LHG ông vua tiền mặt so với với vốn hóa

kỳ vọng nay nổ vol phá cái nêm giảm để hướng đến mục tiêu 37.9K

Nhìn vào định giá EPS 2.75K, PE 10.94 P/B dưới 1
Để thấy so sánh với SIP P/B ~3, KBC P/B ~1.24, SZC P/B ~2.61 hay C P/B ~2.35
Đủ thấy LHG đang rẻ ra sao chưa cần so sánh cổ tức/ thị giá nữa nhé :smiley:

FDI vào VN vẫn rất tích cực :smiley:

Đồng Nai thu hút gần 500 triệu USD vốn FDI sau 10 ngày đầu tiên của năm 2024 (vietnambiz.vn)

Khi thị trường tăng nóng cần chỉnh để thay máu NDT, sẽ là lúc những cổ phiếu ngon bổ rẻ như LHG tỏa nắng!

nay tiền vào BDS KCN tốt quá. IDC SIP nổ vol khá. LHG cần nổ vol vượt cái cản 31.3 nữa là đếm xèng nhé các cụ :mechanical_arm:

Phiên nay dòng tiền vào BDS KCN mạnh quá. IDC VGC LHG SIP…đều xanh khá. Hi vọng mai LHG nổ vol tiếp + vượt 31.3 để phá hộp tích lũy suốt 2 tháng qua :smiling_face_with_three_hearts:

Giá thuê đất công nghiệp miền Bắc tăng 5-9%/năm trong 3 năm tới - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)
Theo bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao, Chi nhánh CBRE Việt Nam tại Hà Nội, trong 3 năm tiếp theo, giá thuê đất công nghiệp dự kiến tăng 5-9%/năm ở miền Bắc và 3-7% năm ở miền Nam. Chính nhu cầu tích cực của các nhóm ngành công nghiệp và quốc tịch khác nhau sẽ thúc đẩy tăng trưởng giá thuê ở nhiều địa phương. Tương tự, giá thuê của nhà kho/nhà xưởng xây sẵn cũng tăng nhẹ từ 1-4%/năm.

18:50 09/01/2024

Giá thuê đất công nghiệp miền Bắc tăng 5-9%/năm trong 3 năm tới

Thanh Xuân

3 năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến tăng 5-9%/năm ở miền Bắc và 3-7% năm ở miền Nam, nhờ nhu cầu tích cực từ các nhóm ngành công nghiệp khác nhau…

Các chuyên gia thảo luận tại sự kiện.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng giữa bối cảnh ấy, bất động sản công nghiệp tiếp tục đạt những kết quả tích cực.

TỈ LỆ LẤP ĐẦY KHẢ QUAN

Tại buổi công bố tiêu điểm thị trường bất động sản Hà Nội và TP. HCM quý 4/2023, CBRE thông tin tỉ lệ lấp đầy đất công nghiệp trên thị trường cấp 1 hiện được giữ ở ngưỡng khả quan. Nhà sản xuất từ các ngành công nghiệp và quốc gia khác nhau vẫn mở rộng mạnh mẽ tại cả hai khu vực Nam, Bắc. Điều này thể hiện sự phát triển bền vững của nhiều lĩnh vực, cùng xu hướng tích cực trên thị trường công nghiệp Việt Nam. Cụ thể, khu vực phía Bắc có tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 81%, phía Nam 92%.

Đáng chú ý, diện tích hấp thụ ở thị trường miền Bắc đã đạt mức cao nhất trong 5 năm qua, vượt 800ha, tăng 37% so cùng kỳ năm trước. Còn thị trường miền Nam, do quỹ đất công nghiệp hạn chế nên diện tích hấp thụ thấp hơn 32% so cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 500ha.

