Lịch sử 12 năm ngành thép - 2024 đầu tư gì?

, ,

Lịch sử 10 năm ngành thép – kỳ vọng 2024.

Tháng Ba 26, 2024

1. Chu kỳ 2012 – 2014: Phân hóa.

Từ năm 2010 – 2014, tổng sản lượng tiêu thụ thép của các doanh nghiệp Việt Nam gần như đi ngang, nhưng thị phần thép của Hòa Phát vẫn liên tục tăng, điều này thể hiện HPG là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh vượt trội, do đó Hòa Phát đã liên tục gia tăng thị phần ngành thép.

Lợi nhuận năm 2013 của HPG tăng 100% so với 2012, đến năm 2014 lợi nhuận của HPG lại tiếp tục tăng 62% so với năm 2013.

Từ năm 2012 – 2014, do sự tăng trưởng đột biến về lợi nhuận nên giá cổ phiếu HPG đã tăng hơn 560%.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2012 – 2014, cổ phiếu HSG cũng tăng 785% vì doanh nghiệp tối ưu được chi phí và mở rộng thêm quy mô, từ đó dẫn đến lợi nhuận tăng mạnh.

Trong giai đoạn 2012 – 2014, ngành thép vẫn còn nhiều khó khăn khi mà tổng sản lượng tiêu thụ thép của Việt Nam không có sự tăng trưởng, nhưng các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh vẫn tăng trưởng mạnh, chính vì thế, nghiên cứu nội tại của doanh nghiệp là phần rất quan trọng hỗ trợ cho sự thành công của thương vụ đầu tư.

2. Chu kỳ 2015 – 2016: hưởng lợi từ chính sách.

Trước năm 2016, thép của Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam, đặc biệt trong năm 2015 tổng sản lượng thép nhập khẩu của Trung Quốc đã chiếm đến 61.3% tổng nhập khẩu thép của nước ta. Thép Trung Quốc với lợi thế là giá bán rẻ hơn so với mặt bằng chung toàn thị trường, điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp thép Việt Nam điêu đứng và đối với những doanh nghiệp nhỏ thì đối diện với nguy cơ phá sản.

Để giúp các doanh nghiệp nội địa chống lại sự bán phá giá thép của Trung Quốc, đến 2016 bộ công thương đã áp dụng các biện pháp tự vệ cho thép nhập khẩu từ Trung Quốc, phôi thép bị áp mức thuế 23.3%, thép dài 14.2%. Việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đã giúp bảo vệ doanh nghiệp nội địa, từ đó kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp này tăng trưởng trở lại.

Trong Q4/2015, TLH lỗ 187 tỷ, sau khi áp thuế tự vệ thì đến Q1/2016 lợi nhuận của TLH đã chuyển từ lỗ thành lãi 106 tỷ, giá cổ phiếu TLH đã tăng 490% chỉ trong vòng hơn 1 năm.

Tương tự, Q1/2016 lợi nhuận của HSG tăng 235% so với Q4/2015. Sự tăng đột biến về lợi nhuận đã giúp cho giá cổ phiếu HSG tăng rất mạnh, khoảng 247% trong vòng hơn 1 năm.

Chỉ trong 9 tháng 2016, cổ phiếu HPG cũng đã có sự tăng giá rất mạnh khoảng 131%.

Vĩ mô giúp tạo ra sóng ngành, nghiên cứu vĩ mô kết hợp với phân tích doanh nghiệp giúp cho NĐT đạt mức sinh lời cao trong thời gian ngắn.

3. Chu kỳ 2017 – 2019: Sự tăng trưởng của ngành BĐS.

Chu kỳ 2017 – 2019, ngành BĐS nóng trở lại, nhu cầu xây dựng tăng cao, các ngành vật liệu xây dựng như thép được hưởng lợi, giá bán và sản lượng đều tăng mạnh.

Chỉ từ năm 2017 đến tháng 2/2018, giá cổ phiếu HPG tăng 151%. Cổ phiếu NKG trong giai đoạn này cũng có sự tăng khoảng 100%.

