Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung Euro đã bị ảnh hưởng nặng nề vào mùa đông năm ngoái khi cuộc xung đột Nga - Ukraine làm giá năng lượng leo dốc. Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB đã quyết liệt đối phó bằng nhiều biện pháp đơn cử nhất là nâng lãi suất hàng loạt lần liên tiếp. Lãnh đạo ECB Christine Lagarde cũng đã nhiều lần lưu ý, lãi suất sẽ tiếp tục tăng cho đến khi áp lực cơ bản lên giá tiêu dùng có dấu hiệu giảm bớt!
Đáng chú ý, dữ liệu kinh tế từ khu vực công bố vào thứ 6 tuần trước đã báo hiệu sự phục hồi diễn ra. Cụ thể, Pháp đã tăng 0.5% về GDP trong quý II so với quý I, vượt qua kỳ vọng của các nhà kinh tế; động lực đến từ xuất khẩu tăng mạnh, và nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn yếu, thậm chí số liệu chi tiêu hộ gia đình còn giảm 0.4%…Trong khi đó, kinh tế Đức - “kỳ lân” của Eurozone dường như “im bặt” trong quý 2. Tuy nhiên, nếu nhìn về mặt tích cực, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với nguy cơ suy thoái trong 2 quý liền kề ( suy giảm 0.3% trong quý 1/2023 và giảm 0.5% trong quý 4/2023) thì GDP tăng trưởng 0% là một sự cải thiện! Ngoài ra, các nước thuộc khu vực Châu Âu khác như Tây Ban Nha cũng tăng 0.4% về GDP.
GPD khu vực Châu Âu, Investing.com
Có thể thấy, những số liệu mới được công bố về tình hình tăng trưởng kinh tế cũng đã thúc đẩy khu vực đồng euro có thể đạt tăng trưởng mục tiêu là 0.9% trong năm nay. Theo các chuyên gia đến từ CNN, dù những số liệu kinh tế tích cực đang diễn ra tại khu vực Châu Âu nhưng tình trạng trì trệ vẫn đang tồn đọng và sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong nửa cuối năm; một phần là do nền kinh tế Trung Quốc trì trệ, sản xuất toàn cầu yếu và xây dựng nhà ở giảm…
Như vậy, nền kinh tế Châu Âu mặc dù ghi nhận những sự phục hồi nhẹ trong quý 2 nhưng hoạt động sản xuất vẫn bị bo hẹp và gặp nhiều khó khăn. Khi nền kinh tế Mỹ cũng cho thấy sự phục hồi về chỉ số nhà ở, GDP hay thị trường lao động cũng đang cho thấy nước này đang vượt qua những thách thức do cú sốc lãi suất gây ra. Ngược lại, nền kinh tế Trung Quốc vừa qua vẫn cho thấy sự nguội lạnh kéo dài khi chỉ số PMI giảm tháng thứ 4 liên tiếp. Hiện tại, vĩ mô thế giới vẫn chưa có gì quá nổi bật để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán về mặt ngắn hạn; tuy nhiên, nếu nhìn một cách tích cực, kinh tế các nước đang rất nỗ lực vượt qua vũng lầy với hàng loạt chính sách của chính phủ và NHTW. Kỳ vọng, nửa cuối năm 2023 sẽ là một giai đoạn phục hồi đi lên của nền kinh tế thế giới và cả thị trường chứng khoán.
Về chỉ số chứng khoán, Mỹ hôm qua có phiên giảm điểm điểm sau chuỗi đà tăng liên tiếp, Dow Jones (-0.98%), Nasdaq (-2.17%), S&P500 (-1.38%). Trong nước, Vnindex có phiên cân bằng với lực cầu đến từ nhóm tài chính khá tốt; nhà đầu tư chú ý quan sát biến động thị trường trong phiên ngày hôm nay để tiếp tục đánh giá về xu hướng, đưa ra hành động hợp lý.
Cùng theo dõi “nhận định thị trường” ngày 03/08 của DSC :