Liệu nền kinh tế có xấu bởi một doanh nghiệp BĐS lớn? (Phần 1)

Những tháng trở lại đây, nhiều nhà đầu tư đang rất quan tâm về một doanh nghiệp BĐS lớn có nguy cơ phá sản (NVL). Thì hôm nay, chúng ta cùng nhau mổ sẻ những vấn đề mà Doanh nghiệp này đang mắc phải với thương vụ “Khất nợ’ trái phiếu của NVL. Qua đó, để tìm ra những cơ hội đầu tư tốt hơn nhé!!!

Tình trạng nợ hiện nay sẽ là điều mà chúng ta quan tâm nhất:

Hiện tổng nợ của cả tập đoàn khoảng hơn 57 nghìn tỷ sẽ được đáo hạn bắt đầu từ Q1.2023 cho đến Q4.2024 (trong đó, Q2.2023 và Q3.2023 là 2 khoản nợ đáo hạn lớn nhất lần lượt là 11.660 tỷ và 10.520 tỷ). Với Q1.2023, đây được xem là khoản nợ đáo hạn thấp nhất đối với NVL tuy nhiên tập đoàn đã cho thấy sự khó khăn trong việc xoay dòng tiền để trả nợ. Cụ thể, NVL đã không hoàn thành việc trả nợ cho lô trái phiếu phát hành thông qua PSI với giá trị 1 nghìn tỷ VNĐ.

Khoản nợ vào Quý 1 là thấp nhất mà NVL còn không hoàn thành thì sắp tới 2 Quý liên tiếp áp lực nợ đáo hạn là rất lớn. Do đó nếu không đổ vỡ thời điểm này thì cũng rất khó “sống sót” nếu không có sự cải thiện về dòng tiền.

Theo cập nhật từ phía lãnh đạo thì khoảng hơn 10 nghìn tỷ tiền gửi tại các NHTM đang được phong tỏa. Kịch bản tốt nhất là khoản tiền này có thể giúp NVL hoàn thiện một số thủ tục pháp lý và có tiền để thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên khoản tiền này vẫn chưa đủ để doanh nghiệp giải quyết các khoản nợ trong năm nay nhất là trong bối cảnh dòng tiền kinh doanh được dự phóng sẽ rất xấu khi:

• Các sản phẩm của NVL thuộc phân khúc cao cấp, nhu cầu thực thấp rất nhạy cảm với môi trường lãi suất cao.

• Tính trạng cắt lỗ do lãi suất tăng và hết ân hạn lãi có thể khiến làn sóng “cắt lỗ” hàng loạt tại các dự án và không có dòng tiền về NVL, chưa kể ảnh hưởng tới niềm tin người tiêu dùng trong tương lai.

Kịch bản xấu hơn là các trái phiếu của NVL đồng loạt bị cross–default và các khoản tín dụng ngân hàng bị giảm chất lượng về các nhóm nợ xấu hơn sẽ khiến việc huy động vốn cho hoạt động càng trở nên khó khăn hơn.

Liệu có tia sáng cuối đường hầm cho NVL?

Để NVL vượt qua được giai đoạn khó khăn này thì cần rất nhiều yếu tố ủng hộ cùng lúc như:

• Nghị Định 65 sửa đổi sớm được thông qua cho phép NVL đàm phán giãn nợ với các trái chủ hoặc thanh toán bằng tài sản khác.

• NVL bán bớt được tài sản để trả nợ.

• Sự đồng thuận của trái chủ cho phép NVL giãn nợ/tái cơ cấu nợ hoặc hoán đổi thành khoản vay/hoán đổi lấy tài sản.

• NVL giải quyết xong các vấn đề pháp lý tại các dự án để các ngân hàng gỡ phong toả nguồn tiền từ đó có thể thực hiện tiếp các dự án và cải thiện dòng tiền hoạt động kinh doanh.

*** Chủ đề còn tiếp tục với Phần 2***

20 Likes

Nhiều phần thì cũng 1 topic thôi bạn

7 Likes

Bai viet rat hay

7 Likes

Comment cung hay

6 Likes

Bây giờ nó bảo tao ko có tiền trả,chúng mày ăn thịt tao à.Cùng lắm là đi tù

6 Likes

Bài viết rất hay. Cảm ơn ad

3 Likes

Bài viết hay đúng chủ đồ hot hit hiện tại, hi vọng ra phần 2 sớm

1 Likes

Đây là phần 2 nhé cả nhà

20 Likes

Tiếp tục bài viết trước, bài viết này chúng ta sẽ phân tích xem liệu NVL sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng như thế nào?

