Lạm phát Việt Nam có dấu hiệu tăng mạnh trong tháng 4.
Như chúng ta đều đã biết, Lạm phát là kẻ thù của việc “Hạ lãi suất”. Khi Lạm phát tăng trở lại sẽ là cơn gió ngược cản trở việc duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế của chính phủ VN, ảnh hưởng gián tiếp đến dòng tiền vào thị trường chứng khoán.
=> Vậy mức lạm phát hiện tại đã tăng như thế nào so với năm trước? Xu hướng các tháng tiếp theo lạm phát còn tăng mạnh nữa hay không?..
Mời nhà đầu tư tham khảo bài phân tích chuyên sâu dưới đây của hệ thống SimpleInvest để có góc nhìn chính xác nhất, từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé!
I. YẾU TỐ LẠM PHÁT
1. Lạm phát là gì? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất
- Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo từng năm.
Ví dụ: Trong nền kinh tế bình thường, bạn mua một bát phở với giá 30.000 vnđ, khi xảy ra tình trạng làm phát thì để mua được một bát phở bạn cần phải bỏ ra 35.000 vnđ. Tức là bạn cần phải tốn nhiều tiền hơn để mua được cùng 1 món đồ.
- Để đo lường mức độ tăng giá của hàng hóa, dịch vụ thì Chính phủ dùng chỉ số CPI. CPI là 1 rổ hàng hóa bao gồm các sản phẩm như: Nhà ở, hàng ăn, giáo dục, giao thông….
*Mối quan hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán
-
Lạm phát là 1 biến số vĩ mô vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền vào thị trường chứng khoán.
-
Theo dữ liệu thống kê từ năm 2000 đến nay, Lạm phát và thị trường chứng khoán có mối quan hệ ngược pha. Tức là khi lạm phát tăng thì thị trường chứng khoán giảm và ngược lại.
-
Có 2 giai đoạn CPI tăng mạnh nhất là 2008 và 2011. Ở 2 thời kì này, chứng khoán Việt Nam đều giảm rất mạnh từ 1200 về 250 điểm và 600 điểm về 350 điểm, tác động rất mạnh đến các cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
=> Chính vì vậy, phải nghiên cứu kĩ lưỡng biến số lạm phát khi có dấu hiệu tăng mạnh.
2. Các yếu tố chính cấu thành CPI (chỉ số đo lường Lạm phát)
- Các yếu tố chính cấu thành CPI bao gồm: Nhà ở, hàng ăn, giáo dục, giao thông…. Theo tỷ trọng (tỷ lệ %) khác nhau. Trong đó, cấu thành từ Hàng dịch vụ ăn uống chiếm 33% trọng số và Giao thông chiếm 9.67% tỷ trọng trong số các yếu tố cấu thành lên CPI.
3. Số liệu CPI tháng 4/2024:
-
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/4, giá Xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng mạnh.
-
Như vậy, so với tháng 12/2023 CPI tháng 4 tăng 1.19% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4.4%. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3.93% so với cùng kỳ năm trước.
-
Trong mức tăng của CPI tháng 4/2024 so với tháng trước thì có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
-
Trong số 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thì nhóm giao thông tăng cao nhất với 1.95% (làm CPI chung tăng 0.19 điểm phần trăm). Nhóm này có mức tăng cao chủ yếu do giá xăng trong nước tăng 4.78%; giá dầu diezen tăng 2.01% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.
-
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao thứ 2, tăng 0.92% do thời tiết giao mùa, các loại vi rút gây bệnh sinh sôi, số ca viêm phổi, thủy đậu, tay chân miệng tăng nhanh nên người dân có nhu cầu mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, giá nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tăng 0.19%; nhóm thuốc chống dị ứng và các trường hợp quá mẫn cảm tăng 0.13%; nhóm thuốc tim mạch và một số mặt hàng khác tăng 0.07%.
-
-
Trong tháng 4, yếu tố đáng quan tâm trong 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là nhóm giáo dục, giảm tới 2.93% so với tháng trước, góp phần giúp CPI chung giảm 0.18 điểm phần trăm, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 3.32%.
- Nguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ, trong đó yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm mon, giáo dục phổ thông công lập. Theo đó, 1 số trường học đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
KẾT LUẬN: Có 8/11 chỉ tiêu đo lường CPI tăng so với các tháng trước, đây là tín hiệu đang báo động xấu cần quan sát trong các tháng tiếp theo.
II. ĐÁNH GIÁ CỦA SIMPLEINVEST
-
Giá xăng dầu tăng mạnh là mối đe dọa cho lạm phát Việt Nam. Hiện tại giá dầu brent vẫn neo cao trên 85, nếu rủi ro về mặt chính trị và chiến tranh kéo dài sẽ là rủi ro tiềm tàng khiến giá dầu vượt 100, đây là điều cực kì nguy hiểm cho nền kinh tế Việt Nam khi lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao.
-
Với việc CPI tháng 4 tăng mạnh ở mức 4.4%, tiến sát đến mức kiểm soát của chính phủ là 4.5%, cho thấy tình trạng đáng báo động của lạm phát. Nếu trong tháng tới lạm phát vượt 4.5% thì chính phủ sẽ bắt đầu can thiệp bằng cách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
-Việc tỷ giá tăng cao chưa có dấu hiệu suy yếu và lạm phát bắt đầu có dấu hiệu tăng mạnh sẽ tác động trực tiếp đến dòng tiền vào thị trường chứng khoán, tác động xấu trong ngắn hạn.
=> Vì vậy, trong ngắn hạn thì nhà đầu tư nên giữ 50% tiền mặt và 50% cổ phiếu để có thể tối ưu việc đầu tư vì khả năng VNINDEX điều chỉnh 1 nhịp nữa để chiết khấu các tin tức xấu và tạo mặt bằng giá rẻ mới trước khi vào sóng lớn cuối năm.
Nhà đầu tư chưa xử lý danh mục về tỷ trọng an toàn hoặc chưa có chiến lược đầu tư phù hợp hãy LIÊN HỆ NGAY với SimpleInvest để được hỗ trợ tối ưu nhất nhé!
NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!
Hotline hỗ trợ nhanh: Trong trang cá nhân
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường