Liệu có cơ hội nào cho sóng bất động sản năm 2024

, , , , , , , , ,

LIỆU CÓ CƠ HỘI NÀO CHO SÓNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2024

Trong bối cảnh nền kinh tế đang tạo đáy đi lên, sự “ấm lên” của thị trường bất động sản là yếu tố đóng vai trò quan trọng và là chỉ báo không thế thiếu khi xác định hướng đi của nền kinh tế ở giai đoạn phục hồi phát triển như hiện tại. Là ngành hấp thụ tín dụng lớn nhất và có liên kết mật thiết với nhiều lĩnh vực khác như thép, xây dựng, tài chính…, thị trường bất động sản không chỉ là chỉ báo sức khỏe kinh tế mà còn là một phần quan trọng trong việc khơi dậy và duy trì sự tăng trưởng của đa số nhóm ngành.
VỐN HÓA

Bức tranh của thị trường bất động sản trong năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn về cả nguồn cung lẫn cầu, quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án, huy động vốn phức tạp…nhưng dù vậy cũng đã có nhen nhóm 1 số tín hiệu tích cực. Lần đầu tiên sau nhiều năm trở lại đây, các CĐT dự án thể hiện rõ thiện chí bán hàng với hàng loạt các chính sách kích cầu hấp dẫn như chiết khấu, khuyến mại, hỗ trợ lãi suất trong thời gian dài, đặc biệt là nhận nhà sớm và kéo dài thời gian thanh toán (điển hình có dự án lên tới 3 năm). Về phía cơ quan nhà nước cũng quyết liệt đề ra các giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ thị trường bất động sản như giảm lãi suất của người mua nhà đi vay, thông qua các luật mới (gồm bộ 3 luật lớn là Luật đất đai, luật nhà ở và luật kinh doanh bất động sản) để tháo gỡ các vướng mắc pháp lý (hết sức quan trọng), chính phủ thì liên tục có những buổi họp để đề ra chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để “bơm tiền” cho thị trường bất động sản qua các kênh dẫn vốn…

Vẫn còn rất nhiều những thách thức trong năm 2024 nhưng cơ sở cho sự kỳ vọng về 1 thị trường bất động sản ấm dần lên là có bất chấp việc thanh lọc các doanh nghiệp yếu kém vẫn đang tiếp tục diễn ra. Những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong năm nay là về tình trạng nguồn cung phù hợp với nhu cầu ở thật của người dân (đặc biệt là nhà ở xa hội), hạ lãi suất cho vay – đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng (về cả phía cung lẫn cầu), quá trình tháo gỡ pháp lý và câu chuyện gần đây nhất là áp lực đáo hạn trái phiếu lên mức kỷ lục trong năm 2024 -lên đến 120 000 tỷ đồng.

Bất động sản là 1 lĩnh vực rất rộng lớn, gồm nhiều phân khúc nên để phân tích đầy đủ sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng tựu chung lại có 4 yếu tố chính có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cả thị trường bất động sản mà chúng ta cần quan tâm ở đây bao gồm:

1/ Yếu tố kinh tế -lãi suất

Có thể nói rằng đây là yếu tố quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến cung -cầu hay thanh khoản của thị trường bất động sản. Trong giai đoạn mà kinh tế khó khăn, tăng trưởng GDP còn thấp như hiện tại (năm 2023 dưới mức kế hoạch đề ra, chỉ khoảng 5%) thì chắc chắn thu nhập dân cư cũng sẽ ở mức thấp từ đó khiến cho nhu cầu đầu tư, mua nhà cũng bị hạn chế (cầu suy yếu) và phân khúc bất đông sản được đại đa số hướng đến là các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở thực như chung cư, nhà đất chứ không phải phân khúc resort cao cấp, hạng sang. Trong khi đó, nguồn cung của các CĐT dù có tăng nhưng chủ yếu đến từ các sản phẩm cao cấp phục vụ cho tính đầu cơ còn sản phẩm phục vụ cho người có nhu cầu thực còn hạn chế → Cung tăng nhưng cầu yếu → Thanh khoản vẫn thấp

