Lạm phát tăng, lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng, có nên rời bỏ thị trường chứng khoán để gửi ngân hàng?

, , , , , ,

Thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 3 đến nay đã giảm gần 20%, trong khi đó rất nhiều cổ phiếu giảm 40-70% tính từ đỉnh và hồi phục chỉ 15-20% rồi lại giảm tiếp. Nhịp giảm quá nhanh mạnh mà chỉ có một nhịp hồi ngắn làm cho nhiều người chưa kịp cơ cấu danh mục hoặc không còn tiền để trung bình giá nên phải chứng kiến cảnh đau thương nhìn tài sản ngày một bốc hơi. Nhiều AC hiện tại có xu hướng muốn rời bỏ thị trường để tìm kênh đầu tư an toàn như gửi ngân hàng, gửi tiết kiệm với lãi suất thấp nhưng an toàn.

Vậy câu hỏi đặt ra là liệu giờ có nên rút vốn từ chứng khoán qua gửi ngân hàng không?
Từ đầu năm đến nay, tăng lãi suất tiết kiệm trở thành xu hướng chủ đạo của ngành ngân hàng. Thay vì chỉ tăng lãi suất các kỳ gửi dài hạn như những đợt trước, hiện nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất ở tất cả kỳ hạn.

SCB là ngân hàng dẫn đầu với mức lãi suất cao nhất 7,6%/năm. Mức lãi suất niêm yết này đối với kỳ hạn 13 tháng và chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên.
TCB và ACB với lãi suất khá cao là 7,1%/năm. TCB áp dụng đối với mức gửi tối thiểu 999 tỷ đồng tại kỳ hạn 12 tháng. Còn ACB áp dụng lãi suất 7,1%/năm cho tiền gửi từ 100 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng.
Các ngân hàng khác cũng có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không áp dụng vào mọi mặt bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Vậy liệu mức lãi suất này có còn tăng nữa không, với tình hình lạm phát như hiện tại thì tháng 6 chắc chắn là tăng lãi suất, tháng 7 còn tăng 1 lần nữa nhưng sẽ phải chờ xem từ nay đế cuối năm liệu FED có tăng lãi suất nhanh và tăng nhiều hơn không?

Nếu có ý định rời bỏ thị trường và đứng ngoài không tham gia đầu tư nữa thì theo em thời điểm thích hợp nhất là sau đợt sốt đất và Chính Phủ bắt đầu siết tín dụng BĐS chứ không phải tại thời điểm này

Lạm phát thì ai cũng biết rồi, người người nhà nhà đều nhắc đến lạm phát. 10 nđt thì 9 người sợ lạm phát khi một thứ mà ai cũng biết thì đã trở nên quá quen thuộc và dần dần sẽ bão hoà thì nó sẽ không còn quá nguy hiểm nữa. Chúng ta đã học cách sống chung với dịch bệnh trong suốt 2 năm qua thì 2 năm tiếp theo chúng ta sẽ học cách sống chung với lạm phát.

Để đạt được mức tăng trưởng GDP cao và giảm tỷ lệ thất nghiệp thì phải đánh đổi bằng việc tăng lãi suất gây ra lạm phát. Tuy nhiên suy thoái còn nguy hiểm gấp trăm lần lạm phát, bởi nó sẽ gây ra làm sóng phá sản, thất nghiệp…an sinh xã hội. Vì vậy lạm phát tăng 10 thì lãi suất chỉ tăng 1 mà thôi. Nếu lạm phát cao như giai đoạn 2000-2009 toàn 2 con số nhưng GDP tốt thì nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng và chứng khoán chưa thể suy thoái được .

Hiện tại thị trường đang trong một đợt giảm giá, thậm chí khi thị trường đang trong một con sóng giảm nhưng nếu biết tận dụng các nhịp giảm sâu để mua ăn sóng hồi thì mức lợi nhuận từ 10-20% là không quá khó, chỉ cần chọn được đúng ngành hưởng lợi ra vào đúng nhịp thì A/C sẽ thấy lãi suất ngân hàng không còn hấp dẫn nữa

Vậy điều chúng ta cần làm là xác định được mua cái gì và mua khi nào? Ad sẽ có bài viết về hai chủ đề này trong thời gian tới

Thế thì vừa gửi ngân hàng vừa mua cp ngân hàng.