Liệu cước tàu cont sẽ còn tăng đến bao giờ?

Nói chung ít nhất phải đến tháng 8 thì khả năng câu chuyện này mới hạ nhiệt vì vài lý do sau đây:

  1. Khi các xung đột ở dải Gaza chưa ngã ngũ thì Biển Đỏ vẫn sẽ căng thẳng nên tàu hàng vẫn đi về phía Mũi Hải Vọng Châu Phi thay vì kênh đào Suez dẫn đến kéo dài hành trình thêm 7-28 ngày. Kênh đào Panama đang bị hạn hán do ảnh hưởng El nino khiến hạn chế tàu thuyền qua lại. Cả 2 kênh đào này vẫn còn vấn đề thì việc luân chuyển cont rỗng sẽ càng có vấn đề => cước tàu cont chưa hạ nhiệt được
  2. Khi các ngân hàng trung ướng lớn trên thế giới bắt đầu hạ lãi suất => cầu tiêu thụ phục hồi chưa kể tồn kho các nhà bán lẻ lớn trên thế giới đã cạn => cần đẩy mạnh nhập hàng để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm noel, đón năm mới => nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng tăng mạnh trở lại
  3. Chuẩn bị đến thời hạn Mỹ áp thuế bổ sung cũng như tái áp thuế các hàng hóa của TQ nên các nhà bán lẻ TQ đang tìm mọi cách đẩy nhiều nhất có thể sang các nước Mỹ, EU…nhằm tránh thuế trước thời điểm áp thuế chính thức => nhu cầu vận chuyển tăng đột biến điển hình đang có hiện tượng tắc cảng Châu Âu do xe điện TQ
    Nên khả năng các a đánh sóng cảng + logistics vẫn còn kha khá đó nhé!
2 Likes

Với quan điểm chọn cổ ngon bổ rẻ, cổ tức tiền mặt cao và có câu chuyện.
2 mã được lựa chọn sẽ là TCW Và VSA.
Trong pic này sẽ phân tích dần về nó để cả nhà có thể tìm hiểu.
Ps: Do vol yếu nên các mã này chỉ hợp nhà đầu tư giá trị đồng hành cùng doanh nghiệp

2 Likes

Các hãng tàu bất ngờ miễn cước vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc (cafef.vn)


TQ chơi chiêu này thì cont rỗng sắp tới sẽ còn thiếu nữa!

TCW định giá rẻ mạt tài chính lành mạnh, hàng năm cổ tức cực cao ( 2023 đã chia 2.2K và kế hoạch 2024 cũng sẽ chia tiếp 2.2K)


Vị trí thuận lợi tại khu vực cảng Cảng Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn nhất Việt Nam.

Khi sân bay Long Thành đi vào vận hành sẽ chắp thêm cánh tay nối dài đột biến lợi nhuận cho TCW!

TCW đã đưa CTCP Tân Cảng Express vào hoạt động (ngành nghề chủ yếu là kho cảng hàng không nối dài). Mảng này trước mắt chưa có gì để nói nhưng khi sân bay Long Thành đi vào khai thác thì lúc ấy mọi người sẽ hiểu lý do tại sao ? Đơn giản hãy nhìn BCTC 1 doanh nghiệp làm hàng không nối dài tại Nội Bài xem trên sàn có doanh nghiệp nào lãi khủng vậy chưa?

Với VSA thì sao cũng định giá quá rẻ mạt, tài chỉnh lành mạnh cổ tức cao. Chuẩn bị chia 32% tiền cái đã. Con này là hàng nhà nước nên có đặc điểm lợi nhuận hàng năm về cơ bản dành phần lớn chia cổ tức tiền tươi cao!


giai đoạn sóng vận tải biển + logistics là 1 trong những cổ có đà tăng khủng nhất!


Đất cát bạt ngàn nên công ty mẹ MVN mà thoái thì chả biết nó có được 3 chữ số hay không?

10 hãng tàu Cont lớn nhất thế giới thì có 2 của TQ. Với việc TQ điên cuồng hut cont rỗng về để đẩy mạnh xuất hàng hóa trước khi bị Mỹ áp thuế vào ngày 1-8-2024 thì giá tàu cont sẽ còn tăng mạnh!

Nhà đầu tư thường thích ăn xổi khi PSB chân sóng phím thì chê giờ đua CE :joy:

SGP chân sóng 20.2!