Tuy nhiên, điều này được kỳ vọng sẽ khắc phục phần nào trong năm 2024 - thời kỳ mà NHNN muốn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ để nền kinh tế phục hồi. Kể từ đầu năm 2023, NHNN đã 4 lần giảm lãi suất điều hành và hiện này đã về mức 4.5% (thấp hơn so với mức trong thời điểm Covid 2020). Nhờ đó, lãi suất cho vay cũng chỉ dao động quanh mức 9% - 11% (giảm từ mức 12% - 13% thời điểm nửa sau 2022). > Tác động tích cực đến cả nguồn cung lần cầu, tạo điều kiện thuận lợi để người dân mua nhà trong bối cảnh các chủ đầu tư và ngân hàng tăng cường ưu đãi trong chính sách bán hàng (dù vẫn còn cao nhưng thời gian tới dự kiến có thể còn giảm tiếp)
**

2/ Yếu tố pháp lý

Đa số mọi người đều biết, hơn 70% các khó khăn của thị trường bất động sản hiện tại là liên quan đến vấn đề pháp lý, sự chồng chập trong các văn bản, thủ tục hành chính khó khăn, bất cập trong cách hiểu và vận dụng luật…. khiến cho dự án của các CĐT kéo dài, chi phí ngày càng gia tăng và vô tình đẩy giá nhà tăng theo (chẳng có gì tốt đẹp trong bối cạnh mà cầu đang yếu như hiện tại). Tuy vậy, với việc thông qua các luật mới gồm luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản, luật các tổ chức tín dụng thì vấn đề này có thể sẽ được khắc phục đáng kể phần nào (những quy định trong các luật mới này được đánh giá là rất tích cực và phá giải được rất nhiều khó khăn vướng mắc ở đa số các phân khúc mà thị trường bất động sản đang gặp phải, chi tiết mọi người có thể đọc lại tại đây: Tác động của Luât đất đai sửa đổi đến thị trường Bất động sản? )

3. Yếu tố nguồn vốn

Được đánh giá là sẽ dễ thở hơn nhiều so với năm 2022, 2023 trong bối cảnh nhà nước quyết liệt ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về cả lượng bơm tiền và các điều kiện vay vốn -gia hạn… Cụ thể, ngay từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã đặt mục tiêu định hướng về tăng trưởng tín dụng là 15% và chắc chắn bất động sản vẫn sẽ là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ thông tin này. Về thị trường trái phiếu, trong tháng 1/2024 đã có nhiều lô trái phiếu bất động sản vừa được công bố phát hành thành công và tăng gần 41% so với năm 2023 (trị giá 6,4 nghìn tỷ đồng) nhờ việc Chính phủ ban hành 1 số nghị định nhằm hỗ trợ thị trường trái phiếu (như đưa hệ thống giao địch TPDN riêng lẻ vào vận hàng từ 7/2023 trong Nghị định 08/2023/NĐ-CP), giúp giảm bớt áp lực thanh khoản cho các doanh nghiệp bất động sản (Việc cơ cấu lại thời hạn trả gốc và lãi vây trong Thông tư 02 – dự kiến tiếp tục được gia hạn trong thời gian tới)

→ Thị trường trái phiếu sẽ tiếp tục xu hướng sôi động trở lại → Rất tích cực

Ngoài các khoản nợ vay từ ngân hàng, bản thân các chủ đầu tư cũng có thể lên kế hoạch thực hiện việc huy động vốn ở trên sàn chứng khoán (như CEO, NVL, DXG đã làm) nếu các điều kiện cho vay của ngân hàng còn có phần khó khăn. Một mảng khác cũng rất được kỳ vọng trong năm 2024 đó là hoạt động M&A các dự án bất động sản (do các DN có sức khỏe tài chính yếu nên cần tái cấu trúc nguồn vốn trong khi dự án bất động sản Việt Nam trở nên có giá hơn trong mắt các tổ chức quốc tế nhờ việc FED sẽ giảm lãi suất trong năm 2024)

4/ Cơ sở hạ tầng

Đây là 1 yếu tố nhận được rất nhiều sự quan tâm của dân đầu tư bất động sản vì rõ ràng cơ sở hạ tầng định hình và ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của bất động sản. Trong những năm trở lại đây thì Việt Nam rất chú trọng vào lĩnh vực này (là quốc gia cam kết chi đầu tư cho cơ sở hạ tầng mạnh nhất trong khu vực) với vốn đầu tư công đều tăng qua các năm, chủ yếu là hệ thống đường cao tốc và các vành đai. Trong năm 2024, Chính phủ đã đề ra là giải ngân 95% (tức hơn 677 nghìn tỷ đồng) trong tổng số hơn 711 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023.

Sẽ là điểm tựa vững chắc trong năm 2024
20240115.MA-01

Thách thức vẫn là rất lớn…

  • Áp lực đáo hạn trái phiếu sẽ là mối bạn tâm đầu tiên và lớn nhất trong năm 2024 khi mà mức đáo hạn ở mức rất lớn với hơn 120.000 tỷ đồng trong khi dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn rất khó khăn và trong năm 2023, dòng tiền của doanh nghiệp chủ yếu đến từ hoạt động tài chính - → Đối mặt với nguy cơ vỡ nợ lớn

  • Vấn đề tâm lý, niềm tin của nhà đầu tư dù đã có sự cải thiện nhưng vẫn còn rất thận trọng trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn khi mà năm 2023 nguồn vốn tín dụng tăng trưởng trên 6%, nhưng cho vay sử dụng, tiêu dùng giảm và tập trung chủ yếu vào cho vay kinh doanh BĐS. Điều này cũng có thế thấy qua diễn biến trái chiều của những phân khúc bất động sản khi mà các phân khúc hạng sang, đầu cơ như đất nền, bất động sản nghỉ dưỡng còn nhiều ảm đảm trong khi phân khúc nhà ở giá rẻ, chung cư thì liên tục tăng giá

→ “Nhà là để ở” vẫn sẽ là câu nói chủ đạo trong năm 2024

+ Vấn đề pháp lý vẫn sẽ là yếu tố then chốt của thị trường bất động sản nhưng nhiều khả năng trong năm 2024 là vẫn sẽ chưa có gì nổi bật vì các luật mới thì tới 1/1/2025 mới chính thức có hiệu lực, thậm chí đến cả lúc đó chúng ta vẫn cần thêm thời gian để quan sát và đánh giá khi luật đi vào thực tiễn. Đặc biệt với những quy định trong luật mới thì tình trạng đầu cơ, sốt đất sẽ khó diễn ra do tinh thần của luật là hướng tới môi trường đầu tư ổn định, phù hợp với nhu cầu thật của thị trường.

→ Sẽ có sự phân hóa sâu sắc giữa những doanh nghiệp làm ăn bài bản, có tài chính vững mạnh

Luận điểm đầu tư: Nhìn chung thị trường bất động sản vẫn là tranh sáng tranh tối đan xen, cơ hội tiềm năng là có nhưng rủi ro thách thức cũng không nhỏ nên quan điểm của chủ bài viết về nhóm ngành BĐS trong năm 2024 sẽ là trung lập.Tất nhiên trong chu kỳ nền kinh tế phục hồi thì ngành nghề nào cũng sẽ có câu chuyện riêng để kể, tuy nhiên câu chuyện thật sự của nhóm BĐS có lẽ sẽ đoạn về sau. Các mã cổ phiếu có triển vọng nhất trong nhóm này là PDR, DIG và KHG với ý tưởng đầu tư là tài chính ổn định, tỷ lệ đòn bẩy thấp hoặc đã giải quyết được bài toán trái phiếu trong năm 2024 (như PDR đã đưa dư nợ trái phiếu về 0đ)

Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định làm khó người mua nhà ở xã hội

Cụ thể, tại dự thảo Nghị định thì Bộ xây dựng đã đề xuất là thay đổi các quy định về điều kiện để người dân được mua nhà ở xã hội theo hướng đơn giản hơn như bỏ quy định phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này; thu nhập thì phải phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, tức không quá 11 triệu đồng/tháng -> Gây khó cho người mua nhà, “không đủ nghèo” để được mua.
Các ý kiến sửa đổi nhìn chung là giống với những quy định trong Luật nhà ở mới, Nghị định chỉ là để chi tiết hóa hơn những quy định trong Luật.

1 Likes

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu phải thực hiện sớm việc công khai lãi suất cho vay bình quân do nhận thấy tình hình mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mà tín dụng vẫn tăng trưởng âm. Lâu nay, lãi suất cho cá nhân vay mua nhà, tiêu dùng… đều được các nhà băng công khai, nhằm thu hút khách hàng vay vốn. Song với khách hàng doanh nghiệp, sẽ có bất cập khi công bố lãi suất cho vay bình quân, vì rủi ro của mỗi khoản vay khác nhau, lãi suất cho vay áp dụng đối với từng trường hợp cũng không giống nhau.

Tuy nhiên, theo Phó thống đốc thường trực NHNN, ông Đào Minh Tú, chỉ công khai lãi suất cho vay bình quân, không phải lãi suất cho vay với từng đối tượng, doanh nghiệp, hay từng loại hình. “Chúng ta phấn đấu để có sự công bằng, khách quan trong cạnh tranh, thì việc công khai lãi vay bình quân không có gì khó khăn”, ông Tú nhấn mạnh.
→ Việc công khai này có thể sẽ giúp khơi thông dòng chảy vốn trong thời gian tới (mặc dù hiên tại vẫn chưa có chế tài nào nếu các ngân hàng không công khai)

Giá căn hộ chung cư liên tục lập đỉnh, một phân khúc bất ngờ được săn đón trở lại

Như đã đề cập ở bài viết trên, trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện tại thì phân khúc nhà ở thật của thị trường bất đông sản là phân khúc hiếm hoi nhận được sự quan tâm đặc biệt của người mua nhà bởi nó hợp túi tiền. Tuy nhiên do nguồn cung quỹ đất còn hạn hẹp do các chính sách nguồn vốn & pháp lý công với việc cơ sở hạ tầng -dịch vụ công cộng liên tục được nâng cấp đã đẩy giá đất của phân khúc nhà ở (cụ thể là căn hộ chung cư) liên tục lập đỉnh cao mới -gây khó khăn cho người có nhu cầu mua chung cư giá rẻ


Trước tình hình giá chung cư liên tục tăng cao này, nhiều người đã bắt đầu “quay xe” và tìm kiếm các lô đất nền để săn đón trở lại (chủ yếu là lô đất nhỏ và vừa). Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), cho biết thị trường đất nền đang có dấu hiệu của hồi phục, niềm tin của nhà đầu tư tăng dần. Giao dịch đang có dấu hiệu tăng trở lại với tổng lượng giao dịch bất động sản trên thị trường, cho thấy bức tranh khả quan hơn về sự phục hồi của thị trường.

Như rất nhiều người kỳ vọng thì hôm nay nhóm bất động sản cũng đã chạy với sự dẫn dắt của NLG -KDH kéo theo sau là DIG, PDR… tuy nhiên do phiên hôm nay thị trường bị áp lực chốt lời nên đa số đều không giữ được mức cao nhất mà tạo thành 1 cây nến cụt đầu. Với việc dòng tiền vào trong phiên hôm nay cũng không quá mạnh càng củng cố cho quan điểm của mình trước đó: giai đoạn này BĐS có lẽ vẫn sẽ chưa chạy mạnh dc, NLG và KDH sở dĩ có thể tăng mạnh được là do họ có các dự án “gối đầu”, khoản mục người trả tiền trước của cả 2 đều tăng mạnh, chứ thật chất tình trạng pháp lý của các dự án BĐS vẫn còn khó khăn, nguồn cung và thanh khoản vẫn chưa cải thiện nhiều.

chứng khoán thì sao bác

1 Likes

Nhóm chứng khoán mình cũng có 1 bài viết bạn có thể tìm đọc nhé, mình nhận định rằng năm 2024 nhóm chứng khoán vẫn sẽ là 1 trong các nhóm ngành tiềm năng nhất nhưng sẽ có sự phân hóa sâu sắc giữa các cty chứng khoán chứ không phải là cả dòng đều vận động như nhau bởi hiện nhóm chứng khoán đang trong cuộc đua zero fee + lãi suất cho vay giảm khiến lãi margin giữa các cty chứng khoán cũng không khác biệt nhau là mấy → Mảng tự doanh sẽ là thứ tạo nên sự khác biệt sâu sắc giữa các công ty chứng khoán

TPHCM: 2 tháng đầu năm kinh doanh bất động sản thu về 42,300 tỷ đồng
Ngày 27/02/2024, Cục thống kê TPHCM ra báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024. Doanh thu kinh doanh bất động sản 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 42,300 tỷ đồng, chiếm 59.4% trong nhóm doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác, tăng 20.1% so với cùng kỳ. Theo Cục thống kê, tình hình kinh doanh bất động sản trên địa bàn TPHCM có những tín hiệu phục hồi từ sau khi Chính phủ ban hành các chính sách để tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản, cũng như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chung tay phối hợp thực hiện nhiều chính sách thanh toán, ưu đãi cho khách hàng.