Theo quy định thì tất cả các khoản tín dụng tại các NHTM trong hệ thống đối với 1 chủ thể sẽ được sếp vào 1 nhóm nợ cao nhất theo phân loại nợ tại tất cả các NHTM. Theo đó, một khoản tín dụng của NVL bị sếp hạng xấu đi tại 1 ngân hàng sẽ buộc hệ thống NHTM chuyển toàn bộ tín dụng đang cấp cho NVL vào nhóm xấu nhất đó.

Tính đến thời gian hiện tại, NVL có tổng dư nợ tín dụng và trái phiếu ước chừng ở mức 57.6 nghìn tỷ với dự nợ ngắn hạn ở mức 26.7 nghìn tỷ và dài hạn 30.9 nghìn tỷ.

Từ việc lô trái phiếu phát hành thông qua PSI mã NVLH2123009 trị giá 1 nghìn tỷ mà NVL đã chậm trễ không hoàn thành nghĩa vụ đúng hạn =>> Cho thấy có thể xảy ra trường hợp cross-default (vỡ nợ chéo) các trái phiếu mà NVL phát hành và suy giảm chất lượng nợ tại các ngân hàng. Nếu xảy ra tình huống xấu nhất là tất cả dư nợ tín dụng trên sẽ có nguy cơ cao chuyển sang nhóm nợ xấu, cụ thể là nhóm 3. Lúc này, nợ xấu của hệ thống ngân hàng VN có thể tăng thêm hơn 40 tỷ.

Kết quả kinh doanh của 27 ngân hàng đang niêm yết trên sàn thì khoản dự phòng tăng thêm cho NVL có thể tương đương 1.5 Quý chi phí trích lập dự phòng và gần tương đương 1 Quý lợi nhuận của của 27 ngân hàng.

Nhưng dư nợ này chỉ tập trung chính vào 3 ngân hàng MBB, VPB, PVcom Bank nên mức độ ảnh hưởng ở từng Bank là khác nhau.

Đối với ngân hàng:

• Việc NVL mất khả năng thanh toán nợ sẽ dẫn đến vấn đề suy giảm chất lượng nợ trong hệ thống ngân hàng dẫn đến các ngân hàng liên quan phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Do đó KQKD của nhóm ngân hàng nhiều khả năng sẽ suy giảm trong năm 2023.

• Ngân hàng là ngành đóng góp lớn nhất vào vốn hóa của thị trường chứng khoán, nếu KQKD của ngành ngân hàng suy giảm và quan ngại của nhà đầu tư về vấn đề rủi ro hệ thống từ sự việc của Novaland sẽ ảnh hưởng lớn và tiêu cực đến thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới.

• Các khoản cho vay thế chấp mua BĐS liên quan đến chủ đầu tư mất khả năng thanh toán/hết thời gian ân hạn cũng là rủi ro lớn về suy giảm chất lượng nợ và chúng tôi sẽ đánh giá khi có những thông tin cụ thể.

Chủ đề sẽ tiếp tục với Phần 3

19 Likes

Chúng ta đã biết 2 ngân hàng cho NVL vay và dư nợ trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất đó là MBB và VPB. Về phía VPB, do Ban lãnh đạo đã nhìn nhận ra sự việc “vỡ nợ chéo” sớm của NVL trong năm 2023 nên đã dùng thủ thuật khá hay đó là thành lập VPBS vào giữa năm 2022 và tăng vốn khủng vào cuối năm 2022 để xử lý các lô trái phiếu =>> Nên hiện tại VPB không cần trích lập dự phòng lượng trái phiếu trên BCTC công ty mẹ (việc trích lập này sẽ thực hiện ở VPBS) sau đó mới hợp nhất lại với VPB.

Chính vì thế hiện tại chỉ có mỗi MBB buộc phải chủ động đưa nợ của NVL vào nhóm 3 và bắt đầu trích lập Q1.2023. Do đó chúng ta sẽ đánh giá kĩ ảnh hưởng của NVL đến MBB.