Ngoài ra, thị trường nhà kho/nhà xưởng xây sẵn cũng có một năm nhộn nhịp. Khu vực phía Bắc ghi nhận nguồn cung mới đi vào hoạt động cao nhất từ trước tới nay với tổng cộng 770.000m2 kho xưởng/xây sẵn mới. Ở miền Nam, lượng nguồn cung mới tương đương khu vực phía Bắc.

Đặc biệt, các thị trường cấp 1 miền Bắc còn cho thấy giá thuê nhà kho xây sẵn được duy trì ổn định hơn so năm ngoái với mức 4,6 USD/m2/tháng; giá thuê nhà xưởng xây sẵn trung bình 4,8 USD/m2/tháng, tăng 3,9% theo năm. Sở dĩ có sự tăng trưởng giá thuê nhà xưởng xây sẵn chính nhờ nhu cầu mạnh mẽ và các dự án mới có vị trí tốt. Tại thị trường miền Nam, giá thuê nhà kho xây sẵn hiện ở mức 4,6 USD/m2/tháng, tăng 4,7 theo năm; giá thuê nhà xưởng xây sẵn khu vực này ở mức 4,9 USD/m2/tháng, tăng 2,3 theo năm. Mức giá thuê trung bình tăng do các dự án tiêu chuẩn cao mới ở TP.HCM và Long An được hoàn thiện và đi vào hoạt động trong năm.

Bên cạnh đó, hai thị trường Nam-Bắc cùng ghi nhận diện tích hấp thụ khả quan. Mặc dù nguồn cung tăng song tỷ lệ lấp đầy của nhà xưởng xây sẵn ổn định mức 86% ở miền Bắc và tăng nhẹ lên 85% ở miền Nam. Đáng chú ý, diện tích hấp thụ tại khu vực miền Nam nửa cuối năm 2023 cao gấp 3,8 lần so với nửa đầu năm, nhờ những điều chỉnh tích cực về chính sách của chủ đầu tư.

Ông Phạm Vũ Thăng Long, Trưởng Bộ phận kinh tế vĩ mô thuộc HSC, cho biết theo khảo sát từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, số lượng doanh nghiệp quay lại thị trường và doanh nghiệp mới được thành lập vào tháng 12 đã tăng lên cùng với sự khôi phục của nền kinh tế. Đây là tín hiệu tích cực hỗ trợ cho bất động sản công nghiệp. Đặc biệt, lượng FDI ước tính tăng lên 3,5% về vốn thực hiện cũng đem lại lợi thế, thúc đẩy đà tăng trưởng của Việt Nam.

CHUẨN BỊ VỀ HẠ TẦNG, NGUỒN LỰC ĐỂ TẬN DỤNG TỐI ĐA CƠ HỘI

Theo bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao, Chi nhánh CBRE Việt Nam tại Hà Nội, trong 3 năm tiếp theo, giá thuê đất công nghiệp dự kiến tăng 5-9%/năm ở miền Bắc và 3-7% năm ở miền Nam. Chính nhu cầu tích cực của các nhóm ngành công nghiệp và quốc tịch khác nhau sẽ thúc đẩy tăng trưởng giá thuê ở nhiều địa phương. Tương tự, giá thuê của nhà kho/nhà xưởng xây sẵn cũng tăng nhẹ từ 1-4%/năm.

“Năm 2023, lĩnh vực công nghiệp bán dẫn và công nghiệp xe điện bắt đầu đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, với định hướng của các tỉnh, thành và sự quan tâm của doanh nghiệp ngày càng lớn vào những ngành công nghiệp công nghệ cao và bền vững, dự đoán ngành công nghiệp này chắc chắn tiếp tục đẩy mạnh nhu cầu ở tương lai”, chuyên gia nhận định.

Về xu hướng thị trường trong thời gian tới, vị Giám đốc cho rằng, năm 2023 dù nền kinh tế và thị trường bất động sản gặp nhiều thách thức, nhưng bất động sản công nghiệp có thể coi là một điểm sáng. Việc Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác cùng các nền kinh tế lớn sẽ mở ra cơ hội cho bất động sản. Vì vậy, Việt Nam cần chuẩn bị về hạ tầng, nguồn lực con người và sản phẩm công nghiệp chất lượng để tận dụng tối đa cơ hội.

