I, Phân tích vĩ mô
1. Tình hình cung cầu thị trường cao su Hiện tại, nguồn cung cao su tự nhiên trên toàn cầu đang thiếu hụt do các yếu tố thời tiết bất lợi, bệnh tật trên cây trồng và chi phí sản xuất tăng cao. Điều này dẫn đến việc giảm diện tích trồng cao su tại nhiều nước sản xuất lớn, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á, vốn là những nhà cung cấp cao su chủ lực. Nhu cầu cao su tự nhiên, nhất là trong sản xuất lốp xe và công nghiệp, vẫn duy trì ở mức cao, dẫn đến sự mất cân đối cung cầu. Khi nguồn cung giảm, áp lực tăng giá là điều tất yếu và có thể tiếp diễn trong thời gian tới.
2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế toàn cầu Tình trạng lạm phát và chi phí sản xuất tăng cao cũng tác động mạnh đến ngành cao su. Giá năng lượng và phân bón leo thang đẩy chi phí sản xuất cao su tự nhiên lên, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá bán nhằm bù đắp chi phí. Cộng hưởng với sự mất giá của đồng tiền nội địa ở nhiều nước sản xuất cao su, đặc biệt là khi giao dịch chủ yếu bằng USD, điều này có thể tạo động lực tăng giá trên thị trường quốc tế.
3. Xu hướng trong tương lai Với dự báo nhu cầu cao su tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất ô tô, giá cao su có thể tiếp tục ở mức cao. Các yếu tố vĩ mô này là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp sản xuất cao su tại Việt Nam trong việc tăng trưởng lợi nhuận, tuy nhiên, việc quản lý chi phí hiệu quả và tối ưu hóa quy trình sản xuất là điều cần thiết để tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận bền vững.
II, Phân tích yếu tố ngành nghề và tác động của yếu tố vĩ mô
- Tình hình xuất khẩu và cạnh tranh thị trường
Những hiệp định thương mại quan trọng mà Việt Nam tham gia như CPTPP, EVFTA, RCEP đang mở ra cơ hội cho ngành cao su mở rộng thị trường quốc tế, tăng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư vào công nghệ chế biến. Tuy nhiên, giá cao su của Việt Nam vẫn thấp hơn các nước trong khu vực từ 5-10% do chưa đáp ứng tiêu chuẩn bền vững quốc tế và chất lượng chưa đồng đều.
2. Khó khăn trong chính sách hỗ trợ và nguồn vốn đầu tư
Các doanh nghiệp cao su, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho công nghệ chế biến và mở rộng sản xuất. Các chính sách chưa tập trung vào khuyến khích chế biến sâu, khiến cao su xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp. Ngành cần có tiêu chuẩn chất lượng quốc gia đồng bộ phù hợp với quốc tế để dễ dàng thâm nhập vào thị trường cao cấp.
3. Tình trạng thanh lý và thuế suất
Một vấn đề nổi cộm khác là thuế suất cao khi thanh lý cây cao su so với các loại cây trồng khác, dao động từ 10-20%. Điều này tạo áp lực tài chính cho các doanh nghiệp và nông dân, hạn chế sức cạnh tranh.
4. Xu hướng giá cao su phục hồi do thiếu hụt nguồn cung
Từ giữa năm 2023, giá cao su có xu hướng tăng trở lại do điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng tới nguồn cung ở các nước sản xuất lớn. Năm 2024, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu tăng nhẹ lên khoảng 14.5 triệu tấn, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu dự kiến là 15.7 triệu tấn, dẫn đến thiếu hụt khoảng 1.24 triệu tấn. Tình trạng này dự báo sẽ kéo dài đến năm 2028.
5. Tiềm năng phát triển từ tín chỉ carbon
Với diện tích khoảng 910,000 ha rừng cao su, ngành cao su Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng. Lượng carbon tích lũy hàng năm đạt từ 22.75 đến 27.3 triệu tấn CO2. Ước tính, thu nhập từ bán tín chỉ carbon dao động từ 113.75 triệu USD đến 1.092 triệu USD/năm, tùy thuộc vào lượng CO2 hấp thụ và giá tín chỉ carbon trên thị trường.
6. Dự phóng nhu cầu cao su tự nhiên tăng trưởng mạnh mẽ
Theo dự báo của Hiệp hội Các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), nhu cầu cao su tự nhiên năm 2024 đạt khoảng 15.7 triệu tấn, tăng 3% so với 2023. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh. Với mức tăng trưởng tiêu thụ ước tính 5% mỗi năm đến năm 2033, nhu cầu cao su được thúc đẩy bởi các ngành như ô tô, y tế và tiêu dùng xanh.
7. Hội nhập quốc tế và cơ hội phát triển
Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới nhờ các hiệp định thương mại tự do và lợi thế tự nhiên. Hội nhập quốc tế không chỉ mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp ngành tiếp cận công nghệ hiện đại mà còn tạo điều kiện thuận lợi để đạt tiêu chuẩn quốc tế về bền vững và chất lượng, giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng cao su toàn cầu.
III, Danh mục cổ phiếu đáng đầu tư ngành cao su :
- GVR - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ( GVR ) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024, ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 1120,72 tỷ đồng tỷ đồng, tăng khoảng 55,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu thuần của GVR trong quý này đạt khoảng 7,715 tỷ đồng, chủ yếu đến từ mảng kinh doanh cao su và sản xuất gỗ.
-
Chỉ số tài chính :
ROE : 5
ROA : 3,61
P/E : 52,13
P/B : 2,81
Có thể kỳ vọng vào GVR ở : - GVR có diện tích đất cao su gần 395 nghìn Ha, GVR được phê duyệt chuyển đổi 23500 ha sang khu công nghiệp ( trong đó : đang triển khai khoảng 11000 ha tại loạt địa phương phía nam )
- Sự tăng giá và lượng cầu vượt cung ở sản phẩm mủ cao su .
- Tính từ đỉnh tháng 9, hiện GVR đã chiết khẩu khoảng 12,58% ( tính đến ngày 1/11/2024 )
…tiếp tục cập nhật