Kinh tế Trung Quốc giảm tốc tác động như thế nào đến Việt Nam?

image

  • Nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc trong quý 2 vừa qua, khi mà nhu cầu cả trong và ngoài nước cùng yếu đi trong bối cảnh đà phục hồi hậu Covid-19 suy giảm nhanh và đặt ra sức ép ngày càng lớn đối với các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh về việc tung thêm các biện pháp kích cầu.
  • Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam cũng là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc trong khối ASEAN.

=> Vậy, nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc liệu có tác động đến nền kinh tế của Việt Nam hay không? Nếu có thì sẽ tác động như thế nào?..

Mời nhà đầu tư tham khảo bài viết dưới đây của SimpleInvest để có thêm góc nhìn và đưa ra được các quyết định đầu tư tối ưu nhé.

I. KINH TẾ TRUNG QUỐC GIẢM TỐC

1. Sự phục hồi kinh tế chậm lại sau đại dịch

  • Sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của Trung Quốc đang chậm lại, nguyên nhân là do nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của nước này giảm và tiêu dùng trong nước tăng trưởng chậm.
  • Thêm vào đó, khủng hoảng thị trường bất động sản có nguy cơ dẫn đến suy thoái sâu hơn cho nền kinh tế nước này.
  • GDP quý II/2023 của Trung Quốc chỉ đạt 6.3%, thấp hơn kỳ vọng của thị trường là 7.3% và có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại sau hơn 30 năm tăng trưởng thần tốc.

2. Trung Quốc thực hiện chính sách hạ lãi suất điều hành

  • Ngày 15/8, Trung Quốc đã bất ngờ giảm lãi suất 0.15 điểm phần trăm đối với các khoản vay kỳ hạn 1 năm mà cơ quan này cấp cho các ngân hàng thương mại, tức lãi suất của cơ chế cho vay trung hạ (MLF), xuống còn 2.5% với mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2020.
    => Đây là lần thứ 2 Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất điều hành này kể từ tháng 6 đến nay.
  • Cách tiếp cận nới lỏng của PBoC so với các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ ở Mỹ và các nền kinh tế phương Tây sẽ gây thêm áp lực lên Trung Quốc về dòng vốn xuyên biên giới và tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ.

    => Trên hình là các lãi suất điều hành của Trung Quốc từ năm 2019 đến nay (Từ trên xuống: lãi suất cơ bản kỳ hạn 5 năm; lãi suất cơ bản kỳ hạn 1 năm; lãi suất trung hạn 1 năm; và lãi suất repo kỳ hạn 7 ngày) Đơn vị: %.

3. Đồng Nhân dân tệ liên tục mất giá

  • Ngày 16/8, Nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm mạnh nhất trong số các đồng tiền Châu Á.
  • Từ đầu năm đến nay, Nhân dân tệ đã liên tục mất giá, điển hình là quý 1 giảm 6.5%, trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất tại khu vực châu Á.
  • Tháng 4 là tháng giảm giá mạnh kỷ lục khi tỷ giá đồng tiền này trượt 4% so với USD.
    => Đây là sự đối lập so với những gì đã diễn ra trong năm 2021, khi Nhân dân tệ là một trong những đồng tiền tăng giá mạnh nhất thế giới.
  • Do Fed tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát, Trung Quốc giảm lãi suất chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu kho bạc Mỹ và trái phiếu chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm hiện đã lên tới hơn 1.6 điểm phần trăm, mức rộng nhất kể từ năm 2007, thúc đẩy nhà đầu tư thoái vốn khỏi Trung Quốc.

=> Dù các cân nhắc đã được đặt ra, nhưng lo lắng về áp lực kinh tế đi xuống tại Trung Quốc vẫn lớn hơn khi mà dữ liệu cho vay tháng 7 được công bố thấp hơn dự kiến. Đặc biệt, thị trường BĐS suy giảm đã tạo áp lực đáng kể lên nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách phải hạ thấp hơn nữa tỷ lệ thế chấp để ổn định lĩnh vực này.

II. TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM

  • Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam cũng là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc trong khối ASEAN. Việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam theo cả mặt tích cực và tiêu cực thông qua 2 kênh thương mại và đầu tư.