Đầu tư là rung đùi nhặt giá hạt giẻ chờ kéo về vùng giá mục tiêu!
POS rồi cũng chạm :joy:

Báo chí bắt đầu tích phân rồi đấy!

‘Bắt bệnh’ lý do giá cước tàu biển tăng cao từng ngày (congthuong.vn)
Tắc nghẽn tại Singapore xuất phát nhiều yếu tố, từ xu hướng thay đổi tuyến vận chuyển khi Biển Đỏ bất ổn đến làn sóng gấp rút vận chuyển hàng trước lúc thuế suất mới mà Hoa Kỳ *áp đặt với hàng Trung Quốc có hiệu lực”*, ông Trương Đình Hòe chia sẻ.

Nhiều chuyên gia đầu ngành nhận định, việc Hoa Kỳ lên kế hoạch áp thuế mạnh lên nhiều loại hàng hóa Trung Quốc từ tháng 8/2024 khiến các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất hàng trước thời hạn. Do đó nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc đang trả giá cao hơn với các hãng tàu để đảm bảo được chỗ trên các tàu đi Hoa Kỳ và châu Âu.

‘Bắt bệnh’ lý do giá cước tàu biển tăng cao từng ngày

Chi phí vận chuyển container tăng gần như thẳng đứng, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại tiến độ giao hàng cũng như thu hẹp biên lợi nhuận.

Các hãng tàu cần thực hiện nghiêm túc quy định về giá cước vận chuyển containerDoanh nghiệp xuất khẩu đứng ngồi không yên vì cước tàu biển đột ngột tăng

Cước vận tải tăng thẳng đứng

Ông Vincent Clerc - CEO Tập đoàn vận tải biển khổng lồ Maersk (Đan Mạch) - cho biết, chi phí vận chuyển container tăng ‘gần như thẳng đứng’ trong tháng qua. Cụ thể, trong tuần kết thúc vào ngày 6/6, chỉ số cước vận tải container của Drewry tăng 12% lên 4,716 USD cho mỗi FEU (container 40ft), tức tăng 181% so với cùng kỳ và cao hơn 232% so với mức trung bình năm 2019.


‘Bắt bệnh’ lý do giá cước tàu biển tăng cao từng ngày

Ví dụ, cước phí trên tuyến Thượng Hải đến Genoa đạt 6,664 USD mỗi FEU, tăng 213% so với một năm trước. Ngoài ra, cước phí trên tuyến Thượng Hải đến New York gần đây đạt 6,463 USD mỗi FEU, tăng khoảng 142% so với cùng kỳ, trong khi cước phí trên tuyến Thượng Hải đến Los Angeles gần đây đạt 5,975 USD mỗi FEU, tăng khoảng 215% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, thống kê từ đầu tháng 6/2024, giá vận chuyển hàng hoá container bằng đường biển đi các nước châu Âu, Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng mạnh, chỉ số container thế giới tăng 12% đến 4.716 USD/container 40 feet trong tuần qua.

Còn theo dữ liệu từ sàn giao dịch logistics quốc tế Phaata, giá cước tuyến TP. Hồ Chí Minh đi Hoa Kỳ đang tăng mạnh. Trong khi đó, chỉ số container thế giới của Drewry (WCI) tăng 12% lên 4.716 USD/container 40 feet trong tuần từ ngày 30/5 tới ngày 6/6 và tăng 181% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ Thượng Hải đến Genoa, giá cước đã tăng 17% ở mức 6.664 USD/container 40 feet. Giá cước từ Thượng Hải đến New York tăng 6% lên 7.214 USD/container 40 feet.

Ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) – thông tin, các tuyến vận tải biển huyết mạch của thế giới từ Biển Đỏ đến vịnh Aden bị ảnh hưởng nặng nề do xung đột địa chính trị ngày càng leo thang ở Trung Đông. Lâu nay, eo biển Mandab - một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất thế giới với năng lực xử lý khoảng 15% giá trị thương mại hàng hải toàn cầu - đã bị gián đoạn đáng kể do các cuộc tấn công của phiến quân Houthi vào các tàu hàng trong thời gian qua. Phần lớn các tàu hàng vẫn tránh di chuyển vào khu vực Biển Đỏ, với số lượt di chuyển hàng ngày giảm 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình trạng hạn hán ở kênh đào Panama - nơi xử lý 5% giá trị thương mại hàng hải toàn cầu - dần cải thiện khi số lượt vận chuyển hằng ngày đã tăng lên. Tuy nhiên, năng lực vận chuyển qua kênh đào Panama vẫn thấp hơn mức trung bình hằng ngày thông thường là 34 - 40 lượt quá cảnh và lưu lượng hàng hóa được kỳ vọng sẽ trở lại vào năm 2025. Mới đây lại xảy ra tình trạng tắc nghẽn tại Singapore dẫn đến lo ngại về khủng hoảng chuỗi cung ứng, giá hàng hóa tăng.

“Tắc nghẽn tại Singapore xuất phát nhiều yếu tố, từ xu hướng thay đổi tuyến vận chuyển khi Biển Đỏ bất ổn đến làn sóng gấp rút vận chuyển hàng trước lúc thuế suất mới mà Hoa Kỳ *áp đặt với hàng Trung Quốc có hiệu lực”*, ông Trương Đình Hòe chia sẻ.

Nhiều chuyên gia đầu ngành nhận định, việc Hoa Kỳ lên kế hoạch áp thuế mạnh lên nhiều loại hàng hóa Trung Quốc từ tháng 8/2024 khiến các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất hàng trước thời hạn. Do đó nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc đang trả giá cao hơn với các hãng tàu để đảm bảo được chỗ trên các tàu đi Hoa Kỳ và châu Âu.

Các doanh nghiệp phía Trung Quốc sẵn sàng trả đến 1.000 USD cho 1 slot trên tàu, trong khi Việt Nam chỉ trả 600 USD. Vì vậy các hãng tàu hiện gần như đã ưu tiên phần lớn cho phía Trung Quốc, rút bớt chuyến với các nước trong đó có Việt Nam, dẫn đến thực trạng tăng giá khủng như hiện nay.

Ông Đỗ Ngọc Tài - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Tài Kim Anh – thông tin, cước tàu tăng đột biến 40% từ tháng 5 do chiến tranh ở Trung Đông và Trung Quốc gom container rỗng để dự phòng xuất hàng cho Hoa Kỳ trước kỳ hạn bị áp thuế mới. Tương tự, với thị trường EU, cước tàu tăng đột biến 60% do phải đi vòng, Trung Quốc gom container rỗng để xuất vào Hoa Kỳ.

Trong ngành hàng Hồ tiêu và cây gia vị, bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam – thông tin, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đang gặp khó khăn kép khi giá tiêu tăng cao doanh nghiệp không mua được hàng, cùng với đó, chi phí vận tải tăng cao. Nguyên nhân có thể do phía Trung Quốc gom container rỗng để xuất khẩu.

Thu hẹp biên lợi nhuận của doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp xuất khẩu thông tin giá cước một container đi thị trường Hoa Kỳ từ gần 3.000 USD nay tăng vọt lên gần 7.400 USD; phí mùa cao điểm mọi năm cao nhất khoảng 300 USD/container, nay hãng tàu báo tăng lên 1.000 USD/container… Cước tàu biển biến động từng ngày. Các hãng tàu cũng báo giá theo tuần thay vì từ 15 - 30 ngày như trước đây.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt gần như không có sự lựa chọn bởi về vận tải biển quốc tế, đội tàu biển Việt Nam hiện chỉ đang đảm nhận vận chuyển khoảng 10% thị phần, chủ yếu vận tải các tuyến gần như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU… phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài.

Đáng chú ý, theo ông Vincent Clerc, với tình trạng giá cả tăng mạnh như trên, có thể thúc đẩy thêm nhiều nhà bán lẻ ở phương Tây tìm cách vận ​​chuyển hàng hóa phục vụ mùa mua sắm Giáng sinh với khối lượng lớn hơn và sớm hơn bình thường. Việc này có thể gây thêm áp lực leen chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc các nhà bán lẻ để bổ sung hàng tồn kho sớm hơn, họ sẽ rơi vào cảnh tréo ngoe. Càng cố gắng yêu cầu nhập hàng sớm để tránh nhận hàng trễ, họ lại càng chứng kiến nhiều sự chậm trễ hơn.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó tổng thư ký VASEP - cho biết, phí vận tải biển đang được ghi nhận tăng trở lại gây khó cho ngành thuỷ sản. Bởi doanh nghiệp trong ngành chủ yếu hoạt động xuất khẩu, mỗi năm sử dụng hơn 1 triệu container, nhưng hiện tại, để đặt được container là rất khó.

