Kinh tế yếu -lạm phát cao kịch bản nào cho nền kinh tế mỹ

, , , , , , , , ,

KINH TẾ YẾU -LẠM PHÁT CAO
KỊCH BẢN NÀO CHO NỀN KINH TẾ MỸ
Nền kinh tế Mỹ là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất trong quãng thời gian gần đây, sau khi những số liệu về GDP và chỉ số lạm phát PCE lõi QoQ quý 1 được công bố với kết quả ngoài dự báo khá xa…

Nhìn lại năm 2023, không có gì quá khi nói rằng kinh tế Mỹ đã đạt được trạng thái “Vàng” về sự ổn định khi họ vừa giữ được sự tăng trưởng ấn tượng về GDP mà vẫn duy trì lạm phát ở mức thấp (PCE toàn phần -thước đo lạm phát yêu thích của FED tăng 2,7%, bằng chưa đầy một nửa so với mức tăng 5,9% của năm 2022 -PCE lõi tăng 3,2% cả năm, giảm tốc từ mức tăng 5,1% trong năm trước). Đã có thời điểm các bên cho rằng chiến dịch tăng lãi suất dồn dập để chống lạm phát và neo cao trong thời gian dài của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) kể từ tháng 3/2022 sẽ dẫn tới một cuộc suy thoái của kinh tế Mỹ. Nhưng với đà tăng trưởng “Không thể tin được”, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tránh được cuộc suy thoái mà các nhà phân tích cho là tất yếu.


Với kết quả khả quan đó, kịch bản “Hạ cánh mềm” được các quan chức FED và cả thị trường kỳ vọng là nhiều khả năng sẽ xảy ra trong năm 2024. Thời giản cắt giảm lãi suất sẽ sớm diễn ra – có thể là vào quý 1/2024 và số lần cắt giảm lãi suất dự kiến sẽ là 3 (theo FED) hoăc thậm chí là 6 (theo khảo sát thị trường). Đây chính là động lực chính khiến thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới (bao gồm cả VNINDEX) tăng mạnh từ đầu năm nay.

Tuy nhiên, mọi thứ diễn biến theo hướng không ai ngờ tới và đang gây ra những thách thức thật sự cho quá trình đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% của FED. Cụ thể là trong quá trình FED sử dụng các công cụ để giải quyết mục tiêu này thì kịch bản nào có thể xảy ra: Hạ cánh mềm (Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm – FED nới lỏng lãi suất chậm rãi và nhẹ nhàng); Hạ cánh cứng (Kinh tế Mỹ suy thoái đột ngột, FED buộc phải cắt giảm mạnh lãi suất) hay là không hạ cánh (Kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng).

Chúng ta sẽ cùng điểm qua những nguồn dữ liệu mà FED thường dùng làm cơ sở để ra quyết định và đánh giá xem kịch bản nào sẽ có khả năng xảy ra cao nhất, từ đó dự báo cho hành động của FED trong thời gian tới:
Đầu tiên, chắc chắn rồi, phải kể đến vấn đề lạm phát vẫn đang dai dẳng khi mà các số liệu về cả CPI và mới nhất là PCE có dấu hiệu tăng trở lại (đặc biệt là chỉ số PCE lõi trong tháng 3 đã tăng 3,7% svck, vượt mức dự báo của các chuyên gia trước đó là 3,4%). Mặc dù lạm phát chưa cao như đỉnh hồi giữa năm 2022, nhưng hầu hết dữ liệu đều cho thấy lạm phát vẫn nóng hơn nhiều so với mục tiêu hàng năm 2% của Fed - → Đây là điều FED quan tâm hàng đầu và đã nhiều lần thể hiện quan điểm nhất quán trong các lần phát biểu, rằng nếu lạm phát chưa về mức mục tiêu kể trên thì họ vẫn sẽ không vội cắt giảm lãi suất – quyết tâm tận diệt vấn đề lạm phát.