Đồng quan điểm, ông Paul Tonkes, Phó Giám đốc mảng Bất động sản công nghiệp, Core5 Việt Nam đánh giá, năm vừa qua là một năm thành công đối với Việt Nam về quan hệ đối ngoại. Nhiều lãnh đạo cao cấp của một số quốc gia đã đến Việt Nam. Đây là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt theo chuyên gia, còn rất nhiều cơ hội nhằm phát triển bất động sản công nghiệp, nhất là nhà kho, nhà xưởng xây sẵn. Thị trường này đang thể hiện tỉ lệ lấp đầy tốt, tăng trưởng nhanh và chúng ta mới chỉ tới những thị trường cấp đô thị loại I nên vẫn hứa hẹn nhiều dư địa. Đối với Việt Nam, hai năm tới, tỉ lệ lấp đầy tiếp tục tích cực ở cả miền Bắc và miền Nam, bởi nhà đầu tư hiện nay đều đang xem Việt Nam là điểm đến.

Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý, nhu cầu thuê sẽ dần ổn định trong khi nguồn cung tiếp tục mở rộng khiến thị trường trở nên cạnh tranh hơn. Trước bối cảnh đó, nhà đầu tư cần áp dụng đa dạng chiến lược để thúc đẩy hoạt động cho thuê như: cập nhật mục đích sử dụng tài sản, đa dạng hóa công năng; hoặc áp dụng chiến lược giá thuê ưu đãi giúp tăng tính linh hoạt, nắm bắt nhu cầu.

Kỳ vọng ‘đón sóng’ dòng vốn FDI

Thứ Ba, 09/01/2024 21:39 |

Kinh tế

Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn, an toàn và đang đón “làn sóng” đầu tư, đặc biệt lĩnh vực công nghệ, điện tử, sản xuất linh kiện bán dẫn. Dự báo nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2024 sẽ duy trì tăng, tương đương hoặc cao hơn năm 2023.

Công nhân nhà máy Jia Hsin sản xuất lô hàng dép xốp xuất khẩu. Ảnh: Minh Hưng/TTXVN.

Hàng loạt dự án quy mô lớn

Theo bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê đầu tư - xây dựng (Tổng cục Thống kê - TCTK): Năm 2023, Việt Nam đã thu hút được 36,6 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư FDI, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước.

Số vốn giải ngân FDI năm 2023 cũng rất ấn tượng, đạt khoảng 23,1 tỷ USD, cao hơn nhiều năm gần đây. Các nhà đầu tư FDI đã rót vốn vào Việt Nam với hàng loạt dự án quy mô từ vài trăm triệu đến hàng tỷ USD.

Trong tổng vốn FDI đăng ký năm 2023, vốn đăng ký cấp mới và vốn góp mua cổ phần (chiếm 78,47% tổng vốn) tăng rất cao, tương ứng tăng 62,2% và 65,7%, so với cùng kỳ 2022, đóng góp vào mức tăng chung ấn tượng của tổng vốn FDI đăng ký năm 2023, tăng 32,1% so với cùng kỳ.

Một số dự án FDI có vốn đăng ký rất cao như: Dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình đến từ Nhật Bản, có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,99 tỷ USD với mục tiêu sản xuất điện khí từ khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG); Dự án tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam (Hồng Kong), tổng vốn đăng ký đạt 1,5 tỷ USD tại Quảng Ninh; Dự án nhà máy Lite-on Quảng Ninh, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 690 triệu USD với mục tiêu sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính tại Quảng Ninh…

Ngoài ra có dự án Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking mua cổ phần Ngân hàng VPBank trị giá 1,5 tỷ USD; dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng tăng vốn đầu tư 1 tỷ USD…