Nhưng trong cùng thời gian trên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp khác như TLH và HSG lại có diễn biến không mấy tích cực, khi mà giá cổ phiếu không tăng mà thậm trí còn giảm.

Nguyên nhân của sự phân hóa trên là vì trong năm 2017, chỉ có HPG và NKG là có sự tăng trưởng về lợi nhuận, còn lợi nhuận của HSG là TLH thì lại có sự sụt giảm. Đây là ví dụ rõ nét nhất cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu doanh nghiệp trước khi đầu tư.

4. Chu kỳ 2020 – 2021.

Khi đại dịch Covid 19 xảy ra đã dẫn đến tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, và điều này đã làm cho giá cả của các loại hàng hóa tăng mạnh, trong đó có giá thép. Ngoài ra, trong giai đoạn này quốc gia sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã cắt giảm sản lượng thép để siết chặt các vấn đề liên quan đến môi trường.

Khi Trung Quốc cắt giảm sản lượng, điều này làm giảm áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, từ đó tác giúp cho sản lượng xuất khẩu thép của Việt Nam tăng mạnh.

Biểu đồ giá thép HRC

Khi giá thép tăng trong năm 2020, và tiếp tục tăng mạnh trong 2021, điều này đã dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành tăng trưởng đột biến.

Giá thép trong năm 2020, 2021 tăng mạnh đã giúp cho lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành tăng đột biến. Các cổ phiếu ngành thép liên tục tăng mạnh, điển hình như NKG tăng 1413%.

5. Kỳ vọng ngành thép 2024.

Trung quốc hiện nay đang chiếm trên 50% nguồn cung thép trên thế giới, nhưng kể từ T10/2023 quốc gia này đã gia tăng tích trữ hàng tồn kho trước khi bị giảm sản lượng bắt buộc (do phải thực thi các chính sách liên quan đến môi trường do chính phủ đặt ra). Việc các doanh nghiệp Trung Quốc phải tích trữ thép và bị cắt giảm sản lượng vào 2024 thì điều này sẽ giảm bớt áp lực cạnh tranh trong nước với thép nhập khẩu từ Trung Quốc, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thép Việt Nam gia tăng sản lượng xuất khẩu.

Theo hiệp hội BĐS Việt Nam thì nguồn cung căn hộ sẽ bắt đầu tăng trở lại trong năm 2024. Đây cũng là yếu tố tích cực cho ngành thép, khi BĐS phục hồi trở lại thì giá bán và sản lượng thép trong nước cũng sẽ tăng theo.

Lãi suất hiện nay đang thấp hơn cả thời điểm năm 2021, cho nên kỳ vọng rằng ngành BĐS sẽ sớm phục hồi trở lại, từ đó tác động tích cực đến sản lượng tiêu thụ thép.

Lãi suất hạ nhiệt, chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, BĐS ấm lên đều là các yếu tốt quan trọng hỗ trợ giá thép phục hồi trong năm 2024. Giá thép Việt Nam được dự báo sẽ đạt khoảng 15.000/Kg vào cuối năm 2024.

6. Khuyến nghị.

Sau khi nhận định 2024 là 1 năm tăng trưởng của ngành thép, đội ngũ ALIAS đã khuyến nghị cổ phiếu NKG ở vùng giá 25. NĐT có thể tiếp tục mua gom để đón chu kỳ mới của ngành thép.

Tuy rằng thép không phải ngành nghề có kỳ vọng cao nhất trong năm 2024, nhưng với sự hỗ trợ của thị trường Uptrend, NĐT vẫn kỳ vọng ngành thép sẽ mang lại mức sinh lời khoảng 30%.

Nội dung được phân tích bởi đội ngũ ALIAS (vui lòng copy nhớ ghi nguồn):
MR TRỊNH THẾ HOÀN – Giám đốc TVĐT VPS.
MR TRẦN QUANG CHUNG – Trưởng phòng phân tích.

Kênh youtube: