Thương Chiến lần này sẽ tác động không nhỏ đến tăng trưởng GDP của Việt Nam 2025 (Xuất khẩu đóng góp ~30% tổng GDP). Thị trường giai đoạn qua giảm sâu cũng bởi sự lo ngại này…NHƯNG
… CHÍNH PHỦ VẪN KIÊN ĐỊNH TĂNG TRƯỞNG GDP 8% NĂM 2025!
Theo tôi, đây ko phải là thông điệp mang tính trấn an. Mà đây là 1 quyết tâm rất lớn từ phía trên. Vậy chìa khóa nào để thực hiện được mục tiêu này?
Thật ra, trước khi khủng hoảng này xảy ra thì định hướng của Chính phủ ngay từ đầu năm đã là TỰ CƯỜNG. Đó là: Đầu tư vào DN tư nhân, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh đầu tư công. Chỉ là bối cảnh bây giờ, để bù đắp lại mảng xuất khẩu thì Chính phủ càng phải đẩy thật mạnh và thật quyết liệt hơn nữa cho các yếu tố nội lực trong nước này.
Trong NGUY có CƠ, và cá nhân Tôi chú ý nhiều cho câu chuyện thúc đẩy Kinh Tế Tư Nhân. Đây có lẽ là chiếc chìa khóa quan trọng và sẽ được hỗ trợ thật nhiều vì mục tiêu GDP 8% trong 2025.
NHỮNG CƠ SỞ CHO QUAN ĐIỂM NÀY:
- Dư địa tăng trưởng của khối này là rất nhiều!
Trong năm 2024, khối kinh tế tư nhân chiếm 42 – 45% GDP, và ghi nhận tăng liên tục qua các năm. Ở các nước phát triển, khối này chiếm tới 70 – 90% GDP. Chúng ta không nằm ngoài xu hướng này, vậy thì dư địa tăng trưởng vẫn còn quá nhiều.
Hãy nhìn sang các nước Đông Á trổi dậy:
(1) Hàn Quốc vươn lên nhờ sự bùng nổ của các Chaebol (Samsung, Hyundai, LG…);
(2) Các tập đoàn Toyota, Sony, Mitsubishi, Honda… tái thiết và nâng tầm Nhật Bản sau thế chiến;
(3) Và gần nhất, Trung Quốc sau cải cách cuối thập niên 1970 đã duy trì mức tăng trưởng 10-12%/năm trong nhiều thập kỷ.
Điểm chung của tất cả đó là sự trổi dậy mạnh mẽ của các Tập đoàn tư nhân và đóng góp vào sự phát triển của đất nước
Việt Nam hoàn toàn có thể tái lập kỳ tích này và trùng hợp thay khi thế giới đang giông bão thì đã đến lúc nhóm tư nhân cần phải xung phong “Cứu Quốc”
- Hy vọng các đột phá về chính sách hỗ trợ
Dự thảo đề án phát triển kinh cũng đang xây dựng để tạo bước ngoặc cho khối này bứt tốc. Tôi kỳ vọng đó có thể là những gói tín dụng ưu đãi, rào cản cơ chế, tinh giản thủ tục hành chính, các thị trường xuất khẩu thay thế được Chính phủ kiến tạo…
NẾU ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU THÌ CHỌN DOANH NGHIỆP NÀO?
NĐT nên ưu tiên chú ý đến các DN lớn đang có vị thế sẵn có. Cụ thể
-
Với nhóm DN có khả năng cạnh tranh toàn cầu như: Vingroup (VIC), Masan (MSN), Vietjet (VJC), VietnamAirlines (HVN)…
-
Với nhóm đóng vai trò trong nước (đầu tư công, tiêu dùng, chuyển đổi số…) sẽ là: Hòa Phát (HPG), Coteccons (CTD), Gelex (GEX), Đèo Cả (HHV), FPT…
Vừa rồi thị trường biến động rất mạnh, giá cổ phiếu nào cũng bị bán tháo về vùng giá thấp. Với triển vọng cho câu chuyện này, rõ ràng NĐT đừng nên bỏ qua các cơ hội mua vào trong lúc này nhé!
[https://