“Tổng vốn đăng ký FDI năm 2023 có mức tăng cao nhất và ấn tượng tính từ khi COVID-19 xuất hiện và bùng phát năm 2020, được kiểm soát hoàn toàn vào năm 2022. Kết quả này có được là do môi trường đầu tư luôn được cải thiện, hấp dẫn với nhiều ưu thế vượt trội. Các hoạt động ngoại giao Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Sankoh Việt Nam (100% vốn đầu tư của Nhật Bản) ở Khu công nghiệp Sông Đà, tỉnh Hòa Bình. kinh tế của Đảng, Chính phủ được tăng cường, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản và Hoa Kỳ được kỳ vọng đưa đến làn sóng đầu tư mới, chất lượng vào Việt Nam”, bà Phí Thị Hương Nga nhận xét. Ngoài ra, đầu tư công đã thực hiện tốt vài trò là nguồn vốn mồi, giúp thu hút FDI cao trong cả năm 2023.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương, thu hút đầu tư nước ngoài là một điểm sáng của bức tranh kinh tế 2023, trong bối cảnh dòng đầu tư toàn cầu trong xu hướng chậm lại. Việt Nam vẫn là một trong những lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt gần đây, trở thành tâm điểm chú ý của ngành bán dẫn, các ngành công nghiệp công nghệ cao…

Năm 2023 cũng ghi nhận những nỗ lực rất lớn trong giải ngân vốn đầu tư công. Đây là năm có nguồn lực đầu tư khổng lồ, nhưng ước tính hết tháng 12/2023 đã giải ngân được gần 580.000 tỷ đồng, đạt 81,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với năm 2022 cả về số tuyệt đối tương đối, và cũng là mức cao nhất trong vòng 4 năm qua.

“Tháng 12/2023 là tháng có tốc độ giải ngân vốn đầu tư công nhảy vọt. Nếu duy trì được tốc độ này trong việc thanh quyết toán phần đã thực hiện còn lại trong tháng 1/2024, thì mục tiêu giải ngân 95% đã đề ra là có thể đạt được. Nhờ giải ngân lớn, nên năm 2023, chúng ta đã khởi công và hoàn thành nhiều công trình, dự án hạ tầng quan trọng của đất nước, trong đó có việc đưa gần 700 km đường bộ cao tốc vào sử dụng, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá.

Cải thiện điều kiện để hút vốn đầu tư

Mới đây, Fitch Ratings - một tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế, đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng ổn định, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam đang có lợi thế trong thu hút FDI nhờ viễn cảnh kinh tế tích cực.

Về triển vọng thu hút đầu tư FDI năm 2024, đại diện TCTK nhận định: Dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Nhất là trong bối cảnh, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), trở thành quốc gia đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn toàn cầu, như Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga,…

Cùng với đó, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với chính sách kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường đầu tư của Việt Nam thông thoáng, an toàn; Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh; nhiều chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp được thực thi hiệu quả.

Advertisement: 0:07

Close Player

Theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, việc cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh là giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam ứng phó với tác động tiêu cực và tận dụng cơ hội của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu trong ngắn và dài hạn.

Theo đó, muốn thu hút đầu tư, Việt Nam phải có môi trường kinh doanh cạnh tranh vượt trội so với các quốc gia khác. Vì vậy, cần thực thi quyết liệt, hiệu quả hơn các chương trình cải thiện môi trường kinh doanh; đơn giản hoá thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, giúp giảm chi phí gánh nặng về thủ tục hành chính, tuân thủ pháp luật minh bạch và ít rủi ro hơn; qua đó, tăng tính hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.

“Trước hết, cần rà soát toàn bộ hệ thống thuế, đồng thời tính đến chính sách thuế dài hạn hơn trong mục tiêu chung là chống xói mòn cơ sở thuế và chống chuyển lợi nhuận. Với trường hợp cần thiết, có thể cân nhắc ưu đãi dựa trên chi phí mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang khuyến nghị”, ông Phan Đức Hiếu cho biết.

Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp để doanh nghiệp trong nước có thể tham gia chuỗi giá trị xuất khẩu của các tập đoàn FDI ở phân khúc có công nghệ, giá trị cao hơn hiện nay.

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Vafie), cơ hội thu hút đầu tư FDI trong năm 2024 đang mở ra như năm 2008, thời điểm Việt Nam vừa tham gia WTO. Các yếu tố như cuộc chiến kiểm soát công nghệ lõi, công nghệ chip, công nghệ của tương lai đang mở ra cơ hội cho Việt Nam trong thu hút FDI công nghệ cao. Dù việc áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024 làm mất lợi thế ưu đãi thuế của Việt Nam trong thu hút đầu tư FDI, nhưng cũng mang lại những lợi ích cho Việt Nam, giúp giải quyết được câu chuyện chuyển giá trong hoạt động đầu tư FDI.

Để ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần thay đổi môi trường đầu tư để giữ chân các “ông lớn” FDI; đồng thời thu hút thêm các nhà đầu tư mới trong năm 2024. Muốn vậy, chính sách đầu tư cần thông thoáng hơn, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải làm tốt hơn, cần sớm nâng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế, PGS TS Trần Hoàng Ngân:

Ngoài việc xem xét ưu đãi bổ sung, gồm cả ưu đãi về tài chính, để thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia; hỗ trợ đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ cao và kinh tế xanh; hỗ trợ, tạo thuận lợi về thủ tục hành chính. Đây là những vấn đề được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm.

Đối với việc áp thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024, lợi ích đầu tiên khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam; đồng thời, Việt Nam sẽ thu được một khoản thuế bổ sung từ thuế tối thiểu toàn cầu. Mặt khác, việc áp dụng chính sách sẽ đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, thể hiện sự tiến bộ và minh bạch trong hệ thống quản lý thuế, môi trường đầu tư kinh doanh tiệm cận với xu thế chung của thế giới, trong khi vẫn giữ nguyên được các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Để giữ chân các nhà đầu tư công nghệ cao, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa cho hạ tầng về giao thông để góp phần giảm chi phí logistics, chi phí sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp, bên cạnh việc đầu tư nâng cao hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia. Ngoài ra, cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhất là lĩnh vực công nghệ cao và kinh tế xanh.

Dòng vốn hơn 10 tỷ USD từ Trung Quốc đổ về thủ phủ công nghiệp có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước (cafef.vn)

Dòng vốn hơn 10 tỷ USD từ Trung Quốc đổ về thủ phủ công nghiệp có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Vị thế Việt Nam nâng cao trên bản đồ FDI

Dòng vốn FDI toàn cầu giữa các quốc gia có quan hệ tốt cao hơn là các quốc gia gần nhau. (Nguồn: VinaCapital).

Với Việt Nam, vị thế và chất lượng thu hút FDI của Việt Nam càng được nâng cao. Điều này có được nhờ những bước tiến quan trọng trong năm 2023, gồm: Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Mỹ lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” – giúp xây chắc vị thế của Việt Nam trong nhóm “friendshoring” của Mỹ.

Hay việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden – Việt Nam là quốc gia Châu Á duy nhất mà ông Tập đến thăm, và là quốc gia duy nhất trên thế giới mà ông Biden và ông Tập đến thăm trong năm 2023.

Cũng trong năm qua, Apple lần đầu tiên công bố sẽ đưa một số công đoạn thiết kế phát triển sang thực hiện tại Việt Nam, bên cạnh hoạt động sản xuất, lắp ráp sản phẩm hiện tại.

Chuyên gia từ VinaCapital nhận định hai điểm đầu tiên cho thấy vị thế đặc biệt của Việt Nam trên “bàn cờ” địa chính trị thế giới ở thời điểm hiện tại, điều sẽ có lợi cho nhà đầu tư đa quốc gia có cơ sở sản xuất tại Việt Nam.