Có ngân hàng hạ lãi suất còn 0%/năm- Lãi suất dần chạm đáy nhưng giá tăng liên tục khiến khách không dám vay mua nhà

Lãi suất cho vay mua nhà tiếp tục được nhiều ngân hàng điều chỉnh cắt giảm và thâm chí trên thị trường có 1 ngân hàng là TPBank còn áp dụng lãi suất cho vay mua nhà ưu đãi, thấp nhất là 0%/năm áp dụng cho 3 tháng đầu,. Lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà hiện dao động trong khoảng từ 4,99-10,5%/năm sau giai đoạn ưu đãi, lãi suất thả nổi từ 8-13%/năm . Dù đã là mức thấp nhất trong khoảng 20 năm trở lại đây và gần như chẳng thể thấp hơn được nữa, song tình trạng “ngại” vay mua nhà vẫn còn đang là vấn đề khá căng thẳng. Dư nợ cho vay mua nhà vẫn thấp, tín dụng vẫn chậm và điều này được lý giải là do giá nhà ở Hà Nội và TP.HCM gần như không giảm trong khi thu nhập và tâm lý của người mua nhà đã bị ảnh hưởng trong giai đoạn 2022-2023. Quan trọng nhất là một phần tài sản của người dân có thể vẫn mắc kẹt trong trái phiếu doanh nghiệp và các dự án bất động sản chưa hoàn thành.

Dễ nhận thấy, dù đã nhận được sự hỗ trợ và giải pháp rất quyết liệt từ phía nhà nước, ngân hàng nhưng những thách thức cho thị trường BĐS ở phía trước vẫn là rất lớn. Có lẽ chỉ khi có những số liệu về sự phục hồi rõ rệt của các phân khúc, niềm tin và mức độ quan tâm của người dân dần cải thiện thì nhóm BĐS mới có cơ hội tạo được con sóng lớn trong năm 2024

1 Likes

bác phân tích chứng khoán đi ạ

1 Likes

Mình đã có bài phân tích về nhóm này rồi , mời bác đọc tại đây nhé: Nhóm ngành luôn "hot" trong mọi con sóng - #7 bởi Phechungkhoan

Ngày 11/3 sắp tới sẽ có cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo của các Bộ ban ngành, lãnh đạo các ngân hàng, lãnh đạo Hiệp hội môi giới bất động sản… để gỡ khó khăn cho các dự án BĐS do Văn phòng Chính phủ chủ trì

1 Likes

HÚT TIỀN QUA KÊNH TÍN PHIẾU: KHÔNG RỦI RO VỚI THỊ TRƯỜNG NHƯNG RỦI RO VỚI 1 VÀI NHÓM NGÀNH!!!
Mấy ngày vừa qua chắc là thông tin về việc hút tiền qua kênh tín phiếu được bàn luận rất nhều và mọi đều muốn biết tác động của nó đến thị trường VNINDEX vì chúng ta đã từng chứng kiến việc điều chỉnh rất sâu của thị trường hồi tháng 9,10/2023 cũng vì thông tin tương tự. Tuy nhiên lần này nguyên nhân của việc hút tín phiếu lại tương đối khác, cũng là để ổn đinh tỷ giá nhưng thật chất tỷ giá căng là do tình trạng gom đô la để đầu cơ vàng hay đánh cryto khiên nguồn cung đô la cho nước suy giảm → Tỷ giá căng → Đây chỉ là vấn đề trong nước, không liên quan đến áp lực từ chỉ số giá đô la (DXY)

