động các dự án đầu tư công trở nên hiệu quả hơn, và giảm thiểu hiện tượng các khu công nghiệp “mọc lên như nấm”.

Các khu chế xuất, công nghiệp luôn nằm trong nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao khi dịch Covid-19 bùng, khó quản lý với số lượng lao động lớn. Việt Nam cần có giải pháp gì để đảm bảo an toàn cho người lao động và hoạt động thông suốt của các doanh nghiệp?

Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam, các cơ quan chức năng từ cấp địa phương đến quốc gia đang làm rất tốt trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 cũng như các đợt bùng phát trước đây. Đây thực sự là một điều phi thường. Bởi Việt Nam có biên giới giáp với Lào, rồi Campuchia và Trung Quốc, nhưng dường như lúc nào cũng có thể truy vết và cô lập các ổ dịch.

Đợt bùng phát lần này lại gây ra nhiều áp lực nặng nề hơn. Nhưng tôi cho rằng những điều Việt Nam cần làm cũng sẽ không khác gì những lần trước. Trừ khi có thêm nhiều đợt bùng phát nữa, nếu không, về cơ bản tôi tin rằng Việt Nam sẽ kiểm soát được.

Việc ưu tiên tiêm vaccine cho các công nhân tại các nhà máy, khu công nghiệp cũng là hướng đi đúng đắn. Không chỉ vì lý do kinh tế, mà đây còn là những khu vực có khả năng lây lan nhanh chóng vô cùng.

Theo khảo sát mức sống dân cư 2020, thu nhập bình quân của 1 người Việt Nam là khoảng 4,2 triệu đồng/tháng, giảm 2% so với năm 2019. Điều này là do có sự xuất hiện của Covid-19?

Suy nghĩ đầu tiên của tôi sau khi nhìn thấy kết quả này là: Vậy đâu là nhóm người được hưởng lợi khi GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng tương đối tích cực hồi năm ngoái? Rõ ràng thu nhập bình quân đã giảm hẳn.

Có thể các doanh nghiệp và tập đoàn hưởng lợi nhuận, nhưng không thể phủ định trong giai đoạn Covid-19, tình trạng mất việc làm và thất nghiệp diễn ra rất nhiều. Do vậy, thu nhập của người dân không tăng lên đáng kể.

Nhưng thực sự, cho dù giảm 2%, 3%, hay 5% thì tôi nghĩ mức thu nhập bình quân không quan trọng bằng việc trong toàn bộ dân số Việt Nam, có thể có 10 triệu người đã thực sự chịu thiệt hại nặng nề trong năm vừa qua. Họ chính là nhóm người dễ tổn thương nhất trong xã hội, đã mất việc làm, phải chuyển về khu vực nông thôn, buộc đóng cửa hàng và các cơ sở kinh doanh của mình.

TS. Adam McCarty - Kinh tế trưởng Mekong Economics: Việt Nam thần tốc mở rộng loạt KCN là đúng hướng, nhưng vì sao nhiều dự án vẫn thất bại? - Ảnh 7.

Đây là nhóm người không có hợp đồng lao động chính thức, vì vậy họ không được hưởng lợi từ an sinh xã hội. Tôi nghĩ điều này quan trọng hơn là con số bình quân giảm 2%, bởi nếu chỉ nhìn vào bức tranh tổng thể, chúng ta sẽ cho rằng đây là con số nhỏ lẻ.

Hay như sự khác biệt giữa thu nhập các địa phương cũng chỉ rõ sự phân hoá khi tôi được biết năm 2020, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, khoảng hơn 7 triệu đồng/người mỗi tháng, cao hơn cả TP. HCM và Hà Nội. Điều này tôi cho rằng là do Bình Dương có nhiều khu công nghiệp. Năm vừa qua họ đều có thể giữ công việc, thu nhập ổn định của mình. Ngược lại, tại hai thành phố lớn là TP. HCM và Hà Nội, có rất nhiều người làm các công việc phi chính thức, rủi ro cao.

Quỳnh Lê - Hương Xuân

Trí Thức Trẻ

1 Likes
1 Likes
1 Likes

Vồ hụt SBS tiếc quá

1 Likes

Mai anh vồ VCI lăn chốt thưởng 1:1 ngon mà anh.

2 Likes

Bạn có hiểu rằng cuộc sống thực sự tươi đẹp?
Hay bạn đã quen với thực tế rằng số tiền lớn chỉ đạt được khi làm việc chăm chỉ?

Có lẽ bạn không nhận thấy có bao nhiêu người trong chúng ta đã bị áp đặt những quy tắc này,trong đó 99% dân số phải sinh sống. Hãy thức dậy sớm để đi làm và làm công việc không quá yêu thích của bạn. Vì vậy, cần thiết, quá quen thuộc …

Chỉ có điều đây chỉ là ảo giác. Và trong thời đại của Internet, điều này càng trở nên đặc biệt đáng chú ý.

Cuối cùng hãy tin vào chính mình. Bạn không tệ hơn những người khác, không tệ hơn những người xung quanh bạn, không tệ hơn thậm chí là triệu phú. Nhưng nếu bạn giỏi hơn, chỉ có hành động của bạn mới thể hiện được.

Bạn cảm thấy thế nào khi thấy mọi người đi du lịch ngay cả bây giờ? Luôn mỉm cười, hạnh phúc của họ có thể nhìn thấy bằng mắt thường? Bạn có muốn sống như vậy không? Tất nhiên là có. Ai mà từ chối!

Vậy thì hãy nghĩ ngay bây giờ, bạn có thể làm gì cho tương lai của mình? Để nó không biến thành một vở kịch buồn mà hầu hết ai cũng mắc phải trong đời.

Bạn có muốn điều này nhiều như những người đã “cưỡi ngựa xem hoa” không?
Mọi thứ đều có thể! Điều không thể chỉ đơn giản là sẽ mất nhiều thời gian hơn.

1 Likes

Sóng khủng Ck ko ăn được rì haizzza

1 Likes

Em kêu anh mua VCI mai anh không nghe, anh cứ khư chơi mấy em pens ah.

2 Likes

Được 300 củ con ART chả bõ dính răng Haizzza sóng này to quá

1 Likes

Sóng này chỉ mấy em lớn, theo dòng tiền lớn mà ăn theo thôi anh ạ. Chứng khoán, ngân hàng, viễn thông, BĐS. Đội quân mới đưa được VNI lên cao anh ạ.

1 Likes

Đang canh vét máng VIG dồi em VCI đành chờ vậy

1 Likes

Muốn bay cao thì kéo Trụ khó rì