Trong khi đó, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT công ty CP thực phẩm Sao Ta - cho hay, đối với cước vận tải biển đi Bắc Mỹ, Tây Âu tăng giá 100% so với thời kỳ thấp điểm, trong khi các tuyến đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia giá ổn định hơn. Giá cước tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trước tình hình trên, Cục Hàng hải Việt Nam vừa yêu cầu các Cảng vụ Hàng hải phối hợp với các Chi cục Hàng hải và các cơ quan chức năng, hiệp hội, đơn vị có liên quan tăng cường giám sát các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển thực hiện niêm yết giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển (giá và phụ thu ngoài giá); việc tuân thủ hiệu lực của việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá theo quy định tại Nghị định số 146 của Chính phủ.

Các đơn vị được giao theo dõi và báo cáo Cục khi có tình hình tắc nghẽn tại các cảng biển, cũng như khi có bất thường về mất cân bằng vỏ container phục vụ hàng xuất nhập khẩu.

Chi cục Hàng hải Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh được giao chủ trì, phối hợp với Chi cục Hàng hải tại Hải Phòng cùng các Cảng vụ Hàng hải tại TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hải Phòng theo dõi số liệu thống kê về việc tăng/giảm giá, phụ thu ngoài giá đối với một số hãng tàu có cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa container đi châu Âu và Hoa Kỳ, bao gồm: Maersk, MSC, CMA- CGM, ONE, Hapag-Lloyd, Evergreen, HMM, COSCO, Yang Ming, OOCL…

Đồng thời, chủ động làm việc với đại diện các hãng tàu trên tại Việt Nam và các đơn vị có liên quan để nắm bắt nguyên nhân tăng/giảm giá dịch vụ khi có dấu hiệu tăng/giảm mạnh và các vấn đề liên quan khác đến hãng tàu.

Thiên thời rồi. Cổ phiếu cảng biển PSB kì vọng tăng 500%. Lý do: cả công ty PSB trên sàn định giá 300 tỷ mà chỉ riêng tiền mặt đã có 400 tỷ gửi bank, sở hữu cụm Cảng lớn Vũng Tàu và thêm 63ha đất định giá thị trường 63ha này hiện tại không dưới 700 tỷ nữa


Xe điện Trung Quốc tắc nghẽn tại châu Âu, nhiều cảng biến thành “bãi đỗ xe” (viettimes.vn)

Xe điện TQ chính thức bị áp thuế tại Châu Âu. Nên họ tiếp tục điên cuồng đẩy mạnh xuất khẩu trước thời điểm chính thức bị áp thuế!
Ủy ban Châu Âu công bố hôm thứ Tư (12/6) rằng EU sẽ áp dụng mức thuế bổ sung từ 17.4% đến 38.1% đối với ô tô điện sản xuất tại Trung Quốc, do kết quả sơ bộ từ cuộc điều tra chống trợ cấp xác nhận giá cả đang bị bóp méo bởi sự hỗ trợ của nhà nước Trung Quốc.

Phó Chủ tịch Ủy ban EU Margaritis Schinas cho biết chuỗi giá trị ô tô điện Trung Quốc “được hưởng lợi từ việc trợ cấp không công bằng, điều này đang gây ra mối đe dọa gây thiệt hại kinh tế cho các nhà sản xuất xe điện chạy pin của EU”.

Mức thuế sẽ khác nhau đối với mỗi nhà sản xuất ô tô, trong đó nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc SAIC phải đối mặt với mức thuế cao nhất là 38.1%, Geely Trung Quốc phải đối mặt với mức thuế 20% và BYD là 17.4%.

Các thương hiệu phương Tây sản xuất ô tô điện ở Trung Quốc – bao gồm Tesla, Dacia và BMW – sẽ phải đối mặt với mức thuế 21%.

MVN công ty mẹ của VSA có cú kéo dựng đứng thế kia. Sắp đánh đến con VSA chăng :rofl:

Chuẩn bị chén 3.2K tiền cổ tức cái đã các cụ cổ đông VSA nhé!

Giá cước container lại neo cao như thời Covid, triển vọng nào cho cổ phiếu nhóm cảng biển? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

Giá cước tàu cont tuần mới tiếp tục leo dốc 2% đẩy giá cước từ đầu năm đến nay tăng 202%