Liệu Credit Suisse có thể gây “Tổn Thương” tài chính toàn cầu như cách Lehman Brothers đã làm 2008?”

Thông tin Cổ phiếu Ngân hàng lâu đời của Thụy sĩ, Credit Suisse bị bán tháo sau thông tin Cổ đông lơn từ chối cung cấp thêm hỗ trợ tài chính và các điểm yếu trong hệ thống báo cáo tài chính, đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu từ toàn cầu.

Tôi qua 15/3, DownJone giảm gần 280đ xuống 31.874, sau thông tin kém tích cực trên. VN-Index cũng có một phiên giảm 14đ vs 358 mã giảm, 55 mã tăng và 41 mã đứng giá.

Câu hỏi của nhà đầu tư quan tâm: “Liệu Credit Suisse có thể gây tổn thương tài chính toàn cầu như cách Lehman Brothers đã làm 2008?”

Theo nhận định của các nhà phân tích thì khả năng này “Khó xảy ra”, vì các lý do sau:

Trước hết , Credit Suisse có nguồn vốn khổng lồ như tấm đệm chống đỡ trước mọi tổn thưởng.

Theo một phân tích gần đây của JPMorgan Chase, tổng tài sản của ngân hàng là 727 tỷ franc Thụy Sĩ (732,7 tỷ USD) vào cuối QII, khoảng 25% trong số đó được giữ bằng tiền mặt.

Thứ Hai , tỷ lệ thanh khoản và vốn cấp 1 của Credit Suisse tốt nhất thị trường.

Tỷ lệ thanh khoản của Credit Suisse – (phần tiền mặt và tương đương tiền) – là gần như “tốt nhất trong thị trường” ở mức 191%.

Tỷ lệ vốn cấp 1 - Credit Suisse là 13,5%. Theo tiêu chuẩn của Basel III, tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu là 6%. Tỷ lệ này được tính bằng cách chia Vốn cấp 1 cho Tổng tài sản rủi ro. Về cơ bản, vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức đó cũng như phần lợi nhuận không chia

Thứ 3: Về quy mô Credit Suisse chỉ hiện chỉ là một NH hạng trung trên thế giới

Năm 2007, Credit Suisse là ngân hàng sở hữu công lớn thứ 8 thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Nhưng tại thời điểm hiện tại, nó đứng thứ 155, theo Financial Times

Dư trên Danh sách của S&P, Credit Suisse đứng thứ 54 theo quy mô tài sản với 732,7 tỷ USD tổng tài sản. Tại thời điểm phá sản năm 2008, tổng tài sản Lehman Brothers là hơn 600 tỷ USD. Tuy nhiên, quy mô thị trường tài chính đã khác xa với 15 về trước.

Thứ 4: Môi trường tài chính toàn cầu cũng thay đổi đáng kể từ khi Lehman Brothers phá sản. Các ngân hàng được quản lý chặt chẽ hơn so với năm 2008 và có nhiều vốn hơn để quản lý rủi ro.

Những bài học trong quá khứ, gồm cả sự kiện Lehman Brothers 2008, đã thúc đẩy các quốc gia và định chế tài chính áp dùng nghiêm ngặt tiêu chuẩn Basel III/II, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Cảm ơn anh.chị quan tâm!!!

Quốc Hưng_Chứng khoán VPS