La Lina - "Cơn mưa tưới mát" cho ngành điện trong nửa cuối 2024

, , , ,

Đằng sau bức tranh tăng trưởng tích cực vừa qua, người ta thường nhắc đến nhưng có số tăng trưởng ấn tượng của GDP, sự bùng nổ của FDI hay lĩnh vực tiêu dùng mà quên mất sự đóng góp thầm lặng của mảng năng lượng điện. Bài phân tích hôm nay sẽ tiềm năng của ngành điện và cụ thể là thủy điện khi mảng này đang chờ đón một làn gió mới vào nửa cuối năm 2024.

Mức tiêu thụ điện đạt mức kỷ lục chưa từng có ?

Quý 01.2024 ghi nhận thêm một kỷ lục mới từ việc sản lượng tiêu thụ điện năng gia tăng bùng nổ khi đỉnh điểm lên đến 1 tỷ kWh/ngày. Lý do bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa nóng cùng với việc sản xuất phục hồi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng & xuất khẩu đến cuối năm trong giai đoạn nền kinh tế 2024 đang phục hồi mạnh mẽ. Đây sẽ là thách thức rất lớn với ngành điện khi EVN đã phải huy động điện từ mọi nguồn, trong đó nhiệt điện than phải chạy tối đa công suất và cũng đang là mảng chủ yếu tạo ra điện với tỷ trọng chiếm 46%. Nguồn thủy điện bị hạn chế do ảnh hưởng của El Nino kéo dài từ 2023 đến quý 1.2024 khiến cho nguồn cung bị thu hẹp cũng gây khó khăn trong việc tăng cường công suất các từ các nguồn khác khi đây là mảng sản xuất điện lớn thứ 2.

Chuỗi giá trị ngành điện Việt Nam (Nguồn: FPTS, tổng hợp)

La Lina - Cơn mưa tưới mát cho ngành điện đang trở lại ?

  • Theo dự báo gần nhất của IRI, La Nina có thể trở lại vào 2H.2024 sau khi El Nino tiếp tục duy trì với xác suất từ 80-100% với cường độ giảm dần đến hết Q1 và chuyển sang pha trung tính trong Q2. Điều này đồng nghĩa với các nhà máy thủy điện sau khi bị ảnh hưởng tiêu cực do pha El Nino từ giữa năm 2023 đến đầu năm 2024 sẽ hưởng lợi từ La Nina vào 2H.2024 nhờ tình hình thủy văn thuận lợi, mưa nhiều, mực nước về hồ nhiều hơn.

La Nila đang dần trở lại vào nửa cuối 2024 (Nguồn: Dự báo NOAA Climate.gov)

  • Đây là tin vui cho ngành điện trong bối cảnh EVN đang gặp khó khăn tài chính, thủy điện vẫn là nguồn điện được ưu tiên huy động do rẻ nhất hệ thống. Sau giai đoạn nền tăng trưởng thấp của năm 2023 do chuyển biến xấu của khí tượng thủy văn, kỳ vọng sản lượng thủy điện phục hồi mạnh mẽ từ mức nền thấp 2023 (-16% yoy), đặc biệt vào 2H.2024.

Sự giải vây kịp thời của ngành điện mang tên thủy điện:

  • Thủy điện là mảng chiếm ưu thế về giá khi chi phí vận hành rẻ hơn rất nhiều so với các điện khác. Các nhà máy thủy điện có tuổi thọ lên đến 50-100 năm, cao hơn nhiều so với các loại hình nhà máy điện khác giúp giảm thiểu chi phí đầu tư và bảo trì trong suốt vòng đời của dự án và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thủy điện. Trong cơ cấu nguồn điện quốc gia, thủy điện chiếm 31% và đóng một vị trí chiến lược khi theo quy hoạch điện mới, thủy điện vẫn được duy trì để đảm bảo việc đa dạng nguồn cung điện và bù đắp những giai đoạn thiếu hụt nguồn điện do chuyển dịch cơ cấu trong quy hoạch điện VIII.

Thủy điện vẫn đóng vai trò chiến lược trong cơ cấu nguồn cung điện đến 2050 (Nguồn: IEA, FPTS tổng hợp)

  • Sự trở lại kịp thời của La Nina gián tiếp giúp mảng thủy điện trở lại. Với đặc điểm dễ vận hành, ít chi phí và nhanh chóng, mảng thủy điện sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn về nguồn cung khi các mảng khác đang gặp phải một vài vấn đề nhất định khi:
  • Điện than: trong quý 01.2024 các doanh nghiệp điện than tăng cường công suất và giảm giá thành sản xuất giảm do giá nguyên liệu đầu giúp kết quả kinh doanh cải thiện, tuy nhiên tính ổn định và giá thành thấp nhưng kém linh hoạt và phát thải cao, việc phụ thuộc vào nhập khẩu than khi nguồn cung trong nước thiếu gây rủi ro biến động về giá khi giá nhập khẩu than đang dần phục hồi trong quý 2.

