Kinh tế vĩ mô và dòng tiền

, , , , , , , , ,
  • Xuất khẩu khởi sắc, thặng dư thương mại đạt trên 20 tỷ USD. Chúng ta vẫn đang kỳ vọng xuất khẩu có thể khôi phục tăng trưởng vào quý 4/2023 vì các yếu tố sau:
  • Anh gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam

  • Kỳ vọng xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ phục hồi nhẹ vào quý 4/2023 do: lượng lớn hàng tồn kho được giải phóng, việc làm được cải thiện, sức mua Hoa Kỳ sẽ phục hồi, nhất là dịp mua sắm cuối năm 2023

  • Việt Nam là số ít những nước trong châu Á có Hiệp định thương mại tự do với châu Âu (EVFTA), nên hàng hóa Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn tại thị trường này. Một yếu tố nhỏ nữa là Đức đang tách dần sự phụ thuộc hàng hóa từ Trung Quốc và tập trung sang thị trường Việt Nam

  • Chỉ số CPI tháng 8 tăng 0.88% so với tháng trước, bình quân 8 tháng tăng 3.1% so với cùng kỳ, lạm phát tăng 4.02% so với cùng kỳ năm trước

  • Về GDP: Chính phủ hiện vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 là 6,5%.

  • Để đánh giá mức độ tăng trưởng GDP, ta sẽ đánh giá qua 2 chỉ số chính:

  • Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP: Tất cả các chỉ số toàn ngành đều giảm, toàn ngành giảm 0.4%

  • Về bán lẻ hàng hóa và dịch vụ: Tăng 10% so với cùng kỳ 8 tháng đầu năm 2022

• Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ số bán lẻ và hàng hóa và dịch vụ tăng 10% trong khi bối cảnh hiện tại: Doanh nghiệp kêu khó, người dân kêu khó, cửa hàng kêu khó, khách sạn giảm công suất, nhà hàng thu hẹp quy mô?

=> Hãy nhìn về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Nhà nước ta 2023:

  • Giảm 2% thuế GTGT => Người dân chi tiêu, mua sắm nhiều hơn

  • Tăng chi tiêu chính phủ: Tăng tốc độ giải ngân đầu tư công (hiện chưa hoàn thành kế hoạch năm 2023). Gỉa sử khi chính phủ tăng chi tiêu đầu tư công để xây cầu, đường,… từ đó, doanh nghiệp có việc làm, có tiền chi trả cho công nhân, công nhân mang tiền về gia đình, từ đó có tiền để chi tiêu mua sắm, rồi doanh nghiệp lại hưởng lợi, cứ thế, nó là 1 vòng tuần hoàn tác động tích cực lẫn nhau => Giải thích cho việc mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng 10% => Tăng GDP

  • Các chính sách tiền tệ của chính phủ cũng đã nới lỏng ra rất nhiều, điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tỷ giá, lãi suất đến tiếp vốn cho doanh nghiệp

• Về thị trường chứng khoán: Trong khi mặt bằng lãi suất thị trường vẫn đang thấp như hiện tại, thì dòng tiền đổ vào TTCK vẫn đang rất hấp dẫn. Một điều Mỹ muốn nhấn mạnh lại nhiều lần là động lực lớn nhất để TTCK có thể tăng mạnh đó là dòng tiền. Chỉ cần có thêm 1 con sóng tăng nữa của TTCK thì có thể dòng tiền có thể đổ vào nhiều hơn: Người dân có đất có thể bán đi để bỏ vào chứng khoán. Chưa kể, 2 dòng tiền lớn sẽ đổ vào thị trường chứng khoán nữa đó là tiền từ kênh trái phiếu (khi thị trường trái phiếu vẫn chưa ổn định) và tiền từ kênh gửi tiết kiệm.

=> Tất nhiên ta sẽ nhìn về trung hạn và dài hạn, hiện tại ngắn hạn ta sẽ kì vọng rằng thị trường thật sự tìm được điểm cân bằng và bắt đầu tích lũy lại để chuẩn bị cho 1 nhịp tăng mới ổn định hơn.

1 Likes