Hiện nay, dư nợ của NVL ở MBB gần 12 nghìn tỷ chỉ chiếm 2.6% tổng dư nợ của MBB cho thấy con số này không đáng kể. Với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng mạnh 50% liên quan đến NVL của MBB thì sẽ có 2 kịch bản như sau: (1) MBB sẽ chỉ phải trích lập dự phòng cho các khoản vay đến hạn trong năm 2023 tương ứng với 2.88 nghìn tỷ; (2) trường hợp xấu hơn MBB sẽ phải trích lập dự phòng cho toàn bộ dư nợ của NVL.

Dựa vào những kịch bản trên MBB vẫn có thể là cổ phiếu được chọn cho chiến lược giao dịch của năm 2023 bởi vì MBB đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh với vị thế lớn nhất trong các NHTM và hoàn thiện hệ sinh thái. Năm 2023 với các sự kiện diễn ra có thể là một năm chững lại với MBB nhưng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp tục tích sản với mức giá hợp lý.

–Chủ đề sẽ tiếp tục với Phần 4–

19 Likes

Đã trải qua 3 phần đều phân tích rõ những ảnh hưởng rủi ro mà NVL gây ra thì Phần 4 này chúng ta sẽ đưa ra nhận định về sự kiện này.

Việc NVL có thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng hạn là khá bất khả thi trong bối cảnh hiện tại khi mà doanh nghiệp khó thể xoay dòng tiền từ nguồn mới cộng thêm dòng tiền kinh doanh được dự phóng sẽ tiêu cực trong năm nay**. Điều này dẫn đến hậu quả rất xấu cho tập đoàn cũng như đem đến rủi ro hệ thống không nhỏ cho thị trường BĐS cũng như ngân hàng nói chung**. Cụ thể:

• Các khách hàng đã mua sản phẩm của NVL không thể nhận bàn giao nhà đúng tiến độ mà vẫn phải trả lãi vay ngân hàng.

• Các trái chủ không nhận được khoản thanh toán đúng thời hạn hoặc thậm chí phải giải quyết bằng việc giải chấp tài sản thế chấp.

• Rủi ro bất ổn xã hội lớn khi rất nhiều nhà đầu tư cá nhân (từ trái phiếu đến bất động sản) phải gánh chịu hậu quả từ sự kiện này.

• Việc Novaland mất khả năng thanh toán nợ sẽ dẫn đến vấn đề suy giảm chất lượng nợ trong hệ thống ngân hàng dẫn đến các ngân hàng liên quan phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Do đó KQKD của nhóm ngân hàng nhiều khả năng sẽ suy giảm trong năm 2023.

Hơn nữa sự kiện này sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý khách hàng vay mua BĐS không chỉ của Novaland mà còn của các đơn vị phát triển BĐS khác (chưa kể thời gian ân hạn lãi suất cho người mua vay BĐS sẽ hết hạn) dẫn đến việc chủ động không thanh toán hoặc không đủ khả năng thanh toán của khách vay. Việc này ảnh hưởng rất tiêu cực lên hệ thống ngân hàng và toàn nền kinh tế. Hiện chưa đủ dữ liệu để đánh giá toàn diện vấn đề này và kết quả sẽ rất khác nhau phụ thuộc vào các giải pháp từ phía Chính phủ.

—Cảm ơn tất cả mọi người—

19 Likes

NVL gì nữa, quanh tuổi 15 thôi chủ Pic ơi

9 Likes

Vậy thôi bác không thích thì thôi, rồi một ngày nó tăng lên 30 thì hối hận =))

8 Likes

Tùy quan điểm và khẩu vị rủi ro của mỗi người thôi bạn ơi. Mua NVL phải xác định là trận đánh dài hơi. Dự về lại 22 nhé!!!

18 Likes
17 Likes
18 Likes
18 Likes

Những ngày cuối tuần gần đây, NVL liên tục cho ra các tin xấu ra ngoài thị trường. Giá cổ phiếu cũng đã giảm phản ánh theo tin tức. Chỉ là đoạn rủ bỏ NĐT chúng ta thôi. Nên anh chị em dành một ít % danh mục của mình đón sống tăng mới nhé!!!

18 Likes

có vẻ cạn thanh khoản, ngưng bán rồi. giá này múc mới dc chứ ad

5 Likes

NVL đã về lại vùng tích lũy 6 tháng, cho thấy NVL yếu hơn so với thị trường chung. Nhưng nếu mua thì chấp nhận phải giữ dài (làm của hồi môn) thì vùng này mua hợp lý. Dự về 30, mức upsize x2 tk từ vùng giá hiện tại 13!!!

17 Likes