Ksb: sự trở lại của vua đá bình dương

  • Lợi nhuận tạo đáy: tổng kết cả năm 2023, doanh nghiệp chỉ ghi nhận LNST đạt 81 tỷ, thấp nhất kể từ năm 2008. Ngành khai khoáng có tính chu kỳ cao. Với kỳ vọng giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế đã đi qua.
  • CHÍNH SÁCH: Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV tới đây có nhiều điểm mới nhằm phát triển bền vững ngành khai khoáng. Được thông qua sẽ là điểm kích thích lớn cho ngành khoáng sản.
  • Đầu tư công : KSB sở hữu nhiều mỏ đá tại Bình Dương & Đồng Nai, cung cấp đá cho các đại dự án Cao tốc Bắc Nam hay sân bay Long Thành. Trong năm 2023, do ngành xây dựng gặp khó khăn, KSB chỉ ghi nhận doanh thu mảng đá xây dựng giảm mạnh, chỉ đạt 242 tỷ (-54% YoY). Tuy nhiên, với việc sân bay Long Thành đã bắt đầu khởi công, và ước tính sẽ tiêu thụ 22 triệu tấn đá (~40% sản lượng khai thác/năm của toàn Nam Bộ) cho toàn dự án.
  • Gói thầu 4.6 thi công sân bay Long Thành dự kiến sẽ được xây dựng trong giai đoạn T8/2023 - T7/2025. KSB, VLB, DHA dự kiến sẽ là các nhà cung cấp đá chính cho đại dự án. VLB có nhiều mỏ đá khai thác tại tỉnh Đồng Nai với công suất khai thác hơn 6 triệu m3/năm. KSB chiếm gần 10% VLB.
  • MẢNG KCN: KSB sở hữu KCN Đất Cuốc với tổng diện tích (sau mở rộng) đạt 553 ha. Theo ước tính, hiện KCN chỉ có tỷ lệ lấp đầy thấp ~40% và hoàn tất việc mua lại Khu công nghiệp Hoa Lư (Bình Phước). Với việc dòng tiền FDI đổ vào Việt Nam tăng trưởng ổn định qua các năm, và mảng KCN biên lợi nhuận cao hơn mảng đá.
  • PHÁT HÀNH THÊM: 25 triệu cổ phiếu với giá > 18k cho NĐT chuyên nghiệp giai đoạn 2024-2025.