Lịch sử biến động lãi suất và thị trường chứng khoán

Giai đoạn 1 (2000 – 2003): Lãi suất tăng, thị trường chứng khoán ảm đạm và giảm, tốc độ bình quân khoảng 7%/năm. TTCK sau đó rơi vào tình trạng sụt giảm mạnh hơn 66% vào T7/2002 so với mức đỉnh năm 2001. Giai đoạn này thị trường còn sơ khai, rất ít doanh nghiệp niêm yết và thanh khoản thấp, vì vậy mức độ biến động giá và chỉ số khá cao.

Giai đoạn 2 (2004 – 2007): Năm 2004, lạm phát đã tăng trở lại với tỷ lệ 9,5% cao hơn so với mục tiêu đặt ra đầu năm (6%). Tăng trưởng tín dụng đã tăng lên gần 42% năm 2004 từ 28% (năm 2003). Tín dụng bùng nổ năm 2007 với mức tăng 51,4%. Tổng vốn đầu tư gián tiếp vào nền kinh tế đạt khoảng 9 tỷ USD. Lần đầu tiên, VN-Index chạm mốc 1.000 điểm và đạt đỉnh 1.170 điểm vào năm 2007.

Giai đoạn 3 (2008 – 2009): Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng yếu tố nội tại yếu kém năm 2008 đã khiến nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy giảm trầm trọng. Nhu cầu huy động vốn trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt đã khiến lãi suất huy động các NHTM liên tục neo cao, đỉnh điểm đến cuối tháng 6 có ngân hàng đạt ngưỡng 20%/năm. Chỉ trong nửa đầu năm 2008, VN – Index đã giảm trên 60%. Đến tháng 11/2009, VN-Index tăng trở lại đạt trên 600 điểm từ mức đáy 235,5 điểm cuối tháng 2.

Giai đoạn 4 (2010 – 2013): Lãi suất tiếp tục tăng cao, NHNN phải đặt trần lãi suất huy động 14% đi kèm là sự đổ vỡ của thị trường BĐS khiến TTCK giảm mạnh. lạm phát đã tăng vọt lên mức 18,13% (năm 2011) khiến thị trường biến động mạnh. Chỉ số VN Index có xu hướng giảm mạnh vào cuối năm 2011, còn 350 điểm từ mức đỉnh 522,59 điểm đầu năm.

Giai đoạn 5 (2014-2021): Lãi suất huy động giảm từ mức cao nhất 20%/năm xuống 6% – 9%/năm trước dịch. NHNN đã điều chỉnh giảm 3 lần từ 1,5% – 2% (đầu năm 2020) để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.Đặc biệt trong giai đoạn dịch 2020 – 2021 lãi suất giảm sâu, chỉ số VN-Index đã nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, và đạt đỉnh 1.500 điểm (T11/2021). VN-Index kết năm tăng 35,4% so với năm 2020.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Như vậy đang giai đoạn 4

Lần này cũng không hẳn giống giai đoạn 4 đâu bro.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Sau khi FED và các ngân hàng trung ương lớn khác tiếp tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát gia tăng, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát. Để hỗ trợ ổn định tình hình vĩ mô trước những diễn biến kinh tế vĩ mô gần đây của Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành một loạt các Quyết định ngày 24/10/2022 về việc điều chỉnh các mức lãi suất (lần thứ 2 trong năm 2022) áp dụng từ 25/10/2022. Theo đó:

  • NHNN ban hành Quyết định số 1809/QĐ-NHNN ngày 24/10/2022 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng. Theo đó, tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm lên 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 6,0%/năm lên 7,0%/năm.
  • NHNN ban hành Quyết định số 1812/QĐ-NHNN ngày 24/10/2022 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng tăng từ 0,5%/năm lên 1,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng từ 5,00%/năm lên 6,00%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 háng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tăng từ 5,50%/năm lên 6,50%/năm.
  • NHNN ban hành Quyết định số 1813/QĐ-NHNN ngày 24/10/2022 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 tăng từ 4,5%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 5,5%/năm xuống 6,5%/năm.

Bảng lãi suất tổng hợp:

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487