"Họ sẽ không phải lo việc không bán được sản phẩm sang Mỹ, hoặc không mua được nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc, do cả hai quốc gia này đều muốn kết nối với Việt Nam. IMF, Atlantic Council và một số bên khác cũng đã chỉ ra rằng yếu tố địa chính trị đang trở ngày càng quan trọng khi các nước đưa ra quyết định đầu tư", ông Michael Kokalari đánh giá.

Tiếp theo, Apple lần đầu công bố sẽ chuyển hoạt động R&D sang Việt Nam, sau khi quyết định sản xuất Apple Watch tại Việt Nam vào năm 2022 – vốn là một sản phẩm phức tạp. Bước chuyển từ lắp ráp sản phẩm sang thiết kế các sản phẩm đó cho thấy tập đoàn này đang nâng cao độ chất lượng các hoạt động của họ tại Việt Nam.

Báo cáo từ VinaCapital cũng chỉ ra rằng động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy tăng trưởng cho một quốc gia như Việt Nam chính là sự nâng cao hàm lượng công nghệ, phức tạp trong sản phẩm và dịch vụ. Bước tiến mới của Apple là nhằm hướng đến phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, vốn là đề tài được thảo luận nhiều bởi lãnh đạo các tập đoàn lớn của Mỹ và Đài Loan như Nvidia.

Tuy nhiên, để tiếp cận được dòng vốn FDI chất lượng cao, Việt Nam cần đẩy nhanh phát triển hạ tầng vận tải và kho bãi của Việt Nam, cũng như khả năng cung cấp nguồn điện ổn định cho sản xuất, vốn là vấn đề mà các doanh nghiệp FDI lo ngại, sau khi miền Bắc diễn ra tình trạng thiếu điện mùa hè 2023.

Một huyện thu hút FDI cao hơn 55 tỉnh thành trong năm 2023 (cafef.vn)

Nhiều tín hiệu ‘khởi sắc’ từ dòng vốn ngoại đầu năm mới (vietnambiz.vn)
LHG phiên bản lề đếm tiền phá hộp nào :stuck_out_tongue_winking_eye:

Cuối cùng thì cổ phiếu ngon bổ rẻ dòng tiền cũng nhận ra rồi!

tím 1 màu thủy chung!

sau LHG siêu phẩm BDS KCN tiếp theo gọi tên SNZ nhé :money_mouth_face:
Quý 4-2023 lãi kỷ lục và cả năm 2023 cũng lập kỷ lục từ khi niêm yết. 5X vẫy gọi!

Sau khi giới thiệu LHG dành cho nhà đầu tư giá trị thì nay SNZ là cổ tiếp theo.

  • Hiện BDS KCN được kỳ vọng hưởng lợi khi các cam kết ngoại giao đi vào thực thi. Hiện BCTC quý 4 bung ra cũng cho thấy kỳ vọng đó không sai. Hầu hết các DN BDS KCN đều lãi lớn thậm chỉ lập kỷ lục quý lãi lớn nhất từ khi niêm yết và SNZ cũng không ngoại lệ.
  • Báo cáo cho thấy FDI tháng 1-2024 cũng tăng kỷ lục từ trước đến nay.
  • Khi vành đai 3 và Sân bay Long Thành đi vào khai thác thì lợi thế các KCN của Đồng Nai thêm cất cánh
    Đó là lý do SNZ sẽ sớm trở lại thời hoàng kim 7x như giai đoạn 2021

Đội gom đẩy CE rồi lại hủy kê mục đích để ace cầm hàng ra bán nhiều nhất có thể. SNZ khi mọi người nhận ra vua BDS KCN Đồng Nai thì chắc ngồi 4x rồi đã :sweat_smile:

Kênh hay cho ACE xác định đầu tư cổ tốt và đồng hành cùng Doanh nghiệp nên theo dõi!