=> Nhập khẩu than ngày càng tăng phục vụ ngành điện than tăng lên khi sản lượng than nội địa đạt giới hạn

  • Điện khí: tình trạng thiếu khí khiến các doanh nghiệp mảng điện khí hoạt động kém hiệu quả trong Q1/2024. So với điện than thì điện khí có độ linh hoạt cao và sạc hơn nhưng giá thành vẫn duy trì ở mức cao, dự kiến giá khí sẽ tăng và việc tăng nhập khẩu khí LNG để đáp ứng nhu trong nước gây rủi ro biến động giá và giá nhập cao. Mặc dù vậy, mảng nhiệt điện khí LNG sẽ vẫn là mảng được đẩy mạnh phát triển đến năm 2030 để đảm bảo các chiến lược an toàn năng lượng quốc gia theo quy hoạch điện VIII.

Cơ cấu chi phí trong sản xuất điện khí của NT2 (Nguồn: FPTS tổng hợp)

  • Điện năng lượng tái tạo (điện gió và mặt trời): đây là mảng thiếu sự ổn định và không thể đáp ứng kịp nhu cầu tiêu thụ đột biến như đợt Q1 vừa rồi, điều này gây ra nhiều vấn đề cho hệ thống điện và có thể là trở ngại lớn ảnh hưởng tới triển vọng phát triển của các nguồn điện này trong tương lai. Bài toán đầu ra về câu chuyện giá bán vẫn chưa có lời giải khi mảng điện tái tạo khó có thể cạnh tranh với các mảng điện chi phí rẻ như thủy điện và nhiệt điện.

=> Có thể thấy sự trở lại lần này của La Lina mang ý nghĩa rất quan trọng cho ngành điện trong ngắn hạn khi dự kiến chu kỳ La Lina này sẽ kéo dài hơn so với EL Nino, thời gian trung bình của hiện tượng này thường kéo dài 2 năm trở lên hứa hẹn sẽ giúp ngành điện giảm tải được áp lực về nguồn cung trong giai đoạn cao điểm.

Khó khăn chung của ngành điện:

  • Theo thống kê 06 tháng đầu năm, vốn đầu tư FDI 06 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh mẽ đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Đây là điểm sáng nổi bật của bức tranh tăng trưởng kinh tế tuy nhiên cũng gây nên mối lo mới cho ngành điện về nguy cơ thiếu điện và không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của sản xuất công nghiệp. Việt Nam luôn thuộc top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng sản lượng điện cao nhất trên thế giới và luôn duy trì được mức tăng trưởng ổn định.

  • Việt Nam hiện đã khai thác gần hết tiềm năng của các nguồn tài nguyên năng lượng và đang bắt đầu phải gia tăng việc nhập khẩu các nguồn nhiên liệu để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện.

  • Thực trạng ngành điện vẫn còn khó khăn khi Việt Nam phát triển nguồn cung điện phải đáp ứng nhiều mục tiêu, vừa phải đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ với chi phí thấp nhất, vừa phải tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên và còn phải đáp ứng mục tiêu về cắt giảm khí thải.

  • Thị trường điện Việt Nam chưa hoàn thiện và đang phát triển chậm hơn so với lộ trình đề ra. Thị trường điện Việt Nam đang ở cấp độ cạnh tranh bán buôn nhưng thị trường bán buôn vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường mà vẫn đang phụ thuộc nhiều vào các kế hoạch vận hành. Nhiều sự thay đổi sẽ cần được thực hiện để thị trường điện tiến đến cấp độ cạnh tranh bán lẻ, qua đó cũng sẽ tạo ra nhiều tác động đối với ngành điện và hoạt động sản xuất điện nói riêng.

Triển vọng của mảng thủy điện trong nửa cuối 2024:

Công suất thủy điện theo QHĐ VIII (Nguồn: VCBS)

  • Nhìn Ngành thủy điện trong dài hạn vẫn có sự tăng trưởng, tuy nhiên chỉ đóng vai trò chiến lược để đa dạng hóa nguồn cũng điện chứ không tập trung phát triển mạnh do tiềm năng nguồn thủy điện vừa và lớn về cơ bản đã được khai thác gần hết, tiềm năng thủy điện trong tương lai chủ yếu tăng thêm do mở rộng các nhà máy hiện có và xây mới thủy điện nhỏ.

  • Trong giai đoạn từ 2021-2025, dự kiến sẽ có 3 nhà máy thủy điện lớn đi vào vận hành: Hòa Bình MR, Ialy MR và Trị An MR.

  • Với sự trở lại của La Nina, sự cải thiện của yếu tố thủy văn sẽ giúp mảng thủy điện hưởng lợi từ việc tăng cường công suất bù đắp thiếu hụt nguồn điện giá rẻ để bù đắp cho các mảng điện khác. Đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ và năng lượng điện đóng vai trò rất quan trọng cho sự phục hồi này.

*Rủi ro là phụ thuộc vào thời tiết, biến đổi khí hậu thất trường nên không ổn định.

=> Tóm lại, mảng thủy điện vẫn là điểm sáng trong nửa cuối 2024 cho ngành điện khi sự phục hồi của mảng này từ nền tăng trưởng thấp của năm 2023. Nhóm cổ phiếu ngành thủy điện (hoặc có mảng thủy điện) hứa hẹn sẽ là một trong những dòng có kỳ vọng tăng trưởng tốt và thu hút được quan tâm của nhà đầu tư.

Gợi ý các doanh nghiệp tiềm năng: REE, HDG, GEG

Chúc anh em đầu tư thành công!

21 Likes

Thanh khoản thị trường hiện tại vẫn duy trì ở mức trung bình dự kiến quanh 15-17k tỷ/phiên nên khả năng Index bức phá trong ngắn hạn sẽ thấp. Chỉ số tuần vừa qua được kéo bởi nhóm cổ phiếu trụ nên dự kiến giai đoạn này sẽ có sự phân hóa vào các nhóm cổ phiếu chưa tăng (chưa có dòng tiền) hoặc nhóm có kỳ vọng tốt trong cuối năm. Trong đó sẽ có nhóm cổ phiếu điện

8 Likes


Phiên sáng có dòng tiền tuy nhiên cần xác nhận trong 2-3 phiên và duy trì liên tục

6 Likes

Oánh TMB được ko Cụ

1 Likes

Đoạn vừa rồi điện nhiệt than tăng cường công suất gần như tối đa rồi nên khả năng kết quả kinh doanh sắp ra tốt, đoạn cuối năm nhóm thủy điện nhiều khả năng cải thiện hơn nhờ thủy văn á bác. Bác cứ tham khảo thử GEG, HDG xem sao nha. TMB khả năng kết quả Q2 thì vẫn tăng giá tốt nhưng cũng phản ánh 1 phần vào giá rồi

1 Likes

Tks AD

Thank bạn


Cổ phiếu điện dậy sóng

3 Likes

thơm

2 Likes

Ra bài đúng lúc quá, ra hôm trước hôm sau điện tăng liền luôn

3 Likes

Nhóm điện có kỳ vọng nên vẫn có dòng tiền nâng đỡ. GEG nay vẫn khỏe đó bác

1 Likes

GEG thế nào bác


Mảng thủy điện của GEG khá mạnh, nhìn chung thì mình đánh giá GEG vẫn còn khá rẻ và tiềm năng cho giai đoạn tới. GEG cũng có nhiều nguồn sản xuất khác nhau nên tránh đc rủi ro phụ thuộc khi hạn chế tối đa nhược điểm vào thời tiết dẫn đến thiếu tính ổn định.

7 Likes
3 Likes
4 Likes

REE target đến giá bao nhiêu vậy bác

3 Likes

REE mục tiêu 8x nha bác

1 Likes

Triển vọng REE năm 2024: Động lực đến từ nhóm năng lượng. Nhóm thủy điện cải thiện từ 2H2024, bứt phá trong năm 2025 và năng lượng tái tạo có thêm 3 dự án mới (158 MW).
Triển vọng năm 2025:

  • Mảng M&E và nước sạch khởi sắc nhờ mảng M&E được thúc đẩy bởi dự án sân bay Long Thành và thị trường bất động sản phục hồi
  • Mảng nước sạch đưa vào vận hành toàn bộ dự án nước sạch Sông Đà 2.
5 Likes

GEG đoạn này vào được ko ad

1 Likes

Cảm ơn thông tin từ ad nhiều lắm