Nhìn chung, tín phiếu cũng chỉ là 1 trong các công cụ để NHNN điều chỉnh các biến số rủi ro trên thị trường và nếu xét ở góc độ kinh tế đây là điều tích cực. Ngoài ra, thanh khoản tiền mặt trong ngân hàng hiện vẫn là rất nhiều nên việc hút lại 1 chút từ phía SBV cũng không vấn đề gì.
Tuy nhiên, có những nhóm ngành sẽ đặc biệt nhạy đối với vấn đề hút tiền - bơm tiền và đó là 2 nhóm chứng khoán và bất động sản. Đối với nhóm BĐS, chúng ta cũng thấy là nó đang có vấn động -gần như là yếu nhất thị trường và điều này cũng dễ hiểu bới tình hình thực tế của thị trường BĐS vẫn còn là đóng băng, rất nhiều lần các chuyên gia đã đưa ra nhận định về các mốc thời điểm thị trường BĐS sẽ ấm dần lại như Q2/2024, Q4/2024 và giờ là tận 2025. Chính vì vậy, niềm tin và sự kỳ vọng về nhóm ngành này cũng đã suy yếu đi đáng kể + thêm vụ tín phiếu này thì hiện tại nhóm BĐS chúng ta nên tạm thời đứng ngoài quan sát, không nên mua mới thêm

1 Likes

ĐÃ NÊN MÚC CỔ PHIẾU BĐS SAU CHUỖI NGÀY ĐI NGANG?
Phiên giao dịch ngày 16/3, chúng ta đã thấy những mã cổ phiếu BĐS có mức tăng tương đối tốt. Tuy nhiên quan điểm về nhóm này của mình vẫn không thay đổi so với lúc ra bài viết ở trên. Dù đã có dấu hiệu dòng tiền vào nhưng ấn tượng chỉ có HDC và DIG còn lại hầu như đều gặp áp lực chốt lãi và bị bán xuống (PDR, DXG, CEO, KDH).
1 phiên nổi bật không nói lên được điều gì và hiện tại nhóm BĐS vẫn đang là 1 trong số những nhóm có vận động yếu nhất. Nên trong những phiên sắp tới chúng ta có thể canh cơ cấu những mã cổ phiếu yếu thuộc nhóm này để mua những cổ phiếu tiềm năng thuộc nhóm ngành khác như BĐS KCN, Bán lẻ, Chứng khoán…
P/s; Tất nhiên nếu đã có vị thế tốt và muốn cầm dài hạn thì không vấn đề gì, khả năng giai đoạn về sau BĐS cũng sẽ có những đoạn tăng rất mạnh là có.

1 Likes

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa nộp hồ sơ đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về kế hoạch phát hành 134 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện 1:5,5. Dự kiến thu về khoảng 1.340 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền thu về sẽ được sử dụng để triển khai các dự án bất động sản của công ty và công ty con: Dự án Khu dân cư Bắc Hà Thanh (dự kiến chi 511 tỷ đồng), Dự án Cadia Quy Nhơn (dự kiến chi 400 tỷ đồng), Dự án Thuận An 1 và Thuận An 2 (dự kiến chi 300 tỷ đồng).

Hiên PDR đã có dòng tiền lớn vào và có xu hướng vận động khá khỏe, nên ưu tiên tiếp tục nắm giữ đối với những mã như thế này, tương tư với DIG. Tuy nhiên, dù các cuộc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vẫn đang được cơ quan nhà nước triển khai quyết liệt và quý 2 cũng là thời điểm các dự án BĐS được tung ra thị trường nhiều hơn, nhưng quan điểm của chủ bài viết vẫn như cũ, thị trường BĐS vẫn chưa cho thấy điểm gì quá nổi bật để có thể kỳ vọng trong ngắn hạn (trừ phân khúc BĐS KCN). Nên việc mua mới cần phải hạn chế, đặc biết là khi giá cổ phiếu đã có sự tăng hưng phấn.


THÔNG TIN QUAN TRỌNG
Văn bản “Hỏa Tốc” - Triển khai thi hành Luật Đất Đai số 31/2024/QH15
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành hoàn thành các nhiệm vụ được giao để có cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Đây là thông tin rất tích cực về mặt pháp lý cho nhóm Bất động sản khi mà các vướng mắc pháp lý có thể kỳ vọng là sớm được tháo gỡ, tuy nhiên thực tế thì vẫn phải chờ tới lúc đi vào vận hành để theo dõi thêm. Chi tiết về các quy định trong luật đất đai mới tại đây: Tác động của Luât đất đai sửa đổi đến thị trường Bất động sản?

Như vậy, đối với những cổ phiếu khỏe chúng ta đã có vị thế từ trước như PDR, DIG, KHG hay cả KDH, NLG thì chúng ta nên tiếp tục nắm giữ vì đã có những chuyển biến tương đối tích cực về mặt pháp lý, ngoài ra dòng tiền lớn cũng đã tìm đến những cổ phiếu này.

DIC Corp muốn phát hành hơn 410 triệu cổ phiếu nhằm thực hiện loạt dự án lớn

DIG vừa công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2024 từ mức 6.098 tỷ đồng hiện nay lên mức hơn 10.203 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 67,3%. Việc tăng vốn điều lệ dự kiến sẽ được DIC Corp thực hiện thông qua 04 phương án phát hành cổ phiếu, gồm: chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu; phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP); và chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

Tổng số lượng cổ phiếu dự kiến được phát hành thêm từ các phương án trên là 410,4 triệu cổ phiếu. Nếu tất cả các phương án trên được thực hiện thành công, lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường của DIC Corp sẽ tăng mạnh lên mức hơn 1,02 tỷ đơn vị.
Tổng số tiền huy động sẽ được dùng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu, bổ sung vốn đầu tư cho các dự án.
Nhìn chung, đây chỉ là hoạt động “phát giấy lấy tiền”, cũng không phải là xấu nhưng tuyết đối cũng không phải ngon. Nếu ai có ý định mua DIG ngay ở mức giá này chỉ vì thông tin trên thì nên cân nhắc lại, chỉ nên vào hàng khi có thông tin gì đó kỳ vọng từ phía hoạt động kinh doanh, chứ không phải những “game” kiểu như thế này. Còn tất nhiên ai đã có hàng từ trước thì có thể tiếp tục nắm giữ

1 Likes

CẦN DOWN GIÁ NHÀ ĐỂ THỊ TRƯỜNG BĐS PHỤC HỒI SỚM HƠN
Trong giai đoạn quý 1/2024, chúng ta nhận thấy thị trường bất động sản “có vẻ” như là có dấu hiệu ấm dần lên, thanh khoản có sự cải thiện đôi chút và nhiều người đã kỳ vọng thời gian mà thị trường bất động sản ấm lên thật sự sẽ không còn xa. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này lại là do giá nhà ở, giá đất nền liên tục tăng mạnh thời gian gần đây (do nhu cầu về nhà ở tăng vọt nhưng quỹ đất thì cạn kiệt, nguồn cung nhà ở phân khúc bình dân ngày càng hiếm) và nghe hơi ngược đời nhưng khi giá bán của các loại phân khúc này tăng thì khiến cho thanh khoản cao, lượng người tìm mua cũng tăng mạnh (dù chủ yếu ai cũng biêt -đây là lượng mua của dân đầu cơ khi mà chênh lệch trong 1 tuần có thể lên đến cả trăm triệu đồng)


Tuy nhiên, chúng ta cũng biết, với tình trạng thổi giá đất như thế này, thị trường bất động sản sẽ phục hồi kém lành mạnh và không bền vững, đồng thời cũng gây cản trở cho sự phát triển của cả nền kinh tế. Đây cũng là vấn đề được phía chính phủ rất quan tâm, như Phó thủ tướng cũng từng đề cập là sẽ quyết tâm khắc phục nghịch lý thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp. Đặc biệt, giải quyết tình trạng “thổi giá”, “đẩy giá” để cung và cầu gặp nhau từ đó giúp thị trường bất động sản có sự phục hồi “thật sự”- hướng đến môi trường đầu tư -nhu cầu ở thật.


Hy vọng trong thời gian tới, khi luật đất đai có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 sẽ giúp giải quyết được bài toán về nguồn cung phân khúc nhà ở bình dân -phù hợp với túi tiền của người dân. Mặt khác, cũng chờ đợi cú hích giảm giá thật chất từ các chủ đầu tư, hướng mạnh sang phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ khi luật đất đai mới đi vào thực tiễn (giải quyết vướng mắc về thủ tục hành chính -gây ra sự chậm trễ cho tiến độ dự án). Tuy tỷ suất lợi nhuận có thể giảm trong ngắn hạn nhưng sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế - giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định, ít rủi ro và trong tương lai thì tỷ suất lợi nhuận có thể vẫn sẽ cao nhờ lượng giao dịch tăng đáng kể từ phía người có nhu cầu ở thực.

1 Likes

đồng quan điểm vs bác, giá BĐS mà cứ tăng thế này cũng phải cẩn thận

1 Likes