Kinh Tế học khô khan - Phân tích Doanh thu và Chi phí

haha, cám ơn bạn đã ủng hộ nhe!

1 Likes

Cái này áp dụng với ngành xây dựng được k bác?

1 Likes

Quy tắc tối ưu hóa lợi nhuận doanh nghiệp thì luôn là MR = MC, tuy nhiên thực tế với ngành xây dựng sẽ gặp 1 số cái khó thế này

  • Tính đặc thù của dự án: Mỗi dự án xây dựng thường là duy nhất, với quy mô, độ phức tạp và yêu cầu khác nhau.=> khiến việc xác định chính xác MR và MC cho từng dự án trở nên khó khăn hơn so với các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.
  • Thời gian thực hiện dự án dài: Chu kỳ xây dựng một công trình thường kéo dài, trong đó các yếu tố như giá cả vật liệu, chi phí nhân công, lãi suất có thể biến động, ảnh hưởng đến cả MR và MC.
  • Các yếu tố phi tài chính: Ngoài lợi nhuận, các doanh nghiệp xây dựng còn phải cân nhắc các yếu tố khác như uy tín, mối quan hệ với khách hàng, tác động đến môi trường, v.v…
  • Rủi ro cao: Ngành xây dựng chịu nhiều rủi ro như rủi ro về thời tiết, rủi ro về chất lượng công trình, rủi ro về pháp lý… Điều này khiến việc dự báo doanh thu và chi phí trở nên khó chính xác.

Lí thuyết về kinh tế vi mô cho doanh nghiệp biết điều kiện để tối ưu hóa lợi nhuận là MR = MC, nói đơn giản là sx đủ, không thừa không thiếu là tối ưu, đó là quy tắc. Còn với từng ngày thì sẽ có những cách phân tích riêng phù hợp bác ạ

4 Likes

Bác cho em hỏi thêm, sao theo ct này thì đáng lẽ phải còn ΔP chứ nhỉ?

1 Likes

Với cho em hỏi thêm:

  1. Có công thức nào trong excel để tìm ra được kết quả hoặc độ nhạy cho công thức này ko? Kiểu như tính toán đánh giá hiệu quả Dự án bằng excel ấy?

  2. Nếu nhìn vào hình dạng này thì sao ko phải là tối ưu ở điểm MR-MC đạt giá trị lớn nhất mà là bằng nhau? Vì khi đó là lợi nhuận cao nhất? còn bằng nhau thì cũng như “hòa vốn” cho phần bổ sung?
    Ý này ạ:

2 Likes

ΔP tiến về 0 nhân ΔQ tiến về 0 => ΔPxΔQ gần bằng 0 nên mất

Nếu MR - MC đạt giá trị lớn nhất: Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất, khi mà mỗi đơn vị sản phẩm bổ sung mang lại lợi nhuận rất cao => điều này sẽ kích thích DN gia tăng sản xuất liên tục cho tới khi trên mỗi đơn vị sản phẩm gia tăng không còn mang lại lợi nhuận biên dương nữa (Đỉnh).

Hình dung đơn giản:

Hãy tưởng tượng mình đang leo lên một ngọn núi. Điểm cao nhất của ngọn núi là đỉnh núi, tương đương với điểm lợi nhuận tối đa. Để đạt được đỉnh núi, mình cần đi qua nhiều điểm khác nhau, và tại mỗi điểm, độ dốc của sườn núi sẽ khác nhau. Điểm mà độ dốc bằng 0 (tương đương với MR = MC) kaf đỉnh núi chứ không phải là điểm có độ dốc lớn nhất.

2 Likes

này mình chưa mò, có cái nào hay hay bạn share mình với nha! :joy:

1 Likes

Ah mình hiểu rồi. Giống như điểm mình nói thì sản lượng là Q’, lúc này vẫn chưa phải là Q lớn nhất để đạt lợi nhuận biên lớn nhất. Tks bạn! :grin:

1 Likes

Ôi, ChatGPT hướng dẫn nè bạn ơi! :sweat_smile: Nào rảnh bạn làm thử đi nha.
Mình cg đang học mấy công cụ này cho đánh giá hiệu quả DA mà nhức cái đầu quá rồi :rofl:

1 Likes

hay quá vừa học xong vào đây ôn bài luôn:))

1 Likes

bác học chương trình ĐH hay chứng chỉ tài chính nào ấy?

e học ở trường ĐH ạ

1 Likes

trước mình học ĐH mấy môn này mình cúp hết :))

giờ nhìn lại đau đầu quá ad ơi

giống em, thầy cũng không dạy nên khỏi đi học

{DBE47451-1818-4518-99B1-1F3E4E5FDC6E}
quá nhiều view cho 1 chủ đề khô khan, cảm ơn cộng đồng!

vì xưa nghĩ nó không liên quan gì đến cuộc đời mình :joy:

giờ thì nó dính không trượt phát nào hả ad

giờ thì nó dính, biết dính nhưng vẫn lỗ :))