1. Những tác động tích cực

  • Giúp giảm chi phí đầu vào sản xuất
  • Xuất khẩu có thể được hưởng lợi do các doanh nghiệp Hoa Kỳ luôn áp dụng chính sách nhập khẩu Trung Quốc và khi Trung Quốc gặp khó khăn, Việt Nam có thể thay thế vị trí này
  • Chuyển dịch dòng vốn FDI vào Việt Nam khi các nhà sản xuất tìm kiếm các thị trường mới để đặt nhà máy sản xuất, trong đó có Việt Nam. Đi kèm với sự tập trung vào các ngành công nghệ cao, các lĩnh vực chế biến chế tạo và công nghiệp nặng dần bị thu hẹp sẽ là điều kiện cho Việt Nam có thể mở rộng và tiếp tục duy trì tăng trưởng khi tỷ trọng sản xuất hàng xuất khẩu với nhóm đối tượng này là tương đối lớn
    => Sự chuyển dịch dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ giúp ngành Khu công nghiệp được hưởng lợi, đặc biệt là các doanh nghiệp có quỹ đất lớn và sẵn sàng cho thuê.
  • SimpleInvest đã có 1 bài viết rất chuyên sâu và chi tiết về tiềm năng của nhóm ngành Khu công nghiệp vào ngày 02/07 vừa rồi. Nhà đầu tư có thể tham khảo lại bài viết để hiểu rõ hơn nhé!

    Nhà đầu tư có thể Tham khảo lại bài viết nhóm Khu công nghiệp trong mục VĨ MÔ-NGÀNH NGHỀ-CỔ PHIẾU trên trang web chính thức của SimpleInvest nhé!

2. Những tác động tiêu cực

  • Đồng Nhân dân tệ giảm giá tạo đà cho hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam dễ dàng hơn, tăng áp lực cạnh tranh cho những doanh nghiệp nội địa đang sản xuất cùng mặt hàng và cán cân thương mại sẽ ảnh hưởng ngay trong ngắn hạn
  • Nhu cầu thị trường giảm do kinh tế Trung Quốc sụt giảm làm cho cầu nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc giảm, điều này gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc là chủ lực (cá tra, gỗ,…)
    => Trong ngắn hạn, việc nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc giảm làm cho các doanh nghiệp như Thủy Sản (Cá tra), Gỗ… sẽ bị tác động trực tiếp, làm giảm kết quả kinh doanh, từ đó giảm đi kỳ vọng tăng giá cổ phiếu trong thời gian này
    => Bức tranh kinh tế ảm đạm của Trung Quốc đang có ảnh hưởng lan rộng toàn cầu và giới hoạch định chính sách tại các nền kinh tế khác.

DƯỚI GÓC NHÌN CỦA BẠN, BẠN ĐÁNH GIÁ SỰ VIỆC NÀY LÀ CƠ HỘI HAY RỦI RO ĐỐI VỚI VIỆT NAM? ĐỂ LẠI Ý KIẾN BÊN DƯỚI PHẦN BÌNH LUẬN ĐỂ CÙNG BÀN LUẬN NHÉ!

=> Nếu bạn có quan tâm đến cơ hội đầu tư nhóm ngành Khu công nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với SimpleInvest để được hỗ trợ về vị thế đầu tư tối ưu nhất nhé!

Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu nhé!

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!

1 Likes

Nền kinh tế lớn sẽ có tác động nhiều đến kinh tế cũng như các chính sách của các nước khác

1 Likes

cảm ơn bài viết của ad, hay

1 Likes

nhóm thủy sản gãy ghê quá, ko có đơn xuất khẩu sang TQ nên KQKD giảm hẳn

1 Likes

Khu công nghiệp có vẻ tốt trở lại, nhờ dòng FDI chuyển sang, thu hút nước ngoài vào VN đầu tư

1 Likes

Like

1 Likes

@Phuoc_Tan Cám ơn bạn, hy vọng bạn tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của SI ạ

1 Likes

@Phuoc_Tan nền kinh tế lớn tổng thể vẫn ảnh hưởng đến một số ngành xuất khẩu của mình

1 Likes

@Phuoc_Tan Yep bạn VN vẫn đang là quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài tốt

1 Likes