Tiếp theo là về sức khỏe của thị trường lao động Mỹ. Số lượng việc làm mới tháng 3/2024 dễ dàng vượt dự báo của các chuyên gia (có thêm 303,000 việc làm, cao hơn nhiều so với dự báo 200,000) và là tín hiệu cho thấy sự tăng tốc trở lại của một thị trường lao động nhộn nhịp và vững chắc.

Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 3/2024 giảm xuống 3.8% như dự báo của các chuyên gia, dù vẫn đang tiếp tục xu hướng tăng trong những tháng gần đây nhưng vẫn ở mức thấp so với các năm trước. Thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 0.3% so với tháng trước và 4.1% so với cùng kỳ, đều khớp với dự báo và gần đây nhất chỉ số chi phí việc làm của Bộ Lao động trong tuần này đã công bố mức tăng hàng quý lớn nhất trong một năm, gây ra một cú sốc khác cho thị trường tài chính. → Thị trường lao động Mỹ vẫn còn khỏe, đã chuyển sang trạng thái cân bằng hơn và có lẽ vì vậy mà sức tiêu dùng của người dân Mỹ vẫn còn cao gây ra áp lực về mặt giá cả hàng hóa –> Lạm phát neo cao

Cứ ngỡ như với những thông tin như vậy thì nền kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ chuyển từ kịch bản “Hạ cánh mềm” sang “Không hạ cánh” nhưng với số liệu bất ngở được công bố về tăng trưởng GDP trong quý 1/2024, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi và có chiều hướng theo kịch bản “Hạ cánh cứng”. Theo đó, GDP của Mỹ quý 1 tăng thấp hơn nhiều so với ước tính (chỉ tăng 1,6% so với mức dự báo 2,5%), cũng là mức tăng thấp nhất trong gần hai năm. Nhưng đáng nói hơn, dù tăng trưởng kinh tế chậm lại như vậy nhưng lạm phát lại tăng nhanh (như phía trên)

Từ tất cả những điều trên, khả năng cao là nền kinh tế Mỹ đang bắt đầu bước vào chu kỳ đầu của hiện tượng ĐÌNH LẠM (Đình trệ về mặt tăng trưởng kinh tế -Lạm phát vẫn neo cao) → Đây là trường hợp tồi tệ nhất vì các biện pháp về chính sách tiền tệ trong giai đoạn này sẽ khó dự đoán hơn rất nhiều và bản thân nó cũng không có tác dụng đáng kể - Có thể gọi là tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Với những phát ngôn của ông POWEL vào ngày 1/5, chúng ta cũng phần nào an tâm khi ông cho rằng “Khó có thể” xảy ra việc tăng lãi suất thêm trong thời gian tới. Dù vậy, vấn đề vẫn còn đó, việc dự báo những quyết định của FED sẽ như thế nào là khá khó khăn trong lúc này vì chính bản thân họ cũng cần phải quan sát thêm nữa số liệu trong thời gian tới để ra giải pháp phù hợp. Chúng ta chỉ có thể biết rằng, FED rất quan tâm về việc đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% và sẽ khó có việc cắt giảm lãi suất sớm nếu tình hình vẫn căng như hiện tại. Hành động đáng chú ý mới đây của FED là việc công bố chính sách thắt chặt định lượng mới với tốc độ thấp, cụ thể là giảm mức trần trái phiếu chính phủ đến hạn mà không tái đầu tư hàng tháng xuống còn 20 tỷ USD, giảm từ mức 60 tỷ USD.

Chính vì lẽ đó, quan điểm của chủ bài viết đối với Vnindex đoạn này là khá mơ hô và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro (vì tầm quan trọng từ quyết định của FED đến các thị trường tài chính thì không phải bàn rồi), nên giữ chiến thuật đầu tư thận trọng, với cổ phiếu tiềm năng có vị thế tốt thì nắm giữ, còn việc mua mới nên hạn chế tối đa.