Lên tiếp bài thêm một bài nữa về các dự án bt cho anh em đang rất quan tâm

Dự án BT “sớm nở chóng tàn” – Nguyên nhân do đâu?

  • Như anh em cũng đã biết thì hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) này đã nở rộ trong giai đoạn trước đây và mục tiêu là hướng đến sự hợp tác win – win giữa nhà nước và doanh nghiệp. Tuy nhiên hình thức này sớm nở chóng tàn khi có những vướng mắc xảy ra tại nhiều dự án. Điều này dẫn đến hàng loạt các dự án dang dở bị tạm dừng triển khai hoặc thậm chí là thu hồi trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay, anh em có thể tham khảo thêm ở đây nhé:
  • Nguyên nhân thu hồi thì chủ yếu đến từ việc vướng mắc pháp lý kéo dài nhất là trong việc xác định các tài sản để chuyển giao cho nhà đầu tư, cùng với đó tình hình chậm trễ này cũng khiến cho các dự án bị đội vốn lên theo thời gian khiến việc xác định các tài sản chuyển giao càng gặp nhiều khó khăn

Với dự án BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng của PDR

  • Đối với dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng của PDR, mặc dù đã lên một bài hôm qua rồi nhưng nhiều anh em có vẻ vẫn chưa hiểu rõ.

Đầu tiên tôi nhấn mạnh rằng dự án này cho đến thời điểm thu hồi thì vẫn đang trong tình trạng dở dang về mặt pháp lý do cơ quan chức năng chưa thể thống nhất về quỹ đất để chuyển giao cho PDR.

Đồng thời thông tin PDR đã được ứng trước khu đất 257 Trần Hưng Đạo là không chính xác vì đây chỉ là phần đất được xác định ban đầu trong hợp đồng BT và sau đó vì bị đội vốn nên cơ quan chức năng đã xem xét bổ sung thêm các quỹ đất khác tại Phan Văn Đạt, 181 Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) và số 72/2B Võ Văn Ngân (Thủ Đức) cho dự án này.

  • Do đó PDR chưa hề chính thức nhận được bất kỳ quỹ đất nào từ nhà nước chứ không có chuyện “dễ ăn” doanh nghiệp lấy được đất trước đâu, ông nhà nước nào dám giao trước chắc dễ gia nhập câulạc bộ Juv.
  • Việc xác định được quỹ đất giao cho Nhà đầu tư chính là nguyên nhân chính cho sự bế tắc của dự án này. Trong Đại hội gần đây, chủ tịch PDR đã nhấn mạnh rất rõ là PDR rất muốn làm dự án này. Nếu làm cái nhà thi đấu mà đổi được quỹ đất sạch ở TPHCM thì quá ngon cho bất cứ doanh nghiệp nào nhận được, nhưng anh em trong ngành đều biết pháp lý các dự án ở TP.HCM thì nó rối như tơ vò.

Để thực hiện hợp đồng BT thì PDR đã ứng trước khoảng 77 tỷ cho dự án (theo BCTC Q1/2024). Nếu chấm dứt hợp đồng BT thì phần này sẽ được nhà nước hoàn trả + bồi thường các chi phí phát sinh sau khi hoàn tất các thủ tục thu hồi dự án.
image

  • Về quan điểm của cá nhân thì Jessi vẫn cho rằng BT là một hình thức khá hay ho và có lợi cho cả nhà nước lẫn doanh nghiệp tuy nhiên hành lang pháp lý dẫn đến hình thức này sớm nở chóng tàn là vậy. Còn đối với riêng Phát Đạt thì mình lại thấy yên tâm hơn khi công ty không còn theo đuổi dự án này trong bối cảnh hiện nay, tập trung vào các dự án trọng điểm.