Giờ bán đi cũng chưa sợ mất hàng vì cp bds nó chưa vào pha chạy. Nhưng như tôi gom liên tục từ giá 7 đến giờ nếu bán đi cũng được mớ nhưng cứ tiếc công gom nên kệ
Giá này không múc đợi trên 10 mới múc sao !
LN quý 2 chắc chưa có j bác nhỉ
Em đoán chắc lãi lèo tèo vài chục tỷ
Tui cũng cứ để đấy. Lướt lát ra vào lãi chút ko bõ dính răng, mất tgian
mấy bác cứ mong nó chạy ngay em thì cứ mong nó từ từ thôi dù gì cũng mới có giá ngon để gom từ tháng 6. Tầm tháng 10 tôi nghĩ nó sẽ bắt đầu chạy mạnh nên giờ cứ có tiền là gom thôi. Em còn đang chờ bán xong mảnh đất nữa để vào cho được nhiều
Giá này còn lo cái gì mà phải chốt vội.
Cuối năm thành 2 mảnh đất.
nếu gom được thêm giá dưới mệnh thì x2 em nghĩ là quá đơn giản
Buôn cổ đất kiểu này lãi gấp mấy lần buôn đất
buôn cái gì muốn lãi nhiều chỉ khi nó ở vùng trũng. Đất tăng nhiều rồi nhưng giảm ko bao nhiêu nhưng cp bds thì lại giảm quá sâu. 70% thì còn mong gì mua được giá tốt hơn nữa.
Thế mới thấy ăn xổi bán lúa non thì chỉ nhặt bạc lẻ thôi
Đúng vậy đấy. Những người thấy hơi tăng đã run vì họ chưa trải qua hết cung bậc cảm xúc nên mới dễ sợ và họ cũng không định giá được tài sản mình cầm.
Cổ đông phong trào ko chấp
Tôi all in LDG rồi ôm lâu dài, giai đoạn này ko lướt lát gì hết
Tôi cũng chỉ cầm mỗi LDG và DIG thôi ( 70% dig và 30% LDG)
Media đăng bài CTY chứng vịt phân tích là nếu tín dụng giữ nguyên 14% thì 6 tháng cuối năm còn có 500 ngàn tỷ đồng được bơm ra , bằng 50 % so với 6 tháng đầu năm. Kiểu này vni ko lên dc.
Mà giờ đòi ngân hàng nn nới room tín dụng thì khó. Ngay từ đầu năm ngân hàng đã lập chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để kiểm soát lạm phát dưới 4% và ổn định vĩ mô đảm bảo tăng trưởng trên 6.5%. Bây giờ khả năg rất cao là tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ trên 7% do quý 3 năm ngoái tăng trưởng âm mạnh nên họ chỉ còn phải lo kiềm chế lạm phát dưới 4% nữa là đủ đạt yêu cầu của quốc hội . Vì vậy nhnn sẽ chọn giải pháp an toàn.Bảo họ nâng cao tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời cũng vượt kiềm chế lạm phát là đi ngc chủ trương quốc hội giữa lúc nc sôi lửa bóng bắt bớ nhiều lãnh đạo thế này thì họ không dám làm. Tuy nhiên ngay cả các nc châu âu mỹ tăng trưởng kte khiêm tốn trc dịch toàn 1-2 % mà năm đầu sau dịch vẫn tăng trưởng 7-8 % do so vs nền thấp lúc covid nhưng năm thứ 2 thì tắc tịt. Ta mà năm nay cũng chỉ quanh 7-8% thôi thì năm sau ko biết thế nào do doanh nhiệp hấp hối hết rồi. Giờ chỉ có thủ tướng trình bộ ctri rồi thông qua quốc hội ở kì họp tháng 10 may mới đảo dc tình thế. Phải nới room bơm tiền thì doanh nghiệp mới sống và ck mới lên dc chứ ai cũng trông chờ gói kích thích kte 350k tỷ mà mãi mới giải ngân chưa dc 10% thì ck, kte sao sống dc.
Nếu cầm dig rồi thì cũng chẳng phải cầm HDC đâu.
Nếu bạn muốn trao đổi về vĩ mô thì như sau:
Ngân hàng hiện nay đang bán ngoại tệ + tạm thời rút về lượng tiền lưu thông để giữ tỷ giá tránh việc nhập khẩu lạm phát, tuy nhiên đây chỉ là tình thế tạm thời mà không phải cái gốc để giải quyết vấn đề. Hiện nay VNĐ bị mất giá chả qua nó không có cái gì có đủ giá trị hấp thụ lượng tiền dư thừa (ngân hàng hết room tín dụng không cho vay bds). Hiện nay có rất nhiều đồng tiền mất giá so với USD chỉ duy nhất đồng rúp là tăng giá vì nó được gắn với hàng hóa có giá trị là dầu mỏ vậy nên để VNĐ không mất giá thì hãy gắn nó với tài sản có giá trị là bds vì bds nó đủ năng lực để hấp thụ lượng tiền dư thừa.
Hiện nay để tránh được lạm phát và ổn định được tỷ giá thì ngân hàng nhà nước nên mở room cho bds, không những mở room mà còn tăng cường kích thích cho bds tăng trưởng, như vậy nó vừa hấp thụ được dòng tiền, vừa giảm áp lực tỷ giá, vừa làm động lực kéo theo cách ngành liên quan phát triển → kinh tế phục hồi. Việc của ngân hàng là kiểm soát đừng hạ chuẩn cho vay để an toàn hệ thống là được.
Vậy nên an nguy của nền kinh tế hiện nay tất cả dựa vào bds đấy.
Trước sau gì chính phủ cũng nhìn ra.
- Chơi game theo a Hưng thôi; anh ấy bảo x2 là tối thiểu thì tự tin thôi
- Chứ VNI có cái vẹo gì đâu để phân tích