Lãi suất giảm thường khởi đầu cho sóng tăng ? ĐỌC KỸ ĐỂ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH

, , , , , , , ,

Ngân hàng Nhà nước gần đây có động thái đảo chiều chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng và lịch sử cho thấy, lãi suất giảm thường khởi đầu cho sóng tăng trên thị trường chứng khoán.

“Kẻ thù” của chứng khoán giảm dần

Các nhà đầu tư đều biết, lãi suất tăng là kẻ thù của chứng khoán. Trong năm 2022, nhà đầu tư chứng khoán toàn cầu đón nhận biết bao “thương đau” khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất nhanh và mạnh, kéo theo hàng loạt ngân hàng trung ương các nước thắt chặt tiền tệ theo.

Tính chất của chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất có tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán bởi hai lý do chính:

Một là, lãi suất tiền gửi tăng khiến nhà đầu tư rút tiền từ các kênh đầu tư rủi ro và dịch chuyển sang các kênh đầu tư an toàn. Do đó, dòng tiền trên thị trường chứng khoán sẽ yếu đi.

Hai là, lãi suất cho vay tăng khiến chi phí doanh nghiệp tăng và biên lợi nhuận giảm. Vì thế, định giá của các doanh nghiệp trên sàn không còn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư, thể hiện rõ nhất là giá cổ phiếu giảm.

Việc Ngân hàng Nhà nước thay đổi chính sách lãi suất gần đây, với hai đợt giảm một số loại lãi suất điều hành trong tháng 3/2023, chính là động thái cho thấy sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng và là tín hiệu cho thấy thị trường chứng khoán đã tạo đáy lớn.

Lãi suất giảm chính là yếu tố vĩ mô tích cực đối với thị trường chứng khoán, bởi vì hai lý do:

Thứ nhất, lãi suất giảm giúp cải thiện dòng tiền trên thị trường chứng khoán, bởi kênh tiền gửi giảm sức hấp dẫn nên nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển vốn vào các kênh rủi ro hơn để tìm kiếm lợi nhuận.

Thứ hai, lãi suất giảm giúp doanh nghiệp giảm áp lực tài chính, chi phí bỏ ra của các doanh nghiệp sẽ dần được thu hẹp, tác động tích cực tới kết quả kinh doanh.

Nhìn lại quá khứ, từ năm 2012 đến nay, có 4 trên 5 lần lãi suất điều hành giảm là khởi đầu của một sóng tăng trên thị trường chứng khoán.

z-a-7608

Cụ thể, giai đoạn tháng 11/2012 - 5/2013: lãi suất chiết khấu giảm từ 8%/năm xuống 5%/năm; thị trường tạo đáy dài hạn vào tháng 11/2012 và tăng 70% từ tháng 11/2012 đến khi tạo đỉnh vào tháng 8/2014.

Tháng 3/2014, lãi suất chiết khấu giảm từ 5%/năm xuống 4,5%/năm; thị trường tăng 7% đến khi tạo đỉnh vào tháng 8/2014.

Tháng 7/2017, lãi suất chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 4,25%/năm; thị trường thăng hoa, tăng 57% cho đến khi tạo đỉnh vào tháng 4/2018.

Tháng 9/2019, lãi suất chiết khấu giảm từ 4,25%/năm xuống 4%/năm; thị trường gần như đi ngang cho đến hết năm.

Giai đoạn tháng 3, tháng 5 và tháng 10/2020, lãi suất chiết khấu giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; thị trường tạo đáy vào cuối tháng 3/2020 và hình thành một sóng tăng mạnh mẽ, đến tháng 4/2022 đạt mức tăng 130%. Nhiều cổ phiếu như HPG, SSI, TCB… có mức tăng giá tính bằng lần.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước thay đổi chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là một trong những tín hiệu xác nhận VN-Index đã tạo đáy dài hạn, khởi đầu chu kỳ mới.

Kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ cải thiện

Kinh tế Việt Nam đang ở cuối chu kỳ suy thoái, thể hiện qua các tiêu chí như dự trữ ngoại hối giảm mạnh (vài tháng gần đây dần tăng lên), hoạt động kinh tế sụt giảm, thị trường bất động sản gần như đóng băng, thất nghiệp ở khu vực thành thị tăng, tín dụng tăng chậm, lợi nhuận doanh nghiệp đi xuống…

Thị trường chứng khoán là một cơ chế định giá tập thể, đi theo kỳ vọng. Do đó, thị trường thường tạo đáy dài hạn trước nền kinh tế 1 - 2 quý. Vì vậy, nếu kinh tế tạo đáy vào quý I/2023, VN-Index tạo đáy dài hạn vào tháng 11/2022 là hợp lý.
z-b-7938

Nền kinh tế dự kiến bắt đầu cải thiện từ quý II/2023, chủ yếu nhờ yếu tố đầu tư công. So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển nhờ vào đầu tư công. Chính phủ đang đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm để hoàn thành ít nhất 95% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Dự án Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã được khởi công ngày 24/12/2022. Trong 2 tháng đầu năm 2023, có 14/25 dự án thành phần của dự án Cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 được khởi công. Bên cạnh đó, xu hướng đầu tư xây dựng hạ tầng năng lượng nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh sau khi Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt.

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, EU, Trung Quốc… được dự báo sẽ dần hồi phục và tăng trưởng trở lại trong 6 tháng cuối năm nay.

Fed đang tiến tới việc ngừng tăng lãi suất

Một câu nói mà hầu như nhà đầu tư nào cũng biết, đó là “Đừng chống lại Fed” (Don’t fight the Fed). Chính hành động tăng lãi suất nhanh nhất trong 4 thập kỷ qua của Fed đã đẩy thị trường chứng khoán thế giới vào “thị trường con gấu” tồi tệ trong năm 2022.

Do đó, động thái của Fed quyết định rất nhiều hướng đi của thị trường. Với các cuộc khủng hoảng ở Silicon Valley Bank, Signature Bank, Credit Suisse vừa qua, Fed có thể phải thay đổi chính sách tăng lãi suất.

Thực tế, trong cuộc họp tháng 3/2023, Fed đã bớt “diều hâu” (mạnh tay thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát) và không còn tuyên bố “tăng lãi suất liên tục” như trước.

Thị trường hiện kỳ vọng, Fed sẽ không có thêm đợt tăng lãi suất chính sách nào trong năm nay, thậm chí bắt đầu cắt giảm lãi suất trong những tháng cuối năm do khả năng xảy ra suy thoái kinh tế.

Tổng hợp các tín hiệu như Ngân hàng Nhà nước đảo chiều chính sách tiền tệ, chuyển sang nới lỏng, kinh tế có dấu hiệu chạm đáy suy thoái vào quý I/2023 và sẽ bắt đầu đi từ quý II/2023, cũng như Fed có thể sớm ngừng tăng lãi suất…, VN-Index có khả năng đã tạo đáy dài hạn và đang khởi đầu chu kỳ tăng giá mới. Tất nhiên, đà tăng giá khó có thể diễn ra ồ ạt, mà sẽ là những nhịp sóng tăng giảm đan xen. Nhìn chung, thị trường tạo đáy dài hạn mang lại cho nhà đầu tư sự tự tin và các cơ hội đầu tư trong thời gian tới.

1 Likes

năm 2023, kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng có sự phân hóa lớn. Đối với 3 ngân hàng có vốn nhà nước, Vietcombank là nhà băng đầu tiên công bố kế hoạch kinh doanh 2023 với dự kiến lợi nhuận sau thuế 2023 tăng 12%. Đây là kế hoạch kinh doanh khá an toàn khi VCB có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong năm 2022 và chất lượng tài sản tốt hơn so với mặt bằng chung. BIDV và VietinBank chưa công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2023.

Lĩnh vực bất động sản kém sôi động, giao dịch tiếp tục trầm lắng trong 2 tháng đầu năm, dẫn tới rủi ro tiềm ẩn nợ xấu của các chủ đầu tư, ngành liên quan. Nhu cầu đối với thị trường trái phiếu tiếp tục ở mức thấp. Nhiều nhà đầu tư do dự không muốn chuyển tài sản từ tiền gửi ngân hàng được hưởng lãi suất cao sang các loại tài sản khác như trái phiếu, quỹ và cổ phiếu. Với sự can thiệp của chính phủ, Nghị định 08 được kỳ vọng sẽ bắt đầu phục hồi tích cực khi lãi suất và môi trường vĩ mô nói chung ổn định hơn.
screenshot_1681623103

Nhiều người hoảng sợ khi VN index mất mốc hỗ trợ MA20. Tất nhiên thị trường sẽ có những cổ phiếu phải bán, thậm chí phải sàn hai cây nữa vẫn chưa đúng định giá để đầu tư. Những cổ phiếu trắng bên mua, chất sàn cả mớ với khối lượng lớn, chắc chắn phải sàn thêm ít nhất một cây nữa, đó là quy luật không thể cưỡng lại được. Cái gì lên nhanh chắc chắn xuống nhanh bởi vì nó là giá trị bị bơm thôi.

Tuần sau bắt đầu mùa bctc, cầm mấy con cơ bản tốt, bctc quý 1 ổn thì không phải nghĩ . Với vĩ mô hiện tại thì tôi đánh giá khả năng thị trường sập sâu là rất khó. Cứ đến mùa báo cáo quý là hàng triệu ánh mắt nhà đầu tư lại đổ dồn về những con số tài chính của các công ty . Nhưng khác với 2 quý cùng kỳ gần nhất, ở lần này chúng ta đều có thể đoán định được sẽ có rất nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục có bước lùi về kết quả kinh doanh. Tuy vậy , đãi cát tìm vàng , tìm được vàng trong đó mới thật sự đáng quý . Khả năng phục hồi của ngành ngân hàng nhờchất lượng tài sản và NIM sẽ duy trì ổn định . Dòng chứng khoán, phân đạm, bán lẻ rơi về hỗ trợ hoặc có dòng tiền bắt đáy… Còn bất động sản vẫn ở vùng đỉnh cần tích luỹ thêm nhiều phiên nữa mới có điểm mua

1 Likes

Theo thống kê của VIS Rating thì tỷ lệ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp đã tăng lên 10% tại thời điểm cuối tháng 3 năm 2023. Và có 45% lượng trái phiếu đến hạn trong năm có nguy cơ trở thành nợ xấu.

Đánh giá về nhóm các doanh nghiệp chậm hoặc mất khả năng thanh toán đối với nợ trái phiếu, VIS Rating thống kê 73% đơn vị này có nguồn tài chính kém, đa phần đều là các doanh nghiệp chưa niêm yết. Thêm vào đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao, nguồn lợi nhuận kém đã khiến các doanh nghiệp này không có đủ nguồn tiền mặt để trả nợ trái phiếu đến hạn. Thêm vào đó, nguyên nhân gây nên nợ xấu trái phiếu còn đến từ sự chênh lệch dòng tiền kinh doanh với thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán trái phiếu. Cùng với đó là việc thắt chặt chính sách tiền tệ gây suy yếu cho thị trường trái phiếu vào cuối năm 2022.

Dù vậy thì trái phiếu doanh nghiệp vẫn có thể coi là điểm nóng của nền kinh tế trong năm 2023. Bởi theo ước tính, có tới 252 nghìn tỷ trái phiếu doanh nghiệp tới hạn trong năm nay, trong đó có tới 113 nghìn tỷ, tương đương khoảng 45% giá trị, có thể mất khả năng thanh toán, phần lớn trong đó nằm ở các doanh nghiệp bất động sản có dòng tiền và nguồn lực tài chính yếu. Dự báo nhóm ngành bất động sản sẽ phải đối mặt với khó khăn gia tăng khi nhóm này chiếm lượng lớn trong số 113 nghìn tỷ trái phiếu có khả năng cao trở thành nợ xấu kể trên. Việc vay thêm tiền từ ngân hàng đối với nhóm này cũng gặp nhiều khó khăn.

Mở đầu tuần mới, thị trường diễn biến giằng co quanh mốc tham chiếu gần như toàn bộ thời gian giao dịch. Bức tranh kết quả kinh doanh quý 1 dần hé lộ khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng. Dòng tiền “thờ ơ” đứng ngoài quan sát, VN-Index dao động trong biên độ hẹp và đóng cửa tăng nhẹ.

Dựa trên kết quả tăng trưởng trong quý 1/2023, các tổ chức quốc tế đã đưa ra dự báo mới cho tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023. Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), IMF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 đạt 5,8%, đứng thứ hai khu vực cùng với Campuchia, và chỉ xếp sau Philippines (6%). Theo đó, IMF dự báo quy mô GDP Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 449,09 tỷ USD.